Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
761,23 KB
Nội dung
Đánh giá chất lượng các công ty niêm yết trên thị trường … 40 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Từ Thị Hoàng Lan * TÓM TẮT Bài viết đánh giá chất lượng các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội trong giai đoạn 2007-2013. Nghiên cứu đánh giá chất lượng công ty niêm yết thông qua các tiêu chí tốc độ tăng trưởng, khả năng sinh lời, sức khỏe tài chính và quy mô của các công ty. Bài viết chỉ đánh giá chất lượng trung bình của các công ty niêm yết trên mỗi Sở Giao dịch Chứng khoán, không đi sâu vào nghiên cứu chất lượng từng công ty. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam còn thấp, các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội có chất lượng thấp hơn các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ khóa: công ty niêm yết, chất lượng công ty niêm yết, thị trường chứng khoán. QUALITY OF LISTED COMPANIES IN VIETNAM STOCK MARKET ABSTRACT This paper assesses the quality of the listed companies on the Ho Chi Minh City Stock exchange and Hanoi Stock exchange in the period of 2007-2013. This research evaluates the quality of the listed companies through criteria: growth, profitability, financial health and size of company. We just assess the average quality of the listed companies on the Stock Exchange, but not going to research further quality of individuals. The results show that the quality of listed companies on the Vietnam stock market is low and the listed companies on the Hanoi Stock Exchange have lower quality than the listed companies on the HCM City Stock Exchange. Therefore, the research provides some recommendation which enhances the quality of the listed companies on Vietnam stock market. Keywords: listed company, the quality of listed companies, the stock market. I. GIỚI THIỆU Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời, hoạt động hơn mười hai năm qua và trở thành một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế Việt Nam, góp phần không nhỏ trong việc huy động vốn cho sự phát triển kinh tế của cả nước. Khi các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán được đánh giá cao về chất lượng, sẽ làm gia tăng tính hấp dẫn cho thị trường. Nhờ vào tính hấp dẫn mà thị trường chứng khoán thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia đầu tư, từ đó làm gia tăng tính thanh khoản, thực hiện tốt chức năng thu hút và chuyển vốn vào sản xuất kinh doanh, thông qua đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững. Tuy nhiên, diễn biến của chỉ số VN_index trong mười hai năm qua không ổn định, có lúc đạt đến trên 1100 điểm, nhưng cũng có lúc lại tuột dốc không phanh đến gần 200 điểm, giá trị tài sản và giá cổ phiếu giảm đi nhanh chóng cũng đã làm cho tính hấp dẫn của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay * Trường Đại học Công Nghiệp TPHCM Tạp chí Đại học Công nghiệp 41 giảm sút khá nhiều. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đặc biệt là các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán khó khăn, thua lỗ kéo dài dẫn đến việc phải hủy niêm yết. Không ít công ty niêm yết muốn rời sàn chứng khoán vì cảm thấy sân chơi này không còn hấp dẫn, số doanh nghiệp mới lên sàn lại nhỏ giọt trong tình hình thị trường chứng khoán ngày càng khan hiếm hàng hoá mới, hàng hóa có chất lượng. Thị trường chứng khoán có bền vững hay không, có hấp dẫn nhà đầu tư hay không phụ thuộc vào chất lượng các loại hàng hóa niêm yết trên thị trường. Do đó, việc đánh giá chất lượng các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có những đóng góp thiết thực cho các công ty niêm yết, nhà đầu tư và cả nền kinh tế. II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT 1. Cơ sở lý thuyết về các tiêu chí đánh giá chất lƣợng các công ty niêm yết Benjamin Graham được xem như là cha đẻ của nhà đầu tư giá trị cho rằng việc lựa chọn cổ phiếu để đầu tư trên