1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạch định chiến lược marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh căn hộ cao cấp của Trung tâm Thương mại – Dịch vụ – Căn hộ cao cấp The Pegasus Plaza của Công ty Cổ phần Đầu tư – Kiến trúc – Xây dựng Toàn Thịnh Phát

71 612 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Huỳnh Phước Nghĩa Chương 1: Phần mở đầu 1.1 Đề tài Hoạch định chiến lược marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh căn hộ cao cấp của Trung tâm Thương mại – Dịch vụ – Căn hộ cao cấp The Pegasus Plaza của Công ty Cổ phần Đầu tư – Kiến trúc – Xây dựng Toàn Thịnh Phát. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về marketing, các công cụ marketing và quy trình xây dựng kế hoạch marketing trong kinh doanh bất động sản. - Phân tích tình hinh của thị trường bất động sản tại Việt Nam nói chung cũng như tại Biên Hòa, Đồng Nai nói riêng; Phân tích đối thủ cạnh tranh, khách hàng mục tiêu, lợi thế của sản phẩm cũng như những hoạt động marketing hiện nay của Công ty dành cho Trung tâm Thương mại – Dịch vụ – Căn hộ cao cấp The Pegasus Plaza. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược marketing, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, nhất là điều kiện để thực hiện chiến lược marketing trong thời gian đến. 1.3 Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích nhằm thu thập số liệu thông qua các tài liệu tham khảo (bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Toàn Thịnh Phát). - Nghiên cứu, khảo sát thực tế thị trường bất động sản hiện nay. - Phỏng vấn trực tiếp các nhà quản lý, trưởng phòng kinh doanh và khách hàng của Công ty Toàn Thịnh Phát. - 1.4 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Kết quả nghiên cứu giúp cho Công ty Toàn Thịnh Phát có được bức tranh toàn cảnh về thị trường kinh doanh bất động sản, từ đó điều chỉnh phương thức hoạt động marketing của mình nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. 1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Huỳnh Phước Nghĩa - Nghiên cứu này khái quát các vấn đề cơ bản về chiến lược marketing, giúp Công ty Toàn Thịnh Phát nắm bắt được những thông tin quan trọng để hoạch định chiến lược marketing trong hoạt động kinh doanh bất động sản . Trên cơ sở đó, Công ty tiếp cận và áp dụng vào thực tế nhằm đạt được kết quả kinh doanh tốt hơn. - Qua việc phân tích và đánh giá thực trạng, đưa ra những đề xuất về giải pháp marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Toàn Thịnh Phát trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Chương 2: Cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược Marketing 2.1 Marketing và chiến lược marketing 2.1.1 Khái niệm marketing 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Huỳnh Phước Nghĩa Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ nó mà các cá nhân và các nhóm người khác nhau nhận được cái họ cần và mong muốn, thông qua việc tạo ra, cung cấp và trao đổi các sản phẩm có giá trị với những người khác. “Marketing là quá trình tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh, từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu dùng thành một nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể, đến việc sản xuất và đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng, nhằm đảm bảo cho công ty thu được lợi nhuận dự kiến” 2.1.2 Chiến lược marketing 2.1.2.1 Khái niệm chiến lược Chiến lược là mô thức hay kế hoạch thích hợp các mục tiêu chính yếu, các chính sách và chuỗi các hành động của tổ chức vào một tổng thể được cố kết một cách chặt chẽ. Kế hoạch là chuỗi các hành động đã dự định một cách nhất quán; còn mô thức là sự kiên định về hành vi theo thời gian, có thể dự định hoặc không dự định. Theo Chandler thì chiến