B.Franklin - Một trong những tác giả của bản tuyên ngôn độc lập nổi tiếng của nước Mỹ đã đưa ra một lời tuyên bố bất hủ rằng: “Trong cuộc sống không có gì tất yếu ngoài cái chết và thuế”.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp PHẦN MỞ ĐẦU B.Franklin - Một trong những tác giả của bản tuyên ngôn độc lập nổi tiếng của nước Mỹ đã đưa ra một lời tuyên bố bất hủ rằng: “Trong cuộc sống không có gì tất yếu ngoài cái chết và thuế”. Lịch sử tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia đã chứng minh cho chúng ta thấy được sự đúng đắn trong lời tuyên bố đó.Thuế đã thực sự ra đời, tồn tại, phát triển cùng sự phát triển của bất cứ Nhà nước nào, trong các nguồn thu ngân sách thì thuế luôn chiếm một tỷ lệ cao, và luôn là vấn đề cần quan tâm của mỗi một quốc gia, do vậy việc quản lý thu thuế là một công việc hết sức quan trọng trong quá trình quản lý Nhà nước. Để quản lý thuế, mà chủ yếu là quản lý thu, Nhà nước đã dùng rất nhiều công cụ kinh tế cũng như công cụ quyền lực để thực hiện chức năng của mình. Trong quá trình quản lý thu, việc quản lý sử dụng hoá đơn được coi là một công cụ quan trọng để quản lý tài chính nói chung, giúp nâng cao quá trình quản lý thu, đồng thời thông qua đó nhà quản lý cũng có thể nắm bắt được tình hình sản xuất kinh doanh của từng đối tượng một cách khá chính xác, qua đó sẽ có những điều chỉnh phù hợp. Sở dĩ quản lý sử dụng hoá đơn là quan trọng bởi thông qua hoá đơn, chứng từ, chúng ta có thể dễ dàng xác định mối quan hệ trao đổi, mua bán, hàng hoá, dịch vụ, thanh quyết toán tài chính, kê khai thuế, khấu trừ thuế, xác định chi phí hợp lý, hợp lệ… cho các đối tượng chịu thuế nói chung. Tuy nhiên công tác quản lý sử dụng hoá đơn ở nước ta mới chỉ thực sự được quan tâm trong những năm gần đây, do khoảng thời gian đó là chưa dài, nên việc quản lý sử dụng hoá đơn ở nước ta vẫn là vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn. Ngày nay, rất nhiều đối tượng vi phạm pháp luật thuế đều liên quan tới việc sử dụng hoá đơn trái phép, điều đó là nguyên nhân cơ bản gây thất thu cho NSNN. Chính vì vậy nếu trong quá trình quản lý thu, nếu chúng ta làm tốt ở khâu quản lý sử dụng hoá đơn (khâu đầu tiên trong quá trình quản lý thu) thì việc quản lý đối tượng ở các khâu tiếp theo sẽ thực sự trở nên dễ dàng hơn, nhiệm vụ thu ngân sách của ngành thuế cũng trở nên tốt hơn. Sinh viên: Nguyễn Kim Tuyến Lớp Tài chính công 44 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý sử dụng hoá đơn, cùng với những kiến thức đã được tích luỹ tại trường Đai học và trong quá trình thực tập tại Cục thuế tỉnh Hà Tây, nhờ sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo - Thạc sỹ Phan Hữu Nghị, của các cô, các chú cán bộ mà đặc biệt là cán bộ tại phòng quản lý ấn chỉ Cục thuế Hà Tây đã giúp đỡ em nghiên cứu và hoàn thành đề tài: “Quản lý sử dụng hoá đơn tại Cục thuế Hà Tây” Đề tài này nhằm xác định được những ưu, nhược điểm trong quá trình quản lý sử dụng hoá đơn trên địa bàn tỉnh Hà Tây, tìm ra đuợc những ưu điểm và những mặt còn hạn chế của công tác này, từ đó có thể đưa ra những giải pháp, cũng như những kiến nghị nhằm khắc phục những tồn tại đó. Kết cầu của đề tài gồm ba phần chính: - Chương 1: Lý luận chung về hoá đơn và quản lý sử dụng hoá đơn Phần này chủ yếu nêu lên qui trình chung của việc quản lý sử dụng hoá đơn, từ đó đưa ra được sự cần thiết của việc quản lý sử dụng hoá đơn - Chương 2: Thực trạng về công tác quản lý sử dụng hoá đơn tại Cục thuế Hà Tây Phần này nêu lên thực trạng của công tác quản lý sử dụng hoá đơn tại Cục thuế Hà Tây, những ưu và nhược điểm của công tác này - Chương 3: Giải pháp và kiến nghị cho công tác quản lý sử dụng hoá đơn tại Cục thuế Hà Tây Phần này đưa ra những giải pháp và những kiến nghị cho công tác quản lý sử dụng hoá đơn trên địa bàn tỉnh Hà Tây Do phạm vi nghiên cứu, cùng với những kiến thức của một sinh viên năm thứ tư là có hạn, nên trong phạm vi của đề tài, em chỉ xin đề cập tới công tác quản lý sử dụng hoá đơn, mà cụ thể là tại Cục thuế Hà Tây mà thôi. Chính bởi lý do như vậy, nên trong đề tài nghiên cứu này cũng không thể tránh khỏi những hạn chế về giác độ nghiên cứu, trình độ chuyên môn, phương pháp lý luận…do vậy em rất mong nhận được sự đóng góp, giúp đỡ của các thầy cô và các bạn. Sinh viên: Nguyễn Kim Tuyến Lớp Tài chính công 44 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp PHẦN NỘI DUNG Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOÁ ĐƠN VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG HOÁ ĐƠN 1.1 Lý luận chung về hoá đơn 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm 1.1.1.1 Khái niệm về hoá đơn Hoá đơn là chứng từ được in sẵn thành mẫu, in từ máy in tiền, in thành vé có mệnh giá theo qui định của Nhà nước, xác nhận khối lượng, giá trị hàng hoá, dịch vụ mua, bán, trao đổi, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch mua, bán, trao đổi hàng hoá dịch vụ. Một số thuật ngữ thường được sử dụng: - Hoá đơn tự in: Là hoá đơn do tổ chức, cá nhân được phép in hoặc đặt in theo mẫu qui định - Phát hành hoá đơn: Là việc tổ chức, cá nhân đưa hoá đơn đã được in ra sử dụng - Ký hiệu hoá đơn: Là dấu hiệu phân loại hoá đơn bằng hệ thống các chữ cái tiếng Việt, và năm phát hành hoá đơn - Số của hoá đơn: Là số thứ tự theo dãy số tự nhiên trong ký hiệu hoá đơn - Liên hoá đơn: Là các tờ trong cùng một số hoá đơn - Lập hoá đơn: Là việc dùng phương tiện cần thiết để ghi đầy đủ các thông tin theo các chỉ tiêu trên hoá đơn - Hoá đơn khống: Là hoá đơn đã được lập nhưng nội dung giao dịch là không có thật - Hoá đơn giả: Là hoá đơn không phải do tổ chức, cá nhân có quyền in và phát hành Sinh viên: Nguyễn Kim Tuyến Lớp Tài chính công 44 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1.1.1.2 Đặc điểm của hoá đơn Hoá đơn do người bán hàng hoá lập, hoặc cung ứng dịch vụ thu tiền lập nên, mỗi số hoá đơn được lập cho những hàng hoá, dịch vụ có cùng thuế suất (đối với thuế GTGT) Hoá đơn phải có các chỉ tiêu: họ tên, địa chỉ, điện thoại, mã số thuế (nếu có), tài khoản thanh toán (nếu có), của cả người mua và người bán, tên hàng hoá dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền, hình thức thanh toán, thuế suất, tiền thuế GTGT (nếu có), tổng số tiền thanh toán, chữ ký người mua hàng, người bán hàng. Hoá đơn phải có đầy đủ ký hiệu theo hệ thống 20 chữ cái tiếng Việt in hoa (A, B, C, D, E, G, H, K, L, M, N, P, Q, R, S, T, U, V, X, Y), ký hiệu gồm 2 chữ cái và năm in hoá đơn, hoá đơn do Bộ Tài Chính phát hành thì được in thêm chữ N hoặc chữ B sau năm in hoá đơn, hoá đơn tự in được in thêm chữ T sau năm in hoá đơn. Ví dụ: AA/2005N. AB/2005B, AC/2005T…Trong đó : AA, AB, AC là ký hiệu ; 2005 là năm in hoá đơn ; N,B là hoá đơn do Bộ tài chính in, T là hoá đơn tự in. Mỗi hoá đơn phải có từ ba liên trở lên, trường hợp sử dụng hoá đơn có hai liên thì phải được cơ quan thuế chấp thuận. Các liên phải được in theo chức năng sử dụng của chúng : Liên 1 lưu, liên 2 giao khách hàng, liên 3 nội bộ, trường