Khái quát về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Hà Tây

Một phần của tài liệu Quản lý sử dụng hoá đơn tại Cục thuế Hà Tây (Trang 26 - 27)

Hà Tây là một tỉnh nằm ở cửa ngõ phía tây của thủ đô Hà Nội, với diện tích đất tự nhiên vào khoảng 2.143 km2 và dân số xấp xỉ 3,3 triệu người. Toàn tỉnh có hai Thị xã là Hà Đông và Sơn Tây, cùng với 12 huyện đó là: Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín và Ứng Hòa, trong đó có 307 xã, phường, thị trấn.

Với vai trò là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội, tỉnh Hà Tây có lợi thế về giao thông, phát triển kinh tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tuy nhiên khó khăn cũng không nhỏ bởi còn là một tỉnh thuần nông, kinh tế chưa phát triển, hầu như vẫn còn nhận sự hỗ trợ của ngân sách Trung ương. Trong những năm gần đây khi cả nước nói chung và nền kinh tế tỉnh Hà Tây nói riêng đều bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ trong khu vực kéo dài, thiên tai, lụt lội liên tiếp xảy ra, đặc biệt là dịch cúm gà trong giai đoạn vừa qua đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình tăng trưởng kinh tế của cả nước nói chung và của tỉnh Hà Tây nói riêng. Tuy nhiên nền kinh tế của Hà Tây vẫn được đánh giá là một nền kinh tế tương đối ổn định, có sự tăng trưởng khá trong những năm vừa qua. Năm 2003 tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế tỉnh Hà Tây là 9,1%, đến năm 2004 tổng sản phẩm quốc nội tăng tăng 10,4%, các ngành sản xuất có những cải tiến và những sự chuyển biến rất tích cực, nền kinh tế của tỉnh theo đó cũng có sự thay đổi lớn. Năm 2005 là năm cuối cùng thực hiện nhiệm vụ 5 năm, trong điều kiện thuận lợi về kinh tế xã hội của tỉnh: Kinh tế tăng trưởng đạt 11,7%; Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 23%, Nông nghiệp tăng 3,3%, Du lịch dịch tăng 19,5%, Thương nghiệp tăng 18,2%, Cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng phát triển công nghiệp và các ngành Du lịch dịch vụ (Công nghiệp – Xây dựng 38,4%; Nông, lâm nghiệp 31,39%, Du lịch dịch vụ 30,21%); Tổng sản lượng

lương thực đạt trên 1.025 triệu tấn; Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 17%. Giá trị xuất khẩu đạt 80,5 triệu USD, giá trị nhập khẩu đạt 118.67 triệu USD; Bên cạnh đó số sản phẩm của những ngành công nghiệp cũng liên tục tăng, điển hình là sản phẩm xi măng thực hiện tăng 15%, gạch xây dựng các loại tăng 25%, bê tông thương phẩm tăng 53,2%...

Có thể nói rằng nền kinh tế Hà Tây sau gần 20 năm phấn đấu và trưởng thành, đang vươn mình trỗi dậy hòa mình vào sự phát triển kinh tế chung của cả nước, nó đã thực sự đóng góp cho sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam.

Một phần của tài liệu Quản lý sử dụng hoá đơn tại Cục thuế Hà Tây (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w