Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 90 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
90
Dung lượng
801,5 KB
Nội dung
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÁI BẢO HIỂM
VÀ NĂNGLỰCNHẬNTÁI BẢO HIỂM
I. NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ TÁI BẢO HIỂM
1. Sự cần thiết và bản chất củatái bảo hiểm
1.1 Sự cần thiết củatái bảo hiểm
Cũng giống như bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào, ngoài việc đáp ứng
nhu cầu an toàn cho con người thì lợi nhuận luôn là mục tiêu của hoạt động bảo
hiểm thương mại. Để đạt được mục tiêu đó thì một trong những nguyên tắc quan
trọng mà khi tiến hành hoạt động kinh doanh bảo hiểm luôn phải tuân thủ, đó là
nguyên tắc phân tán rủi ro. Bởi sau khi nhận các rủi ro được chuyển giao từ
người tham gia bảo hiểm, nhà bảo hiểm lúc này sẽ là người phải đối mặt với
những tổn thất có thể rất lớn nếu rủi ro xảy ra. Mặc dù quĩ bảo hiểm là một quĩ
tài chính lớn, được lập ra bởi sự đóng góp của nhiểu người theo nguyên tắc số
đông và như vậy với tư cách là người huy động và quản lý quĩ, các công ty bảo
hiểm có khả năng thực hiện nhiệm vụ chi trả bảo hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế,
không phải lúc nào công ty bảo hiểm cũng luôn đảm bảo được khả năng này.
Rủi ro luôn tiềm ẩn trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và kinh doanh bảo
hiểm không phải là trường hợp ngoại lệ. Điều này xuất phát từ chính đặc điểm
của hoạt động kinh doanh bảo hiểm:
Thứ nhất, bảo hiểm có chu kỳ kinh doanh đảo ngược, phí bảo hiểm thu
trước trong khi việc chi trả bồi thường lại phát sinh sau. Hơn nữa xác suất rủi ro
lại khó có thể dự báo một cách chính xác tuyệt đối khi tính phí bảo hiểm. Nên
với trường hợp xác suất rủi ro thực tế lớn hơn xác suất rủi ro dự báo hay có
những tổn thất xảy ra liên tục trong một thời gian dài và thậm chí có thể là
những tổn thất mang tính thảm hoạ thì chính các nhà bảo hiểm sẽ phải gánh
chịu những rủi ro.
Thứ hai, kinh doanh bảo hiểm không chỉ đơn thuần là hoạt động kinh
doanh nhằm đem lại lợi nhuận cho các nhà bảo hiểm mà còn là san sẻ rủi ro
1
giữa những người tham gia bảo hiểm với nhau. Tuy nhiên có những đối tượng
tham gia bảo hiểm hoạt động ở địa bàn xa dẫn đến công ty bảo hiểm không có
khả năng kiểm soát và quản lý rủi ro dễ xảy ra tình trạng trục lợi bảo hiểm hoặc
khi sự kiện bảo hiểm xảy ra để lại tổn thất lớn.
Thứ ba, kinh doanh bảo hiểm còn phải đáp ứng các yêu cầu pháp luật về
vốn và biên khả năng thanh toán…nhằm đảm bảo khả năng chi trả bồi thường
cho người tham gia bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm. Những yêu cầu đó một
mặt bảo vệ lợi ích cho người tham gia bảo hiểm, mặt khác đã hạn chế hoạt động
kinh doanh của bảo hiểm. Bởi không phải công ty bảo hiểm nào cũng có đủ khả
năng tài chính để chấp nhận tất cả các đơn yêu cầu bảo hiểm đặc biệt là đối với
những đối tượng tham gia bảo hiểm có giá trị lớn. Mà việc từ chối bảo hiểm lại
được coi là điều tối kị trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm vì khi đó việc mất
khách hàng (những người có yêu cầu hiện tạivà trong tương lai) là điều không
thể tránh khỏi.
