Trong quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế, cùng sự bùng nổ của khoa học và công nghệ, nhu cầu về vốn đầu tư ngày càng tăng cao
Trang 1LỜI CẢM ƠN!
Em xin chân thành cảm ơn Các thầy cô trong khoa Ngân Hàng Tài Chính, các
cô chú công tác tại phòng Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Cụcthuế TP Hà Nội, Các cô chú và anh chị làm việc tại thư viện Kinh tế Quốc dân vàthư viện Quốc gia đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em tìm hiểu và thu thập tài liệu.Đặc biệt là Thạc sĩ Đặng Anh Tuấn đã tận tình và hướng dẫn em trong suốt quátrình hoàn thành chuyên đề
Tuy nhiên do thời gian thực tập có hạn và trình độ của bản thân còn hạn chếnên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ýcủa các thầy cô và các bạn để chuyên đề đạt hoàn thiện hơn Một lần nữa em xinchân thành cảm ơn tới những người đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5/2006 Sinh viên: Trần Thị Hương Ngát
Trang 2PHẦN MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế, cùng sự bùng nổ của khoa học vàcông nghệ, nhu cầu về vốn đầu tư ngày càng tăng cao Đặc biệt đối với các nướcđang phát triển thì nhu cầu này càng rõ nét Nguồn vốn đầu tư phát triển xã hộiđược hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: ngân sách nhà nước, tín dụng nhànước, đầu tư trực tiếp nước ngoài… trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đónggóp một phần rất lớn vào tiến trình phát triển của đất nước
Nhận thức được vai trò quan trọng của đầu tư nước ngoài trong việc thúc đẩynền kinh tế, Luật đầu tư nước ngoài được ban hành năm 1987, đánh dấu hoạt độngđầu tư nước ngoài ở Việt Nam Từ khi có hoạt động đầu tư, nền kinh tế nước tathay đổi nhanh chóng, tăng trưởng kinh tế ngày càng tăng cao Cũng như các dòngvốn khác, dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam ngày càng nhiều với sự
ra đời của hàng loạt các doanh nghiêp có vốn đầu tư nước ngoài Hoạt động của cácdoanh nghiệp này góp phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế và nguồn thu ngânsách của đất nước
Tuy nhiên cùng với những thành tựu mà nhà đầu tư nước ngoài mang lại chonền kinh tế trong quá trình đầu tư tại Việt Nam, nhiều vấn đề phức tạp đã nảy sinh,trong đó có hành vi gian lận thuế Hành vi này tạo nên sự bất hợp lý, mất côngbằng trong môi trường kinh doanh giữa các doanh nghiệp, đồng thời gây thất thoátnguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý thuế Đặc biệt trong giai đoạn gần đây, nhu cầu vốn ngày càng lớn nhưng nguồnvốn đầu tư lại có xu hướng giảm Đây là một câu hỏi đặt ra đối với các nhà hoạchđịnh chính sách Chính vì vậy để vừa tạo ra một môi trường đầu tư thật hấp dẫn thuhút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời đảm bảo nguồn thu ngân sách nhànước, yêu cầu quản lý ngày càng trở nên cấp thiết, và vấn đề quản lý thuế là một tấtyếu Trong đó thuế thu nhập doanh nghiêp vẫn đang còn nhiều tranh luận trongcông tác quản lý thuế
Trang 3Nhận thức được tầm quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn của công tác quản
lý thuế nên đề tài: “Tăng cường hoạt động quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Cục thuế Hà Nội” được tác giả chọn làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
Mục đích của chuyên đề là
- Làm rõ công tác quản lý thuế nói chung và công tác quản lý thuế thu nhậpdoanh nghiệp nói riêng và đi sâu vào công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệptrong lĩnh vực đầu tư nước ngoài
- Đánh giá công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục thuế TP HàNội Nhận xét tình hình thực thi ngân sách của các doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài
- Đề xuất những giải pháp, kiến nghị cơ bản nhằm tăng cường hoạt động quản
lý thuế thu nhập doanh nghiệp trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của chuyên đề là hướng tới hoạt động quản
lý thuế thu nhập doanh nghiệp đặc biệt đi sâu vào lĩnh vực đầu tư nước ngoài tạiCục thuế TP Hà Nội
Phương pháp nghiên cứu
Trong chuyên đề sử dụng các phương pháp sau: phương pháp hệ thống,phương pháp phân tích - tổng hợp; phương pháp so sánh; phương pháp thống kê;phương pháp toán kinh tế - tài chính; trên cơ sở thu thập và sử dụng các tài liêu, sốliệu, biểu đồ làm căn cứ đề làm rõ vấn đề cần nghiên cứu
Trang 4 Kết cấu chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, chuyên đề được chia làm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về quản lý thuế và thuế thu nhâp doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng hoạt động quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Cục thuế TP Hà Nội.
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục thuế TP Hà Nội
Trang 5Mục lục
Trang
LỜI CẢM ƠN 1
PHẦN MỞ ĐẦU 2
MỤC LỤC 5
CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 8
Chương 1: Tổng quan về quản lý thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp 9
1.1.Lý luận chung về quản lý thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp 9
1.1.1.Mục tiêu và các nguyên tắc của quản lý thuế 9
1.1.2.Nội dung của quản lý thuế 10
1.1.2.1.Lựa chọn và ban hành hệ thống các luật thuế 10
1.1.2.2.Tổ chức thực hiện các luật thuế 12
1.1.2.3.Thanh tra thuế 17
1.1.3.Tổ chức quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp 22
1.1.3.1 Đối với cơ quan thuế 22
1.1.3.2 Đối với cơ sở nộp thuế 23
1.1.3.3.Miễn, giảm thuế, hoàn thuế, xử lý vi phạm và khiếu nại thuế thu nhập doanh nghiệp 25
1.2.Quản lý thuế đối với hoạt động đầu tư nước ngoài 26
1.2.1.Khái niệm, bản chất và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 26
1.2.1.1.Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài 26
1.2.1.2.Bản chất và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 28
1.2.2.Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế 30
1.2.2.1 Đối với nước tiếp nhận đầu tư 30
Trang 61.2.2.2 Đối với nước đi đầu tư 34
1.2.3.Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 35
1.2.3.1.Sự cần thiết của hoạt động quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 35
1.2.3.2.Nội dung của hoạt động quản lý thuế trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài 36
Chương 2: Thực trạng hoạt động quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Cục thuế TP Hà Nội.42 2.1.Thực trạng hoạt động và thực thi ngân sách của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 42
2.2.Thực trạng hoạt động quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Cục thuế TP Hà Nội 49
2.3 Đánh giá hoạt động quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Cục thuế TP Hà Nội 56
2.3.1.Những thành tựu về công tác quản lý thuế trong thời gian qua 56
2.3.2.Những hạn chế trong công tác quản lý thuế 61
2.3.3.Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý thuế 65
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Cục thuế TP Hà Nội 69
3.1.Sự cần thiết phải hoàn thiện hoạt động quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 69
3.2.Giải pháp hoàn thiện hoạt động quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Cục thuế TP Hà Nội 70
3.2.1.Hiện đại hóa công tác tuyên truyền và hỗ trợ đối tượng nộp thuế 70
3.2.2.Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ 73
Trang 73.2.3 Đẩy mạnh công tác thanh tra thuế 75
3.2.4.Hiện đại hóa công tác thu nợ và cưỡng chế thuế 75
3.2.5.Giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế 78
3.3.Kiến nghị 80
3.3.1.Mở rộng việc nối mạng giữa Cơ quan thuế - Tài chính - Kho bạc tới tất cả các cấp 80
3.3.2.Hoàn thiện chính sách thuế để tăng tính trung lập của thuế nhằm khuyến khích và thu hút nhà đầu tư nước ngoài 81
3.3.3.Luật hóa dịch vụ tư vấn thuế 82
3.3.4.Kiến nghị cần có những quy định chặt chẽ hơn trong thanh toán để giảm thiểu những khó khăn đối với công tác quản lý trong cơ chế sử dụng tiền mặt 84
3.3.5.Cần hoàn thiện nhanh dự án luật thuế mới để đưa vào áp dụng 85
KẾT LUẬN 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
Trang 8SXKD : Sản xuất kinh doanh
TNDN : Thu nhập doanh nghiệp
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
Trang 9CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ THUẾ VÀ THUẾ
THU NHẬP DOANH NGHIỆP
1.1 Lý luận chung về quản lý thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp
1.1.1 Mục tiêu và các nguyên tắc của quản lý thuế
Là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý tài chính Nhànước, quản lý thuế không thể tách rời quản lý Nhà nước về kinh tế nói riêng
Công tác quản lý thuế trong nền kinh tế quốc dân nhằm đạt được các mục tiêu
số thu của NSNN trong tương lai, trong công tác quản lý thuế cũng cần chú ý duytrì và phát triển các cơ sở tạo ra nguồn thu thuế
+ Phát huy tốt nhất vai trò của thuế trong nền kinh tế
Vai trò của thuế mang tính toàn diện trên nhiều lĩnh vực Song, những vai trò
đó không mang tính khách quan, mà nó là kết quả của những tác động từ phía conngười Những tác động này được thực hiện thông qua những nội dung, những côngviệc cụ thể của công tác quản lý thuế
+ Tăng cường ý thức chấp hành pháp luật cho các tổ chức kinh tế và dân cư
Trang 10Trong cơ chế kinh tế thị trường, Nhà nước thông qua công cụ pháp luật đểthực hiện sự tác động của các tổ chức kinh tế và dân cư sẽ có ảnh hưởng không nhỏđến việc thực hiện những tác động của Nhà nước đến nền kinh tế Qua công tác tổchức thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các luật thuế cùng với việctăng cường tính pháp chế của các luật thuế, ý thức chấp hành các luật thuế đượcnâng cao, từ đó tạo thói quen “Sống và làm việc theo pháp luật” trong mọi tầng lớpdân cư.
