Một số giải pháp nâng cao công tác quản lý sử dụng hoá đơn tại Cục thuế

Một phần của tài liệu Quản lý sử dụng hoá đơn tại Cục thuế Hà Tây (Trang 53 - 54)

chương trình hoạt động, nhằm thực hiện tốt công tác quản lý thu thuế, trong đó Banh lãnh đạo Cục thuế Hà Tây cũng rất chú trọng tới công tác quản lý hoá đơn, chứng từ thuế - khâu đầu tiên trong công tác quản lý thu.

Nhận thức được hóa đơn thuế là “linh hồn” của các luật thuế, do vậy khâu quản lý hoá đơn, chứng từ thuế được Cục thuế Hà Tây rất chú trọng và công tác quản lý này đã thực sự chuyển biến mạnh. Trong kế hoạch hoạt động của năm, Ban lãnh đạo Cục thuế Hà Tây đã chỉ đạo tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa cơ quan thuế với Sở kế hoạch đầu tư, trong việc cấp mã số thuế và theo dõi tình hình đối tượng thành lập mới, chủ trương 100% đối tượng thuộc diện sử dụng hoá đơn được cung cấp đầy đủ, kịp thời, giải quyết thủ tục cho phép các doanh nghiệp tự in hoá đơn một cách nhanh chóng nhất. Và hơn thế nữa, Ban lãnh đạo Cục thuế Hà Tây cũng đã xây dựng chủ trương đẩy mạnh hơn nữa sự phối kết hợp của các phòng thu, các Chi cục thuế thị xã, và các Chi cục thuế các huyện trong công tác quản lý hoá đơn, mục đích chung nhất đó là tạo mọi điều kiện cho các đối tượng sự dụng hoá đơn, biên lai, vé tem…Tăng cường công tác xác minh hoá đơn, thực hiện phối hợp chặt chẽ với các tỉnh bạn, qua đó có thể làm tốt công tác xử lý các đơn vị vi phạm chế độ sử dụng hoá đơn chứng từ. Bên cạnh đó Cục thuế cũng chủ trương tăng cường công tác phối hợp giữa cơ quan thuế với các cơ quan chức năng khác trên toàn tỉnh, điều này nhằm mục tiêu ngăn chặn tình hình vi phạm tình hình sử dụng hoá đơn trái phép trên địa bàn.

3.2 Một số giải pháp nâng cao công tác quản lý sử dụng hoá đơn tại Cục thuế Hà Tây thuế Hà Tây

3.2.1 Thực hiện tốt công tác quản lý đối tượng chịu thuế

Để thực hiện tốt qúa trình thu thuế nói chung và công tác quản lý sử dụng hoá đơn nói riêng, Cục thuế Hà Tây cần chú trọng tới của công tác quản lý đối tượng chịu thuế, nó là một khâu rất quan trọng. Trong quá trình quản lý đối tượng, cơ quan thuế cũng như các cơ quan chức năng khác phải tổ chức quản lý ngay từ khâu in cấp giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp, việc quản lý đối

tượng hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn, cơ quan thuế có thể thông qua công tác phân loại đối tượng để tổ chức quản lý, qua các tiêu thức phân loại như: loại hình doanh nghiệp, loại hình sản xuất, kinh doanh, tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, thông qua các loại báo cáo về thuế, tình hình sử dụng hoá đơn … để từ đó có thể dễ dàng phân loại ra được các đối tượng “tốt” và đối tượng “xấu”, từ đó có các biện pháp xử lý đối với các đối tượng “xấu” như: đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, bán với số lượng ít, tạm ngừng hoặc ngừng hẳn việc cấp bán hoá đơn, đối với doanh nghiệp ngừng kinh doanh, giải thể, hoặc nhiều tháng không kê khai nộp thuế, nộp báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn, cần tập trung xử lý dứt điểm. Đối với các doanh nghiệp xác định không còn tồn tại, không liên hệ được, cơ quan thuế cần hoàn tất thủ tục để ra thông báo bỏ trốn, định kỳ hàng tháng, bên thuế tổng hợp chuyển cơ quan công an tiến hành điều tra, đồng thời báo cáo chính quyền sở tại để có biện pháp hỗ trợ. Thông qua kiểm tra, xác minh nếu phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu buôn bán hoá đơn thì phải chuyển hồ sơ cho cơ quan công an để điều tra kết luận, đối với doanh nghiệp hàng tháng vẫn nộp tờ kê khai thuế và các doanh nghiệp từ các địa bàn khác chuyển sang, nhưng có dấu hiệu không bình thường thì cần tập trung, xác minh làm rõ, nếu có chứng cứ vi phạm thì dừng ngay việc cấp bán hoá đơn theo qui định.

Đối với các doanh nghiệp mới thành lập, mua hoá đơn lần 2 trong thời gian ngắn (5 ngày hoặc 10/lần) chưa đến kỳ kê khai thuế (doanh nghiệp mới thành lập mà ngay trong tháng đầu đã mua nhiều lần hoá đơn), trong trường hợp này khi bán hoá đơn, cơ quan thuế phải tổ chức kiểm tra đột xuất tình hình sử dụng hoá đơn mua lần đầu của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp thực hiện tốt qui định ghi và sử dụng hết quyển hoá đơn thì bán tiếp một quyển hoá đơn, đồng thời tổ chức ngay việc đối chiếu các hoá đơn đã sử dụng, nếu qua kiểm tra, đối chiếu, doanh nghiệp thực hiện không đúng qui định về việc quản lý sử dụng hoá đơn thì xử lý theo qui định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Quản lý sử dụng hoá đơn tại Cục thuế Hà Tây (Trang 53 - 54)