Nghiên cứu về thực vật

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( amomum longiligulare t l wu) họ gừng ( zinggiberaceae) trồng tại huyện thạch thất, hà nôij (Trang 26)

Mô tả thực vật

Cây thân cỏ, bẹ lá dài xếp xít nhau tạo thành thân giả sinh khí cao 1,5- 3m. Thân rễ mọc bò trên mặt đất, được bao bọc bởi vảy màu nâu đất. Lá mọc so le xếp thành hai dãy, mọc xiên, phiến lá hình elip dài 20-35 cm, rộng 5-6 cm, mép lá nguyên, mặt trên xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt, hai mặt nhẵn; cuống lá dài 0,5- 0,7 cm, ngọn nhỏ có đuôi dài 3-5 cm. Lưỡi nhỏ của lá hình mũi mác dài 3-5 cm dạng màng mỏng, nhanh khô, mép nguyên (Hình 3.1).

3.2. Nghiên cứu vi học vi phẫu dược liệu

Tiến hành: Lá, rễ, thân rễ ngâm trong hỗn hợp cồn- nước (1:1) để bảo quản mẫu. Làm riêng vi phẫu lá, thân rễ, rễ, cắt bằng máy cắt vi phẫu cầm tay, chọn các lát cắt mỏng. Tấy lát cắt dược liệu bằng Cloramin B đã pha bão hòa tới khi lát cắt trắng hoàn toàn. Rửa sạch bằng nước cất nhiều lần. Ngâm Cloralhydrat trong 10 phút. Rửa lại nhiều lần bằng nước. Ngâm trong dung dịch acid acetic 5% để tẩy Clorid của Cloramin B và Cloralhydrat còn sót lại. Nhuộm Xanh methylen (đã pha loãng theo tỷ lệ 1:10) trong 15 phút. Rửa sạch nhiều lần bằng nước cất. Nhuộm đỏ son phèn trong 5 phút. Rửa sạch nhiều lần bằng nước cất. Đặt vi phẫu vào một giọt glycerin trên phiến kính, đậy lamen, soi trên kính hiển vi.

Kết quả

- Phần gân lá (Hình 3.2): Phía trên hơi lõm, phía dưới lồi nhiều. Biểu bì trên và biểu bì dưới (1) gồm một lớp tế bào đều đặn hình chữ nhật xếp sát nhau. Mô mềm (2) gồm các tế bào hình đa giác hay gần tròn xếp đều đặn. Tế bào tiết tinh dầu (3) màu vàng cam nằm rải rác trong mô mềm. Mô khuyết (4) nằm xen kẽ giữa hai bó libe-gỗ. Bó libe-gỗ (5, 6) gồm 3 hàng: hàng ngoài gồm bó libe-gỗ to nằm sát ngoài biểu bì; hàng trong có bó libe-gỗ nhỏ hơn, nằm ở phần mô mềm; nằm gần sát biểu bì trên có một hàng bó libe-gỗ nhỏ. Mô cứng (7) gồm tế bào đa cạnh màng dày, xếp thành từng đám sát biểu bì trên.

- Phần phiến lá (Hình 3.2): Biểu bì trên là một hàng tế bào hình chữ nhật có thành dày, biểu bì dưới gồm một hàng tế bào hình chữ nhật xếp đều nhau. Mô cứng gồm tế bào đa cạnh màng dày, xếp thành từng đám sát biểu bì trên. Mô mềm phiến lá gồm các tế bào gần tròn hoặc có nhiều cạnh màng mỏng. Tế bào tiết tinh dầu màu vàng cam nằm rải rác gần mô mềm. Bó libe-gỗ xếp một hàng hình vòng cung ở giữa bẹ lá.

- Phần rễ (Hình 3.3): Biểu bì gồm một hàng tế bào hình chữ nhật có kích thước tương đối đồng đều, có lông hút. Tế bào tiết tinh dầu (4) màu vàng cam nằm rải rác gần mô mềm (3). Có một vòng mô cứng (5) nằm sát trụ bì (6). Libe (7) gồm những tế bào nhỏ gần tròn. Gỗ, mạch gỗ và các mô mềm gỗ (8) xếp ngay sát phía trong libe, mạch gỗ to dần từ ngoài vào trong. Bó libe-gỗ sắp xếp lộn xộn không có hướng nhất định.