hợp xuất khẩu hàng hoá dịch vụ thì liên 3 được lưu tại cơ quan Hải quan. Đối với hoá đơn bằng hình thức tem, vé, thẻ thì có thể được áp dụng số liên phù hợp, nhưng phải được chấp nhận của Tổng cục thuế, Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Một số hoá đơn kinh doanh như : Thể dục thể thao, vui chơi giải trí, văn hoá nghệ thuật thì áp dụng loại vé 01 liên giao cho khách hàng, nhưng phải có cuống lưu để thuận tiện cho việc kiểm tra của cơ quan thuế, trường hợp này phải do Tổng cục thuế và Cục thuế địa phương quyết định. Sinh viên: Nguyễn Kim Tuyến Lớp Tài chính công 44 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Số hoá đơn phải in theo số tự nhiên liên tục, tối đa không quá 7 chữ số cho một ký hiệu hoá đơn in, phát hành (trừ trường hợp đặc biệt phải có công văn báo cáo xin phép cơ quan thuế). 1.1.2 Các loại hoá đơn Theo nghị định số 89/2002/NĐ – CP ngày 07 tháng 11 năm 2002 qui định về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn, các hoá đơn được thừa nhận theo luật pháp dành cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh bao gồm : - Hoá đơn GTGT : Đây là loại hoá đơn dùng chủ yếu cho các tổ chức tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ - Hoá đơn bán hàng thông thường là loại hoá đơn sử dụng cho các tổ chức, cá nhân tính thuế theo phương pháp trực tiếp - Hoá đơn cho thuê tài chính là hoá đơn được sử dụng cho các hoạt động cho thuê tài chính - Hoá đơn thu mua hàng - Hoá đơn bán lẻ (sử dụng cho máy in tiền) - Các loại hoá đơn khác như: tem, vé, thẻ in sẵn mệnh giá và các loại phiếu như phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất kho hàng gửi đại lý, phiếu thu tiền dịch vụ hàng không…. 1.1.3 Hình thức của hoá đơn Hình thức của hoá đơn phải phù hợp với các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ, điều đó được thể hiện thông qua các hình thức sau: - Hoá đơn được in thành mẫu: đó là hoá đơn do Bộ Tài Chính phát hành ra để bán cho các tổ chức, cá nhân sử dụng; hoá đơn của các tổ chức, cá nhân tự in theo quyết định - Các loại hoá đơn khác như tem, vé, thẻ in sẵn mệnh giá 1.1.4 Vai trò của hoá đơn 1.1.4.1 Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh Mỗi doanh nghiệp dù thuộc loại hình doanh nghiệp nào đi chăng nữa, nhưng để thực sự đứng vững được trong sự phát triển của xã hội, sự phát triển của nền Sinh viên: Nguyễn Kim Tuyến Lớp Tài chính công 44 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp kinh tế, sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường…đều buộc họ phải định hướng được phương thức sản xuất kinh doanh của mình ngay từ ngày đầu thành lập, xác định được chiến lược kinh doanh, chiến lược sản xuất và cạnh tranh sản phẩm. Hầu hết các doanh nghiệp đều muốn tối thiểu hóa chi phí, tối đa hoá doanh thu, vì vậy đòi hỏi trong quá trình hoạt động của mình, doanh nghiệp cần phải hạch toán chính xác được chi phí, đánh giá chính xác lợi nhuận, lỗ, lãi… của doanh nghiệp, để từ đó có thể đưa ra phương hướng hoạt động cho kỳ kinh doanh sau. Để làm được điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một qui trình hạch toán, kế toán chính xác và không có gì khác ngoài hoá đơn, chứng từ - nơi lưu giữ tốt nhất những khoản chi phi, doanh thu phát sinh trong kỳ, để từ đó có thể giúp cho kế toán doanh nghiệp hạch toán chính xác những khoản chi phí và doanh thu phát sinh trong kỳ, đưa ra được chính xác mức lợi nhuận của doanh nghiệp. Bên cạnh đó hoá đơn cũng là một chứng từ quan trọng chứng minh cho