Để đạt đươc các mục tiêu trên đây, công tác quản lý thuế cần tuân thủ một sốnguyên tắc cơ bản sau đây:
- Nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Nguyên tắc công khai.
- Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả
1.1.2 Nội dung của quản lý thuế
Là một nội dung của quản lý tài chính Nhà nước, quản lý thuế cần phải đượcxem xét và nhìn nhận ở tầm vĩ mô, nó phải bao gồm toàn bộ những công việc thuộccác lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp về thuế Tức là bao gồm các công việc:
+ Lựa chọn và ban hành hệ thống các luật thuế.
+ Tổ chức thực hiện các luật thuế.
+ Thanh tra thuế.
1.1.2.1 Lựa chọn và ban hành hệ thống các luật thuế
+ Những căn cứ cho việc lựa chọn và ban hành hệ thống các luật thuế
Thực tế ở các nước trên thế giới cho thấy: trong hệ thống luật thuế của mỗinước bao giờ cũng gồm nhiều sắc thuế khác nhau Việc quyết định lựa chọn và ápdụng những sắc thuế nào trong nền kinh tế? Nội dung của từng sắc thuế đó đượcxây dựng ra sao phải dựa trên các căn cứ sau đây:
Trang 11- Tình hình kinh tế của quốc gia trong từng thời kỳ, như thu nhập bìnhquân trên đầu người, cơ cấu kinh tế, các chủ trương, chính sách về quản lý kinh tếcủa Nhà nước.
- Các vấn đề xã hội, như phong tục tập quán của mỗi quốc gia, kết cấugiai cấp, đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của cộng đồng dân cư ở quốc gia đó.Ngoài ra trong điều kiện của một nền kinh tế mở cửa và hội nhập, bên cạnhcác vấn đề kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia, khi xây dựng một hệ thống thuế, cũngcần phải xem xét đến các vấn đề của kinh tế thế giới và khu vực
+ Những yêu cầu cơ bản của hệ thống luật thuế
Để đảm bảo phát huy tốt nhất vai trò của công cụ thuế trong nền kinh tế, hệthống thuế phải đảm bảo được các yêu cầu cơ bản sau:
Một là: Hệ thống thuế phải bao quát hết được các nguồn thu phát sinh trong
nền kinh tế
Việc bao quát các nguồn thu của thúê được thể hiện trước hết là bao quát về sốlượng các cơ sở, các hoạt động, số người trong diện điều tiết của thuế Thứ đến,thuế phải bao quát hết được về nội dung và qui mô của các khoản thu nhập cần điềutiết
Quán triệt yêu cầu này, một mặt nhằm đảm bảo tập trung tối đa mọi nguồn thu
có thể vào NSNN; mặt khác đảm bảo sự bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụthuế
Hai là: Hệ thống thuế nói chung và từng sắc thuế nói riêng phải đảm bảo tính
công bằng.Theo các nhà kinh tế, tính công bằng trong luật thuế cần phải được xemxét là sự công bằng theo chiều ngang và công bằng theo chiều dọc
- Công bằng theo chiều ngang: những người có cùng điều kiện như nhau(thường được xem là có cùng thu nhập như nhau) phải được đối xử như nhau trênlĩnh vực thuế, tức là phải nộp thuế giống nhau
Trang 12- Công bằng theo chiều dọc: những người có khả năng kinh tế và có thunhập cao phải nộp thuế nhiều hơn người không có khả năng kinh tế và thu nhậpthâp Mức thu nhập càng tăng thì mức thuế phải nộp càng cao.
Ba là: Nội dung của từng sắc thuế phải đảm bảo tính đơn giản, dễ thực hiện và
dễ kiểm tra
Nộp thuế cho Nhà nước là nghĩa vụ của các đơn vị kinh tế và các cá nhân.Song để cho các đối tượng nộp thuế tự giác chấp hành nghĩa vụ cua của mình, thìbản thân họ phải hiểu rõ về luật thuế đó, phải tự tính ra được số thuế mà họ phảinộp Muốn vậy, nội dung của từng sắc thuế phải đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu và mangtính phổ thông, phù hợp với trình độ chung của cả người nộp thuế và người quản lýthuế Quán triệt yêu cầu này còn góp phần làm giảm những chi phí hành chính cho
hệ thống thuế
1.1.2.2 Tổ chức thực hiện các luật thuế
Trên cơ sở đã được cơ quan quyền lực Nhà nước phê chuẩn và ban hành, cácluật thuế được đưa vào áp dụng trong thực tế Có thể nói, đây là khâu đóng vai tròquyết định hiệu quả của việc sử dụng công cụ thuế
Nội dung các công việc liên quan đến công tác tổ chức thực hiện các luật thuếbao gồm:
+ Tuyên truyền phổ biến các luật thuế
Việc tập huấn một sắc thuế nào đó cho các cán bộ trong hệ thống hành thuthường được tiến hành ngay sau khi Nhà nước có ban hành một luật thuế mới, hoặc
có những thay đổi, bổ sung một luật thuế nào đó Nhưng công tác tuyên truyền, phổbiến về nghĩa vụ thuế và nội dung của các chính sách thuế đến mọi tầng lớp dân cưphải được tiến hành đều đặn, thường xuyên
Về phương thức tuyên truyền: có thể qua các phương tiện thông tin đại chúng,phát hành các ấn phẩm, tờ rơi, áp phích
+ Tổ chức quản lý thu thuế
Trang 13- Quản lý đối tượng nộp thuếHàng năm, trên cơ sở đăng ký kinh doanh của các đối tượng sản xuất kinhdoanh, cơ quan thuế phải tiến hành đăng ký đối tượng nộp thuế, trên cơ sở đó sẽquản lý và thu thuế đối với đối tượng này Có hai phương thức đăng ký đối tượngnộp thuế thường được áp dụng:
Đây là phương thức quản lý hiện đại đang được áp dụng ở nhiều nước trên thếgiới Phương thức này giúp tiết kiệm được chi phí quản lý thuế Đặc biệt vớiphương thức này, cơ quan thuế có thể nhanh chóng, dễ dàng phát hiện được cáctrường hợp gian lận thuế, ngay cả khi số lượng đối tượng nộp thuế tăng lên rất lớn
- Xây dựng và lựa chọn qui trình quản lý thu thuếQui trình quản lý thu thuế phản ánh trình tự các bước công việc phải làmnhằm tập trung đầy đủ, kịp thời số thu thuế vào NSNN
Trang 14Có hai dạng qui trình quản lý thu thuế khác nhau như sau:
Cơ quan thuế tính và thông báo số thuế phải nộp
Định kỳ theo thời gian hoặc theo chuyến hàng, trên cơ sở những qui địnhtrong các luật thuế và hoạt động sản xuất kinh doanh, các đối tượng nộp thuế phải
kê khai và nộp thuế và nộp tờ khai cho cơ quan thuế Cơ quan thuế nhận tờ khai,kiểm tra tờ khai và tính thuế, sau đó ra thông báo số thuế phải nộp và gửi cho đốitượng nộp thuế Trong khoảng thời hạn theo thông báo, đối tượng nộp thuế phải cótrách nhiệm nộp đầy đủ số thuế theo thông báo vào kho bạc Nhà nước
Với phương thức này, sẽ đảm bảo được việc tính toán chính xác số thuế phảinộp của các đối tượng Tuy nhiên, khối lượng công việc mà các cơ quan thuế phảiđảm nhận sẽ rất nhiều và phức tạp, đặc biệt khi số lượng đối tượng nộp thuế lớn,mỗi đối tượng lại phải nộp nhiều loại thuế khác nhau Do vậy, khó có điều kiện đểtính giảm biên chế của bộ máy ngành thuế
Đối tượng nộp thuế tự kê khai, tự tính thuế và nộp thuế.Khác với qui trình trên đây, định kỳ theo thời gian hoặc theo chuyến hàng, cácđối tượng nộp thuế tự kê khai, tính và nộp thuế vào KBNN Với phương thức này,nhiệm vụ của cơ quan thuế sẽ đơn giản hơn nhiều Tuy nhiên, phương thức này sẽchỉ mang lại kết quả tốt khi mọi người đã nắm vững và tự giác chấp hành nghĩa vụthuế của mính, đồng thời tính pháp lý của các luật thuế cao và công tác kiểm tra,thanh tra được thực hiện thường xuyên, có hiệu quả,
Phương thức này hiện đang áp dụng phổ biến trong các nước có nền kinh tếthị trường phát triển
- Tính thuếTuỳ theo từng loại thuế và tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh của đốitượng nộp thuế, việc tính số thuế phải nộp của các đối tượng có thể được thực hiệntheo các phương pháp sau đây:
Trang 15 Phương pháp tính theo thuế khoán:
Dựa trên cơ sở các yếu tố khách quan do người sản xuất kinh doanh (ngườinộp thuế) cung cấp và trên cơ sở các biện pháp kiểm tra của cán bộ thuế, cơ quanthuế ấn định một mức doanh thu cụ thể Doanh thu này sẽ được cố định trong mộtthời gian nhât định Trong khoảng thời gian đó, số thuế mà cơ sở phải nộp đượctính trên doanh thu ấn định này, mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của
cơ sở có thế có những biến động
Phương pháp này có tác dụng giúp cho người nộp thuế biết trước được số thuế