cơ sở định giá giá trị của cổ phiếu. Ông quan tâm đến chất lượng hoạt động của một công ty như là cái giá mà nhà đầu tư phải trả khi mua chúng. Benjamin Graham (1973) cho rằng một nhà đầu tư thông minh cần phải đánh giá chất lượng các công ty mà họ sẽ lựa chọn để đưa vào danh mục đầu tư của mình với các tiêu chí sau: (1) Quy mô công ty phải tương xứng để chống lại sự "thăng trầm" của nền kinh tế. Sự tồn tại của một công ty không quan trọng ở quy mô công ty. Tuy nhiên, sẽ có nhiều lợi thế cho công ty lớn hơn trong một thị trường lớn, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập; (2) Tình hình tài chính công ty phải mạnh mẽ. Khi đánh giá sức khỏe tài chính của một công ty, phải xem xét đến khả năng thanh toán và đòn bẩy tài chính công ty; (3) Thu nhập ổn định, được đo bằng mười năm thu nhập có lãi liên tục; (4) Một ghi nhận cổ tức thanh toán không bị gián đoạn trong ít nhất hai mươi năm; (5) Tốc độ tăng trưởng thu nhập trên mỗi cổ phần của công ty ít nhất bằng một phần ba so với mười năm gần nhất. Theo Grantham (2004), một công ty chất lượng là công ty phải thỏa mãn ba tiêu chí: (1) Đòn bẩy tài chính thấp. Công ty có hệ số đòn bẩy tài chính càng lớn sẽ làm tăng tỷ suất lợi nhuận của vốn chủ sở hữu khi hoạt động có hiệu quả. Ngược lại, khi công ty hoạt động không hiệu quả, mọi rủi ro sẽ dồn hết cho cổ đông vì việc ưu tiên thanh lý của vốn chủ sở hữu nằm ở vị trí sau cùng. Theo Myers (2001), nếu một công ty có đòn bẩy tài chính cao thì các cổ đông của công ty có khuynh hướng không đầu tư nhiều vào các dự án của công ty bởi vì lợi nhuận từ các khoản đầu tư này sẽ có lợi cho các chủ nợ hơn là cho các cổ đông. Nên để đảm bảo sự ổn định, tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa rủi ro thì nhà đầu tư cổ phiếu thích ưu tiên đầu tư vào những công ty có đòn bẩy tài chính thấp; (2) Lợi nhuận cao và (3) Sự biến động thu nhập thấp. Tiêu chí này quan tâm đến sự tăng trưởng ổn định của công ty. Grantham cho rằng nếu nhà đầu tư nắm giữ những cổ phiếu thỏa mãn cả ba tiêu chí trên trong thời gian dài sẽ thành công. Trong một nghiên cứu của Chuck Joyce và Kimball Mayer (2012) cho thấy, từ năm 1965 các công ty sử dụng đòn bẩy thấp (dưới 25%) đã có lợi nhuận trung bình trên vốn chủ sở hữu cao hơn 5% so với các công ty sử dụng đòn bẩy cao (trên 25%), và tuyên bố rằng "Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là nguồn lực cơ bản tạo ra lợi nhuận đầu tư". Chỉ số đánh giá chất lượng MSCI (Morgan Stanley Capital International) ra đời vào tháng 12 năm 2012 được dựa trên nguyên tắc cơ bản của Grantham. Theo đó, chỉ số này xác định chất lượng cổ phiếu tăng trưởng bằng cách tính toán điểm chất lượng cho mỗi chứng khoán trong tập hợp vốn chủ sở hữu đủ điều kiện dựa trên ba biến cơ bản: (1) Lợi nhuận Đánh giá chất lượng các công ty niêm yết trên thị trường … 42 trên vốn chủ sở hữu cao; (2) Tăng trưởng lợi nhuận ổn định qua từng năm; (3) Đòn bẩy tài chính thấp. Trong khi đó, chỉ số Dow Jones chất lượng cũng được hình thành dựa trên hai trong ba tiêu chí trên: (1) Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao và (2) Đòn bẩy tài chính thấp. 2. Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng các công ty niêm yết Từ cơ sở lý thuyết về đánh giá chất lượng công ty, nghiên cứu lựa chọn các tiêu chí sau để đánh giá chất lượng công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam: a. Tốc độ tăng trưởng của công ty ổn định qua các năm: Một trong những công việc quan trọng nhất của một giám đốc điều hành là xác định và theo đuổi một lộ trình tăng trưởng cho doanh nghiệp mình. Dù công ty đang ở giai đoạn nào trong vòng đời của nó, tăng trưởng luôn là mục tiêu quan trọng. Sự tăng trưởng thường nâng cao vị thế cạnh tranh, củng cố các lợi thế về quy mô. Nghiên cứu này sẽ đánh giá tốc độ tăng trưởng thông qua tiêu chí: tốc độ tăng trưởng doanh số và tốc độ tăng trưởng thu nhập. b. Khả năng sinh lời của công ty cao: Lợi nhuận càng