việc thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đối với Nhà nước, việc thực hiện hai luật thuế GTGT và TNDN đã làm cho việc sử dụng hoá đơn là điều kiện đặc biệt thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc xét khấu trừ thuế, hoàn thuế, hay việc tính chi phí hợp lý, hợp lệ trong việc xác định thu nhập chịu thuế. 1.1.4.2 Đối với khách hàng Vai trò của hoá đơn đối với khách hàng là các đơn vị sản xuất kinh doanh, thì việc tiếp nhận hoá đơn từ người bán hàng là căn cứ xác thực nhất, chứng minh cho những chi phí hợp lý, hợp lệ của họ, đồng thời là ràng buộc về nghĩa vụ của người bán đối với khách hàng của họ. Còn đối với những khách hàng là cá thể, thì việc lưu giữ hoá đơn chính là căn cứ cho việc chứng minh quyền sở hữu sản phẩm hợp pháp của mình, đồng thời có thể được hưởng những quyền lợi liên quan tới sản phẩm như: bảo hành sản phẩm, dự trữ bốc thăm trúng thưởng. Sinh viên: Nguyễn Kim Tuyến Lớp Tài chính công 44 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1.1.4.3 Đối với cơ quan thuế Ngành thuế qua hai đợt cải cách lớn; Đợt 1 (từ năm 1990 – 1995) và Đợt 2 (từ năm 1996 đến nay) cùng những đợt cải cách nhỏ khác đã thực sự hoàn thiện hơn về công tác quản lý thu thuế. Qua những đợt cải cách đó, những tờ hoá đơn thuế cũng dần từng bước được hoàn thiện hơn và đang ngày càng phát huy được tác dụng của nó trong tất cả các hoạt động của nền kinh tế. Thông qua các chỉ tiêu trên tờ khai thuế có thể giúp cho cán bộ thuế làm việc có hiệu quả hơn, việc kiểm soát các hành vi trao đổi, mua bán, giữa các chủ thể trong nền kinh tế sẽ chính xác hơn, đảm bảo thu đúng, thu đủ, điều này vừa có lợi cho cơ quan thuế, vừa có lợi cho đối tượng chịu thuế. Bên cạnh đó việc kiểm soát hoá đơn đã làm cho việc nắm bắt được tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp mang tính hiệu quả hơn, và thông qua đó cũng xác định chính xác hơn nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đối vơi Nhà nước, đồng thời đó cũng là cơ sở cho việc phát hiện ra những trường hợp gian lận thuế của các đối tượng, qua đó cơ quan thuế sẽ tìm ra được những biện pháp xử lý kịp thời. 1.2 Sự cần thiết của công tác quản lý sử dụng hoá đơn 1.2.1 Về phía Nhà nước Trong công tác quản lý thuế, chúng ta không những phải thực sự hoàn thiện hơn nữa chính sách thuế và bộ máy ngành thuế, nhằm mục đích duy nhất là nâng cao nguồn thu cho NSNN, công việc đó đòi hỏi ngành thuế cần phải thực sự cố gắng nỗ lực hơn trong tất cả các khâu của quá trình thu, và hơn thế nữa càng cần phải chú ý hơn nữa vào khâu đầu tiên của quá trình thu, đó chính là khâu tổ chức quản lý sử dụng hoá đơn. Ngay từ những năm còn tồn tại cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, Nhà nước ta đã đặt vấn đề xây dựng, thiết lập các chế tài trong việc lập hoá đơn chứng từ thuế khi mua, bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ. Nhận thấy rõ vai trò quan trọng của hoá đơn trong công tác quản lý thuế, nên ngay từ cuộc cải cách thuế bước một, việc quản lý sử dụng hoá đơn đã được Nhà nước ta đặc biệt chú Sinh viên: Nguyễn Kim Tuyến Lớp Tài chính công 44 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ý, điều đó thể hiện qua việc ban hành ra rất nhiều điều qui định về việc sử dụng hoá đơn thuế trong hai luật thuế là luật thuế Doanh thu và luật thuế Lợi tức. Trong giai đoạn cải cách thuế bước hai, hai luật thuế trên đã lần lượt được thay thế bằng hai luật thuế khác đó là thuế GTGT và thuế TNDN, trong nội dung của hai luật