Chính vì vậy, để bảo vệ cho chính mình trước nguy cơ phá sản, mất các
khách hàng lớn và bất ổn trong hoạt động kinh doanh, các công ty bảo hiểm sẽ
phải phân tán rủi hay chuyển giao rủi ro cho các nhà bảo hiểm khác thông qua
hai hình thức: đồng bảo hiểm vàtái bảo hiểm.
a. Đồng bảo hiểm: là phương thức bảo hiểm mà nhiều công ty bảo hiểm cùng
lúc nhận đảm bảo cho một rủi ro lớn.
Ưu điểm khi tiến hành đồng bảo hiểm là rủi ro được phân tán nhanh, đơn
giản, dễ hiểu và dễ tính toán.
Công ty
ĐBH A
Công ty
ĐBH B
Công ty
ĐBH C
Công ty
ĐBH D
Người được
bảo hiểm
2
Tuy nhiên đồng bảo hiểm lại có những nhược điểm như ký kết hợp đồng
gặp nhiều khó khăn và thời gian kéo dài sẽ mất hết thời cơ trong kinh doanh.
Mặt khác, khi tổn thất xảy ra việc giải quyết bồi thường sẽ rất khó tập trung
được mộtlúc nên người tham gia bảo hiểm sẽ không có điều kiện tập trung vốn
để khôi phục sản xuất kinh doanh và có thể dẫn đến việc nghi ngờ khả năngtài
chính của các nhà bảo hiểm.
b. Tái bảo hiểm: là phương thức trong đó, một nhà bảo hiểm nhận bảo hiểm cho
một rủi ro lớn, sau đó nhượng bớt một phần rủi ro cho một hoặc nhiều nhà bảo
hiểm khác.
Tác dụng củatái bảo hiểm được thể hiện ở mộtsố mặt sau:
Rủi ro được phân tán nhanh, tránh phá sản cho các công ty bảo hiểm gốc
đặc biệt trong những trường hợp rủi ro mang tính thảm hoạ hoặc sự kiện bảo
hiểm xảy ra dồn dập. Từ đó giúp ổn định hoạt động kinh doanh của công ty.
Tăng nănglực cho các công ty bảo hiểm gốc để chấp nhận các dịch vụ,
giữ được khách hàng, từ đó nângcao uy tín cho công ty bảo hiểm gốc.
Công ty bảo hiểm gốc còn được hưởng một tỷ lệ hoa hồng nhất định từ
các nhà nhậntái bảo hiểm (chỉ áp dụng trong tái bảo hiểm theo tỷ lệ).
Ký kết hợp đồng được dễ dàng hơn, thời gian ngắn hơn.
Góp phần tăng thu ngân sách, ngoại tệ cho Nhà nước thông qua thuế do
các công ty bảo hiểm đóng góp. Đồng thời góp phần đảm bảo đời sống cán bộ,
công nhân viên của công ty bảo hiểm gốc. Do có tái bảo hiểm, các công ty bảo
hiểm gốc sẽ tránh khỏi phá sản trong trường hợp rủi ro xảy ra quá lớn qua đó có
tác dụng ổn định việc làm cũng như thu nhập của người lao động trong công ty
và cho cả công ty. Từ đó gián tiếp bảo vệ quyền lợi cho người tham gia.
Mặt khác tái bảo hiểm cũng góp phần tăng cường quan hệ kinh tế giữa các
nước. Nhà tái bảo hiểm có thể là công ty trong nước hoặc nước ngoài. Khi đó
hoạt động tái bảo hiểm sẽ diễn ra giữa nhiều tổ chức tái bảo hiểm của nhiều
quốc gia. Như vậy, một tổn hại có tính thảm hoạ ở một nước, qua tái bảo hiểm
3
sẽ được bù đắp từ những khoản tiền bồi thường mang tính quốc tế. Rủi ro được
phân tán trên phạm vi rộng, việc gánh chịu tổn thất trở nên dễ dàng hơn.
1.2 Bản chất và chức năngcủatái bảo hiểm.
Như đã phân tích ở trên, tái bảo hiểm là nghiệp vụ thông qua đó một công
ty bảo hiểm (công ty bảo hiểm gốc hay công ty nhượng tái bảo hiểm) chuyển
cho một hoặc nhiều công ty bảo hiểm khác (công ty nhậntái bảo hiểm) một
phần rủi ro đã nhận đối với một đối tượng bảo hiểm nhất định trên cơ sở chuyển
nhượng bớt một phần số phí bảo hiểm đã nhận.
