Ta có thể thấy ngày nay có rất nhiều loại hàng hoá đang tràn ngập thị trường. Các hàng hoá này có nguồn gốc từ rất nhiều nước khác nhau trên thế giới. Điều này có được là do sự hội nhập về kinh tế và xu thế quốc tế hoá. Ngày nay xuất hiện rất nhiều khối liên minh, liên kết kinh tế như hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), liên minh EU (châu Âu), khối các nước châu Á Thái Bình Dương (APEC), khối mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) các khối thương mại ở Bắc Mỹ…
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp SV: NguyÔn Thuý H¹nh MỤC LỤC 1 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp SV: NguyÔn Thuý H¹nh LỜI NÓI ĐẦU TÍNH THIẾT YẾU CỦA ĐỀ TÀI Ta có thể thấy ngày nay có rất nhiều loại hàng hoá đang tràn ngập thị trường. Các hàng hoá này có nguồn gốc từ rất nhiều nước khác nhau trên thế giới. Điều này có được là do sự hội nhập về kinh tế và xu thế quốc tế hoá. Ngày nay xuất hiện rất nhiều khối liên minh, liên kết kinh tế như hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), liên minh EU (châu Âu), khối các nước châu Á Thái Bình Dương (APEC), khối mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) các khối thương mại ở Bắc Mỹ…Giữa các khối hay trong nội khối đều có những ưu đãi và các quy định rõ ràng về chất lượng sản phẩm. Khi các công cụ hạn ngạch, thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ các nước đang bị bãi bỏ dần, thì để hạn chế hàng nhập khẩu các nước sử dụng công cụ quan trọng đó là tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm trở thành thế mạnh của các doanh nghiệp khi thâm nhập thị trường. Nước ta cũng không nằm ngoài vòng xoáy của xu hướng hội nhập kinh tế. Điều đó được thể hiện thông qua cải cách kinh tế từ năm 1986, nước ta đã chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Cùng với đó là sự tham gia vào các tổ chức kinh tế và đặt quan hệ thương mại với nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Điều này mở ra rất nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp trong nước. Đặc biệt là khi Việt Nam đang cố gắng để trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO trong những năm tới. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Công ty Cao su Sao Vàng là một doanh nghiệp Nhà nước và cũng không nằm ngoài xu thế này. Với kinh nghiệp thực tế, Công ty đã nhận thấy tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm trong xu thế hội nhập kinh tế. Chất lượng sản phẩm chính là một vũ khí cạnh tranh lợi hại của các doanh nghiệp ngày nay. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải không ngừng cải tiến nâng 2 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp SV: NguyÔn Thuý H¹nh cao chất lượng sản phẩm. Để nâng cao chất lượng sản phẩm thì Công ty phải tiến hành nâng cao công tác quản lý chất lượng sản phẩm. Nhận thấy tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm và công tác quản lý chất lượng sản phẩm đối một doanh nghiệp, cùng với các kiến thức lý luận được học ở trường và trong quá trình thực tập tại Công ty Cao su Sao Vàng, để học tập và góp phần cho sự phát triển của Công ty, em đã nghiên cứu và viết đề tài: “ Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng sản phẩm tại Công ty Cao su Sao Vàng trong tiến trình hội nhập”. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Chương I: Một số cơ sở lý luận về chất lượng hàng hoá và quản lý chất lượng hàng hoá. Chương II: Thực trạng chất lượng hàng hoá và công tác quản lý chất lượng hàng hoá tại Công ty Cao su Sao Vàng. Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao công tác quản lý chất lượng sản phẩm tại Công ty. 3 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp SV: NguyÔn Thuý H¹nh Chương I: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM. I. CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM. Chất lượng sản phẩm đã được nhiều học giả của nhiều nước trên thế giới quan tâm. Họ đã đưa ra rất nhiều các quan điểm khác nhau về cách hiểu chất lượng sản phẩm. Các cách hiểu này tuy chưa hoàn thiện nhưng nó đã góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng sản phẩm. 1. Các khái niệm về chất lượng sản phẩm. Tuỳ thuộc vào từng góc độ nghiên