THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2005 – 2010
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QTKD THÁI NGUYÊN Khoa kinh tế …… Đề tài : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2005 – 2010 Giáo viên : NGUYỄN THỊ THÚY VÂN. Thực hiện : Doãn Quốc Bình. Lớp : K4KTDT B. Lời mở đầu Trong những năm qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã đóng góp một phần tích cực đến sự phát triển nền kinh tế Việt Nam: FDI đã đóng góp một lượng vốn lớn trong tổng vốn đầu tư của toàn xã hội, nó đã thúc đẩy mạnh mẽ việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, FDI đã góp phần thúc đẩy và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ góp phần nâng cao năng lực xuất khẩu các mặt hàng trong nước, từ đó tạo ra những cơ hội mới và ưu thế mới giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng vào quá trình toàn cầu hóa kinh tế. Vĩnh Phúc là một tỉnh nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng thuộc trung du và miền núi phía bắc, nằm trong vùng lan tỏa của tam giác phát triển kinh tế trọng điểm phía bắc, là một tỉnh có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước. Tuy vậy, Vĩnh Phúc là một tỉnh có nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, có điểm xuất phát thấp, nguồn vốn tích lũy của tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế. Vì vậy FDI đóng góp một vai trò hết sức quan trọng giúp vĩnh phúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH. FDI mang lại nhiều thuận lợi cho Việt Nam nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng, tuy nhiên đi kèm với nó là những khó khăn thách thức đối với những địa phương tiếp cận nguồn vốn này. Nhận thức được tầm quan trọng đó Vĩnh Phúc cũng như các tỉnh khác trong cả nước đã tích cực đẩy mạnh công tác đối ngoại đồng thời thực hiên nhiều biện pháp nhằm thu hút các dự án FDI và đạt được những kết quả nhất định. Xuất phát từ thực tế trên em đã chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vĩnh Phúc giai đoạn 2005 - 2010„ làm nội dung bài tiểu luận môn học đầu tư nước ngoài. Sv: Doãn Quốc Bình Lớp: K4 KTĐT B 1 Chương 1: Khái Quát Chung Về Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài 1. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài: 1.1. Khái niệm: Trong các hoạt động đầu tư quốc tế thì đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một kênh chủ yếu của tư nhân. Đây là hình thức mà chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay một phần đủ lớn vốn đầu tư của các dự án nhằm giành quyền điều hành hoặc tham gia điều hành các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ thương mại. Nói cách khác, FDI là một loại di chuyển vốn quốc tế dài hạn trong đó chủ sở hữu vốn đầu tư cũng đồng thời là người tham gia trực tiếp quản lý điều hành hoạt động sử dụng đồng vốn của mình nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận và những mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định. Về bản chất, đây là hình thức xuất khẩu tư bản, một hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hóa. 1.2. Đặc điểm: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những hình thức của đầu tư quốc tế, chính vì vậy nó mang đầy đủ những đặc trưng của đầu tư nói chung. Tuy vậy, nó cũng có một số đặc điểm riêng biệt: - Đây là hình thức đầu tư sử dụng vốn của tư nhân do các chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, tự quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh và được chia theo tỷ lệ vốn góp. Đầu tư theo hình thức này không có những giàng buộc về chính trị, không để lại gánh nợ cho nền kinh tế nước tiếp nhận vốn đầu tư, hơn nữa nó còn đem lại tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao. - FDI là một hình thức đầu tư gắn liền với