Một số kiến nghị đối với cơ quan chức năng của Nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý sử dụng hoá đơn tại Cục thuế Hà Tây (Trang 62)

3.3.1. Đối với luật doanh nghiệp

Ngày nay với những chính sách thông thoáng của Luật doanh nghiệp, cùng với công cuộc cải cách hàng chính của Nhà nước thì việc tiến hàng thành lập công ty của cá nhân có nhu cầu là thực sự dễ dàng, điều này đã tạo ra được những điều kiện thuận lợi cho giới đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Đi cùng với sự thông thoáng của luật doanh nghiệp thì cơ chế tự khai nộp của chính sách thuế đã thực sự nâng cao được ý thức, trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nứơc, tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực đó thì cũng có không ít những tiêu cực đang ngày càng xảy ra một cách dữ dội, đó chính là tình trạng thành lập doanh nghiệp ra nhưng không tiến hành sản xuất kinh doanh, mà để mua bán hoá đơn trái phép, hòng chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước. Bằng thủ đoạn thuê những người thất nghiệp, dân nhập cư kém hiểu biết, thậm chí cả những đối tượng có tiền án tiền sự… đứng tên đăng ký và làm chủ doanh nghiệp, nhiều công ty, doanh nghiệp “ma” đã ra đời, chúng nhanh chóng biến mất chỉ sau một hợp đồng ngoại thương và mang theo những khoản nợ thuế khổng lồ. Trên địa bàn tỉnh Hà Tây con số doanh nghiệp bỏ trốn mang theo hoá đơn trong hai năm vừa qua đã lên tới gần 300 doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động trong vòng 10 năm trở lại đây cũng lên tới gần 500 doanh nghiệp, còn trên địa bàn toàn quốc thì con số doanh nghiệp bỏ trốn đã lên tới hàng chục nghìn. Từ những số liệu như trên ta thấy rằng liệu có

phải tại chính sách Nhà nước ta quá ưu ái cho các nhà đầu tư hay không, mà việc thành lập doanh nghiệp và tiến hành hoạt động chỉ trong một sớm một chiều như vậy?

Đi tìm thực trạng cho vấn đề trên, chúng ta cần bắt đầu ngay từ khâu cấp giấy phép kinh doanh, việc xác nhận nhân thân, vốn kinh doanh tương ứng với ngành nghề đăng ký, chứng chỉ hành nghề của các đối tượng … thuộc thẩm quyền của Sở kế hoạch đầu tư, đã không thực sự được coi trọng. Đây thực sự là tình trạng thiếu ý thức trách nhiệm của những cán bộ làm công việc cấp giấy phép, chính tình trạng cấp giấy phép vô tội vạ như vậy đã là một điều kiện hết sức thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp “ma”. Việc quá dễ dãi trong công tác cấp giấy phép hoạt động kinh doanh như hiện nay, đã thực sự gây ra nhiều khó khăn cho công tác quản lý đối tượng của cơ quan thuế, tại điều 7 Nghi định số 02/2000/NĐ – CP có qui định: “đối với những công ty kinh doanh ngành nghề phải có vốn pháp định, thì phải có thêm xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc chứng chỉ hợp pháp chứng minh về số vốn của công ty…” hay tại điều 3 khoản 12 luật doanh nghiệp qui định đối với những công ty đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề của một trong những người lãnh đạo công ty, thì nhất thiết phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Như vậy trách nhiệm thẩm tra của cơ quan cấp giấy phép được thực hiện tới đâu, khi tình trạng doanh nghiệp “ma” vẫn tiếp tục phát triển như ngay nay.

Có lẽ để giải quyết cho vấn đề này, Nhà nước cần có những hướng dẫn bổ sung trách nhiệm cụ thể của cơ quan cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, đồng thời cho phép ngành thuế sau khi nhận hồ sơ của các tổ chức, cá nhân được phép kiểm tra sự tồn tại thực tế của đơn vị, các hợp đồng kinh tế, giấy chứng nhận sở hữu tài sản… để quyết định bán hoặc chưa bán hoá đơn lần đầu đối với các đối tượng có biểu hiện nghi vấn. Điều này nhằm tăng cường quyền hạn điều tra cho cơ quan thuế (hạn chế bớt việc phụ thuộc vào các cơ quan pháp luật, khi điều tra các vụ việc vi phạm pháp luật thuế)