cao thì công ty càng hấp dẫn. Bằng cách đo lường lợi nhuận mà công ty tạo ra cho thấy hiệu quả kinh doanh của công ty tốt như thế nào. Để đánh giá khả năng sinh lời của các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán, nghiên cứu sẽ đánh giá hai tiêu chí: tỷ suất sinh lời trên tài sản và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. c. Sức khỏe tài chính công ty tốt: Đánh giá xem nền tảng tài chính của công ty có vững chắc hay không. Nghiên cứu này sẽ đánh giá sức khỏe tài chính của các công ty thông qua hai chỉ tiêu: đòn bẩy tài chính và khả năng thanh toán của các công ty niêm yết. d. Quy mô công ty lớn: Công ty có quy mô lớn sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn trong một thị trường hội nhập rộng lớn. Để đánh giá quy mô của các cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán, nghiên cứu này sẽ đánh giá theo hai tiêu chí: giá trị vốn hóa thị trường và vốn điều lệ của các công ty niêm yết. III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 1. Sự tăng trƣởng của các công ty niêm yết không ổn định Hình 3.1 cho thấy sự tăng trưởng bình quân của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đều không ổn định và sụt giảm liên tục. Các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội có mức độ tăng trưởng không ổn định cao hơn các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Tốc độ tăng trưởng doanh số của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội âm qua hai năm 2012, 2013 còn tốc độ tăng trưởng thu nhập âm bốn năm liên tục từ năm 2011 đến năm 2013. Năm 2013, Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh có dấu hiệu phục hồi khi tốc độ tăng trưởng cao hơn năm trước. Xét tổng thể thông qua sự biến động chỉ tiêu này theo thời gian chỉ ra rằng, chất lượng của các công ty niêm yết ở cả hai sàn đều đi xuống. Bằng chứng là số lượng các công ty niêm yết thua lỗ tăng vọt. Trong năm 2011 với 676/689 công ty niêm yết công bố báo cáo tài chính năm thì có 88% công ty có lãi. Sang năm 2012, số lượng công ty niêm yết thua lỗ tăng 64,8% so với năm 2011 và tổng giá trị thua lỗ tăng 62,5%. Đồng thời, năm 2012 có 13 công ty rơi vào diện bị hủy niêm yết bắt buộc sau khi công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2012. Trong các năm gần đây, các doanh nghiệp sản xuất trong nước phải đối mặt với tình trạng sản xuất đình đốn, hàng tồn kho tăng cao, khó khăn trong việc tiếp cận nguồn Tạp chí Đại học Công nghiệp 43 vốn, lạm phát cao làm cho tổng cầu sụt giảm, trong khi chi phí đầu vào lại tăng làm tăng giá thành sản phẩm hệ quả là sức tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ giảm mạnh, đồng nghĩa với tốc độ tăng trưởng doanh số cũng sụt giảm tương ứng. Ngoài ra, cũng phải kể đến nguyên nhân từ bên trong doanh nghiệp như chiến lược kinh doanh chưa phù hợp, năng lực quản trị còn yếu kém nên chưa phát huy được hiệu quả kinh doanh trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Hình 3.1. Tốc độ tăng trưởng của các công ty niêm yết (Nguồn: Sở Giao Dịch Chứng khoán TPHCM, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội) 2. Khả năng sinh lời của các công ty niêm yết sụt giảm Hình 3.2. Khả năng sinh lời của các công ty niêm yết (Nguồn: Sở Giao Dịch Chứng khoán TPHCM, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội) Khả năng sinh lời của các công ty niêm yết trên cả hai Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đều sụt giảm theo thời gian, đặc biệt là giai đoạn chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2009-2013. Các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh nhìn chung có khả năng sinh lời tốt hơn các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Năm 2013 Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh có khả năng sinh lời cao hơn năm trước, trong khi đó Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội lại tiếp tục giảm sâu. Trong giai đoạn 2007 - 2013, tỷ suất sinh lời trên tài