mà họ phải nộp hàng tháng, hàng năm, từ đó giúp họ chủ động bố trí kế hoạch sảnxuất, kế hoạch tài chính của mình Đồng thời, khuyến khích, các đơn vị sản xuấtkinh doanh phấn đấu mở rộng sản xuất, tăng doanh thu thực tế trong thời gian ổnđịnh doanh thu Đối với cơ quan thuế, phương pháp naỳ cũng giúp họ giảm nhẹcông việc và đơn giản trong công tác quản lý thu thuế Tuy nhiên, trong điều kiệnhoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở phát triển nhanh, thúê khoán khôngbao quát hết được các nguồn thu phát sinh, tác dụng của các chính sách thuế khoántrong việc tập trung thu nhập vào ngân sách nhà nước bị hạn chế Trên thực tế,phương pháp này chỉ được áp dụng với các hộ kinh doanh nhỏ, chưa có điều kiện
để thực hiện chế độ thông kê - kế toán
Trang 16 Phương pháp tính thuế theo kê khai thực tế:
Theo phương pháp này, việc tính thuế dựa trên tờ khai với các số liệu thực tế
về tình hình sản xuất kinh doanh của cơ sở
Phương pháp này khá phức tạp trong việc tính toán, quản lý và theo dõi,nhưng lại đảm bảo tập trung được đầy đủ số thu vào NSNN Tuy nhiên, để đạtđược kết quả đó, cơ quan thuế cần kiểm tra các tờ khai, đối chiếu tờ khai với sổsách kế toán và các chứng từ gốc, với thực tế sản xuất kinh doanh của cơ sở, kịpthời phát hiện và xử lý nghiêm minh những trường hợp gian lận trong kê khai thuế.Muốn vậy, cần phải có những qui định rõ ràng về việc quản lý và sử dụng chứng
từ, hoá đơn, sổ sách kế toán theo hệ thống tài khoản hoàn chỉnh, hiện đại hoá côngtác quản lý thuế
- Tổ chức thu nộp tiền thuế Các cá nhân, các đơn vị sản xuất kinh doanh nộp thuế cho Nhà nước qua cáchình thức:
Nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước
Hình thức này được áp dụng phổ biến hiện nay Với hình thức này, người nộpthuế trực tiếp nộp vào KBNN, bằng tiền hoặc bằng chuyển khoản qua ngân hàng
Do đó khắc phục được tình trạng chiếm dụng, xâm chiếm tiền thuế của Nhà nước.Tuy vậy, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa kho bạc, ngân hàng
và cơ quan thuế trong kiểm soát thu ngân sách Nhà nước, phải có một quy chế chặtchẽ trong việc luân chuyển chứng từ giữa ba cơ quan này nhằm đảm bảo cho việckiểm tra, đôn đốc các đối tượng nộp thuế thực hiện đúng, đủ và kịp thời nghĩa vụthuế đối với Nhà nước
Nộp bằng tiền mặt qua cơ quan thuế
Đối với số ít các đối tượng buôn bán không có cơ sở ổn định (buôn chuyến),các hộ kinh doanh nhỏ, phân tán, số tiền thếu phải nộp ít và những trường hợpkhông có điều kiện nộp trực tiếp vào KBNN, cán bộ thuế thu trực tiếp từ các đốitượng nộp thuế, sau đó họ nộp tiền thuế thu được vào Kho bạc Nhà nước
Trang 17Tuy nhiên, hình thức này cũng tồn tại một số nhược điểm như: Bộ máy thuthuế cồng kềnh, dễ xuất hiện tình trạng tham ô, chiếm dụng tiền thuế của Nhànước.
1.1.2.3 Thanh tra thuế
+ Mục đích, yêu cầu của thanh tra thuế
Là một trong những nội dung quan trọng của quản lý thuế, thanh tra thuế đượcthực hiện, trước hết , bởi hệ thống thuế các cơ quan thanh tra chuyên ngành vềthuế Ngoài ra thanh tra thuế còn được thực hiện bởi sự phối hợp của các cơ quanchức năng có liên quan
Đối tượng của thanh tra thuế là các tổ chức kinh tế và cá nhân có nghĩa vụ nộpthuế cho Nhà nước và chính bản thân các đơn vị thuộc ngành thuế
Mặc dù qui mô và tính chất của các cuộc thanh tra thuế không giống nhau,nhưng nhìn chung, thanh tra thuế đều nhằm hướng vào các mục đích chủ yếu sauđây:
- Phát hiện để từ đó có biện pháp xử lý kịp thời các trường hợp viphạm pháp luật thuế, như khai man, trốn thuế, nợ đọng thuế, chiếm dụng tiền thuế,nhằm hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng thất thu thuế cho nhà nước
- Đảm bảo nâng có ý thức chấp hành pháp luật thuế cho các đốitượng nộp thuế và cho người thi hành công vụ trong ngành thuế
- Phát hiện những nội dung không phù hợp trong các văn bản phápuqui về thuế với thực tiễn đời sông, kinh tế, xã hội của đât nước, những điểmkhông hợp lý về công tác tổ chức hệ thống bộ máy ngành thuế, về các vấn đềnghiệp vụ của công tác hành thu, từ đó kiến nghị các cơ quan chức năng sửa đổi, bổsung kịp thời để không ngừng hoàn thiện hệ thống thuế
Để đạt được các mục đích trên đây, công tác thanh tra thuế phải quán triệt một
số các yêu cầu cơ bản sau đây:
Trang 18- Phải đảm bảo tính khách quan, trung thực trong việc xem xét các
sự việc và đưa ra các kết luận sau những cuộc thanh tra Người làm thanh tra tuyệtnhiên không được lồng tư tưởng cá nhân, phiến diện, không bị một sức ép quyềnlực nào khi xem xét, giải quyết các sự vụ trong thanh tra
- Thanh tra thuế, nhất thiết phải dựa trên tư tưởng pháp trị, có nghĩa
là mọi cuộc thanh tra thuế đều phải dựa trên cơ sở các văn bản pháp quy của nhànước, lấy đó làm chuẩn mực cho việc đánh giá, suy xét các sự kiện, các vụ việcđược thanh tra
- Các cuộc thanh tra phải đảm bảo tính chính xác, rõ ràng trong cáckết luận về vụ việc thanh tra
+ Nội dung thanh tra thuế
Nội dung thanh tra thuế đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân là đối tượngnộp thuế, có những điểm khác biệt nhất định với nội dung thanh tra đối với các tổchức được giao nhiệm vụ làm công tác quản lý, thu thuế
- Đối với các tổ chức và cá nhân là đối tượng nộp thuếNội dung thanh tra đối với đối tượng nộp thuế tập trung vào các vấn đề cơ bảnsau đây:
Thanh tra việc chấp hành những qui định về đăng ký, kêkhai nộp thuế
Việc đăng ký kinh doanh, kê khai nộp thuế, trước hết là trách nhiệm của các tổchức kinh tế và cá nhân có thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh Tuỳ theotừng luật thuế mà có những yêu cầu khác nhau về các tiêu thức kê khai cụ thể.Song nhìn chung, các tiêu thức chủ yếu mà các đối tượng nộp phải kê khai là:
Kê khai về địa điểm, tính chất ngành nghề, mặt hàng kinh doanh
Kê khai về tình hình vốn liếng, tài sản, lao động, doanh số, chi phí sản xuấtkinh doanh của đơn vị
Kê khai việc sử dụng hình thức sổ sách kế toán
Trang 19Nhiệm vụ của thanh tra thuế trong việc xem xét đăng ký kinh doanh, kê khainộp thuế là xác định tính đúng đắn, độ chính xác của các tờ khai với tình hình thực
tế kinh doanh của cơ sở, phát hiện những sai sót và những điều bất hợp lý trongnhững tờ khai của người nộp thuế
Thanh tra việc chấp hành chế độ thống kê - kế toán, hoá đơn
- chứng từ:
Sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ phản ánh tình hình thực tế trong sản xuấtkinh doanh của các cơ sở, là những căn cứ không thể thiếu được để tính thuế chocác đối tượng nộp thuế Trong thực tế nhiều đối tượng nộp thuế đã lợi dụng hoáđơn, chứng từ để trốn lậu thuế, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước Vì vậy, đểkhắc phục tình trạng này, thực hiện chế độ thống kê, kế toán, chế độ sử dụng hoáđơn, chứng từ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở Thanh tra thuế cónhiệm vụ đối chiếu những qui định đó với tình hình áp dụng chế độ thống kê, kếtoán thực tế của các đơn vị để tìm ta những sai sót Đồng thời còn kiểm tra tínhchính xác của các số liệu kế toán được sử dụng làm căn cứ tính thuế nhằm khắcphục tình trạng gian lận trong việc kê khai và tính thuế của cơ sở
Thanh tra việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.Dựa vào thông báo thuế do cơ quan gửi đến, đối tượng nộp thuế phải có nghĩa
vụ nộp đầy đủ số tiền thuế vào ngân sách Nhà nước theo đúng thời hạn ghi trongthông báo thuế Trong trường hợp áp dụng quy trình quản lý theo đối tượng nộpthuế tự kê khai, tự tính và nộp thuế, thanh tra thuế sẽ dựa vào những qui định trongcác luật thuế và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan Nhà nước để thanh tra việctính và chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của cá nhân, các đơn vị sản xuất kinh doanhnhằm đảm bảo nộp đủ, kịp thời số thu cho Ngân sách Nhà nước
- Đối với các đơn vị trong nội bộ ngành thuế
Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trong ngành thuế, nội dungthanh tra đối với các đơn vị này chủ yếu tập trung vào những vấn đề cơ bản sauđây:
Trang 20 Thanh tra việc tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn chấphành các luật thuế.