cứu, mục đích nghiên cứu của từng học giả mà có nhiều cách hiểu khác nhau về chất lượng sản phẩm. Dưới đây là một vài quan điểm về chất lượng sản phẩm (1) : Theo quan điểm của Marx: Theo ông thì người tiêu dùng mua hàng hoá không phải vì giá trị của hàng hoá đó mà là giá trị sử dụng và thoả mãn mục đích sử dụng của họ. Có nghĩa là giá trị sử dụng được đánh giá rất cao. Ông cho rằng chất lượng sản phẩm là thước đo biểu hiện giá trị sử dụng của chính sản phẩm đó. Giá trị sử dụng của sản phẩm làm nên tính hữu ích của sản phẩm và nó chính là chất lượng sản phẩm. Quan điểm chất lượng sản phẩm theo hướng công nghệ: Những người theo quan điểm này thường gắn chất lượng sản phẩm với công nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật. Theo họ chất lượng sản phẩm là sự phù hợp các tiêu chuẩn kỹ thuật hay là những đặc tính bên trong của sản phẩm có thể đo được hoặc so sánh được, phản ánh giá trị sử dụng và chức năng của sản phẩm. 1 () Dựa vào tài liệu: - Chuyên đề Mô hình quản lý chất lượng phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam, năm 2000, trang 5-10. - Khoa: khoa học quản lý; giáo trình Khoa học quản lý tập II; TS.Đoàn Thị Thu Hà, TS.Nguyễn Thị Ngọc Huyền, trang 422-425. 4 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp SV: NguyÔn Thuý H¹nh Quan điểm theo hướng khách hàng: Những người theo quan điểm này coi sự thành công hay thất bại là doanh nghiệp mang được bao nhiêu giá trị cho cho khách hàng. Chẳng hạn theo quan điểm của Philip Crosby (Mỹ) trong tác phẩm chất lượng là thứ cho không ông đưa ra quan điểm: “chất lượng sản phẩm là sự phù hợp với yêu cầu”. Theo quan điểm của J.Susan chứng minh “Chất lượng sản phẩm là sự thoả mãn nhu cầu thị trường với chi phí nhỏ nhất”. Tổ chức tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO đã đưa ra khái niệm về chất lượng sản phẩm như sau: “Chất lượng sản phẩm là chất lượng của một sản phẩm nào đó là phù hợp với tất cả các tính chất biểu thị sử dụng phù hợp với tất cả các tính chất biểu thị giá trị sử dụng phù hợp với nhu cầu xã hội, điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, đảm bảo yêu cầu của người sử dụng, đảm bảo các tiêu chuẩn thiết kế và kỹ năng sản xuất của từng nước” (TCVN-5814:1994). Quan điểm về chất lượng sản phẩm luôn luôn phát triển, bổ sung và mở rộng hơn nữa để phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ hiện nay. Nên các khái niệm về chất lượng sản phẩm luôn là chỉ tiêu động, vì vậy để đáp ứng yêu cầu của khách hàng các doanh nghiệp cần phải quan tâm tới vấn đề đổi mới, cải tiến chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp không thể theo đuổi chất lượng sản phẩm với bất cứ giá nào vì luôn luôn có giới hạn về kinh tế, xã hội và công nghệ. Do đó, chất lượng sản phẩm là sự kết hợp các đặc tính của sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu của khách hàng trong một giới hạn về chi phí nhất định phù hợp với doanh nghiệp. 2. Phân loại chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm có nhiều tiêu chí để đánh giá. Do đó, để tiện lợi trong việc theo dõi và quản lý chất lượng sản phẩm người ta chia chất lượng sản phẩm thành các loại sau: 5 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp SV: NguyÔn Thuý H¹nh 2.1 Chất lượng sản phẩm thiết kế: Chất lượng thiết kế là chất lượng của sản phẩm được phác họa trên cơ sở nghiên cứu về thị trường, các đặc điểm sản xuất - tiêu dùng. Và so sánh với chỉ tiêu chất lượng của các mặt hàng cùng loại của nhiều hãng trong và ngoài nước. Dựa vào chất lượng thiết kế để có thể khẳng định chất lượng sản phẩm được sản xuất. Không thể có sản phẩm chất lượng tốt dựa trên sản phẩm được thiết kế tồi. Công nghệ dù hiện đại đến mấy cũng không thể biến một thiết kế sai thành sản phẩm có chất lượng cao. 2.2 Chất lượng sản phẩm tiêu chuẩn: Chất lượng sản phẩm tiêu chuẩn là chất lượng sản phẩm được đánh giá thông qua các chỉ tiêu kỹ thuật của quốc gia, quốc tế trong mọi ngành. Nó là thuộc tính cũng như chỉ tiêu được thừa nhận, phê chuẩn và có ý nghĩa pháp lệnh buộc phải thực hiện nghiêm chỉnh trong quản lý chất lượng sản phẩm. Ở Việt Nam hiện nay có tiêu chuẩn cấp nhà nước TCVN, tiêu chuẩn cấp ngành TCN, tiêu chuẩn cấp cơ sở TCCS. 2.3 Chất lượng sản phẩm thực tế: Chất lượng sản phẩm thực tế là giá trị của các chỉ tiêu thực tế đạt được do các yếu tố chi phối như: nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, công nghệ… Chất lượng sản phẩm thực tế đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Để đạt chất lượng sản phẩm thực tế doanh nghiệp cần thực hiện quá trình quản lý liên tục. 2.4 Chất lượng sản phẩm cho phép: Chất lượng sản phẩm cho phép phụ thuộc vào điều kiện kỹ thuật, công nghệ của từng nước, cũng như trình độ tay nghề của lao động, phương pháp quản lý của mỗi doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm cho phép là giới hạn cho phép về độ lệch giữa chất lượng sản phẩm tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm thực tế. 6 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp SV: NguyÔn Thuý H¹nh 2.5 Chất lượng sản phẩm tối ưu: Chất lượng sản phẩm tối ưu là giá trị các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm đạt được ở mức độ hợp lý nhất trong điều kiện kinh tế - xã hội nhất định. Nó thoả mãn toàn diện nhu cầu của thị trường với chi phí xã hội là nhỏ nhất. 3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm không chỉ được hình thành trong quá trình sản xuất mà nó là kết quả của quá trình liên tục: từ thiết kế sản phẩm đến khi sản phẩm được đưa ra thị trường. Trong suốt quá trình đó chất lượng sản phẩm chịu ảnh hưởng tác động của nhiều nhân tố, bao gồm nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài doanh nghiệp, cụ thể: 3.1 Nhân tố bên trong doanh nghiệp: Chất lượng sản phẩm chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố bên trong doanh nghiệp, nên để tiện cho việc phân tích người ta đã sắp xếp chúng thành nhóm (2) . Sơ đồ: Các nhân tố bên trong ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm Material (Nguyên vật liệu): Nguyên vật liệu phản ánh cấu tạo của sản phẩm về mặt giá trị, là cơ sở cơ bản tạo nên chất lượng của sản phẩm, vì toàn bộ giá trị của nguyên vật liệu được chuyển hết một lần vào giá trị của sản phẩm. Chủng loại cơ cấu, tính đồng nhất, và chất lượng của nguyên vật liệu ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. 2 () Dựa vào tài liệu của Khoa khoa học quản lý, giáo trình Khoa học quản lý tập II; TS. Đoàn Thị Thu Hà, TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, trang 286-291. 7 Chất lượng sản phẩm Men (Con người) Material (NVL) Method (Phương thức) Machines (Máy móc) Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp SV: NguyÔn Thuý H¹nh Machines (Máy móc và khả năng công nghệ): Máy móc thiết bị là quá trình phức tạp, nó làm biến đổi ít hoặc nhiều tính chất ban đầu của nguyên vật liệu (tuỳ từng giai đoạn sản xuất) sao cho phù hợp với công dụng của sản phẩm. Do đó, chất lượng sản phẩm chịu ảnh hưởng không nhỏ của máy móc, thiết bị và công nghệ sản xuất của doanh nghiệp. Method (Phương pháp tổ chức, phương pháp quản lý công nghệ, trình độ tổ chức quản lý và tính chất sản xuất của doanh nghiệp): Trình độ tổ chức quản lý là một trong những nhân tố cơ bản góp phần đẩy nhanh tốc độ cải tiến, hoàn thành chất lượng sản phẩm. Vì trình độ tổ chức quản lý phù hợp mới có khả năng kết hợp các nguồn lực một cách hài hoà hơn, tối ưu hơn và nắm bắt được các công nghệ tiên tiến nhanh chóng. Phương pháp quản lý hiệu quả thì việc xây dựng mục tiêu, kế hoạch, chính sách chất lượng cho doanh nghiệp mới hợp lý, chính xác. Nếu không nó có thể dẫn tới lãng phí và tổn thất cho doanh nghiệp. Phương pháp quản lý trong doanh nghiệp cũng luôn luôn đổi mới để phù hợp với thực tiễn. Men (Con người): Trong thời đại ngày nay, khi hiện đại hoá và tự động hoá ngày càng cao độ, máy móc dần thay thế các công việc của con người. Nhưng điều này không có nghĩa là vai trò của con người mờ nhạt, mà nó vẫn rất quan trọng và đòi hỏi cao hơn về trình độ. Con người là một tài sản quý đối với mỗi doanh nghiệp, sức lao động của con người sau mỗi quá trình sản xuất không bị mất đi hay hao mòn mà nó còn tăng thêm do tích luỹ tăng thêm về kinh nghiệm thực tế, trình độ chuyên môn, kỹ năng. Mặt khác, trên thực tế còn rất nhiều lĩnh vực mà máy móc vẫn chưa thể thay thế cho vai trò của con người: nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm, tổ chức quản lý sản xuất, quản lý công nghệ…Vậy nếu doanh nghiệp có quy mô lao động hợp lý, lao động có trình độ tay nghề chuyên môn giỏi, được sắp xếp đúng chuyên môn thì sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm và 8 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp SV: NguyÔn Thuý H¹nh hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững phải luôn quan tâm tới vấn đề con người trong doanh nghiệp như: tiến hành thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề lao động của mình. Yếu tố con người quyết định việc tác động của ba nhân tố trên tới chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. 3.2 Các nhân tố bên ngoài của doanh nghiệp Đối với mỗi doanh nghiệp thì các nhân tố bên ngoài vừa là cơ hội, vừa là thách thức. Các nhân tố bên ngoài tác động tới chất lượng sản phẩm gồm (3) : Nhu cầu của nền kinh tế: Mỗi một nền kinh tế khác nhau có tiêu chuẩn đánh giá khác nhau về chất lượng sản phẩm. Một sản phẩm có thể được coi là đạt tiêu chuẩn chất lượng ở nước này nhưng chưa chắc đã đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng ở nước khác. Trong nhu cầu của nền kinh tế có các nhân tố sau ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm: Nhu cầu của thị trường: Đầu tiên, nhu cầu thị trường sẽ quyết định tới tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm cho công tác thiết kế và phát triển sản phẩm. Nhu cầu thị trường rõ nét thì việc xác định tiêu chuẩn để thiết kế sản phẩm sẽ thuận lợi và chính xác. Sự biến động của nhu cầu thị trường sẽ làm cho chất lượng sản phẩm không ổn định và hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp cũng gặp khó khăn. Nhu cầu thị trường đưa ra câu hỏi phải trả lời: “sản xuất cái gì?” của các doanh nghiệp. Thứ hai, sản phẩm chỉ đạt tiêu chuẩn chất lượng khi nó thoả mãn được nhu cầu của một thị trường nhất định. Do vậy, sự tồn tại của sản phẩm do nhu cầu thị trường quyết định. 3 () Dựa vào tài liệu của: - Khoa quản trị Marketing, giáo trình marketing căn bản, PGS.TS. Trần Minh Đạo, NXB Giáo dục, năm 2002, trang 65-78. - Khoa khoa học quản lý, giáo trình Khoa học quản lý tập I; TS. Đoàn Thị Thu Hà, TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền, trang 42-44. 9 Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp SV: NguyÔn Thuý H¹nh Trình độ sản xuất: Trình độ sản xuất càng cao thì tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng sản phẩm càng cao và đòi hỏi càng công tác quản lý chất lượng sản phẩm phải cải tiến liên tục để phù hợp sự phát triển của trình độ sản xuất. Khi muốn xâm nhập vào một thị trường, doanh nghiệp phải tìm hiểu các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm (hay là đánh giá được trình độ sản xuất của nước đó) như thế nào để có hiệu quả nhất. Ngày nay, khoa học kỹ thuật càng phát triển mạnh thì trình độ sản xuất càng nâng cao, nên doanh nghiệp phải luôn luôn nắm bắt và đổi mới chất lượng sản phẩm cũng như cách thức quản lý chất lượng sản phẩm để phù hợp hơn với thực tiễn. Chính sách kinh tế - xã hội: Chính sách kinh tế - xã hội ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất - kinh doanh và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Chính sách hợp lý sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, trang thiết bị máy móc không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm, công tác quản lý. Và chính sách kinh tế - xã hội ổn định tác động tốt tới tâm lý tiêu dùng của khách hàng và tâm lý yên tâm lao động sản xuất của người lao động. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật: Ngày nay, phát triển của khoa học kỹ thuật như vũ bão, đồng thời việc áp dụng thành quả của khoa học công nghệ vào thực tế sản xuất, tiêu dùng cũng rất nhanh chóng. Có nhà kinh doanh đã thừa nhận rằng sản phẩm ngày hôm nay của họ sản xuất ra cách đây năm năm là chưa nghĩ tới. Đồng thời với việc này là chất lượng sản phẩm cũng sẽ phải thay đổi để phù hợp. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật góp phần tạo ra những nguyên vật liệu mới, những công nghệ sản xuất mới… Tất cả các yếu tố này đã tác động không nhỏ tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thị trường. 10