sản của tất cả các công ty niêm yết đều giảm theo thời gian, nguyên nhân chủ yếu là do những yếu tố bên ngoài tác động, cộng với những vấn đề yếu kém trong quản trị doanh nghiệp đã làm cho thu nhập ròng sụt Đánh giá chất lượng các công ty niêm yết trên thị trường … 44 giảm dẫn đến tỷ suất sinh lời trên tài sản giảm. Tỷ suất sinh lời trên tài sản của các công ty trên Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh luôn cao hơn theo thời gian và có giá trị gần gấp đôi so với các công ty trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của các công ty tại Sở Giao dịch Chứng Khoán thành Phố Hồ Chí Minh cao hơn Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội do tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ròng cao hơn và bền vững hơn. Bảng 3.1. Tỷ suất sinh lời trên tài sản trung bình Sở Giao Dịch Chứng khoán 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 TP Hồ Chí Minh 12.76% 15.45% 11.59% 9.72% 8.02% 6.14% 6.48% Hà Nội 9.89% 7.34% 9.63% 6.47% 4.00% 3.66% 2.40% (Nguồn: Sở Giao Dịch Chứng khoán TPHCM, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội) Trong giai đoạn 2007-2010, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của tất cả các công ty niêm yết cả hai sàn đều trên 15% là một kết quả rất đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Tuy nhiên giai đoạn 2011-2013, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của các công ty niêm yết này lại giảm xuống vì thu nhập ròng giảm do tác động bởi các nhân tố bên ngoài cũng như bên trong. Năm 2013, trong toàn bộ các công ty niêm yết trên cả hai sàn, có chưa đến 44,7% công ty niêm yết đạt mức tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu 15%. Kết quả này khẳng định chất lượng các công ty niêm yết hiện nay không tốt và đang ở mức thấp nhất trong toàn giai đoạn nghiên cứu bởi vì khả năng sinh lời thấp. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của các công ty tại Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh luôn cao hơn, cho thấy khả năng sinh lời của các công ty trên Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh tốt hơn. Bảng 3.2. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu Sở Giao Dịch Chứng Khoán 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 TP Hồ Chí Minh 21.09% 23.39% 19.61% 16.58% 13.97% 9.73% 11.78% Hà Nội 26.56% 19.13% 22.82% 17.06% 9.74% 7.50% 5.01% (Nguồn: Sở Giao Dịch Chứng Khoán TPHCM, Sở Giao dịch Chứng Khoán Hà Nội) 3. Sức khỏe tài chính của các công ty niêm yết chƣa vững chắc Hình 3.3 cho thấy có nhiều công ty niêm yết sử dụng nợ cao trên mức trung bình của toàn thị trường. Thậm chí, có công ty sử dụng vốn nợ từ 70% trở lên như SMC, VIS. Một số công ty được nhà đầu tư đánh giá cao khi mức độ sử dụng nợ thấp, tương đối an toàn, nhưng có khả năng sinh lời khá cao, chẳng hạn như: VNM, BMP, DHG, HRC, SSC, NSC. Tạp chí Đại học Công nghiệp 45 Hình 3.3. Khả năng sinh lời và mức độ sử dụng nợ của các công ty trên Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (Nguồn: Sở Giao Dịch Chứng Khoán TPHCM) Về mặt lý thuyết, để đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp, thông thường tỷ số nợ chấp nhận được tại các doanh nghiệp khoảng từ 50% đến 70%. Tuy nhiên đứng dưới góc độ nhà đầu tư chứng khoán, nhà đầu tư muốn đầu tư vào những doanh nghiệp có tỷ trọng nợ thấp không quá 25% (theo Chuck Joyce và Kimball Mayer, 2012) vì sợ rủi ro tài chính một khi nhà đầu tư trở thành chủ sở hữu chính thức của doanh nghiệp. Việc sử dụng nợ của các công ty niêm yết tại hai Sở Giao dịch Chứng khoán đều gấp đôi so với ngưỡng nợ an toàn là 25%, cho thấy các công ty niêm yết này đều sử dụng đòn bẩy tài chính cao, đây là dấu hiệu xấu trong bối cảnh nền kinh tế đang suy thoái. Qua xem xét sự biến động của hệ số nợ trên tổng nguồn vốn qua các năm cho thấy cấu trúc vốn của các công ty niêm yết Việt Nam đều sử dụng nợ vay đồng nghĩa với việc phải đối mặt với rủi ro tài chính do nguồn tài