Dựa trên những văn bản pháp quy về thuế do Nhà nước ban hành, cơ quanthuế, với tư cách là cơ quan Nhà nước được giao trách nhiệm tổ chức thực hiện cácluật thuế đến một tầng lớp dân cư kể cả người nộp thuế và người không nộp thuếcho Nhà nước Đồng thời, tuỳ thuộc vào sự phân cấp quản lý, các cơ quan này phảixây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các luật thuế Thanh trathuế trong trường hợp này phải tập trung vào việc:
Thanh tra công tác tổ chức tuyên truyền các luật thuế (hìnhthức, nội dung tuyên truyền)
Thanh tra nội dung các văn bản hướng dẫn của đơn vị thuộcngành thuế
Thanh tra việc thực hiện quy trình và các nghiệp vụ trongquản lý thu thuế
Với nội dung này, thanh tra thuế tập trung vào các vấn đề:
Thanh tra việc tuân thủ quy trình và sự phối hợp giữa các bộ phận trong cơquan thuế khi thực hiện quy trình quản lý thu thuế
Thanh tra việc thực hiện các nghiệp vụ cụ thể của quá trình hành thu (đăng kýthuế, tính thuế, xét miễn, giảm thuế, quản lý và sử dụng ấn chỉ…)
Thanh tra việc giải quyết các khiếu kiện và xử lý các vi phạm về thuế
Để đảm bảo sự bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật và đảm bảo tínhcông khai, dân chủ trong việc thực hiện pháp luật thuế, mọi công dân đều có quyền
và nghĩa vụ phát hiện, tố giác những hành vi vi phạm pháp luật thuế Nhà nước cóquy định các hình thức và mức độ xử phạt đối với các trường hợp vi phạm phápluật thuế Tuỳ theo tính chất vi phạm, Nhà nước phân cấp cho các cơ quan trong hệthống ngành thuế xem xét, giải quyết các khiếu kiện, xử lý các trường hợp vi phạm,trong phạm vi cho phép Thanh tra thuế trong trường hợp này tập trung vào việcxem xét xem các cơ quan chức năng của ngành thuế giải quyết các vụ việc có đúng
Trang 21thẩm quyền, có mang tính khách quan và tuân thủ đúng những quy định của Nhànước hay không?
Các nội dung khác
Đây là những nội dung thanh tra mang tính phổ biến chung đối với các đơn vị
bị thanh tra, như các vấn đề về tình hình tài chính, tổ chức nhân sự trong nội bộ cơquan
+ Hình thức và phương pháp thanh tra thuế
Thanh tra đột xuất: Được tiến hành khi có những vụ việc xảy ra từ phía cácđối tượng nộp thuế hoặc trong các cơ quan thuế, để có biện pháp xử lý Đây là hìnhthức thanh tra mang tính bất thường và đối tượng bị thanh tra không được biếttrước
Nếu xét theo phạm vi và nội dung, thanh tra bao gồm:
Thanh tra toàn diện: Được tiến hành với tất cả các nội dung thanh tra thuế,hoặc với tất cả các đối tượng thanh tra Hình thức này thường được áp dụng đểphục vụ cho những nghiên cứu cải tiến lớn về hệ thống thuế
Thanh tra có trọng điểm: Được tiến hành chỉ với một số nội dung, một số đốitượng Nhìn chung, trong điều kiện số lượng các đối tượng nộp thuế quá lớn, việc
tổ chức thanh tra toàn diện các đối tượng là rất khó thực hiện, người ta thường chọn
ra các đối tượng điển hình và tổ chức thanh tra, từ đó rút ra các kết luận chung chotoàn hệ thống
Ngoài ra, nếu xét theo địa điểm diễn ra cuộc thanh tra thuế, có các hình thức:thanh tra tại chỗ và thanh tra từ xa
Trang 22- Phương pháp thanh tra thuế:
Tuỳ theo mục đích, yêu cầu và đối tượng của các cuộc thanh tra mà người ta
áp dụng các phương pháp thanh tra thuế thích hợp Có một số phương pháp được
áp dụng là:
Phương pháp kiểm tra, đối chiếu:
Phương pháp này thường được áp dụng phổ biến đối với thanh tra thườngxuyên Theo phương pháp này, cán bộ thanh tra xem xét lại các số liệu, các thôngtin trong chứng từ của đối tượng bị thanh tra, đối chiếu với các văn bản pháp luật
về thuế, các quy định chuẩn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, từ đó đưa ranhững kết luận đánh giá về đối tượng vị thanh tra
Phương pháp phân tổ, thu thập các thông tin về sự việc:Theo phương pháp này, người ta phải xây dựng được các tiêu thức cần điềutra liên quan đến sự việc, trên cơ sở đó tiến hành các biện pháp điều tra cụ thể (nhưphỏng vấn, phát phiếu điều tra) Từ đó tập hợp, xử lý các thông tin điều tra và rút ranhững kết luận, đánh gía về sự việc thanh tra
Ngoài ra, trên thực tế người ta cũng có thể kết hợp cả hai phương pháp nàytrong những trường hợp cần thiết
1.1.3 Tổ chức quản lý thu thuế TNDN
1.1.3.1 Đối với cơ quan thuế
Cơ quan thuế có nhiệm vụ hướng dẫn các cơ sở kinh doanh thực hiện chế độđăng ký, kê khai nộp thuế theo quy định; Kiểm tra, thanh tra việc kê khai nộp thuế,quyết toán thuế của cơ sở kinh doanh; Xử lý vi phạm hành chính và giải quyếtkhiếu nại về thuế; Có quyền yêu cầu cơ sở kinh doanh cung cấp sổ kế toán, hoáđơn, chứng từ và hồ sơ tài liệu khác có liên quan tới việc tính thuế, nộp thuế; yêucầu các tổ chức tín dụng, ngân hàng và tổ chức cá nhân có liên quan khác cung cấptài liệu có liên quan đến việc tính thuế và nộp thuế; Lưu giữ và sử dụng số liệu, tàiliệu mà cơ sở kinh doanh và đối tượng khác đã cung cấp
Trang 23Ngoài ra, cơ quan thuế có quyền ấn định thu nhập chịu thuế để tính thuếTNDN đối với cơ sở kinh doanh trong các trường hợp: Các cơ sở kinh doanh khôngthực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ; Không kêkhai hoặc kê khai không đúng căn cứ để tính thuế, không chịu xuất trình sổ sách kếtóan, hoá đơn, chứng từ, kinh doanh không giấy phép.