Song song với nó thì có nên chăng Nhà nước cần tiến hành đưa ra những phương án điều chỉnh một số điểm trong quản lý hoạt động kinh doanh như:

- Qui định điều kiện của chủ doanh nghiệp khi cấp đăng ký kinh doanh - Qui định những điều kiện của kế toán trưởng trong doanh nghiệp

- Hạn chế quyền trong kinh doanh của các đối tượng đã vi phạm pháp luật doanh nghiệp như: bỏ kinh doanh bất hợp pháp, có hành vi lập doanh nghiệp “ma” để mua bán hoá đơn…

- Qui định về việc phối hợp giữa cơ quan thuế và sở kế hoạch đầu tư trong việc phối hợp quản lý đối tượng đăng ký kinh doanh, nhằm phát hiện kịp thời những đối tượng trong dạng nghi vấn.

3.3.2 Đối với luật hình sự

Trong Bộ luật hình sự cũng đã qui định khá rõ trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thuế, cũng như cơ quan công an, trong việc giải quyết các đối tượng vi phạm pháp luật thuế. Theo điều 161 Bộ luật hình sự qui định: “tội trốn thuế trên 50 triệu đồng thì sẽ bị xử lý hình sự…” nhưng trong thực tế đối tượng trốn thuế trên 50 triệu là rất nhiều, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp buôn bán hoá đơn bất hợp pháp. Khi cơ quan thuế phát hiện ra các đối tượng vi phạm pháp luật thuế, cơ quan thuế có thể truy thu thuế, sau đó có thể tiến hành phạt hành chính, trường hợp này nếu chuyển cho cơ quan công an để xử lý hình sự thì phải báo cáo Viện Kiểm sát để huỷ bỏ quyết định xử phạt của cơ quan thuế, thủ tục này phần nào ngăn cản tiến độ thực hiện nhiệm vụ của cơ quan công an bị chậm trễ hơn.

Trên địa bàn tỉnh Hà Tây, nhìn chung sự phối hợp giữa cơ quan thuế và cơ quan công an còn chậm, do các vụ việc vi phạm là khá phức tạp, xảy ra chủ yếu trên diện rộng, mất nhiều thời gian điều tra, xác minh. Nhiều trường hợp Cục thuế Hà Tây phát hiện ra những trường hợp vi phạm pháp luật thuế, nhưng vì vượt qúa thẩm quyền nên lại chuyển hồ sơ cho cơ quan công an, tuy nhiên sau khi tiến hành điều tra, do không có đủ yếu tố cấu thành tội phạm nên lại chuyển

hồ sơ lại cho cơ quan thuế xử lý hành chính, khi cơ quan thuế nhận lại hồ sơ thì đã hết thời hiệu xử lý hành chính.

Bên cạnh đó việc điều tra, xử lý các doanh nghiệp thành lập nhằm mục đích mua bán hoá đơn bất hợp pháp rồi bỏ trốn (theo điều 181 và 268 Bộ luật hình sự) hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, do số lượng hoá đơn các doanh nghiệp này tiêu thụ khá lơn, và trên địa bàn rộng, làm cho việc xác minh tốn nhiều kinh phí và thời gian. Do đó việc xác minh lại khoảng thời gian tối đa, nhằm phát hiện và xử lý đúng người đúng tội cần phải được cơ quan có chức năng xem xét, phân tích và đưa ra một cách phù hợp nhất với tình hình nước ta hiện nay.

Trường hợp các hoá đơn liên quan tới doanh nghiệp bỏ trốn, thì tạm thời không giải quyết khấu trừ thuế GTGT đầu vào và không tính chi phí đó vào giá trị tiền hàng và tiền thuế ghi trên đó, qúa trình này chưa được giải quyết dứt điểm, nhằm xác định tính hợp pháp của hoá đơn đó, điều này gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp khi có những hoạt động liên quan và cơ quan thuế khi quyết toán thuế.

Bởi những tồn tại như trên, đề nghị các cơ quan chức năng, các ngành Công an, Kiểm sát, Thuế nên có hướn dẫn thống nhất và nên tách riêng việc mua, bán hoá đơn để xử lý theo điều 181 hoặc 268, còn việc sử dụng hoá đơn của các doanh nghiệp nên tách ra để điểu tra riêng theo tội danh.