trợ này mang lại trong bối cảnh kinh tế suy giảm, tăng trưởng chịu tác động nhiều chiều, đặc biệt là các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã quá phụ thuộc vào nguồn tài trợ nợ nên chất lượng các công ty niêm yết này ngày càng đi xuống, thể hiện qua tăng trưởng lợi nhuận ròng và tăng trưởng thu nhập trên mỗi cổ phần ngày càng sụt giảm theo thời gian (hình 3.4) Hình 3.4. Tỷ lệ nợ trên tổng vốn của các công ty niêm yết (Nguồn: Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội) ABT AGF BBC BHS BMC BMP BT6 CII CLC COM CYC DCT DHA DHG DIC DMC DRC DTT FMC FPT GMC GMD GIL HAP HAS HAX HBC HMC HRC HTV IMP ITA KDC KHA KHP LAF LBM LGC MCP MHC NAV NSC PAC PGC PJT PNC PVD RAL REE SAM SAV SCD SFC SFI SJD SJS SMC SSC TAC TCR TDH TMS TNA TS4 TTP TYA VID VIP VIS VNM VSH VTB 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 -3.00% 7.00% 17.00% 27.00% 37.00% Tỉ lệ Nợ/Tổng vốn ROE 0.40 0.38 0.42 0.43 0.45 0.46 0.47 0.58 0.56 0.57 0.54 0.55 0.55 0.55 0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 HOSE HNX Đánh giá chất lượng các công ty niêm yết trên thị trường … 46 Mặc dù tỷ số khả năng thanh toán bình quân ở cả hai sàn biến động ngược chiều nhau nhưng với kết quả qua các năm cho thấy các công ty này đều có khả năng thanh toán bình quân các khoản nợ ngắn hạn khá tốt (hình3.5). Nhìn chung, khả năng thanh toán trung bình của các công ty niêm yết theo tổng hợp của tác giả từ các báo cáo tài chính của các công ty niêm yết là khá tốt. Tuy nhiên, thực trạng nợ xấu khu vực ngân hàng trong những năm gần đây có chiều hướng tăng cao và đạt đỉnh điểm vào năm 2012 với tỷ lệ nợ xấu gần 10% (theo báo cáo của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) đang là vấn đề nhức nhối, gây ách tắc dòng chu chuyển vốn trong nền kinh tế. Điều này cho thấy khả năng thanh toán thực tế của các công ty niêm yết có vấn đề. Hình 3.5. Khả năng thanh toán hiện hành của các công ty niêm yết (Nguồn: Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội) 4. Quy mô công ty niêm yết nhỏ Hình 3.6 và hình 3.7 cho thấy quy mô công ty niêm yết trên cả hai Sở Giao dịch Chứng khoán đều không đồng đều. Chỉ có một vài công ty có giá trị vốn hóa thị trường nằm trên mức trung bình trong khi đó số lượng công ty có giá trị vốn hóa thị trường thấp hơn chiếm chủ yếu. Số lượng công ty niêm yết được thị trường đánh giá thấp hơn mức trung bình trên Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh là 61 công ty, chiếm tỷ trọng 84,72% vào năm 2012, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội có 46 công ty, chiếm tỷ trọng 79,31%. Hình 3.6. Giá trị vốn hóa thị trường của các công ty trên Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (Nguồn: Sở Giao Dịch Chứng khoán TPHCM) 3.66 2.93 2.40 2.13 1.98 1.87 1.81 1.66 2.00 1.70 1.94 2.24 2.04 2.06 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 4.00 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 HOSE HNX Tạp chí Đại học Công nghiệp 47 Hình 3.7. Giá trị vốn hóa của các công ty trên Sở Giao dịch Chứng Khoán Hà Nội (Nguồn: Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội) Khi xem xét mối quan hệ giữa vốn điều lệ và giá trị vốn hóa thị trường trên cả hai Sở Giao dịch Chứng khoán, mặc dù các công ty có gia tăng vốn điều lệ qua các năm nhưng dường như giá trị vốn hóa thị trường không tăng, thậm chí còn sụt giảm như năm 2008 và năm 2011 (Hình 3.8). Việc gia tăng vốn điều lệ của các công ty chẳng ảnh hưởng gì đến giá trị vốn hóa thị trường của các cổ phiếu, thậm chí giai đoạn 2011 - 2013 giá trị vốn hóa thị trường trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội còn thấp hơn cả vốn điều lệ. Điều này cho thấy nhà đầu tư không đánh giá cao các cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Hình 3.8. Mối quan hệ giữa vốn điều lệ và giá trị vốn hóa thị trường (Nguồn: Sở Giao Dịch Chứng khoán TPHCM, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội) IV. NGUYÊN NHÂN TỒN TẠI ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG CÔNG TY NIÊM YẾT 1. Sự ảnh hƣởng của môi trƣờng kinh tế vĩ mô trong nƣớc a. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, thụt lùi Giai đoạn 2002 - 2007, Việt Nam luôn được coi là một trong những điểm sáng trên bản đồ kinh tế toàn cầu với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,8%. Với việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP lên tới gần 8,5%. Từ khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra năm 2008, Việt Nam chìm trong vòng xoáy tăng trưởng chậm khi các thị trường xuất khẩu lớn bị ảnh hưởng, sức mua trong nước giảm. Cả giai đoạn này, tăng GDP luôn thấp hơn 7% và ngày càng đi xuống, đến năm 2012 chỉ còn 5,03%, chưa Đánh giá chất lượng các công ty niêm yết trên thị trường … 48 bằng hai phần ba so với mức trước khi khủng hoảng. Năm 2013 tăng trưởng GDP chỉ đạt 5,42% mặc dù mức tăng này đã cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 (GDP 2012 được điều chỉnh lên do phương pháp tính toán GDP năm 2013 có sự thay đổi lớn) nhưng không đạt mục tiêu 5,5% Chính phủ đề ra từ đầu năm. Hình 4.1. Tốc độ tăng trưởng GDP từ năm 2004-2013 (Nguồn: Tổng cục thống kê, Công ty Chứng Khoán BIDV) b. Lạm phát cao Hình 4.2. Lạm phát (%) trong 10 năm (2003 - 2013) (Nguồn: Tổng cục thống kê, Công ty Chứng khoán BIDV) Vấn đề luôn làm đau đầu nhà quản lý năm năm qua chính là kiểm soát lạm phát. Đỉnh điểm của quá trình này là lạm phát năm 2008 lên tới gần 20% và duy trì ở hai con số năm 2010 và năm 2011. Giai đoạn này, nhiều tổ chức quốc tế đều bày tỏ mối quan ngại lạm phát cao làm xấu đi môi trường kinh doanh tại Việt Nam, ảnh hưởng đến giá trị tiền đồng và chất lượng các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Từ năm 2012, 2013 chỉ số giá tiêu dùng đã giảm về một con số, song kèm theo đó là những hệ quả như tăng trưởng tín dụng thấp, vốn đầu tư toàn xã hội suy giảm. Ngoài ra, một số chuyên gia phân tích, lạm phát thấp thời gian qua chủ yếu do sức cầu kiệt quệ, rủi ro tăng giá vẫn luôn hiện hữu. c. Tỷ giá USD/VND không ổn định Nhìn vào lịch sử, các lần phá giá liên tục từ năm 2008 đến năm 2011 với biên độ lớn đã trở thành nỗi ám ảnh thường trực của các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các quỹ đầu tư trên sàn chứng khoán. Mối quan tâm hàng đầu của nhà đầu tư ngoại là tỷ giá, thậm chí còn được đặt lên bàn cân trước cả những yếu tố kinh tế quan trọng khác như tăng trưởng vĩ mô hay tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp… Tỷ giá ảnh hưởng nhiều đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Tỷ giá tăng làm cho chi phí về các nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào của các doanh nghiệp tăng cao, ảnh hưởng đến kết quả đầu ra và chất lượng các công ty niêm yết. Hình 4.3. Tỷ giá USD/VND 2005 - 2013 (Nguồn: Công ty Chứng Khoán BIDV, Bloomberg) 2. Sự ảnh hƣởng của môi trƣờng kinh tế thế giới Cuộc khủng hoảng “nợ dưới chuẩn tại Mỹ” từ đầu những năm 2000 nhanh chóng lan rộng thành cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài đã phá vỡ các hoạt động kinh tế toàn cầu. Kinh tế thế giới cuối năm 2008 và đầu năm 2009 tiếp tục suy giảm mạnh, các nước công nghiệp phát triển đang rơi vào giai đoạn khủng hoảng tồi tệ nhất trong gần bảy mươi năm qua. Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu năm 2008 Tạp chí Đại học Công nghiệp 49 mặc dù không tác động trực tiếp tới nền kinh tế Việt Nam thông qua hệ thống tài chính, nhưng nó thực sự đã làm khuếch đại những bất ổn kinh tế. Các doanh nghiệp nói chung và các công ty niêm yết nói riêng đều bị ảnh hưởng ở các mặt: hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu trì trệ, sức cầu hàng hoá và dịch vụ trong nước giảm, doanh nghiệp khó huy động vốn trên thị trường tài chính… 3. Nguyên nhân từ bên trong doanh nghiệp Chiến lược kinh doanh chưa phù hợp, năng lực quản trị còn yếu kém nên chưa phát huy được hiệu quả kinh doanh trong bối