Ngoài biện pháp ấn định nêu trên, cơ quan thuế có thể sử dụng biện pháp xácđịnh thu nhập chịu thuế của cơ sở thường trú của công ty nước ngoài trên cơ sởdoanh thu trong kỳ của cơ sở thường trú tại nước đầu tư và tổng doanh thu và tổngthu nhập trong kỳ của công ty nước ngoài
1.1.3.2 Đối với cơ sở nộp thuế
+ Đăng ký thuế TNDN:
Cơ sở kinh doanh đăng ký thuế TNDN với cơ quan thuế Các tổng công ty khiđăng ký thuế phải khai rõ đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập và các đơn vị trựcthuộc hạch toán báo sổ Các đơn vị hạch toán độc lập thuộc tổng công ty, công typhải kê khai, nộp thuế, quyết tóan thuế, còn các đơn vị hạch toán báo sổ thì tổngcông ty, công ty phải kê khai nộp thuế, quyết toán thuế
+ Kê khai thuế TNDN:
Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm kê khai và nộp kê khai thuế tạm nộp cả nămtheo mẫu quy định Căn cứ để kê khai là kết quả sản xuất, kinh doanh và dịch vụcủa năm trước và khả năng của năm tiếp theo Có thể được điều chỉnh số thuếTNDN tạm nộp hàng quý và cả năm khi thực tế thực hiện trong nửa đầu năm có sựthay đổi dần về thu nhập chịu thuế Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa thựchiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ; việc kê khai tính thuế được căn cứvào tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu và thuế suất Đối với tổ chức, cá nhânnước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại nước đầu tư, nhưng có thunhập thì tổ chức, cá nhân đó khi chi trả thu nhập cho tổ chức, cá nhân nước ngoàiphải có trách nhiệm kê khai và khấu trừ thuế thu quy định của mức sở tại
+ Nộp thuế TNDN:
Trang 24Cơ sở sản xuất, kinh doanh tạm nộp thuế hàng quý đầy đủ, đúng hạn theothông báo thuế và quyết toán thuế ở cuối năm theo quy định Cơ sở kinh doanhchưa thực hiện đầy đủ, đúng chế độ kế toán hoá đơn, chứng từ thì tạm nộp thuếhàng tháng hoặc tạm nộp thuế theo thời hạn cùng với thuế gía trị gia tăng Tổ chức,
cá nhân của nước được đầu tư trả thu nhập cho tổ chức, cá nhân nước ngoài kinhdoanh không có cơ sở thường trú tại nước đầu tư thì phải khấu trừ thuế tạm nộpngân sách Nhà nước cùng với thời điểm chuyển tiền trả cho các tổ chức, cá nhânnước ngoài Đối với cơ sở kinh doanh buôn chuyến phải kê khai và nộp thuế theotừng chuyên hàng trước khi chuyển hàng đi cùng với việc kê khai, nộp thuế giá trịgia tăng
+ Quyết toán thuế TNDN:
Cơ sở kinh doanh thực hiện quyết tóan thuế và nộp các báo cáo tài chính, báocáo quyết toán thuế cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý Quyết toán thuế phải thựchiện đầy đủ các chỉ tiêu: doanh thu tính thuế; chi phí hợp lý; thu nhập chịu thuế; sốthuế TNDN phải nộp; số thuế TNDN đã tạm nộp trong năm; số thuế TNDN đã nộp
ở nước ngoài cho các khoản thu nhập nhận được từ nước ngoài; số thuế TNDN nộpthiếu hoặc nộp thừa
Việc quyết toán thuế của cơ sở kinh doanh phải chính xác, trung thực, đúngthời gian quy định Việc kiểm tra báo cáo quyết toán thuế do thủ trưởng cơ quanthuế trực tiếp hoặc cấp trên quyết định
+ Thủ tục kê khai, nộp thuế, hình thức chuyển thu nhập ra nước ngoài:Thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài được kê khai và nộp theo từng lầnchuyển thu nhập ra nước ngoài Trước khi chuyển thu nhập ra nước ngoài, nhà đầu
tư nước ngoài phải lập tờ khai thuế nộp, đồng thời nộp thuế theo kê khai vào Khobạc Nhà nước Trường hợp đã nộp thuế nhưng không chuyển thu nhập ra nướcngoài hoặc nộp thừa, nhà đầu tư được hoàn thuế Để được hoàn thuế nhà đầu tưphải có công văn đề nghị nêu rõ lý do, tên, địa chỉ, số tài khoản của nhà đầu tư; bản
kê số thuế đã nộp và chứng từ, xác nhận của cơ quan thuế trực tiếp
Trang 25Trong thời gian quy định, các nhà đầu tư nước ngoài phải báo cáo cơ quanthuế trực tiếp quản lý về việc sử dụng thu nhập được chia và nộp thuế chuyển thunhập ra nước ngoài của năm tài chính đã qua.
1.1.3.3 Miễn, giảm thuế, hoàn thuế, xử lý vi phạm và khiếu nại thuế TNDN.
+ Miễn, giảm thuế đối với cơ sở sản xuất trong nước mới thành lập Theo cácvăn bản thuế TNDN hiện hành, cơ sở trong nước mới thành lập được miễn thuếTNDN 2 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế, giảm 50% số thuế TNDN 2 nămtiếp theo Các cơ sở mới thành lập thuộc lĩnh vực, ngành nghề được ưu tiên, ưu đãiđầu tư có thời gian miễn thuế và giảm thuế dài hơn
Cơ sở sản xuất trong nước đầu tư dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô,đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuất đượcmiễn thuế TNDN đối với phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mới mang lại của nămđầu và giảm 50% cho 2 năm tiếp theo Số thu nhập tăng thêm do đầu tư mang lạiđược xác định bằng chênh lệch giữa thu nhập chịu thuế của năm công trình mớiđưa vào sử dụng so với thu nhập chịu thuế của năm trước khi đầu tư mới
Miễn thuế đối với phần thu nhập từ các hợp đồng nghiên cứu khoa học; hợpđồng dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp; hoạt động sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ đối với người tàn tật; hoạt động dạy nghề đối với người tàn tật.Miễn giảm thuế đối với hộ cá thể mà thuế thu nhập ấn định trên mức doanhthu, nếu nghỉ kinh doanh liên tục trên 15 ngày trong tháng sẽ được giảm 50% sốthuế phải nộp, nếu nghỉ liên tục cả tháng sẽ được miễn giảm thuế, nếu hộ cá thể cómức thu nhập bình quân tháng trong năm dưới mức lương tối thiểu của công chứcNhà nước thì được miễn thuế
Miễn, giảm thuế TNDN đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vàbên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh và các nhà đầu tư nướcngoài
Trang 26+ Hoàn thuế TNDN đối với các nhà đầu tư nước ngoài dùng thu nhập đượcchia để tái đầu tư Tỷ lệ hoàn thuế tuỳ thuộc vào từng đối tượng đầu tư ở các mứcthuế suất khác nhau Số thuế thu nhập được hoàn trả tính theo công thức:
Thủ tục xét miễn giảm thuế, hoàn thuế; trình tự và thẩm quyền xét miễn giảm
và hoàn thuế được quy định theo các văn bản thuế TNDN hiện hành
+ Xử lý vi phạm về thuế: Các trường hợp cơ sở kinh doanh vi phạm luật thuếTNDN bao gồm: không thực hiện đúng các quy định về chế độ kế toán, khai manthuế, trốn thuế đều phải được xử lý theo quy định hiện hành trong các văn bảnthuộc thẩm quyền xử lý được phân định cho các thủ trưởng thuộc cơ quan thuế.+ Khiếu nại thuế: Các đối tượng nộp thuế có thể khiếu nại về việc cán bộ thuế,
cơ quan thuế thi hành không đúng luật thuế TNDN; giải quyết khiếu nại về thuế làcác cơ quan thuế và các cơ quan hành pháp khác
1.2 Quản lý thuế đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.2.1 Khái niệm, bản chất và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.2.1.1 Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Gần đây, khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được nhiều tổ chức kinh tếquốc tế đưa ra nhằm mục đích giúp các quốc gia hoạch định chính sách kinh tế vĩ
mô về FDI, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động tự do hoá thương mại và đầu tư quốc
tế và phân loại, sử dụng trong công tác thống kê quốc tế Quỹ tiền tệ thế giới(International Monetary Fund - IMF), trong Báo cáo cán cân thanh toán hàng năm
đã đưa ra định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau:
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có lơi ích lâu dài của một doanh nghiệptại một nước khác (nước nhận đầu tư - hosting country), không phải tại nước màdoanh nghiệp đang hoạt động (nước đi đầu tư - source country) với mục đích quản
lý một cách có hiệu quả doanh nghiệp”
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organisation for Economic Cooperationand development - OECD) cũng đưa ra định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trang 27tương tự như IMF Tuy vậy, OECD có quan niệm rất rộng về nhà đầu tư nướcngoài Theo quan điểm của OECD, nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân hay tổ chức
có thể thuộc cơ quan Chính phủ hoặc không thuộc cơ quan Chính phủ đầu tư tạinước ngoài
Uỷ ban thương mại và phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD), trong Báocáo đầu tư thế giới năm 1996 đã đưa ra định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngoàinhư sau:
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có mối liên hệ, lợi ích và sự kiểm soátlâu dài của một pháp nhân hoặc thể nhân (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặccông ty mẹ) đối với doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác (doanh nghiệp FDI hoặcchi nhánh nước ngoài hoặc chi nhánh doanh nghiệp”
