Thực trạng công tác quản lý sử dụng hóa đơn tại Cục thuế Hà Tây

Một phần của tài liệu Quản lý sử dụng hoá đơn tại Cục thuế Hà Tây (Trang 29)

2.3.1 Thực trạng công tác quản lý đối tượng sử dụng hóa đơn

Hà Tây là một tỉnh có nền kinh tế thuần nông, chưa phát triển, người dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề làm ruộng và những nghề thủ công nằm rải rác ở

khắp các huyện của tỉnh Hà Tây. Cùng với sự đổi mới của đất nước, nền kinh tế Hà Tây cũng dần khởi sắc, các thành phần kinh tế đang dần được rộng mở, bên cạnh các chính sách khuyến khích đầu tư của nhà nước, sự dễ dàng và thông thoáng của luật doanh nghiệp đã làm cho việc hình thành nên các công ty ngoài quốc doanh ngày càng trở nên dễ dàng, điều này làm cho các đối tượng sử dụng hóa đơn trên địa bàn cả nước nói chung và của địa bàn tỉnh Hà Tây nói riêng ngày càng tăng cao, điều này thể hiện qua các con số như sau:

Bảng 02: Tình hình đối tượng sử dụng hoá đơn trên địa bàn tỉnh Hà Tây

Đơn vị: Số đối tượng

Loại hình đối tượng Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

- Doanh nghiệp nhà nước

Trong đó: VP Cục trực tiếp quản lý

278 180 278 175 278 175 - Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Trong đó: VP Cục trực tiếp quản lý

1588 96 1985 135 2.495 142 - Doanh nghiệp có vốn ĐTNN 36 41 42 - Hộ kinh doanh cá thể 87 123 175 Tổng cộng 1.989 2.407 2.970

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của Cục thuế Hà Tây) Từ bảng tổng kết trên ta nhân thấy số lượng doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng lên một cách đáng kể, năm 2004 tăng 25% so với năm 2003, năm 2005 tăng 25,6% so với năm 2004. Thực tế này buộc Cục thuế tỉnh Hà Tây phải đặt ra những kế hoạch, những biện pháp thật thích hợp như: tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan cấp trên, tăng cường phối kết hợp với các cơ quan chức năng cùng cấp như: cơ quan công an, cơ quan quản lý thị trường, kho bạc nhà nước… để có thể quản lý tốt những đối tượng nộp thuế có sử dụng hóa đơn, đặc biệt đối với những doanh nghiệp mới đi vào hoạt động.

2.3.2 Thực trạng của công tác cấp bán hóa đơn

Quản lý thu nói chung và quản lý hóa đơn nói riêng, đều phải chú ý tới việc số lượng hóa đơn của đối tượng nộp thuế được phép sử dụng là bao nhiêu? Trong cả quá trình quản lý hóa đơn nói chung, công tác cấp bán hóa đơn là khâu

đầu tiên và là khâu then chốt, là cơ sở chính cho việc quản lý đối tượng sử dụng hóa đơn. Chính bởi lý do quan trọng của công tác cấp bán hóa đơn là như vậy nên trong quá trình quản lý sử dụng hóa đơn, ngành thuế phải thật chú trọng tới khâu này. Việc quản lý khâu bán hóa đơn không chỉ đơn thuần là quản lý việc xuất hóa đơn ra, quản lý thu nhập từ việc bán hóa đơn mà điều quan trọng nhất đó chính là làm thế nào để tính được chính xác lượng hóa đơn nhập vào, số lượng hóa đơn xuất cho các đơn vị là thích hợp nhất để trách những tình trạng sử dụng hóa đơn sai mục đích của đối tượng sử dụng hóa đơn. Đối với Cục thuế tỉnh Hà Tây, công tác cấp bán hóa đơn đã được rất chú trọng, lượng hóa đơn nhập về và cấp ra nhìn chung đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các đối tượng sản xuất kinh doanh. Thông qua số liệu được thống kế dưới đây, ta cũng phần nào thầy được công tác quản lý việc cấp bán của Cục thuế tỉnh Hà Tây.