3.3.3 Đối với các văn bản pháp luật của Bộ Tài chính

Theo qui định tại điểm 1.10, mục VI, phần B, thông tư 120/2002 ngày 30/12/2002 về việc hoá đơn đã xé khỏi quyển, sau đó phát hiện sai phải huỷ bỏ, thì tổ chức, cá nhân phải lập biên bản, có chữ ký xác nhận của cả bên mua hàng và bên bán hàng, nếu là tổ chức thì phải có ký xác nhận (đóng dấu) của người đứng đầu tổ chức, bên mua hàng và cả bên bán hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về số hoá đơn bị huỷ bỏ đó. Phương pháp xử lý này có ưu điểm về việc viện dẫn những cơ sở pháp lý chặt chẽ hơn, qui trình thực hiện xử lý hoá đơn sẽ giúp cho công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh của cơ quan quản lý sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trong thực tế có những trường hợp không

tìm được bên mua hàng thì không thể thu hồi được hoá đơn đã viết sai để xuất hoá đơn khác. Cũng có thể xảy ra trường hợp bên mua không chịu thanh toán thêm số tiền thuế GTGT phát sinh do xác định sai thuế suất, hoặc bên mua không chịu lập biên bản xác nhận trả lại hóa đơn… những trường hợp như trên làm cho bên bán hàng không thể thu hồi lại được hoá đơn đã viết sai. Hoặc có thể xảy ra trường hợp bên mua đã kê khai hoàn thuế, thì công tác theo dõi thuyết minh của doanh nghiệp sẽ tốn nhiều công sức hơn. Như vậy các cơ quan chức năng cần xem xét thực tế này để đưa ra được những quyết định xử lý trường hợp này cho phù hợp, có nên chăng nên chuyển hướng giải quyết sang hình thức khi bên bán phát hiện ra hoá đơn đã sử dụng ghi sai thuế suất thì không cần thu hồi lại hoá đơn cũ mà chỉ cần xuất một hoá đơn mới điều chỉnh hoá đơn trước đây.Trong trường hợp này bên bán và bên mua sẽ lập một biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ số lượng, qui cách hàng hoá, mức giá tăng (giảm) theo hoá đơn bán hàng số, ký hiệu, ngày tháng, của hoá đơn, lý do tăng (giảm) giá, đồng thời bên bán lập một hoá đơn điều chỉnh, ghi rõ điều chỉnh cho hóa đơn bán hàng số, ký hiệu, ngày tháng. Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh lượng hàng hoá mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào… Việc xử lý theo hình thức này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cả bên mua và bên bán trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với Ngân sách, và khắc phục kịp thời những sai sót của doanh nghiệp trong việc áp dụng sai thuế suất. Trong trường hợp bên bán không thể thu hồi được hoá đơn đã viết sai, không thể thu hồi được tiền thuế GTGT của bên mua hàng, cơ sở kinh doanh vẫn chủ động kê khai nộp bổ sung phần thuế GTGT còn thiếu vào NSNN. Việc giải quyết theo hướng này cũng giúp cho bên mua hàng, đã thực hiện kê khai và hoàn thuế thì hồ sơ hoàn thuế sẽ không có thay đổi gì, việc xử lý đối với hoá đơn điều chỉnh có thể sẽ được tiến hành lập hồ sơ hoàn thuế vào lần sau.