việc chuyển giao công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, chuyển giao kiến thức kinh doanh và kinh nghiệm quản lý. Đây là điều giúp cho các nước nhận đầu tư tiếp thu khoa học công nghệ mơi, nâng cao trình độ năng lực quản lý của mình mà các hình thức đầu tư khác không đáp ứng được. - Quyền quản lý của doanh nghiệp phụ thuộc vào mức vốn góp của các bên tham gia. Đối với hoạt động FDI ở Việt Nam luật đầu tư nước ngoài cho phép chủ đầu tư nước ngoài được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong Sv: Doãn Quốc Bình Lớp: K4 KTĐT B 2 một số lĩnh vực nhất định và được tham gia liên doanh với số vốn góp không thấp hơn 30% vốn pháp định của dự án (trong một số trường hợp tỷ lệ này có thể xuống đến 20%), không khống chế tỷ lệ vốn góp tối đa (trừ một số nghành nghề nhất định). 2. Môi trường đầu tư: 2.1. Tình hình chính trị: Tình hình chính trị là điều kiện tiên quyết để nhà đầu tư xem xét đưa ra quyết định đầu tư của mình. Tình hình chính chị ổn định là điều kiện để duy trì sự ổn định về tình hình kinh tế xã hội, các chính sách ưu tiên đầu tư và định hướng phát triển được đảm bảo tính nhất quán nó giúp cho đồng vốn đầu tư của nhà đầu tư được an toàn trước những biến động về chính trị, từ đó tạo tâm lý yên tâm cho nhà đầu tư hoạch định chiến lược đầu tư lâu dài của họ. 2.2. Chính sách pháp luật: Hoạt động đầu tư của các tổ chức, cá nhân được tiến hành trong một khoản thời gian dài với lượng tài sản lớn ở một nơi xa lạ nên các nhà đầu tư nước ngoài cần một môi trường pháp lý vững trắc, có hiệu lực thi hành để đảm bảo quyền lợi cho họ. Chính sách pháp luật đầy đủ, hợp lý, không chồng chéo, tạo ra môi trường đầu tư minh bạch, bình đẳng không phân biệt đối sử giữa các nhà đầu tư làm rút ngắn thời gian đăng ký hoạt động đầu tư, tiết kiệm chi phí . từ đó nhà đầu tư yên tâm làm ăn lâu dài ở nước nhận đầu tư. 2.3. Vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố về khoản cách, địa điểm, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, dân số . Đây là các yếu tố tác động đến tính sinh lời hay rủi ro của các hoạt động đầu tư. Nếu vị trí địa lý thuận lợi sẽ giúp nhà đầu tư giảm được chi phí vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa dịch vụ từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ từ đó làm giảm giá thành sản phẩm và hạn chế những rủi ro trong quá trình vận chuyển. Điều kiện tự nhiên thuận lợi góp phần làm phong phú các yếu tố đầu vào tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho công tác sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . 2.4. Trình độ phát triển kinh tế: Sv: Doãn Quốc Bình Lớp: K4 KTĐT B 3 Trình độ phát triển của nền kinh tế là các mức độ phát triển về quản lý kinh tế vĩ mô, cơ sở hạ tầng, chất lượng cung cấp dịch vụ cho các hoạt động kinh doanh . Trình độ phát triển của kinh tế vĩ mô góp phần ổn định nền kinh tế, tránh nạn quan liêu tham nhũng, chống lạm phát cao, nâng cao tốc độ tăng trưởng, giảm bớt thủ tục hành chính . góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng dịch giúp thuận lợi trong việc vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa qua đó giảm những chi phí phát sinh cho hoạt động đầu tư. 2.5. Đặc điểm phát triển văn hóa xã hội: Văn hóa xã hội bao gồm các yếu tố như: Ngôn ngữ, tôn giáo, giá trị đạo đức và tinh thần dân tộc, phong tục tập quán, thị hiếu thẩm mỹ .có tác động to lớn đến công cuộc đầu tư của nhà đầu tư, nó sẽ có tác động tốt nếu trình độ văn hóa xã hội của nước nhận đầu tư có những nét tương động nhất định với đất nước của chủ đầu tư, đồng thời nó cũng sẽ là một rào cản cản trở kìm hãm hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. Như tăng chi phí vì phải đào tạo nhân công đào tạo ngôn ngữ cho công nhân viên, hay có thể gây ra những hiểu nhần trong kinh doanh . Sv: Doãn Quốc Bình Lớp: K4 KTĐT B 4 Chương 2: Thực Trạng Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngồi Tại Vĩnh Phúc Giai Đoạn 2005 – 2010 1. Mơi trường đầu tư của tỉnh vĩnh phúc: 1.1. Chính sách pháp luật: Các chính sách ưu đãi dành cho FDI tại Vĩnh Phúc: Để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi, chính sách pháp luật thơng thống đóng một vai trò quan trọng tác động đến quyết định của các nhà đầu tư. Nhà đầu tư xẽ tìm cho mình khu vực, địa phương nào mà họ có thể tận dụng triệt để tối đa chính sách ưu đãi trong đầu tư để ra quyết định đầu tư. Nắm bắt được tâm lý đó, những năm qua Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích đầu tư khác nhau: - Ưu đãi giá th đất: Giá th đất đối với các dự án có vốn FDI là mức giá thấp nhất theo khung giá quy định hiện hành của nhà nước. Còn giá th đất đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước là mức giá theo tỷ lệ phần trăm quy định cho sản xuất và dịch vụ áp dụng giá th đất theo quy định hiện hành của UBND tỉnh Vĩnh Phúc. - Hỗ trợ đền bù, san lấp giải phóng mặt bằng: Dự án thỏa mãn một trong các điều kiện sau đây sẽ được ngân sách tỉnh hỗ trợ theo tỷ lệ phần trăm của tổng số tiền đền bù (khơng tính giá trị các cơng trình kiến trúc như nhà cửa, cầu cống, đường điện, đường nước .) theo chính sách hiện hành của nhà nước được các cấp có thẩm quyền phê duyệt: + Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN, CCN được hỗ trợ 8%. + Sử dụng cơng nghệ cao và sử dụng từ 50 lao động trở lên được hỗ trợ 10%. + Có vốn đầu tư từ 10 tỷ VND trở lên và sử dụng từ 50 lao động trở lên được hỗ trợ 10%. + Chế biến nơng sản thực phẩm sử dụng trên 30% nguồn ngun liệu tại Vĩnh Phúc và sử dụng từ 50 lao động trở lên được hỗ trợ 15%. + Đầu tư xây dựng khu chung cư cao tầng (từ 3 tầng trở lên) cho th ở đơ thị, phục vụ KCN, CCN ở thành phố Vĩnh n, các huyện Bình xun, Tam Sv: Dỗn Quốc Bình Lớp: K4 KTĐT B 5 Dương, Vĩnh Tường, n Lạc, Lập Thạch và các cơng trình văn hóa, thể thao vui chơi giải trí, y tế, giáo dục được hỗ trợ từ 50% - 100%. + Đầu tư sản xuất ở huyện Lập Thạch, các xã miền núi của các huyện Tam Dương, Bình Xun và các CCN ở thành phố Vĩnh n được hỗ trợ 100% (khơng tính đất trồng lúa). Mức hỗ trợ nêu ở các mục trên khơng vượt q 2 tỷ VNĐ. Trường hợp dự án đáp ứng được nhiều điều kiện thì chỉ được hưởng ưu đãi của điều kiện có mức ưu đãi cao nhất . - Ư đãi đầu tư, tài chính tín dụng: Thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư cho các đối tượng là chủ các doanh nghệp ở tỉnh ngồi hoặc các nghệ nhân, thợ giỏi đến lập nghiệp ở Vĩnh Phúc có đóng góp tích cực cho phát triển CN – TTCN được khuyến khích giao đất làm nhà ở như cơng dân tỉnh. - Hỗ trợ lãi xuất tiền vay: Dự án đầu tư xây dựng chung cư cao tầng (từ 3 tầng chở lên), nhà cho th ở đơ thị, KCN, CCN và các cơng trình văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí trên địa bàn tỉnh có thể được UBND tỉnh xem xét hỗ trợ lãi xuất tiền vay của các tổ chức tín dụng cho từng dự án cụ thể. - Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động của tỉnh: + Dự án được hưởng ưu đãi theo quy định này là dự án đầu tư mới, sử dụng lao động chưa qua đào tạo là người của tỉnh Vĩnh Phúc được ngân sách của tỉnh hỗ trợ kinh phí một lần để đào tạo nghề là 500.000 VND/người. Trường hợp tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức đào tạo nghề ở mức cơ bản thì doanh nghiệp chỉ được hỗ trợ 200.000 VND/người. + Kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề nêu trên được thanh tốn cho doanh nghiệp vào thời điểm sau 12 tháng kể từ khi dự án đi vào sản xuất trên cơ sở số lao động thực tế mà chủ đầu tư cam kết (bằng văn bản) sử dụng ổn định ít nhất 36 tháng kêt