Bảng 03: Tình hình nhập và xuất bán hóa đơn tại Cục thuế Hà Tây

Đơn vị: Số hóa đơn

Loại hóa đơn

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Cấp bán trong kỳ Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Cấp trong kỳ Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Cấp trong kỳ HĐ01- GTKT 8.500 1.135.000 1.129.500 14.000 1.175.000 1.168.200 20.800 1.250.000 1.200.000 HĐ02- GTTT 5.000 125.000 117.850 12.500 177.000 160.000 29.150 230.000 245.000 Loại khác 2.500 75.000 69.000 8.500 93.750 98.000 4.250 117.000 115.000 Tổng số 16.000 1.335.000 1.316.350 34.650 1.445.750 1.426.200 54.200 1.597.000 1.560.000

Nhìn vào bàng tổng kết số lượng hóa đơn đã được cấp bán trong các năm, ta nhận thấy rằng số lượng hóa đơn được sử dụng trên địa bàn tỉnh Hà Tây ngày càng ra tăng. Loại hóa đơn GTGT 3 liên (01- GTKT) đã được sử dụng ngày càng tăng, tỷ lệ sử dụng năm 2005 tăng 1,06 lần so với năm 2003, và tăng 1,03 lần so với năm 2004. Cũng tương tự như vậy, loại hóa đơn bán hàng thông thường sử dụng cho những đơn vị tính thuế theo phương pháp trực tiếp (HĐ02- GTTT) cũng đã tăng lên đáng kể, tỷ lệ sử dụng năm 2005 tăng lên 2,08 lần so với năm 2003 và tăng lên 1,53 lần so với năm 2004. Có thể nói rằng việc tăng lượng hóa đơn được sử dụng lên trong nền kinh tế càng chứng tỏ rằng số số lượng cũng như chất lượng các đơn vị thuộc diện chịu thuế đã ngày càng ra tăng, điều này thực sự là có lợi cho nền kinh tế của tỉnh Hà Tây nói riêng và nền kinh tế của cả nước nói chung.

Việc nhập và cấp bán hóa đơn của Cục thuế Hà Tây trong những năm vừa qua đã thực sự có những thay đổi, số lượng hóa đơn được bán ra ngày càng tăng lên đó là do chính sách khuyến khích đầu tư của Đảng và Nhà nước, cùng với sự thông thoáng của Luật Doanh nghiệp đã tạo điều kiện rất tốt cho thành phần kinh tế tư nhân- kinh tế ngoài quốc doanh phát triển. Tuy nhiên cũng chính bởi sự thông thoáng ấy mà đã có không ít những doanh nghiệp lập ra mà chúng ta đặt cho nó cái tên “ Doanh nghiệp ma”, mục đích chính của các doanh nghiệp này là mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, gây thất thu lớn cho NSNN. Chính bởi điều này nên đã gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý thu thuế của cơ quan thuế và công tác quản lý hóa đơn của bộ phận quản lý ấn chỉ.

Việc quản lý công tác cấp bán hóa đơn làm sao để đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu sử dụng hóa đơn trong nền kinh tế, đòi hỏi các cán bộ của ngành thuế nói chung và cán bộ ấn chỉ thuế nói riêng phải thực sự cố gắng nỗ lực trong công tác quản lý đối tượng chịu thuế, công tác lập kế hoạch nhập hóa đơn chứng từ từ Tổng Cục thuế. Ta có thể thông qua những căn cứ sau để có thể làm tốt công tác nhập hóa đơn:

- Căn cứ thứ nhất: Từ những số liệu thống kê từ những kỳ trước, phòng quản lý ấn chỉ sẽ căn cứ và tình hình sử dụng hóa đơn của các doanh nghiệp, từ đó ước định số lượng hóa đơn các doanh nghiệp có thể sử dụng trong năm.

- Căn cứ thứ hai: Hoàn toàn có thể dựa vào dự đoán về tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh, tốc độ tăng trưởng trong từng ngành nghề, từng lĩnh vực và cơ cấu vốn của từng loại hình sản xuất kinh doanh, qua đó có thể dự đoán được nhu cầu sử dụng hóa đơn trong năm.

Việc làm tốt công tác lập kế hoạch cho việc nhập hóa đơn sẽ giúp cho khâu bán hóa đơn luôn thuận lợi, đáp ứng nhanh chóng và đầy đủ hóa đơn cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng. Bên cạnh đó nó cũng giúp các Cục thuế có thể giải quyết nhanh chóng vấn đề thanh toán giữa Cục thuế với Tổng Cục thuế, giảm thiểu tối đa số nợ cuối kỳ do việc nhập quá nhiều hóa đơn.