UNCTAD còn đưa ra một số khái niệm khác có liên quan đến đầu tư trực tiếpnước ngoài Cụ thể như sau:
Thứ nhất, dòng vốn FDI ra và dòng vốn FDI vào là vốn được nhà đầu tư trực
tiếp nước ngoài đầu tư vào doanh nghiệp FDI tai nước tiếp nhận đầu tư
Cùng với khái niệm này, có ba khái niệm sau:
+ Vốn đầu tư cổ phần là cổ phần của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài mua từdoanh nghiệp ở nước tiếp nhận đầu tư, không phải cổ phần của doanh nghiệp trongnước tại nước đi đầu tư
+ Lợi nhuận tái đầu tư là cổ tức không được chuyển cho nhà đầu tư nướcngoài mà được giữ lại nhằm mục đích tái đầu tư
+ Các giao dịch vay và nợ bên trong công ty là các khoản vay ngắn hạn hoặcvay dài hạn giữa công ty mẹ và công ty thành viên
Thứ hai, vốn cổ phần đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct
-Investement istock) là giá trị của cổ phần và vốn dự trữ (bao gồm cả lơi nhuận giữlại) thuộc về công ty mẹ, cộng thêm các khoản nợ ròng của các công ty thành viên.Hoa Kỳ là một trong những nước tiếp nhận đầu tư và tiến hành đầu tư lớn nhất trênthế giới cũng đã đưa ra định nghĩa về FDI: “FDI là bất kỳ dòng vốn nào thuộc sở
Trang 28hữu đa phần của công dân hoặc công ty của nước đi đầu tư có được từ việc cho vayhoặc dùng để mua sở hữu của doanh nghiệp nước ngoài” và Hoa Kỳ coi việc sở
hữu đa phần chỉ cần chiếm 10% giá trị của doanh nghiệp nước ngoài
Quan điểm về FDI của Việt Nam theo quy định tại khoản 1 điều 2 Luật đầu tưnước ngoài được sửa đổi bổ sung năm 2000: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việcnhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào đểtiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của luật này”, trong đó nhà đầu tưnước ngoài được hiểu là tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài đầu tư váo Việt Nam.Qua các định nghĩa về FDI, có thể rút ra định nghĩa về đầu tư trực tiếp nướcngoài như sau: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển vốn, tài sản, công nghệhoặc bất kỳ tài sản nào từ nước đi đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư để thành lậphoặc kiểm soát doanh nghiệp nhằm mục đích kinh doanh có lãi”
1.2.1.2 Bản chất và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài
Qua nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển của đầu tư trực tiếp nướcngoài qua các thời kỳ có thể nhận thấy bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài lànhằm mục đích tối đa hoá lợi ích đầu tư hay tìm kiếm lợi nhuận ở nước tiếp nhậnđầu tư thông qua di chuyển vốn (bằng tiền và tài sản, công nghệ và trình độ quản lýcủa nhà đầu tư nước ngoài) từ nước đi đầu tư đến nước tiếp nhận đầu tư Nhà đầu
tư ở đây bao gồm tổ chức hay cá nhân chỉ mong muốn đầu tư khi cho rằng khoảnđầu tư đó có thể đem lại lợi ích hoặc lợi nhuận cho họ Đây là một trong những đặcđiểm cơ bản nhất và là nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc hình thành hoạt động FDIgiữa các quốc gia
FDI có một số đặc điểm sau:
+ FDI là một dự án mang tính lâu dài Đây là đặc điểm phân biệt giữa đàu tưtrực tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp (portfolio investment) Đầu tư gián tiếpthường là các dòng vốn có thời gian hoạt động ngắn và có thu nhập thông qua việcmua, bán chứng khoán (cổ phiếu hoặc trái phiếu) Đầu tư gián tiếp có tính thanhkhoản cao hơn so với đầu tư trực tiếp nước ngoài, dễ dàng thu lại số vốn đầu tư ban
Trang 29đầu khi đem bán chứng khoán và tạo điều kiện cho thị trường tiền tệ phát triển ởnhững nước tiếp nhận đầu tư.
+ FDI là một dự án có sự tham gia quản lý của các nhà đầu tư trực tiếp nướcngoài Đây cũng là một trong những đặc điểm để phân biệt giữa đầu tư trực tiếp vớiđầu tư gián tiếp Trong khi đầu tư gían tiếp không cần sự tham gia quản lý doanhnghiệp, các khoản thu nhập chủ yếu là các cổ tức từ việc mua bán chứng khoán tạicác doanh nghiệp nhận đầu tư, ngược lại nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài có quyềntham gia hoạt động quản lý trong các doanh nghiệp FDI Tuy vậy, nhà đầu tư nướcngoài phải có bao nhiêu phần trăm cổ phần mới được phép tham gia quản lý doanhnghiệp FDI? Theo hướng dẫn của OECD và Bộ Thương mại Hoa Kỳ thì nhà đầu tưnước ngoài phải chiếm tối thiểu 10% cổ phiếu thường hoặc quyền bỏ phiếu trongcác doanh nghiệp FDI để cho nhà đầu tư có tiếng nói hay tham gia quản lý trongcác doanh nghiệp FDI
+ Đi kèm với dự án FDI là ba yếu tố: hoạt động thương mại (xuất nhập khẩu);chuyển giao công nghệ; di cư lao động quốc tế, trong đó di cư lao động quốc tế gópphần vào việc chuyển giao kỹ năng quản lý doanh nghiệp FDI
+ FDI là hình thức kéo dài “ chu kỳ tuổi thọ sản xuất”, “chu kỳ tuổi thọ kỹthuật” và “nội bộ hoá di chuyển kỹ thuật” Trên thực tế, nhất là trong nền kinh tếhiện đại có một số yếu tố liên quan đến kỹ thuật sản xuất, kinh doanh đã buộc nhiềunhà sản xuất phải lựa chọn phương thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài như là mộtđiều kiện cho sự tồn tại và phát triển của mình Ngoài ra, đầu tư trực tiếp ra nướcngoài sẽ giúp cho doanh nghiệp thay đổi được dây chuyền công nghệ lạc hậu ởnước mình nhưng dễ được chấp nhận ở nước có trình độ phát triển thấp hơn và gópphần kéo dài chu kỳ sản xuất
+ FDI là sự gặp nhau về nhu cầu của một bên là nhà đầu tư và bên kia là nướctiếp nhận đầu tư
+ FDI gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách về FDI củamỗi quốc gia tiếp nhận đầu tư thể hiện chính sách mở cửa và quan điểm hội nhậpquốc tế về đầu tư
Trang 301.2.2 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế củamột quốc gia, tác động trực tiếp đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội và chínhtrị của nước tiếp nhận đầu tư Về kinh tế, FDI tác động đến tăng trưởng GDP, cáncân thanh toán, phúc lợi xã hội, thu nhập của người lao động và các chỉ tiêu kinh tếkhác Về chính trị, đối với nhiều nước tác động của FDI cụ thể là thông qua cáccông ty đa quốc gia (TNCs)đóng vai trò chi phối, thậm chí tham gia các bộ máychính quyền của các nước này Về măt xã hội, FDI có tác động đến văn hoá đạođức của nước tiếp nhận đầu tư Xét về khía cạnh phát triển kinh tế và căn cứ vàonội dung phát triển kinh tế thì FDI có tác động đến quy mô và chất lượng pháttriển
1.2.2.1 Đối với nước tiếp nhận đầu tư
a Những ảnh hưởng tích cực đối với tăng trưởng kinh tế.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế,giúp cho nước tiếp nhận đầu tư huy động mọi nguồn lực sản xuất (vốn, lao động,tài nguyên thiên nhiên và công nghệ) Theo đánh gía của UNCTAD, hoạt động FDI
đã trực tiếp đóng góp vào GDP của nước tiếp nhận đầu tư, tăng thu nhập của ngườilao động và làm cho sản lượng GDP tăng lên
Đầu tư trực tiếp nước ngoài bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tếThực tế cho thấy tăng trưởng kinh tế cao thường gắn với tỷ lệ đầu tư cao Vốnđầu tư cho phát triển kinh tế được huy động từ hai nguồn chủ yếu là vốn trong nước
và vốn ngoài nước Vốn trong nước được hình thành thông qua tiết kiệm và đầu tư.Vốn nước ngoài được hình thành thông qua vay thương mại, đầu tư gián tiếp vàhoạt động FDI Đối với nước nghèo và đang phát triển, vốn là một yếu tố đặc biệtquan trọng đối với phát triển kinh tế Những quốc gia này luôn lâm vào tình trạngthiếu vốn đầu tư
Trang 31Đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể xem như là một nhân tố hay cú huých lớn
để phá vỡ vòng đói nghèo trên So với các nguồn vốn hình thành từ đầu tư gián tiếphoặc vay thương mại thì vốn đầu tư trực tiêp nước ngoài có những lợi thế sau:
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài không tạo ra khoản nợ giữa nước đi đầu tư
và nước tiếp nhận đầu tư
+ Lợi nhuận chỉ được chuyển về nước khi dự án đầu tư tạo ra lợi nhuận
và một phần lợi nhuận được các nhà đầu tư sử dụng để tái đầu tư
+ Đầu tư nước ngoài có sự ổn định cao và không thuận lợi cho việc rutvốn về nước
Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần vào quá trình phát triển công
nghệ
Công nghệ có một vai trò hết sức quan trọng đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế
và làm chu kỳ sống của sản phẩm ngắn hơn FDI có tác động đến phát triển côngnghệ thông qua: chuyển giao công nghệ; phổ biến công nghệ và phát minh côngnghệ
Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần nâng cao chất lượng lao động,
phát triển nguồn nhân lực.