từ ngày ký hợp đồng lao động. - Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng: + Tỉnh đảm bảo xây dựng hạ tầng gồm đường giao thơng, hệ thống cấp điện, cấp nước, thơng tin liên lạc đến hàng rào của KCN, CCN, khu sử lý chất thải, rắn cơng nghiệp tập trung khi quy hoạch chi tiết của KCN, CCN đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sv: Dỗn Quốc Bình Lớp: K4 KTĐT B 6 + Dự án đầu tư vào địa bàn ngoài KCN, CCN theo yêu cầu của tỉnh để gắn với vùng nguyên liệu được hỗ trợ 30% kinh phí xây dựng đường giao thông, đường cấp nước ngoài hàng ròa khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Thủ tục hành chính: Thời gian tối đa để được cấp giấy phép đầu tư và giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư: + 5 ngày đối với dự án thuộc diện đăng kí cấp phép đầu tư. + 10 ngày đối với dự án thuộc diện cấp ưu đãi đầu tư. + 20 ngày đối với dự án thuộc diện phải thẩm định cấp phép đầu tư. - Triển khai dự án: sau khi được cấp phép đầu tư, thời gian tối đa (không kể ngày nghỉ), kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi hoàn thành các công việc sau đây cho doanh nghiệp thuộc thẩm quyền của các cơ quan chức năng của tỉnh được quy định: + 50 ngày hoàn thiện việc đền bù, giải phóng mặt bằng đối với dự án ngoài KCN, CCN hoặc trong KCN, CCN nhưng chưa giải phóng mặt bằng. + 10 ngày hoàn thanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kể cả khâu đo đạc, lập bản đồ địa chính tại các điểm giải phóng xong mặt bằng. + 8 ngày hoàn thành việc cấp mã số thuế, mã số hải quan, xác nhận kế hoạch xuất nhập khẩu. + 5 ngày hoàn thành việc khắc con dấu. + 10 ngày đối với việc giải quyết xong thủ tục xây dựng. 1.2. Vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên: 1.2.1. Vị trí địa lý Vĩnh Phúc là một tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, phía đông và phía nam giáp thủ đô Hà Nội, phía tây giáp tỉnh Phú Thọ, Phía bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên. Vĩnh Phúc nằm trong vùng đồng bằng thuộc châu thổ sông hồng, là một trong 7 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ. Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, 7 huyện: Lập Thạch, Tam Dương, Tam Đảo, Bình xuyên, Vĩnh Tường, Yên lạc và Sông Lô. Trong đó thành phố Vĩnh Yên là trung tâm kinh tế chính trị, văn hóa của tỉnh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50Km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 25Km, cách cảng biển: cái lân – tỉnh Quảng Ninh, cảng Hải Phòng. Sv: Doãn Quốc Bình Lớp: K4 KTĐT B 7 Vĩnh Phúc có hệ thống giao thông thuận lợi: đường bộ có các tuyến quốc lộ chạy qua như quốc lộ 2A (Hà Nội – Hà Giang) , quốc lộ 2B, quốc lộ 2C, quốc lộ 23 . đường cao tốc xuyên á: cảng Cái Lân – Nội Bài – Nam Ninh (Trung Quốc) đã triển khai xây dựng năm 2009, đi qua tỉnh Vĩnh Phúc trên 40Km; đường sắt Hà Nội – Lào Cai đi tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt là cầu nối giữa tỉnh Vân Nam Trung Quốc và các tỉnh trung du miền núi phía bắc với thủ đô Hà Nội; đường thủy phát triển mạnh trên các tuyế Sông Hồng, Sông Lô và Sông Phó Đáy. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong các năm qua đã tạo cho Vĩnh Phúc những lợi thế mới về vị trí địa lý kinh tế, tỉnh đã trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía bắc. Đồng thời, sự phát triển các tuyế hành lang giao thông quốc tế và quốc gia liên quan, đã đưa tỉnh Vĩnh Phúc xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những thành phố lớn của quốc gia và quốc tế thuộc hành lang kinh tế Côn Minh – Hà Nội – Hải Phòng, QL2 Việt Trì – Hà Giang – Trung Quốc, hành lang đường 18 và trong tương lai là đường vành đai IV thành phố Hà Nội. Vĩnh Phúc có vị trí quan trọng đối với vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ, đặc