Chính vì vậy bản chất củatái bảo hiểm có thể được xem như là một cơ
chế phân tán rủi ro giữa các nhà bảo hiểm với nhau trên cơ sở các hợp đồng.
Điều đó có nghĩa là các công ty bảo hiểm cũng muốn giảm bớt âu lo, tìm kiếm
sự an toàn cho sự tồn tạicủa chính họ bằng việc mua tái bảo hiểm. Trong cùng
một lúc dựa vào khả năngtài chính và mối quan hệ kinh doanh của họ trong thị
trường bảo hiểm. Từ góc độ kỹ thuật, hoạt động tái bảo hiểm cho phép các công
ty bảo hiểm phân tán bớt rủi ro cho các công ty bảo hiểm khác sau khi đã giữ lại
phần rủi ro có thể đảm nhận. Mặt khác, nhìn từ góc độ tài chính, khả năng giữ
lại củamột công ty bảo hiểm phụ thuộc rất nhiều vào sức mạnh tài chính của nó.
Phần vượt quá khả năng giữ lại đó cần phải được bù đắp, hỗ trợ của các công ty
nhận tái bảo hiểm.
Xuất phát từ bản chất trên mà khi xem xét chức năngcủatái bảo hiểm cần
phải được nhìn nhận dưới hai góc độ.
Dưới góc độ các công ty bảo hiểm: Chức năng đối với các công ty
nhượng tái bảo hiểm là loại trừ được những tổn thất lớn liên quan đến mình,
phân tán được giữa những tổn thất lớn và những tổn thất nhỏ theo một biên độ
đã dự kiến trước. Mặt khác tái bảo hiểm còn giúp cấu trúc được tỷ lệ phí giữ lại
và phí tái đi một cách hợp lý. Còn đối với các công ty tái bảo hiểm, tái bảo hiểm
có chức năng là mở rộng kinh doanh để tăng doanh thu và ngoại tệ từ các dịch
vụ nhận tái. Việc giúp ổn định kinh doanh cho công ty bảo hiểm gốc cũng chính
là giúp hoạt động kinh doanh của mình được ổn định.
4
Dưới góc độ Nhà nước: Bên cạnh việc tạo sự ổn định cho các công ty bảo
hiểm, tái bảo hiểm cũng gián tiếp giúp các doanh nghiệp, các cá nhân, các chủ
thể nền kinh tế tham gia bảo hiểm ổn định, hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó
đảm bảo ổn định và sự phát triển vững chắc cho nền kinh tế trong nước. Ngoài
ra, tái bảo hiểm cũng giữ Nhà nước đảm bảo chức năng đối ngoại trong các nền
kinh tế mở từ đó đảm bảo ổn định thu ngân sách và ngoại tệ.
1.3 Lịch sử phát triển củatái bảo hiểm.
Một điều có tính quy luật là kinh tế - xã hội càng phát triển, đời sống vật
chất và tinh thần của người dân càng cao thì nhu cầu về bảo hiểm càng lớn. Như
vậy, sự phát triển của bảo hiểm phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội. Trong
khi đó tái bảo hiểm lại là hoạt động gắn bó chặt chẽ với hoạt động kinh doanh
bảo hiểm, là một phần cơ bản trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Chính vì
vậy mà lịch sử phát triển củatái bảo hiểm không thể tách rời được với sự phát
triển kinh tế - xã hội ở mỗi thời kỳ. Theo đó, sơ lược phát triển củatái bảo hiểm
có thể được chia làm ba giai đoạn:
1.3.1 Giai đoạn đầu phát triển củatái bảo hiểm (từ giữa thế kỷ 17 đến giữa thế
kỷ 19).