Trình độ, năng lực và kỹ năng của người lao động có tác động không nhỏ đếntốc độ tăng trưởng của một quốc gia Do vậy, nhu cầu nâng cao chất lượng laođộng trong giai đoạn hiện nay ở mỗi quốc gia đã và đang là vấn đề được nhiềunước quan tâm FDI tác động đến vấn đề lao động của nước tiếp nhận đầu tư liênquan đến cả số lượng và chất lượng lao động Số lượng lao động ở đây được hiểu làvấn đề giải quyết việc làm cho người lao động Còn đối với chất lượng lao động,FDI đã làm thay đổi cơ bản, nâng cao năng lực, kỹ năng lao động và quản trị doanhnghiệp thông qua: trực tiếp đào tạo lao động và gián tiếp nâng cao trình độ laođộng
Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
nước tiếp nhận đầu tư.
Trang 32Cơ cấu kinh tế của một quốc gia là cấu trúc của nền kinh tế hay nói cách khác
là tổng thể quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố cấu thành nền kinh tế FDI làm thay đổi
cơ cấu kinh tế ngành của nước tiếp nhận đầu tư cụ thể như sau:
+ Thay đổi cơ cấu ngành của nước tiếp nhận đầu tư
+ Thay đổi cơ cấu bên trong một ngành sản xuất
+ Thay đổi cơ cấu bên trong của một lĩnh vực sản xuất
Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần thúc đẩy xuất khẩu
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩucủa nước tiếp nhận đầu tư thông qua xây dựng năng lực xuất khẩu và mở rộng thịtrường xuất khẩu Cụ thể như sau:
+ Thứ nhất, về xây dựng năng lực xuất khẩu:
Tham gia vào sản xuất sản phẩm xuất khẩu với trình độ công nghệđơn giản
Tham gia vào sản xuất sản phẩm xuất khẩu với trình độ công nghệtrung bình và cao
Xâydựng nhà máy lắp ráp để xuất khẩu, phổ biến ở các khu chế xuấtcủa các nước đang phát triển
Xây dựng những ngành công nghiệp xuất khẩu mới cho các nước tiếpnhận đầu tư
Tham gia vào khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu
+ Thứ hai, mở rộng thị trường xuất khẩu đối với các nước tiếp nhận đầu tưchủ yếu thông qua các chi nhánh của các công ty nước ngoài hoặc các TNCs
Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần cải thiện cán cân thanh toán
Cán cân thanh toán (Balance of Payments) có vai trò quan trọng đối với pháttriển kinh tế của những nước đang phát triển, là một chỉ tiêu mà các nhà hoạch địnhchính sách luôn theo dõi chặt chẽ
Trang 33 Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu
nhập cho người lao động.
Về vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động tại các nước tiếp nhận đầu
tư, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần tạo việc làm cho người laođộng, làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở những quôc gia này
Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần bảo vệ môi trường, khai thác có
hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần vào quá trình mở rộng hợp tác
kinh tế quốc tế
b Những hạn chế
Đánh gía tác động của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ giảnđơn xem xét, đánh gía những mặt tích cực mà phải xem xét, nghiên cứu những mặthạn chế hay những ngoại vi tiêu cực của hoạt động này đối với nước tiếp nhận đầu
tư Dựa vào đó, mỗi quốc gia tiếp nhận đầu tư có thể đưa ra những chính sáchnhằm hạn chế mặt tiêu cực và phát huy mặt tích cực của hoạt động FDI
Về bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển
+ Hoạt động FDI cung cấp có chi phí vốn cao hơn so với các nguồn khác
Vấn đề chuyển giá (Transfering price)
Chuyển giá là một trong những vấn đề mà các nước tiếp nhận đầu tư lo ngạigây ra cạnh tranh không lành mạnh và dẫn đến hạn chế phát triển kinh tế Việc cácnước TNCs lợi dụng chuyển giá để đánh thuế nhập khẩu hoặc kiểm soát ngoại tệ lànhững vấn đề mà các nước tiếp nhận đầu tư hiện đang quan tâm nhiều nhất,
Về môi trường chuyển giao công nghệ và hiệu quả sản xuất
Trang 34Chuyển giao công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm cho nước tiếp nhận đầu tư Cácnước đi đầu tư đã biến những nước tiếp nhận đầu tư, đặc biệt là các nước kém pháttriển trở thành những bãi rác thải công nghệ
Chuyển giao công nghệ lạc hậu cũng làm giảm hiệu quả sản xuất tại các nướctiếp nhận đầu tư
+ Về cán cân thanh toán: do phải nhập khẩu máy móc, thiết bị, dâychuyền sản xuất, công nghệ, chuyển lợi nhuận, vay nợ nước ngoài… sẽ là mộttrong những nguyên nhân tiềm ẩn gây thâm hụt cán cân thanh toán của một quốcgia
+ Về mặt chính trị: do thành công hoạt động kinh doanh, những công tyFDI và TNCs ngày càng có vai trò quan trọng trong hoạt động xã hội, chính trị.TCNs có thể can thiệp vào chính sách, quyết định phát triển kinh tế của một quốcgia và hoạt động chính trị ở nước tiếp nhận đầu tư
1.2.2.2 Đối với nước đi đầu tư
- Tiết kiệm được chi phí sản xuất do khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên,nguồn lao động rẻ và vượt qua được hàng rào thuế quan và phi thuế quan
- Tạo ra lợi thế kinh tế nhờ mở rộng qui mô Đây là một lợi thế có thể thấy rõràng nhất khi thành lập các DN FDI Việc sử dụng các DN FDI đóng tại địa bànnước sở tại vượt qua các hàng rào về thương mại và đầu tư tạo điều kiện cho công
ty gốc gia tăng qui mô sản xuất Do đó chi phí sản xuất sản phẩm có thể được giảm
Trang 35xuống đáng kể, khả năng cạnh tranh của sản phẩm có thể được gia tăng tạo điềukiện cho việc nâng cao doanh thu và lợi nhuận.
- Chuyển giao công nghệ trung gian và truyền thống ra nước ngoài đặc biệt làsang các nước đang phát triển tạo điều kiện áp dụng các công nghệ tiên tiến Thựchiện hoạt động chuyển giao công nghệ này, một mặt các nhà đầu tư nước ngoài kéodài được chu kỳ sống quốc tế của công nghệ đang bị lỗi thời, mặt khác lại khai thácđược thị trường của nước sở tại để tạo địa bàn kinh doanh cho công ty
1.2.3 Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
1.2.3.1 Sự cần thiết của hoạt động quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Đối với bất kỳ quốc gia nào, bên cạnh nguồn vốn trong nước đóng vai tròquyết định, thì vốn đầu tư nước ngoài cũng là một trong những nguồn vốn quantrọng, trong đó nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được coi là nguồn vốnthích hợp Việc hình thành và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này mang lại nhiềulợi ích to lớn: Nâng cao năng lực quản lý và trình độ công nghệ, tạo thêm nhiềuviệc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đồng thời tạo điều kiện cho các doanhnghiệp trong nước chủ động tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Bởivậy các giải pháp tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp
có vôn FDI có ý nghĩa vừa phát huy tối đa nội lực của các doanh nghiệp này vào sựphát triển chung của nền kinh tế đất nước, vừa tạo đà cho sự phát triển của bản thândoanh nghiệp FDI
Doanh nghiệp có vốn FDI là đối tượng quản lý của Nhà nước Mối quan hệqua lại giữa Nhà nước và các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp có vốn FDInói riêng là chặt chẽ và hết sức quan trọng Nhà nước có ảnh hưởng quyết định tớicách thức hoạt động của các doanh nghiệp trong một quốc gia và ngược lại, tìnhtrạng và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp lại quyết định tới sức mạnh của
Trang 36Nhà nước và ảnh hưởng lớn đến các vấn đề xã hội Do đó, thực hiện quản lý Nhànước đối với các doanh nghiệp có vốn FDI là tất yếu đối với mọi quốc gia.
Thực tế trong những năm qua, dòng vốn FDI trên thế giới chủ yếu di chuyểntrong nội bộ các nước phát triển, chỉ có 25 - 30% di chuyển đến các nước đang vàchậm phát triển Điều đó cho thấy, các nước chủ đầu tư không phải chỉ dựa vàoviệc khai thác lợi thế của các nước tiếp nhận đầu tư do có nguồn thiên nhiên dồidào và lao động rẻ Tài nguyên thiên nhiên dồi dào và lao động rẻ không phải lànhân tố quan trọng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài Mặt khác, một nguy cơ rấtlớn xuất hiện bên ngòai các nước trong khu vực cũng đang rất cần nguồn vốn đầu
tư từ bên ngoài để vực dậy và phát triển kinh tế Trong khi dòng vốn FDI chảy vàocác nước đang và chậm phát triển đã ít về quy mô nhưng cũng có sự lựa chọn rõràng, khoảng 90% dòng vốn này chảy vào một số quốc gia có môi trường đầu tưhấp dẫn Do đó để tạo được một môi trường tự do cạnh tranh và bình đẳng để thuhút nguồn vốn FDI, đòi hỏi các quốc gia cần có một hệ thống quản lý thuế thật hiệuquả
Ngoài ra, việc mở cửa cho các dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam không phảikhông có những mặt tiêu cực FDI có thể có ảnh hưởng xấu đến cán cân thanh toáncủa nước chủ nhà, tình trạng gian lận thuế vẫn diễn ra Điều đó vừa gây thất thucho ngân sách Nhà nước vừa tạo sự bất bình đẳng đối với các doanh nghiệp trongcác thành phần kinh tế khác Để giảm thiểu những mặt tiêu cực và tạo điều kiệnthuận lợi cho các nhà đầu tư, giải quyết các vướng mắc của nhà đầu tư một cáchthoả đáng Cơ quan thuế cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý thuế về mọi mặt
1.2.3.2 Nội dung hoạt động quản lý thuế trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài
Để tạo một sân chơi bình đẳng cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nước Bắtđầu từ năm 2004 trở đi cả doanh nghiệp trong và ngoài nước đều được điều chỉnhbởi Nghị Định số:164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính Phủ quy định chitiết thi hành luật thuế TNDN và Thông tư số: 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003của BTC hướng dẫn thi hành NĐ số:164/2003/NĐ-CP và Thông tư mới nhất hiện
Trang 37nay là: Thông tư số: 88/2004/BTC sửa đổi bổ sung NĐ số: 164/2003/NĐ-CP và TTsố: 128/2003/TT-BTC.