cảnh kinh tế khó khăn làm cho tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp sụt giảm và khả năng sinh lời thấp. Trình độ đổi mới kỹ thuật công nghệ của các công ty niêm yết còn chậm. Sự lạc hậu về công nghệ và kỹ thuật sẽ tạo ra chất lượng sản phẩm thấp, không ổn định và giá thành sản phẩm cao đã hạn chế khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong những năm qua, mặc dù nhiều doanh nghiệp đã đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ từ các nước công nghiệp phát triển nhưng tốc độ đổi mới công nghệ, trang thiết bị còn chậm, chưa đồng đều và chưa theo một định hướng phát triển rõ rệt. Năng lực đội ngũ lao động chưa khai thác hiệu quả. Lao động là một lợi thế cạnh tranh của Việt Nam bởi chi phí lao động rẻ, tuy nhiên, năng suất lao động chỉ ở mức thấp, chủ yếu là lao động thủ công, tác phong lao động công nghiệp còn kém. Việc khai thác nguồn lực tài chính còn yếu và bị động. Việc tiếp cận nguồn vốn hạn chế gây ra tình trạng phổ biến là các doanh nghiệp chiếm dụng vốn lẫn nhau, làm lây nhiễm rủi ro giữa các doanh nghiệp. Trước áp lực cạnh tranh khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển rất lớn nhưng việc tiếp cận các nguồn vốn ngày càng khó khăn hơn. V. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT 1. Đối với Chính phủ a. Ổn định kinh tế vĩ mô: Tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. - Thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt và nới lỏng để đảm bảo tính ổn định nhất định về tỷ giá, lãi suất và lạm phát; chính sách lãi suất thích hợp nhằm hỗ trợ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm, tăng khả năng cho xuất khẩu. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều tiết mặt bằng lãi suất thị trường theo hướng giảm dần; điều hành tỷ giá và thị trường ngoại tệ linh hoạt theo hướng ổn định, phù hợp với các cân đối vĩ mô. - Các chính sách khuyến khích xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, hạn chế nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán và tăng dự trữ ngoại tệ. Khuyến khích xuất khẩu thông qua các biện pháp về thuế, giảm thiểu thủ tục hành chính, tìm kiếm thị trường, hỗ trợ tín dụng, ưu đãi lãi suất để tạo đầu ra cho doanh nghiệp và thu hút ngoại tệ. - Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp và giải ngân vốn đầu tư trực tiếp, tăng cường xúc tiến đầu tư, giảm thiểu thủ tục hành chính trong việc giải phóng mặt bằng, giải ngân vốn đầu tư trực tiếp, triển khai các chương trình đào tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng trong các khu công nghiệp. b. Làm giảm những tác động tiêu cực động của môi trường kinh tế thế giới, đặc biệt những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu: Khủng hoảng tài chính ngày càng ảnh hưởng rộng trên thị trường tài chính thế giới, tác động mạnh mẽ đến tâm lý của các nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam. Khi tâm lý nhà đầu tư bị dao động, hoang mang sẽ ảnh hưởng xấu đến thị trường chứng khoán, làm cho thị trường chứng khoán không thể phát huy được chức năng vốn có [...]... thấy chất lượng hoạt động của các công ty niêm yết trên cả hai Sở Giao dịch Chứng khoán đều thấp Các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội hoạt động không hiệu quả bằng các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Tác giả đã tìm hiểu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa trên thị trường chứng khoán Việt Nam Khi các công ty niêm yết trên. .. cho các công ty niêm yết e Đa dạng thị trường xuất khẩu: Nghiên cứu mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường mới, quan tâm hơn các kênh phân phối tại nước nhập khẩu, tổ chức hội chợ, quảng bá thương hiệu, quảng bá hình ảnh của công ty niêm yết ra thế giới bên ngoài Các công ty niêm yết tìm kiếm thị trường, đối tác nước ngoài thông qua các tổ chức xúc tiến đàm phán thương mại nhằm tìm thị trường. .. của thị trường chứng khoán: Chính phủ và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần phải: Tái cấu trúc mô hình tổ chức thị trường chứng khoán theo hướng phát triển, mở rộng thị trường chứng khoán có tổ chức, thu hẹp thị trường tự do đồng thời đặc biệt coi trọng vấn đề chất lượng và sự an toàn của thị trường, từng bước tiếp cận với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế Hoàn thiện hệ thống khung pháp lý của thị trường. .. thanh tra, kiểm tra hoạt động của của các tổ chức tham gia thị trường và xử lý nghiêm các vi phạm trên thị trường về các hành vi vi phạm công bố thông tin; thao túng giá chứng khoán, các vi phạm của công ty chứng khoán trên thị trường; tung tin đồn gây bất lợi cho hệ thống thị trường tài chính d Củng cố chức năng của hệ thống ngân hàng: Trong những năm qua, hệ thống các ngân hàng đã bộc lộ nhiều yếu kém,... Mở rông thị trường tiêu thụ trong nước: công ty niêm yết cần tranh thủ phối hợp với các hiệp hội ngành nghề để tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, phát huy lợi thế sân nhà và đứng vững trên thị trường nội địa Để làm được điều đó công ty niêm yết cần phải thực hiện việc điều tra, khảo sát thị trường, thị hiếu người tiêu dùng, thị phần, hệ thống phân phối và năng lực kinh doanh của công ty VI... Phát triển thị trường thuê mua tài chính: Thị trường thuê mua tài chính sẽ thực sự góp phần rất quan trọng trong việc chia sẻ gánh nặng về tài trợ vốn cho nền kinh tế Cần phải phát triển thị trường thuê mua tài chính của Việt Nam phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế 2 Đối với các công ty niêm yết a Nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ: Nâng cao trình độ công nghệ giúp công ty niêm yết nâng.. .Đánh giá chất lượng các công ty niêm yết trên thị trường … của mình là kênh huy động vốn cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế Chính phủ cần thông tin tuyên truyền đầy đủ để củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư, hạn chế những lo ngại thái quá làm ảnh hưởng xấu đến thị trường chứng khoán, tránh đưa ra những thông tin dự báo tiêu cực gây hoang mang cho nhà đầu tư và các doanh nghiệp c... pháp lý của thị trường chứng khoán và thị trường chứng khoán phái sinh Xây dựng và trình Quốc hội ban hành Luật Chứng khoán mới với phạm vi điều chỉnh rộng hơn, tiếp cận gần hơn với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế, điều chỉnh đồng bộ hoạt động chứng khoán trong mối liên kết với các khu vực dịch vụ của thị trường tài chính Hoàn thiện hệ thống công bố thông tin, tăng cường công tác giám sát, thanh tra,... nguồn nhân lực: công ty niêm yết thường xuyên mở các lớp đào tạo, dạy nghề cho nhân công; xây dựng một hệ thống các quy tắc, chuẩn mực, các chính sách, lề lối, phong cách ứng xử, định hướng công việc; tạo ra một môi trường làm việc công bằng, chính sách thưởng phạt rõ ràng, lành mạnh hóa các hoạt động và tạo điều kiện gắn kết các phòng ban, các cá nhân trong doanh nghiệp d Đổi mới công tác quản trị... động sản xuất kinh doanh Công ty niêm yết có thể đầu tư để nghiên cứu, tạo ra các vật tư lao động hoặc chuyển giao khoa học công nghệ b Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh: công ty niêm yết cần phải xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh nhất quán và lâu dài phù hợp với từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp Chiến lược của một công ty niêm yết phải hướng đến hay thỏa mãn các đối tượng khách hàng, . cao chất lượng các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ khóa: công ty niêm yết, chất lượng công ty niêm yết, thị trường chứng khoán. QUALITY OF LISTED COMPANIES IN VIETNAM. Đánh giá chất lượng các công ty niêm yết trên thị trường … 40 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Từ Thị Hoàng Lan * TÓM TẮT Bài viết đánh giá. hàng hóa niêm yết trên thị trường. Do đó, việc đánh giá chất lượng các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có những đóng góp thiết thực cho các công ty niêm yết, nhà