Theo tài liệu mà các nhà nghiên cứu thu thập được cho đến nay có thể
khẳng định nước Ý là nước đầu tiên chứng kiến sự ra đời của dịch vụ tái bảo
hiểm. Bản thoả ước cổ nhất có tính chất pháp lý như một hợp đồng tái bảo hiểm
được ký kết vào năm 1370 nhằm đảm bảo cho chuyến hàng hoá vận chuyển trên
biển có hành trình từ Genés đến Bruges. Hợp đồng được ký kết giữa một bên hai
thương nhân hoạt động với tư cách là nhà tái bảo hiểm với một bên là đại diện
cho một nhà bảo hiểm. Sau này cùng với sự phát triển rộng rãi của những mối
quan hệ thương mại giữa các thành phố của nước Ý và giữa các nước Bắc Âu,
đặc biệt là nước Anh, dịch vụ tái bảo hiểm ngày càng có điều kiện phát triển.
Do đây là giai đoạn đầu của thị trường tái bảo hiểm nên mới được thực
hiện chủ yếu với các nghiệp vụ như hoả hoạn, hàng hải vànhân thọ. Và đặc
điểm chủ yếu củagiai đoạn này là hầu hết chỉ tái bảo hiểm trong nước với nhau
5
với hình thức tái bảo hiểm chủ yếu là tuỳ ý lựa chọn. Đồng bảo hiểm được áp
dụng nhiều hơn tái bảo hiểm. Ngoài ra quan hệ giữa công ty bảo hiểm gốc và
các nhà nhậntái bảo hiểm được thực hiện trên cơ sởpháp luật của quốc gia mà
công ty nhượng tái bảo hiểm tiến hành. Một đặc điểm nữa trong giai đoạn này là
phương pháptái bảo hiểm rất đơn giản, chủ yếu là tái bảo hiểm số thành và mức
dôi.
Tuy nhiên, sau đó đã xuất hiện nhiều vụ lạm dụng có tính chất con buôn
gây ra nhiều phản ứng chống lại bản chất củatái bảo hiểm. Đó là những trường
hợp mà các nhà tái bảo hiểm đã lợi dụng hình thức tái bảo hiểm để phân tán rủi
ro nhưng theo tỷ lệ phí thấp hơn nhiều so với phí bảo hiểm gốc để kiếm lời. Đây
là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự ra đời đạo luật cấm các hoạt động tái bảo
hiểm hàng hải ở nước Anh trong một thời gian dài từ 1746 – 1864. Đạo luật này
đã vô hình chung tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức Lloyd’s phát huy ảnh
hưởng của mình bằng cách đồng bảo hiểm và sau 1864 đã nghiễm nhiên trở
thành thị trường tái bảo hiểm quan trọng nhất thế giới.
1.3.2 Giai đoạn từ giữa thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20.
Giữa thế kỷ 19, nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa có những bước
phát triển vượt bậc nhờ việc ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa
học kỹ thuật vào sản xuất. Giao lưu hàng hoá giữa các nước ngày càng mở rộng,
tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường tái bảo hiểm trưởng thành và phát triển.
Nhiều tổ chức tái bảo hiểm chuyên nghiệp ra đời, mà đầu tiên phải kể đến là
nước Đức với công ty tái bảo hiểm Kohn thành lập năm 1846. Sau đó hàng loạt
các công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp có tên tuổi trên thị trường hiện nay cũng
được thành lập như công ty tái bảo hiểm Thuỵ Sĩ năm 1863, Công ty tái bảo
hiểm Luân Đôn năm 1869, Công ty tái bảo hiểm Munich năm 1880.
Có thể nói đây là giai đoạn tái bảo hiểm phát triển rộng khắp ở các thị
trường trên thế giới. Trong đó các nghiệp vụ thường áp dụng tái bảo hiểm nhiều
nhất là hàng không, kỹ thuật và dầu khí. Mặt khác quan hệ giữa các công ty
nhượng và các nhà tái bảo hiểm lúc này không chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc
6
gia mà đã mở rộng trên phạm vi toàn cầu. Mà thị trường Lloyd’s vẫn là trung
tâm thế giới về bảo hiểm vàtái bảo hiểm. Giai đoạn này cũng chứng kiến sự
xuất hiện đầy đủ tất cả các phương phápvà hình thức tái bảo hiểm.