biệt đối vơi thủ đô Hà Nội: kinh tế Vĩnh Phúc phát triển sẽ góp phần cùng thủ đô Hà Nội thúc đẩy tiến trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp, giải quyết việc làm giảm sức ép về đất đai, dân số, các nhu cầu về xã hội, du lịch, dịch vụ của thủ đô Hà Nội. Do đặc điểm vị trí địa lý nên điều kiện tự nhiên tỉnh Vĩnh Phúc hình thành 3 vùng sinh thái rõ rệt: + Vùng núi có diện tích tự nhiên 65.300 ha (đất nông nghiệp: 17.400 ha, đất lâm nghiệp: 20.300 ha). Vùng này chiếm phần lớn diện tích huyện Lập Thạch và huyện Sông Lô (25 xã), huyện Tam Đảo 7 xã thuộc huyện Bình Xuyên, 1 xã thuộc thị xã Phúc Yên. Trong vùng có dãy núi Tam Đảo là tài nguyên du lịch quý giá của tỉnh và của cả nước. + Vùng trung du kế tiếp vùng núi, chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông – Nam. Vùng có diện tích tự nhiên khoảng 24.900 ha (đất NN 14.000 ha), chiếm phần lớn diện tích huyện Tam Dương và Bình Xuyên (15 xã), một phần huyện Lập Thạch (11 xã), thị xã Phúc Yên. Quỹ đất đồi của vùng có thể xây dựng công nghiệp và Sv: Doãn Quốc Bình Lớp: K4 KTĐT B 8 đơ thị, phát triển cây ăn quả, cây cơng nghiệp kết hợp chăn ni gia súc. Trong vùng còn có nhiều hồ lớn như Đại Lải, Xạ Hương, Vân trục, Liễn Sơn, Đầm Vạc là nguồn cung cấp nước cho hoạt động sản xuất, cải tạo mơi trường và phát triển du lịch. + Vùng đồng bằng có diện tích 32.800 ha, gồm các huyện Vĩnh Tường, n Lạc và một phần thị xã Phúc n, đất đai bằng phẳng, thuận tiện cho phát triển cơ sở hạ tầng, các điểm dân cư đơ thị và thích hợp cho sản xuất nơng nghiệp. 1.2.2. Điều kiện tự nhiên: Khí hậu: Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình năm 23,2 – 25 o c, riêng vùng núi tam đảo có khí hậu quanh năm mát mẻ (nhiệt độ trung bình 18 o c) cùng vớ cảnh rừng núi xanh tươi, thuận lợi cho phát triển các hoạt động du lịch, nghỉ ngơi, giải trí. Tài ngun nước: Vĩnh Phúc có nguồn nước mặt phong phú nhờ Sơng Hồng và Sơng Lơ cùng hệ thống các sơng suối nhỏ khác và hang loạt hồ chứa dự trữ khối lượng nước lớn đủ phục vụ hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tài ngun đất: đất phù sa, đất đồi núi, đất feralitic . Tài ngun khốn sản: than antraxit, than nâu, than bùn, khốn sản kinh loại, khốn sản phi kim, vật liệu xây dựng. 1.3. Trình độ phát triển kinh tế: 1.4. Đặc điểm phát triển văn hóa xã hội: 2. Tình hình thu hút FDI tại Vĩnh Phúc giai đoạn 2005 – 2010: Để thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc: phát huy, khai thác cao độ tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tận dụng mọi nguồn lực bên trong và bên ngồi tỉnh, tranh thủ sự giúp đỡ của trung ương, thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngồi nước, đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, chuyển nền kinh tế theo cơ cấu cơng nghiệp – nơng nghiệp - dịch vụ, thực hiện phân cơng lại lao động xã hội .Các đơn vị lãnh đạo của tỉnh đã đề ra các biện pháp và chính sách cụ thể để cải thiện mơi trường đầu tư, phát huy lợi thế về vị trí địa lý, tài ngun thiên nhiên . tích cực thu hút mọi nguồn Sv: Dỗn Quốc Bình Lớp: K4 KTĐT B 9 [...]... của các dự án vào nền kinh tế Vĩnh Phúc 18 Chương 3: Một Số Giải Pháp Nhằm Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Tỉnh Vĩnh Phúc 19 1 Định hướng thu hút FDI của tỉnh Vĩnh Phú: 19 1.1 Mục tiêu phát triển tổng quát đến năm 2010: 19 2 Một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh vĩnh phúc: 20 Sv: Doãn Quốc Bình 22 Lớp: K4 KTĐT B ... sách pháp luật: .3 2.3 Vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên: 3 2.4 Trình độ phát triển kinh tế: 3 2.5 Đặc điểm phát triển văn hóa xã hội: 4 Chương 2: Thực Trạng Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài 5 Tại Vĩnh Phúc Giai Đoạn 2005 – 2010 5 1 Môi trường đầu