Khi áp dụng chung Luật thuế TNDN có một số điểm sửa đổi bổ sung đặc biệtnhư sau: Giảm thuế suất 32% xuống còn 28% để áp dụng thống nhất cho cả doanhnghiệp có vón đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước; Bãi bỏ thuế TNDN
bổ sung 25%, bãi bỏ thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài đối với nhà đầu tư nướcngoài; áp dụng các mức ưu đãi thuế cao nhất là: 10%,15%,20% (tuỳ theo dự án đầutư) đối với cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài(trước đó doanh nghiệp trong nước chỉ được hưởng mức ưu đãi là 15%,20%,25%)tạo điều kiện cho doanh nghiệp tích luỹ, tăng đầu tư Tăng tỷ lệ chi phí quảng cáo,tiếp thị khuyến mại được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế từ5%-7% lên 10% tổng chi phí Cho phép khấu hao nhanh đến 2 lần mức khấu haothông thường để tạo điều kiện cho doanh nghiệp đổi mới công nghệ, cải tiến kỹthuật
Nhìn chung các nước muốn khuyến khích đầu tư nước ngoài đều tạo mọi điềukiện thuận lợi đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Thực tế chothấy các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có ý thức chấp hành nghĩa vụ nộpNSNN cao hơn so với các doanh nghiệp trong nước.Chính vì vậy mà công tác quản
lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tập trung vào hoạt độngtuyên truyền và hỗ trợ đối tượng nộp thuế để doanh nghiệp năm rõ hơn việc thựchiện nghĩa vụ đóng thuế của mình Trong khi hoạt động quản lý thuế đối với cácdoanh nghiệp trong nước thì Cơ quan thuế phải đẩy mạnh hoạt động kiểm tra,thanh tra và xử lý nợ đọng thuế Nhưng nhìn chung, quy trình quản lý thuế vẫnđược áp dụng chung theo một quy trình thống nhất Cụ thể như sau:
1 Quy chế tuyên truyền và hỗ trợ ĐTNT :
Bước 1: Lập kế hoạch tuyên truyền hỗ trợ (TTHT)
- Căn cứ lập kế hoạch (hàng năm)
- Trình tự lập kế hoạch tại Tổng cục Thuế (trước 30/10 hàng năm)
- Trình tự lập kế hoạch tại Cục thuế (trước 15/11 hàng năm)
Trang 38- Duyệt kế hoạch tuyên truyền hỗ trợ năm (trước 15/12 hàng năm)
- Điều chỉnh kế hoạch năm
Bước 2: Quy trình thực hiện các hình thức hỗ trợ ĐTNT
- Nhận yêu cầu hỗ trợ từ ĐTNT
- Phân tích yêu cầu hỗ trợ của ĐTNT
- Chuẩn bị nội dung trả lời
- Trả lời cho ĐTNT
- Ghi chép nhật ký hỗ trợ
- Kiểm soát kết quả
Bước 3: Tổng hợp, báo cáo
- Tổng hợp vướng mắc về chính sách thuế (trước ngày 10 tháng sau)
- Báo cáo nhanh hàng tháng (trước ngày 25 hàng tháng)
- Báo cáo đánh giá hàng quý (trước ngày 10 tháng đầu quý sau)
2 Quy trình đăng ký thuế thay đổi bổ sung:
Bước 1: Hướng dẫn các ĐTNT lập hồ sơ đăng ký thuế (ĐKT) khi có thay đổi
thông tin ( khi ĐTNT có phát sinh thay đổi thông tin hoặc có yêu cầu hướng dẫn)
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ của ĐTNT ( khi ĐTNT gửi hồ sơ ĐKT thay đổi bổ
sung đến cơ quan thuế)
Bước 3: Kiểm tra hồ sơ (chậm nhât 2 ngày sau khi nhận hồ sơ đăng ký của
ĐTNT)
Bước 4: Nhập và xử lý thông tin trên máy tính ( từ 1-3 ngày kể từ ngày nhận
hồ sơ do tổ TTHT phòng TKTN chuyên sang
Bước 5: Trả kết quả ĐKT (thời gian chậm nhất kể từ ngày nhận hồ sơ của
ĐTNT)
Bước 6: Lập danh sách vi phạm ĐKT (hàng tháng)
Trang 39Bước 7: Báo cáo thay đổi thông tin ĐKT (trước ngày 10 hàng tháng)
Bước 8: Lưu hồ sơ (ngay sau khi trả kết quả ĐKT cho ĐTNT)
3 Quy trình xử lý tờ khai và kế toán thuế:
Bước 1: Nhạn tờ khai thuế (hàng tháng, khi ĐTNT gửi tờ khai thuế đến cơ
quan thuế)
Bước 2: Kiểm tra sơ bộ tờ khai thuế (1 ngày sau khi nhận tờ khai)
Bước 3: Nhập và xử lý tờ khai trên máy tính (3 ngày sau khi nhận tờ khai
tháng và 10 ngày sau khi nhận tờ khai năm)
Bước 4: Thực hiện và xử lý lỗi kê khai (ngay sau khi xử lý tờ khai thuế)
Bước 5: Lưu trữ tờ khai (Ngay sau khi xử lý xong)
Bước 6: Theo dõi thu nộp tiền thuế (hàng tháng)
Bước 7: Kế toán tiền thuế ĐTNT (hàng tháng trước ngày 5 của tháng tiếp
theo)
Bước 8: Báo cáo tình hình kê khai, nộp thuế (10 ngày sau khi kết thúc hạn nộp
tờ khai thuế)
4 Quy trình đôn đốc kê khai và xử phạt vi phạm về kê khai thuế:
Bước 1: Nhắc nhở ĐTNT chậm nộp tờ khai thuế (Quá hạn nộp trong vòng 5
ngày làm việc)
Bước 2: Xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi liên quan đến nộp tờ khai
(Tờ khai nộp chậm trong vòng 10 ngày làm việc hoặc không nộp trên 10 ngày làm việc
Bước 3: ấn định số thuế phải nộp do không nộp tờ khai (Tờ khai không nộp
sau 10 ngày ra quyết định xử phạt vi phạm)
Bước 4: Báo cáo (hàng tháng)
Bước 5: Lưu hồ sơ (Sau khi xử lý vi phạm)
5 Quy trình đôn đốc thu nợ và cưỡng chế thuế:
Trang 40Bước 1: Nhắc nhở nộp thuế (10 ngày sau khi hết hạn nộp thuế)
Bước 2: Phạt nộp chậm tiền thuế (Ngày 10 hàng tháng )
Bước 3: Lập báo cáo về các ĐTNT còn nợ thuế (Ngày 5 tháng đầu quý)
Bước 4: Phân loại các khoản nợ (Ngày 5 tháng đầu quý)
Bước 5: Lập kế hoạch và phân công thu nợ (Ngày 5 tháng đầu quý và các
Bước 8: Theo dõi kết quả thu nợ (Hàng tháng)
Bước 9: Báo cáo kết quả (Hàng quý, ngày 15 tháng đầu quý sau)
Bước 10: Lưu trữ hồ sơ (Sau khi xử lý xong khoản nợ)
6 Quy trình thanh tra kiểm tra:
Bước 1: Lập kế hoạch thanh tra:
- Lập kế hoạch thanh tra kiểm tra năm tại Tổng cục thuế (trước 30/9 hàngnăm)
- Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm tại Cục thuế (trước 20/10 hàng năm)
- Giao KH thanh tra năm (trước 31/12 hàng năm)
- Phân bổ KH thực hiện thanh tra theo quý tháng (ngày 15 tháng đầu quý)
- Điều chỉnh KH thanh tra năm (ngày 30/9 năm KH)
Bước 2: Thực hiện thanh tra, kiểm tra:
- Chuẩn bị thanh tra, kiểm tra:
+ Tập hợp thông tin chi tiết về doanh nghiệp (Trước khi ban hành QĐ thanh