Tuy nhiên với hai cuộc chiến tranh thế giới cùng với các cuộc khủng
hoảng kinh tế và lạm phát đã làm tổn hại lớn đến sự phát triển của ngành bảo
hiểm nói chung và ngành tái bảo hiểm nói riêng. Bị tổn hại nhiều nhât là các
công ty tái bảo hiểm của Đức. Các giới tư bản độc quyền đã lấy vốn và quĩ tiền
tệ bảo hiểm của các công ty bảo hiểm vàtái bảo hiểm để chi tiêu trong chiến
tranh. Chính vì vậy mà đến cuối giai đoạn này thị trường tái bảo hiểm thế giới bị
trầm lắng hẳn.
1.3.3 Giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc năm 1945 với thắng lợi thuộc về
Hồng quân Liên Xô và các nước đồng minh. Cục diện thế giới thay đổi: hệ
thống xã hội chủ nghĩa ra đời, phong trào giải phóng dân tộc của nhiều nước
thuộc địa giành thắng lợi, chủ nghĩa đế quốc lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế
mới…Tất cả đã tác động sâu sắc đến nền kinh tế nói chung, ngành bảo hiểm –
tái bảo hiểm nói riêng. Sự kiện này đã ảnh hưởng lớn đến chiều hướng phát triển
của tái bảo hiểm quốc tế. Các nước xã hội chủ nghĩa đã thực hiện nhiều biện
pháp mang tính độc quyền về tái bảo hiểm và hạn chế quan hệ với thị trường tái
bảo hiểm tư bản chủ nghĩa.
Tuy nhiên cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà qui mô sản xuất
kinh doanh ngày càng được mở rộng và những tài sản có giá trị lớn ngày càng
tăng. Những bất đồng trong chiến tranh ngày càng được đẩy lùi vào quá khứ làm
cho quan hệ quốc tế phát triển nhanh chóng và mang tính toàn cầu. Xã hội phát
triển, nhiều ngành nghề mới ra đời nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Mặt
khác mộtsố dịch vụ liên quan đến con người có giá cả ngày càng đắt đỏ. Đó là
những nguyên nhân chính giúp thị trường tái bảo hiểm thế giới giai đoạn này
phát triển nhanh nhất chưa từng thấy.
7
Đặc trưng chủ yếu của thị trường tái bảo hiểm giai đoạn này là thị trường
tái bảo hiểm đi theo xu hướng toàn cầu hoá. Các công ty tái bảo hiểm của CHLB
Đức đã phục hồi nhanh chóng, sớm khôi phục lại địa vị truyền thống của mình
và thiết lập các mối quan hệ quốc tế rộng rãi. Nhiều công ty tái bảo hiểm mới
được thành lập và ngày càng có nhiều công ty bảo hiểm tiến hành đồng thời dịch
vụ tái bảo hiểm đã khiến cho thị trường tái bảo hiểm trở nên cạnh tranh rất gay
gắt. Tuy nhiên tổng kết lại có thể thấy năm thị trường lớn nhất trên thế giới là
Mỹ, Nhật Bản, CHLB Đức, Anh, Phápvà năm thị trường mới nổi là Trung
Quốc, Brazin, Nga, Ấn Độ và Nam Phi. Mặt khác trong giai đoạn này các công
ty bảo hiểm gốc và các nhà tái bảo hiểm có quan hệ chặt chẽ theo kiểu song
phương và đa phương theo cấp quan hệ Chính phủ. Điển hình là sự ra đời của
các tập đoàn tái bảo hiểm như Tái bảo hiểm Châu Phi, Tái bảo hiểm Châu Á,
Tái bảo hiểm Asean…Các tập đoàn này vận hành dựa trên cơ sở nhượng bắt
buộc hay tự nguyện với nhau giữa các thành viên. Cuối cùng thị trường tái bảo
hiểm phát triển đã kéo theo sự phát triển của tất cả các hình thức và phương
pháp tái bảo hiểm đặc biệt là các công ty nhượng luôn muốn kết hợp nhiều
phương pháptái bảo hiểm với nhau để thực hiện phân tán rủi ro nhanh hơn, giúp
ổn định hơn trong hoạt động kinh doanh.