KẾT LUẬN

Để làm tốt nhiệm vụ thu ngân sách của mình, ngành thuế đã thực sự cố gắng trong đổi mới chính sách, cũng như đổi mới trong công tác quản lý thu. Việc đưa ra hai luật thuế mới là thuế GTGT và thuế TNDN thay thế cho hai luật thuế cũ lá luật thuế Doanh thu và luật thuế Lợi tức vào cuộc sống, đã thực sự chứng tỏ bước trưởng thành của ngành thuế Việt Nam, cũng chính từ đây, qui trình quản lý thu thuế nói chung đòi hỏi phải thực hiện sâu sắc hơn, triệt để hơn. Hoà vào những mục đích chung đó, công tác quản lý sử dụng hoá đơn, một công việc khá quan trọng góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ thu cũng được ngành thuế ngày càng chú trọng, minh chứng cho điều này chính là sự ra đời của hàng loạt các Nghi định, Thông tư, Chỉ thị của Bộ Tài Chính, Tổng cục thuế và các cơ quan chức năng khác.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý sử dụng hoá đơn đối với nhiệm vụ thu, nên trong thời gian thực tập tại Cục thuế Hà Tây, cùng với những kiến thức thu được tại trường Đại học, qua một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, em đã hoàn thành được để tài: “Quản lý sử dụng hoá đơn tại Cục thuế tỉnh Hà Tây”. Những điểm đã làm được trong đề tài nghiên cứu này đó chính là tìm ra được những mặt đã làm được, những mặt còn tồn tại trong quá trình quản lý ấn chỉ thuế tại Cục thuế tỉnh Hà Tây, đồng thời đưa ra được một số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý sử dụng hoá đơn trên địa bàn tỉnh Hà Tây nói riêng và trên phạm vi toàn quốc nói chung.

Do khuôn khổ của để tài, kiến thức, trình độ hiểu biết, trình độ lý luận, cũng như thời gian làm đề tài là có hạn, nên không thể tránh được những khiếm khuyết trong nội dung của đề tài này, chính bởi như vậy nên em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô giáo, của các cán bộ ngành thuế để đề tài được hoàn chỉnh hơn.

Em cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn tới thầy giáo - Thạc sỹ Phan Hữu Nghị và các thầy cô giáo trong khoa Ngân hàng – Tài chính, cùng các cán bộ của Cục thuế Hà Tây nói chung, các cán bộ phòng quản lý ấn chỉ nói riêng, đã giúp đỡ em hoàn thành được đề tài này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nghị đinh số 89/2002/NĐ – CP của Chính Phủ ban hành ngày 7 tháng 11 năm 2002 qui định về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn.

2. Thông tư 120/2002/TT –BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2002 hướng dẫn thi hành Nghị định89/2002/ NĐ – CP của Chính phủ.

3. Quyết định 110/2002/QĐ – BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc sửa đổi bổ sung chế độ phát hành quản lý sử dụng hoá đơn bán hàng.

4. Thông tư 99/2003/TT – BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 23 tháng 10 năm 2003 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư 120/2002/TT –BTC ngày 30/12/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/2002/NĐ – CP của Chính Phủ ban hành ngày 7 tháng 11 năm 2002 qui định về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn.

4. Bộ luật hình sự - NXB Thống kê 5. Luật doanh nghiệp – NXB Thống kê

6. Những văn bản pháp luật mới về doanh nghiệp – NXB Thống kê 7. Tạp chí Thuế Nhà nước

8. Tạp chí thanh tra

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU...1

PHẦN NỘI DUNG...3

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOÁ ĐƠN VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG HOÁ ĐƠN...3

1.1 Lý luận chung về hoá đơn...3

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm...3

1.1.2 Các loại hoá đơn ...5

1.1.3 Hình thức của hoá đơn ...5

1.1.4 Vai trò của hoá đơn ...5

1.2 Sự cần thiết của công tác quản lý sử dụng hoá đơn ...7

1.2.1 Về phía Nhà nước...7

1.2.2 Về phía doanh nghiệp...8

1.3 Qui trình chung về công tác quản lý sử dụng hoá đơn ...10

1.3.1 Những qui định về đối tượng sử dụng hoá đơn ...10

1.3.2 Những qui định về in và phát hành hoá đơn ...10

1.3.3 Những qui định về sử dụng hoá đơn ...14

1.3.4 Những qui định về quản lý hoá đơn ...19

1.3.5 Những qui định về xử lý vi phạm...22

1.3.6 Thẩm quền về xử lý vi phạm hoá đơn ...24

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SỬ DỤNG HÓA ĐƠN TẠI CỤC THUẾ HÀ TÂY...26

2.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Hà Tây...26

2.2 Công tác quản lý thu thuế tại Cục thuế tỉnh Hà Tây...27

2.3 Thực trạng công tác quản lý sử dụng hóa đơn tại Cục thuế Hà Tây...29

2.3.1 Thực trạng công tác quản lý đối tượng sử dụng hóa đơn...29

Một phần của tài liệu Quản lý sử dụng hoá đơn tại Cục thuế Hà Tây (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w