thuế này cũng đã có rất nhiều điều đề cập tới việc sử dụng hoá đơn, chứng từ thuế (trong luật thuế GTGT có 6/30 điều đề cập tới hoá đơn, còn trong luật thuế TNDN có 7/34 điều đề cập tới hoá đơn thuế). Bên cạnh đó Bộ Tài Chính cũng phát hành thống nhất 02 loại hóa đơn GTGT để thực hiện luật thuế GTGT đó là: hoá đơn GTGT ký hiệu 01 GTKT (được áp dụng đối với các đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ), và hoá đơn bán hàng ký hiệu 02 GTTT (được áp dụng đối với các đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp). Đồng thời với những luật định thì Bộ Tài Chính, Tổng cục thuế cũng ban hành hàng loạt các loại văn bản dưới luật như: Nghị định, Nghị quyết, Thông tư… qui định đối vơi việc sử dụng hoá đơn, việc làm này của hai cơ quan trên càng chứng tỏ tầm quan trọng của công tác quản lý sử dụng hoá đơn thuế. Đến thời điểm này chúng ta có thể khẳng định rằng, quá trình đổi mới của ngành thuế trong thời gian qua đã đạt được những thành quả đáng khích lệ, các loại chính sách thuế cũng ngày càng thể hiện được tính đúng đắn và hiệu quả của nó, điều đó làm cho kết quả thu ngân sách ngày càng tăng. Cùng với nó tình hình quản lý sử dụng hoá đơn của ngành thuế và các đơn vị trong nền kinh tế đã dần đi vào ổn định, hầu hết các đơn vị kinh doanh, đơn vị hành chính sự nghiệp, các tầng lớp quần chúng nhân dân… đã dần quan tâm tời việc sử dụng hoá đơn trong trao đổi, mua, bán hàng hoá - dịch vụ, điều này đánh dấu một bước tiến bộ vượt bậc trong công tác quản lý tài chính nói chung và quản lý hoá đơn nói riêng. 1.2.2 Về phía doanh nghiệp Trưởng thành cùng sự phát triển của thị trường, các doanh nghiệp đã dần hình thành nên ở rất nhiều thành phần kinh tế khác nhau, hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, việc tạo điều kiện khuyến khích cho các doanh Sinh viên: Nguyễn Kim Tuyến Lớp Tài chính công 44 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp nghiệp phát triển là một định hướng tốt cho toàn bộ nền kinh tế, đồng thời thông qua việc phát triển mạnh các nguồn thu thì kết quả thu thuế cũng sẽ tăng lên là một điều không phải bàn cãi. Tuy nhiên nhờ chính sách ưu đãi của Chính phủ, sự thông thoáng của luật Doanh nghiệp, trong bối cảnh hiện nay, ở nước ta đã diễn ra tình trạng rất nhiều các doanh nghiệp được lập nên, nhưng không thực sự tiến hành sản xuất kinh doanh mà chỉ để mua bán hoá đơn trái phép, nhằm trục lợi bất chính, trốn thuế và chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước. Hầu hết các biểu hiện ở đây chính là việc các doanh nghiệp sử dụng hoá đơn bất hợp pháp để hợp thức hoá đầu vào, để được khấu trừ thuế…những hành động như vậy không những làm thất thu cho Ngân sách Nhà nước, mà còn tạo điều kiện cho các hành vi buôn lậu, tham nhũng có điều kiện phát triển hơn. Bên cạnh đó không ít những doanh nghiệp vì ý đồ trục lợi mà kê khai không trung thực thuế GTGT đầu vào và đầu ra, nhằm mục đích được hoàn thuế, việc mua bán không sử dụng hoá đơn, hoặc kê khai doanh thu trong hoá đơn nhỏ hơn giá trị thực của hàng hoá cũng tồn tại rất nhiều, điều này đã thực sự gây nhiều khó khăn cho công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế. Cùng với điều đó còn tồn tại khá nhiều doanh nghiệp trên cả nước sử dụng những tấm hoá đơn giả, hoá đơn trái qui định, hoá đơn bất hợp pháp…và chúng được sử dụng ngày càng tinh vi hơn, điều này cũng gây ra không ít khó khăn cho sự quản lý của ngành thuế. Thông qua những sự việc như vậy đòi hỏi ngành thuế phải xử lý một cách