2. Các hình thức tái bảo hiểm
2.1 Tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn
Đây là hình thức tái bảo hiểm đơn giản và cổ điển nhất. Theo hình thức
này công ty nhượng có toàn quyền lựa chọn rủi ro cần phải tái bảo hiểm và
ngược lại nhà tái bảo hiểm có quyền chấp nhận hay từ chối rủi ro đó. Thông
thường mỗi loại rủi ro đem tái đi hoặc chấp nhận có thể hình thành một hợp
đồng tái bảo hiểm tách biệt.
a. Thủ tục tiến hành khi tái bảo hiểm theo hình thức này bao gồm các bước:
Trước hết công ty nhượng thông báo cho nhà tái bảo hiểm một dịch vụ
bảo hiểm nào đó với các rủi ro có liên quan dưới hình thức là phiếu đề nghị có
8
đầy đủ thông tin về số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm, phần giữ lại của công ty
nhượng, thủ tục phí tái bảo hiểm…
Khi nhận được phiếu này, nhà tái bảo hiểm nghiên cứu, xem xét và có
toàn quyền lựa chọn nhận toàn bộ hay một phần tỷ lệ nào đó trên cơ sở rủi ro
được đề nghị. Nếu chấp nhận, nhà tái bảo hiểm sẽ xác nhận phần tham gia của
mình bằng cách ghi trực tiếp vào phiếu đề nghịvà gửi lại cho công ty nhượng.
Tuy nhiên trước khi chính thức chấp nhận hay từ chối, nhà tái bảo hiểm có thể
yêu cầu biết thêm chi tiết khác để đánh giá rủi ro mà mình sẽ nhận như bản sao
hợp đồng bảo hiểm gốc, hoặc những chi tiết về định giá phí bảo hiểm…Và chỉ
khi nào nhận được thông báo chấp nhậncủa nhà tái bảo hiểm thì dịch vụ tái bảo
hiểm theo hình thức tuỳ ý lựa chọn mới coi như hoàn thành, trừ trường hợp có
sự thoả thuận khác giữa hai bên. Dịch vụ tái bảo hiểm này cũng sẽ tự động chấm
dứt hiệu lực nếu đến ngày mãn hạn của hợp đồng bảo hiểm gốc mà không có sự
tái tục hợp đồng; tuy nhiên dù hợp đồng bảo hiểm gốc có tái lập thì cũng không
có nghĩa là nhà tái bảo hiểm buộc phải tiếp tục nhận hợp đồng tái bảo hiểm cho
thời hạn kế tiếp, mà họ có quyền lựa chọn nhận hoặc từ chối không tham gia tiếp
nữa, trừ trường hợp có những giao kết nào khác.
b. Ưu điểm của hình thức này là:
- Giúp công ty nhượng đặc biệt là những công ty mới thành lập còn non
trẻ và ít kinh nghiệm có thể hoàn thành việc nhận bảo hiểm cho những đơn vị rủi
ro có giá trị lớn, vượt quá khả năngtài chính của họ bằng việc sử dụng chuyên
môn cũng như khả năngcủa thị trường tái bảo hiểm quốc tế.
- Giúp công ty nhượng cân đối được khả năngtài chính của mình bởi vì
họ rất chủ động tái đi những đơn vị rủi ro cần thiết, chủ động xác định mức giữ
lại hợp lý.
- Giúp công ty nhượng có thể loại bỏ được những rủi ro đặc biệt lớn hoặc
nguy hiểm mà khi xảy ra tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm có thể làm ảnh hưởng
đến kết quả kinh doanh của mình trong năm nghiệp vụ bảo hiểm riêng biệt nào
đó. Chẳng hạn như đối với các hợp đồng bảo hiểm cho những công trình lớn: đê
9
điều, tổ hợp công nghiệp, công trình liên doanh…là những đối tượng được bảo
hiểm có giá trị lớn với số tiền bảo hiểm tăng không ngừng, sự tập trung giá trị
của tài sản ngày càng tăng và kéo dài, thời gian bảo đảm ngày càng thịnh hành
bằng việc ghép các loại bảo hiểm với nhau như: bảo hiểm hoả hoạn, bảo hiểm
thiệt hại về lợi nhuận, khai thác do đó, buộc phải áp dụng hình thức tái bảo
hiểm tuỳ ý lựa chọn.