tư của tỉnh vĩnh phúc: 5 1.1 Chính sách pháp luật: .5 1.2 Vị trí địa lý – điều... .9 2 Tình hình thu hút FDI tại Vĩnh Phúc giai đoạn 2005 – 2010: 9 2.1 Hoạt động xúc tiến đầu tư: 10 `2.2 Công tác quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp: 11 2.3 Thủ tục hành chính: 14 2.3 Thực trạng nguồn lao động: 14 2.4 Thực trạng thu hút FDI ở Vĩnh Phúc giai đoạn 2005- 2010 .16 2.5 Những đóng góp của các dự án vào nền kinh tế Vĩnh Phúc 18 Chương... thông tin cập nhật về tình hình thu hút đầu tư của tỉnh và cả nước, giới thiệu các khu công nghiệp trên địa bàn, các văn bản pháp luật mới về cơ chế chính sách thu hút đầu tư Do có những chính sách thu hút đầu tư tích cực, kết quả là trong năm 2007 thu hút được thêm 31 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đầu tư là 799,6 triệu USD Các dự án chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực như sản xuất... nghiệp và nông thôn Tạo môi trường thu n lợi để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, đặc biệt các dự án có kỹ thu t công nghệ cao, tăng tỷ lệ đóng góp của công nghiệp (nhất là các khu công nghiệp) trong phát triển kinh tế – xã hội tỉnh 2 Một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh vĩnh phúc: 2.1 Tiếp tục đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cảnh quan đô thị cả bên trong và. .. là 105 dự án với tổng số vốn đầu tư là 1251,5 triệu USD, số dự án đầu tư ngoài KCN là 31 dự án với tổng số vốn đầu tư là 605,2 triệu USD Năm 2008 nền kinh tế bước vào giai đoạn suy thoái, các nhà đầu tư thận trọng hơn trong việc lựa chọn các hình thức đầu tư cho riêng mình nhằm đạt được lợi nhuận tối đa, tuy nhiên Vĩnh Phúc vẫn là điểm thu hút vốn đầu tư và có những đặc điểm thu n lợi cùng các chính... hội đầu tư Thời gian qua, Vĩnh Phúc đã tiếp và làm việc với nhiều nhà đầu tư nước ngoài từ nhiều vùng lãnh thổ khác nhau đến khảo sát, tìm hiểu cơ hội đầu tư như: Nhật bản, Hàn quốc, Đài loan và một số tập đoàn lớn khác Những hoạt động thu hút đầu tư như: hội thảo, diễn đàn trong nước và quốc tế về đầu tư, biên tập tài liệu giới thiệu tiềm năng và cơ hội đầu tư tai vĩnh phúc, xây dựng trang web cung... Chủ đầu tư: Công ty cổ phần PrimeGroup Sv: Doãn Quốc Bình 12 Lớp: K4 KTĐT B Khu công nghiệp Sơn Lôi - Diện tích: 416 ha - Địa điểm: huyện Bình Xuyên - Chủ đầu tư: Công ty TNHH đầu tư xây dựng An Thịnh Khu công nghiệp Bá Thiện II: - Diện tích: 500 ha - Chủ đầu tư: Công ty CPK Vĩnh Phúc Bảng 2: Đầu tư nước ngoài tại Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 – 2008 phân theo huyện thị Nhìn vào bảng trên ta thấy các nhà đầu. .. của Vính Phúc hôm nay có sự đóng góp không nhỏ của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Từ một tỉnh thu n nông, đi lên từ nông nghiệp mà bây giờ Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh phát triển năng động trong khu vực phía bắc, đời sống của nhân dân đã được cải thiện đáng kể… Sv: Doãn Quốc Bình 18 Lớp: K4 KTĐT B Chương 3: Một Số Giải Pháp Nhằm Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Tỉnh Vĩnh Phúc 1 Định... thứ 3 cả nước sau Đà nẵng, Bình Dương; sau hơn 10 năm thu hut đầu tư, Vĩnh Phúc được xếp hạng trong tốp 10 tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư Sv: Doãn Quốc Bình 17 Lớp: K4 KTĐT B 2.5 Những đóng góp của các dự án vào nền kinh tế Vĩnh Phúc Đơn vị: triệu đồng Bảng 7: Giá trị công nghiệp theo giá so sánh phân theo thành phần kinh tế Qua số liệu trên ta thấy khu vực có vốn đầu tư nước ngoài phát . tài : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2005 – 2010 Giáo viên : NGUYỄN THỊ THÚY VÂN. Thực. Chương 2: Thực Trạng Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngồi Tại Vĩnh Phúc Giai Đoạn 2005 – 2010 1. Mơi trường đầu tư của tỉnh vĩnh phúc: 1.1. Chính sách pháp