thực sự linh hoạt, nhạy bén, và chính xác, bởi nếu không nó sẽ thực sự gây ra những hậu quả rất lớn cho công tác thu thuế cho NSNN. Từ những lý do nêu trên ta có thể thấy một điều rằng, công tác quản lý sử dụng hoá đơn thuế thực sự cần thiết, nó tạo điều kiện nâng cao hiệu quả thu cho NSNN, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Sinh viên: Nguyễn Kim Tuyến Lớp Tài chính công 44 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1.3 Qui trình chung về công tác quản lý sử dụng hoá đơn 1.3.1 Những qui định về đối tượng sử dụng hoá đơn - Mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đều được quyền sử dụng hoá đơn để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. - Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có trách nhiệm khi bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ phải lập hoá đơn và giao hoá đơn hợp pháp cho khách hàng. - Tổ chức, cá nhân mua, trao đổi hàng hoá, dịch vụ có quyền và trách nhiệm yêu cầu người bán lập và giao hoá đơn để biết rõ về số tiền hàng, tiền thuế GTGT phải nộp cho nhà nước là bao nhiêu, lưu giữ hoá đơn để được hưởng các quyền lợi hợp pháp về sản phẩm. - Tổ chức, cá nhân thu mua hàng nông, lâm, thuỷ hải sản chưa qua chế biến, có trách nhiệm lập và giao hoá đơn thu mua hàng cho người trực tiếp sản xuất, xuất bán không có hoá đơn để đảm bảo kiểm tra được lượng hàng hoá mua vào là có thật tránh tình trạng kê khai khống để chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước. - Tổ chức, cá nhân khi thanh lý, nhượng bán tài sản thuộc NSNN, bán hàng tịch thu sung công quĩ Nhà nước, bán hàng dự trữ quốc gia thì sẽ áp dụng theo qui định riêng do Bộ Tài Chính ban hành. 1.3.2 Những qui định về in và phát hành hoá đơn 1.3.2.1 Những qui định về in hoá đơn • Đối với những hoá đơn do Bộ Tài Chính phát hành thì Bộ Tài Chính sẽ uỷ quyền cho Tổng cục thuế chịu trách nhiệm in hoá đơn. Hàng năm căn cứ vào nhu cầu sử dụng hoá đơn thường xuyên của Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục thuế lập kế hoạch in hoá đơn, sau đó Tổng cục thuế ký hợp đồng đặt in hoá đơn đối với tổ chức, cá nhân nhận in hoá đơn về số lượng, mẫu mã, chủng loại…Tổ chức nhận in hoá đơn phải căn cứ vào hợp đồng đã ký với Tổng cục thuế sẽ tiến hành in hoá đơn, khi in xong phải tiến hành Sinh viên: Nguyễn Kim Tuyến Lớp Tài chính công 44 10 [...]... cứ vào những báo cáo của các đơn vị sử dụng hóa đơn, các Chi cục thuế trực thuộc để tổng hợp nên bảng tổng kết tình hình sử dụng hóa đơn cho từng quí và hàng năm Số liệu thống kê được tại Cục thuế Hà Tây cho ta thấy được tình hình sử dụng hóa đơn tại Cục thuế Hà Tây như sau: Bảng báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tại các đơn vị sản xuất kinh doanh do Cục thuế Hà Tây quản lý: Sinh viên: Nguyễn Kim Tuyến... phạt các hành vi vi phạm về in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn, được thực hiện theo qui định tại điều 36, 38 pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính - Chi cục trưởng Chi cục thuế được quyền phạt tiền đến 10.000.000 đồng về các hành vi vi phạm phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn - Cục trưởng Cục thuế được quyền phạt tiền đến 50.000.000 đồng về các hành vi vi phạm phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn Nguyên... sử dụng hoá đơn, theo dõi báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn, thanh quyết toán hoá đơn theo đúng qui định Hoá đơn tại mỗi đơn vị phải có kho để bảo quản an toàn, tránh mối mọt; phải