- Tạo điều kiện cho công ty nhượng có thể cải thiện vận may rủi trong
việc đạt được những lợi ích tối đa theo các điều kiện qui định trong các hợp
đồng tái bảo hiểm của họ (như điều kiện về chia lãi, thục tục phí tái bảo hiểm
theo thang luỹ tiến, thủ tục phí tái bảo hiểm theo lãi…). Bên cạnh đó, vận may
rủi được chia sẻ giữa các bên là hoàn toàn khách quan, không gò ép bởi vậy tạo
điều kiện quan hệ lâu dài giữa công ty nhượng vàtái bảo hiểm.
c. Nhược điểm của hình thức tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn:
- Do tiết lộ thông tin nên các nhà tái bảo hiểm có thể biết được chiến lược
cũng như mục tiêu kinh doanh, ý đồ của công ty nhượng. Điều này tạo sự bất lợi
trong kinh doanh.
- Không đảm bảo thời gian và sự chắc chắn trong việc phân tán rủi ro bảo
hiểm. Do đó công ty nhượng có thể sẽ mất cơ hội tranh thủ bảo hiểm hoặc
không có khả năng để nhận bảo hiểm cho rủi ro có giá trị lớn, hay ít nhất cũng
làm cho công ty nhượng mất uy tín vì sự chậm trễ trả lời người được bảo hiểm.
- Chi phí hành chính thủ tục giấy tờ tốn kém do phải thường xuyên đàm
phán tái lập lại hợp đồng trước khi quyết định ký kết hợp đồng bảo hiểm gốc với
khách hàng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh.
- Trong nhiều trường hợp hình thức tái bảo hiểm này chỉ được thực hiện
với mức phí cao hơn mức phí gốc hoặc buộc phải giảm bớt thủ tục phí tái bảo
hiểm. Ngoài ra khi thị trường tái bảo hiểm thế giới cung cầu đã bão hoà hay khả
năng tiếp nhận rủi ro của thị trường đã gần đạt tới mức tối đa, dày đặc…thì tái
bảo hiểm theo hình thức này sẽ rất bị hạn chế.
2.2 Tái bảo hiểm bắt buộc
10
[...]... thuộc vào các qui định của nội bộ giữa các công ty bảo hiểm chứ không lệ thuộc vào pháp luật Tuy nhiên, thông thường các công ty nhượng qui định từ 50 – 70 % số tiền bồi thường II NĂNGLỰCNHẬNTÁI BẢO HIỂM CỦA DNBH 1 .Năng lựcnhậntáiMột doanh nghiệp bảo hiểm muốn thu hút các công ty nhượng đến với mình thì nănglựcnhậntái là điều kiện quan trọng nhất Và có thể hiểu nănglựcnhậntái là khả năng của. .. lại của mình Nếu như có nhiều người nhậntái tham dự hợp đồng, trách nhiệm của những nhà nhậntái cũng được xếp thành các lớp Các lớp chính là mức nhậncủa mỗi nhà tái bảo hiểm, tương tự như trong tái bảo hiểm mức dôi, trách nhiệm bồi thường của các nhà nhậntái bảo cũng được xếp theo thứ tự lần lượt Các nhà nhậntáicủa lớp sau chỉ bồi thường nếu thiệt hại phải bồi thường vẫn tồn tại khi người nhận. .. năng tài chính của DNBH càng caovà ngược lại tỷ lệ này càng nhỏ thể hiện khả năngtài chính của DNBH này càng thấp 1.2 Khả năng thanh toán Một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự an toàn của DNBH là khả năng thanh toán Một DNBH được đánh giá là có nănglựcnhậntái khi luôn tiến hành bồi thường đầy đủ, nhanh chóng và kịp thời đối với dịch vụ bảo hiểm gốc cũng như đối với các hợp đồng nhậntái bảo hiểm... nhiệm của mình Chính vì vậy đặc điểm cơ bản của phương pháptái bảo hiểm vượt mức bồi thường là: Thứ nhất, quan hệ giữa các bên phải theo một trật nhất định không được thay đổi và mức bồi thường cao nhất