- Phần thân rễ (Hình 3.4): Biểu bì (1) là một dãy tế bào hình chữ nhật. Mô mềm (2) gồm các tế bào hình đa giác hay gần tròn có thành mỏng. Nội bì (7) gồm những tế bào đa cạnh xếp sát nhau. Tế bào tiết tinh dầu (8) màu vàng cam nằm rải rác gần mô mềm. Bó libe-gỗ sắp xếp lộn xộn không có hướng nhất định.

3.3. Nghiên cứu vi học bột dược liệu

Tiến hành:Tách riêng phần trên và dưới mặt đất, sấy khô trong tủ sấy ở nhiệt độ 600C, tán thành bột mịn bằng thuyền tán. Rây lấy bột mịn, dùng kim mũi mác lấy bột dược liệu cho lên phiến kính đã nhỏ sẵn một giọt nước cất, đặt lamen và quan sát dưới kính hiển vi. Xác định những đặc điểm vi học của bột phần trên mặt đất và dưới mặt đất của Sa nhân tím, chụp lại ảnh bằng máy ảnh.

Kết quả:

- Phần trên mặt đất: bột màu xanh lá cây, mùi thơm, vị cay. Soi trên kính hiển vi thấy: Mảnh biểu bì mang lỗ khí (1), mảnh mô mềm mang tinh bột (2), mảnh biểu bì (3, 4), mảnh mạch (5), tế bào mô cứng (6,7), lông che chở đơn bào (8), tinh bột (9) dẹt có kích thước 0,024-0,04 mm (Hình 3.5, Trang 22).

- Phần dưới mặt đất: bột màu vàng, mùi thơm, vị cay. Soi trên kính hiển vi thấy các đặc điểm: Mảnh biểu bì cấu tạo từ những tế bào hình đa giác (1), mảnh mang

màu (2), mảnh mô mềm mang tinh bột (3), mảnh mô mềm là những tế bào đa giác xếp lộn xộn (4), mảnh mạch (5,6), lông che chở đơn bào (7), tinh bột (8) thường tròn hoặc dẹt có rốn rõ, kích thước 0,024-0,04mm (Hình 3.6, trang 22).

1 2 3 4

Hình 3.1: Cây Sa nhân tím 1. Toàn cây Sa nhân tím 2. Ngọn cây Sa nhân tím 3. Lá cây Sa nhân tím

3.2 3.4 3.3

Hình 3.2: Vi phẫu lá Sa nhân tím

Hình 3.3: Vi phẫu rễ Sa nhân tím

Hình 3.4: Vi phẫu thân rễ Sa nhân tím

Chú thích:

Hình 3.2: 1. Biểu bì; 2. Mô mềm;

3. Tế bào tiết tinh dầu; 4.Mô khuyết; 5. Gỗ; 6. Libe; 7. Mô cứng

Hình 3.3: 1. Lông hút, 2. Biểu bì;

3. Mô mềm; 4. Tế bào tiết tinh dầu; 5. Mô cứng; 6. Trụ bì; 7. Libe; 8. Gỗ; 9. Mô mềm ruột

Hình 3.4:

1. Biểu bì; 2. Mô mềm; 3. Libe; 4. Gỗ; 5. Mô cứng; 6. Mạch; 7. Nội bì;

Hình 3.5: Một số đặc điểm bột phần trên mặt đất Sa nhân tím

1.Mảnh biểu bì mang lỗ khí, 2. Mảnh mô mềm mang tinh bột, 3,4. Mảnh biểu bì; 5. Mảnh mạch, 6,7. Tế bào mô cứng, 8. Lông che chở, 9. Tinh bột

Hình 3.6: Một số đặc điểm bột phần dưới mặt đất Sa nhân tím 1. Mảnh biểu bì, 2. Mảnh mang màu, 3. Mảnh mô mềm mang tinh bột, 4. Mảnh mô mềm, 5, 6. Mảnh mạch, 7. Lông che chở, 8.Tinh bột

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học của cây sa nhân tím ( amomum longiligulare t l wu) họ gừng ( zinggiberaceae) trồng tại huyện thạch thất, hà nôij (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)