có thủ kho và phải mở sổ quản lý theo đúng qui định, thực hiện bảo quản, quản lý hoá đơn không để hư hỏng, mất mát hoá đơn Thực hiện thông báo mất hoá đơn, từ chối bán hoá đơn, đình chỉ sử dụng hoá đơn, thu hồi hoá đơn của... về phát hành hoá đơn a Đối với hoá đơn do Tổng cục thuế phát hành Hoá đơn do Tổng cục thuế phát hành khi đưa ra sử dụng phải được thông báo bằng văn bản tới các Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong thông báo phát hành phải phản ánh rõ về loại hoá đơn được phát hành, ký hiệu hoá đơn, kích thước hoá đơn, hoa văn, đặc điểm kỹ thuật của hoá đơn và thời gian có giá trị lưu hành Hoá đơn do... sử dụng nhưng không thông báo phát hành mẫu hoá đơn, không đăng ký lưu hành sử dụng hoá đơn, hoá đơn in trùng số, trùng ký hiệu • Công tác quản lý việc nhận in hoá đơn của các nhà in Cơ quan thuế theo dõi, quản lý các nhà in hoá đơn cho tổ chức, cá nhân tự in, có kế hoạch kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm về đặt in hoá đơn, nhận in hoá đơn 1.3.4.2 Đối với tổ chức, cá nhân sử dụng hoá. .. quan thi hành án được sử dụng hoá đơn để bán tài sản, hàng hoá thu tiền Căn cứ vào công văn đề nghị, cơ quan thuế bán hoá đơn cho các tổ chức bán tài sản, hàng hoá sử dụng Số hoá đơn sử dụng được đóng dấu của tổ chức bán hàng vào phía trên, bên trái hoá đơn và thực hiện quyết toán số hoá đơn theo quy định của cơ quan thuế nơi bán hoá đơn • Trường hợp lập lại hoá đơn: Trường hợp mua, bán hàng hoá, khi... Chi cục trưởng Chi cục thuế Quyết định xử phạt phải gửi về cơ quan thuế cấp trên (đối với trường hợp do Chi cục thuế xử phạt thì phải báo cáo với Tổng cục thuế và Cục thuế) , hàng tháng Chi cục thuế phải tổng hợp báo cáo Cục thuế về xử lý mất hoá đơn vào ngày 10 tháng sau, hàng quí Cục thuế phải tổng hợp chung báo cáo Tổng cục thuế vào ngày 15 tháng đầu quí sau • Quản lý tổ chức, cá nhân sử dụng hoá đơn. .. hành chính, các hành vi vi phạm về in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn được áp dụng theo điều 42 pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính Sinh viên: Nguyễn Kim Tuyến 25 Lớp Tài chính công 44 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG HÓA ĐƠN TẠI CỤC THUẾ HÀ TÂY 2.1 Khái quát về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Hà Tây Hà Tây là một tỉnh nằm ở cửa ngõ phía tây của thủ đô Hà. .. Cơ quan quản lý hoá đơn phải thường xuyên có kế hoạch cụ thể để kiểm tra tình hình sử dụng, quản lý hoá đơn của các tổ chức, cá nhân nhận in, đặt in, phát hành, sử dụng hoá đơn và xử lý vi phạm (nếu có) • Tổ chức công tác xác minh hoá đơn Cơ quan quản lý hoá đơn các cấp có trách nhiệm tổ chức công tác xác minh hoá đơn, việc xác minh hoá đơn của các cơ quan, các ngành, các đoàn thể, và cơ quan thuế các... đăng ký mẫu hoá đơn tự in, khi thay đổi mẫu hoá đơn tổ chức, cá nhân phải đăng ký lại Sau khi đã đăng ký hoá đơn tự in, tổ chức, cá nhân cần phải đăng ký lưu hành, và đăng ký phát hành hoá đơn, để làm cơ sơ pháp lý cho việc sử dụng hoá đơn của họ 1.3.3 Những qui định về sử dụng hoá đơn 1.3.3.1 Đối tượng sử dụng hoá đơn a Đối với hoá đơn GTGT - Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh áp dụng tính thuế GTGT . biệt là cán bộ tại phòng quản lý ấn chỉ Cục thuế Hà Tây đã giúp đỡ em nghiên cứu và hoàn thành đề tài: Quản lý sử dụng hoá đơn tại Cục thuế Hà Tây Đề tài. việc quản lý sử dụng hoá đơn, từ đó đưa ra được sự cần thiết của việc quản lý sử dụng hoá đơn - Chương 2: Thực trạng về công tác quản lý sử dụng hoá đơn tại