của mỗi bên là cố định Thứ hai, mối quan hệ giữa công ty bảo hiểm gốc và các nhà nhậntái bảo hiểm theo phương pháp này chỉ thông qua số tiền bồi thường, không qua số tiền bảo hiểm Thứ ba, phí tái bảo... hồng tái bảo hiểm - thủ tục phí tái bảo hiểm a Khái niệm và đặc điểm Hoa hồng tái bảo hiểm là khoản tiền mà nhà tái bảo hiểm phải trả cho công ty nhượng khi nhà tái bảo hiểm tham gia nhận hợp đồng tái bảo hiểm với công ty nhượng Số tiền này bằng tỷ lệ phần trăm củasố phí tái bảo hiểm Hoa hồng tái bảo hiểm thường xuất hiện trong các dạng tái bảo hiểm theo tỷ lệ, rất hiếm khi xuất hiện trong các dạng tái. .. nhậntái là khả năngcủamột DNBH có thể chấp nhận các đơn vị rủi ro từ phía công ty nhượng, tối ưu hoá mức giữ lại trên cơ sở đánh giá rủi ro và tiềm lực của công ty trên thị trường Trước khi làm thủ tục nhượng tái bảo hiểm, các công ty này đều phải tiến hành một quá trình tìm hiểu kỹ lưỡng về nănglựcnhậntáicủa từng công ty tái trên thị trường, xem các công ty này có khả năng thanh toán bồi thường... bảo hiểm, số tiền bồi thường giữ lại của công ty nhượng rất nhỏ, còn của các nhà tái bảo hiểm đảm nhận rất lớn hoặc những trường hợp đột xuất như thảm hoạ, thiên tai, tai nạn thảm khốc mà các nhà tái bảo hiểm của các nước kiến nghị đề xuất Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường gồm: a Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường đảm bảo nghiệp vụ: Là một dạng tái bảo hiểm phi tỷ lệ trong đó mức tự bồi thường của công... ty bảo hiểm hàng đầu trong việc trao đổi dịch vụ nhậnvà 35 nhượng tái bảo hiểm thì chứng tỏ rằng đây là một doanh nghiệp có uy tín cao, và có thể đặt niềm tin vào họ khi chuyển nhượng tái bảo hiểm Bởi vì, khi chuyển nhượng tái bảo hiểm cho công ty tái, công ty nhượng luôn tin rằng đằng sau họ còn là những nhà tái bảo hiểm khác có năng lựctài chính cao trên thị trường, nên việc bồi thường khi tổn... rất khó thống nhất giữa các bên tham gia hợp đồng Có hai phương pháp cơ bản là: tái bảo hiểm số thành ( phân ngạch) vàtái bảo hiểm mức dôi (thặng dư vốn) 3.1.1 Tái bảo hiểm số thành: Theo phương pháp này, công ty nhượng giữ lại cho mình một tỷ lệ nhất định so với số tiền bảo hiểm, phần còn lại đem tái đi Chính vì vậy, phí bảo hiểm vàsố tiền bồi thường cũng được phân bổ giữa các bên theo tỷ lệ tương... giá nănglựcnhậntáicủamột doanh nghiệp bảo hiểm được các công ty nhượng lựa chọn? 1.1 Khả năngtài chính Cũng như các loại hình doanh nghiệp khác trên thị trường, để thành lập và tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp bảo hiểm đều phải có một số vốn nhất định Đảm bảo đủ vốn là vấn đề quan trọng để duy trì khả năngcủa doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện cam kết với bên mua bảo hiểm và . VỀ TÁI BẢO HIỂM
VÀ NĂNG LỰC NHẬN TÁI BẢO HIỂM
I. NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ TÁI BẢO HIỂM
1. Sự cần thiết và bản chất của tái bảo hiểm
1.1 Sự cần thiết của tái.
phương pháp cơ bản là: tái bảo hiểm số thành ( phân ngạch) và tái bảo hiểm mức
dôi (thặng dư vốn).
3.1.1 Tái bảo hiểm số thành:
Theo phương pháp này,