Riêng đối với loại hóa đơn tự in, Cục thuế Hà Tây đang quản lý 45 đối tượng hầu hết đều là những doanh nghiệp lớn và có số lượng hóa đơn được sử dụng nhiều. Ta cũng có thể thể hịên điều này thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 04: Tình hình sử dụng hóa đơn tự in

Đơn vị: Số hóa đơn

Loại hóa đơn Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

HĐ01-GTKT 727.240 912.170 1.006.210

HĐ02- GTTT 90.500 120.000 200.000

(Nguồn: Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn Cục thuế Hà Tây)

Thông qua bảng số liệu trên ta có thể nhận thấy rằng, số lượng hóa đơn tự in đã tăng dần theo từng năm. Sở dĩ số lượng hóa đơn tự in là khá lớn, là bởi vì hầu hết các doanh nghiệp khi đăng ký tự in hóa đơn đều phải đảm bảo được các điều kiện như: tình hình sản xuất kinh doanh phải ổn định, có sự tăng trưởng mạnh trong nhiều năm, số lượng hóa đơn phải sử dụng đủ lớn trong tháng, đồng thời phải thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước.

Nhìn chung thông qua những số liệu đã được đưa ra ta nhận thấy rằng việc cấp bán hóa đơn tại Cục thuế Hà Tây cũng đang được thực hiện một cách tích cực nhất, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đối tượng nộp thuế cũng như là cơ

quan thực hiện nghĩa vụ thu thuế cho nhà nước, đồng thời cũng được thực hịên theo đúng những qui định về chế độ quản lý và sử dụng hóa đơn, Tuy nhiên do số lượng hóa đơn được sử dụng là rất lớn, số lượng đơn vị sử dụng hóa đơn cũng ngày càng lớn dần lên, bên cạnh đó số lượng cán bộ của phòng quản lý ấn chỉ lại có hạn, các chương trình quản lý ấn chỉ thông qua mạng máy tính mới được đưa vào áp dụng, nó vẫn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm, chính bởi như vậy nên công việc quản lý vẫn mang tính chất thủ công, kém hiệu quả. Với khối lượng công việc lớn như vậy, đòi hỏi trong thời gian tới Cục thuế Hà Tây phải tích cực phối hợp với Tổng cục thuế để hoàn thành chương trình quản lý ấn chỉ trên mạng máy tính, đồng thời tăng cường công tác sắp xếp cán bộ cho phù hợp vói công việc.

2.3.3 Thực trạng công tác quản lý sử dụng hóa đơn

Sau khi cấp bán cho hóa đơn cho các đối tượng sử dụng, cơ quan thuế vẫn phải thực hịên công tác quản lý việc sử dụng hóa đơn của đơn vị sử dụng, ngoài việc thực hiện kiểm tra các đơn vị sử dụng hóa đơn về việc lập hóa đơn, chứng từ theo đúng qui định của pháp luật, song song với nó cũng phải kiểm tra tình hình sử dụng hóa đơn thông qua các bảng kê bán ra và mua vào của từng doanh nghiệp. Việc tăng cường công tác kiểm tra quá trình sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế không những làm cho công tác lập kế hoạch nhập, xuất hóa đơn đạt hiệu quả mà còn giúp cho công tác thu thuế đạt đến sự chính xác và đầy đủ. Chính bởi tính quan trọng của công tác quản lý việc sừ dụng hóa đơn mà ngành thuế đã thực sự chú trọng tới công tác này, bởi việc sử dụng hóa đơn không đúng mục đích của các đối tượng chịu thuế chính là nguồn gốc của rất nhiều các hành vì vi phạm pháp luật, gây thất thu lớn cho NSNN, Cục thuế Hà Tây cũng đã đặc biệt chú trọng tới công tác quản lý này. Riêng trong năm 2004 Cục thuế Hà Tây đã lập biên bản 90 trường hợp vi phạm chế độ quyết toán hóa đơn, ra quyết định xử phạt 84 đơn vị với số tiền thu nộp vào NSNN là 70 triệu đồng, xử phạt 12 đơn vị vi phạm chế độ sử dụng hóa đơn, chứng từ, truy thu đến 751 triệu đồng cho NSNN. Trong năm 2005 số lượng các doanh nghiệp vi phạm pháp luật

về sử dụng hóa đơn có giảm đi, nhưng Cục thuế Hà Tây cũng đã phải ra quyết định xử phạt tới 65 doanh nghiệp vì đã vi phạm chế độ xử dụng hóa đơn chứng từ, thu nộp cho NSNN trên 600 triệu đồng.

Việc thông qua công tác kế toán ấn chỉ để quản lý ấn chỉ, đối với Cục thuế Hà Tây đã phần nào đáp ứng được nội dung của công việc quản lý sử dụng hóa đơn đòi hỏi. Bộ phận quản lý ấn chỉ đã thực hiện mở sổ sách kế toán ấn chỉ theo đúng qui định của Nhà nước, các loại sổ bao gồm:

- Sổ lĩnh thanh toán tiền và ấn chỉ (ST-10) - Sổ theo dõi ấn chỉ bán lấy tiền (ST- 11) - Sổ theo dõi tình hình ấn chỉ (ST- 12)

- Sổ theo dõi các tỏ chức, cá nhân mua hóa đơn (ST- 23) - Sổ theo dõi mất và xử lý mất hóa đơn (ST- 24)

- Sổ theo dõi các tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng hóa đơn tự in (ST- 25, ST-27)

Hàng tháng phải tổ chức tổng kết, quyết toán, đánh giá lại việc sử dụng hóa đơn của các đơn vị mà mình quản lý, đồng thời lập báo cáo lên Tổng cục thuế, qua đó phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm của các tổ chức, các cá nhân sử dụng hóa đơn, đồng thời tạo điều kiện cho việc ra quyết định xử phạt một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Kế toán ấn chỉ sẽ căn cứ vào những báo cáo của các đơn vị sử dụng hóa đơn, các Chi cục thuế trực thuộc để tổng hợp nên bảng tổng kết tình hình sử dụng hóa đơn cho từng quí và hàng năm. Số liệu thống kê được tại Cục thuế Hà Tây cho ta thấy được tình hình sử dụng hóa đơn tại Cục thuế Hà Tây như sau:

Bảng báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tại các đơn vị sản xuất kinh doanh do Cục thuế Hà Tây quản lý:

Bảng 05: Tình hình sử dụng hoá đơn của các đơn vị kinh doanh trên địa bàn tỉnh Hà Tây

Đơn vị: Số hóa đơn

Loại hóa đơn

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Số sử dụng Số xóa bỏ Số sử dụng Số xóa bỏ Số sử dụng Số xóa bỏ HĐ01- GTKT 1.856.740 750 2.080.370 860 2.178.257 760 HĐ02- GTTT 208.350 350 280.000 325 445.000 318 Loại khác 69.000 425 98.000 350 115.000 255

(Nguồn: Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn Cục thuế Hà Tây) Nhìn vào bảng số liệu trên ta nhận thấy rằng số lượng hóa đơn đã được sử dụng đã tăng lên đáng kể, đối với loại HĐ 01 – GTKT năm 2005 tăng 1,17 lần so với năm 2003 và tăng 1,04 lần so với năm 2004, đối với loại HĐ 02 – GTTT năm 2005 tăng 2.13 lần so với năm 2003 và tăng 1,59 lần so với năm 2004, bên cạnh đó số lượng những loại ấn chỉ khác cũng tăng lên đáng kể về số lượng sử dụng. Số lượng hoá đơn bị xoá bỏ cũng đã giảm đi khá nhiều do sự nhận thức được tầm quan trọng của công tác sử dụng hoá đơn.

2.3.4 Thực trạng công tác xử lý các vi phạm trong sử dụng hóa đơn.

Trong toàn bộ quá trình của công tác quản lý hóa đơn thì khâu tổ chức quản lý sử dụng hóa đơn là quan trọng nhất, tuy nhiên việc phát hiện ra những hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân mà không được xử lý một cách kịp thời, nhanh chóng và chính xác thì việc quản lý quá trình sử dụng hóa đơn hoàn toàn là vô nghĩa. Việc chú trọng tới công tác xử lý những đối tượng vi phạm vừa có tác dụng ngăn chặn, dăn đe các đối tượng, đồng thời có thể thu hồi lại được tiền thuế vi phạm của các đối tượng cho NSNN. Chính bởi vậy nên công tác xử lý vi phạm hóa đơn cũng được Cục thuế Hà Tây khá chú trọng.

Ngay sau khi hai luật thuế GTGT và thuế TNDN được chính thức áp dụng, nó đã mang lại thuận lợi cho cả đối tượng nộp thuế cũng như cơ quan thu thuế, số thuế thu được cho NSNN ngày càng tăng nhanh. Hai luật thuê mới này đã thực sự tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động một cách thuận lợi nhất; Luật thuế TNDN với 14 khoản mục chi phí được qui định một cách rõ ràng, cùng với thuế suất đã giảm so với thuế suất lợi tức trước đây đã làm cho việc tính thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp thực sự dễ dàng; Luật thuế GTGT, là một lọai thuế gián thu và thực sự rất khuyến khích được những người sản xuất kinh doanh, vì chính sách hoàn thuế đã giúp tăng cường sản xuất, khuyến khích xuất khẩu.

Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển

Một phần của tài liệu Quản lý sử dụng hoá đơn tại Cục thuế Hà Tây (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w