lược là việc xác nhận các mục tiêu, mục đích cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, và việc áp đặt một chuỗi các hành động cũng như sự phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu này. 2.1.2.2 Khái niệm chiến lược marketing Theo Philip Kotler, chiến lược marketing là một hệ thống luận điểm logic, hợp lý làm căn cứ chỉ đạo một đơn vị hay một tổ chức tính toán cách giải quyết những nhiệm vụ marketing của mình liên quan đến thị trường mục tiêu, hệ thống marketing mix và mức chi phí cho marketing. Chiến lược marketing có thể hợp nhất các công cụ marketing gồm 4P và các quyết định của phối thức marketing phải được thực hiện nhằm tác động lên các kênh thương mại cũng như lên các khách hàng cuối cùng nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. 2.2 Quá trình hoạch định chiến lược Marketing 2.2.1 Phân tích và tổng hợp (phân tích tình huống, các thách thức và cơ hội) 3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Huỳnh Phước Nghĩa Giai đoạn này bao gồm 2 hoạt động chính: phân tích tình huống (phân tích tổng hợp hay phân tích từng phần nhỏ riêng biệt) và tổng hợp (kết hợp tất cả các phân tích riêng rẽ thành hệ thống) từ đó đưa ra được vấn đề cần giải quyết và các cơ hội mà công ty có được. 2.2.1.1 Môi trường bên ngoài - Môi trường vĩ mô Cũng như mỗi cá nhân, các tổ chức cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài lên đời sống và tương lai phát triển của nó. Có 5 yếu tố thay đổi ở cấp độ vĩ mô như sau: • Kinh tế • Xã hội • Chính trị - Luật pháp • Kỹ thuật • Môi trường tự nhiên Mỗi yếu tố chứa đựng các cơ hội và đe doạ đến mỗi tổ chức cụ thể. Vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên của các nhà hoạch định chiến lược marketing là xác định các thay đổi có thể xảy ra trong tương lai, sau đó xác định tác động của các thay đổi này lên tổ chức, các thị trường mà tổ chức đang hoạt động và cạnh tranh (bao gồm các khách hàng và đối thủ cạnh tranh) dưới dạng các cơ hội và đe doạ. Môi trường ngành có ảnh hưởng trực tiếp đến cách thức hoạt động, đến sự thành công hoặc thất bại của một tổ chức. Nhiệm vụ của người hoạch định chiến lược marketing là xác định được bản chất và cường độ tác động của từng yếu tố ngành, đồng thời chỉ ra được tác động của các yếu tố ngành lên tổ chức trong tương lai dưới dạng của các cơ hội và đe doạ. Khi phân tích môi trường ngành kinh doanh, cần làm rõ 5 yếu tố sau: 4 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Huỳnh Phước Nghĩa • Tổng quan về thị trường: quy mô thị trường/quy mô ngành, giai đoạn phát triển của ngành, các đặc điểm về nhu cầu, cấu trúc thị trường/ngành. • Tổng quan về tình hình cạnh tranh. • Các kênh phân phối và người mua. • Khách hàng: xác định khách hàng cuối cùng của thị trường mục tiêu bao gồm nhu cầu và sở thích của các khách hàng hiện tại và tương lai. • Nhà cung cấp: sức mạnh của nhà cung cấp và tính sẵn có của nguồn lực đầu vào. 2.2.1.2 Các yếu tố giới hạn thành công (Critical success factors - CSFs) Trong tiến trình phân tích môi trường bên ngoài, đặc biệt là phân tích môi trường ngành, các nhà hoặc định chiến lược marketing cần hướng đến một trong những mối quan tâm quan trọng nhất trong tiến trình phát triển chiến lược: xác định các yếu tố giới hạn sự thành công (hay còn gọi là các yếu tố cơ bản của thành công). CSFs là các yếu tố có liên quan đến sự thành công của tổ chức, tương tự như vị thế cạnh tranh của tổ chức, cần được thực hiện nếu tổ chức muốn cạnh tranh thành công. CSFs có thể tồn tại ở bất kỳ giai đoạn nào của chuỗi giá trị, từ cung ứng đến marketing, tiêu dùng sản phNm. Quan trọng nhất, CSFs phải được xác định trước khi thực hiện việc phân tích tình huống: đó chính là đánh giá năng lực nội tại của tổ chức. 2.2.1.3 Xem xét nguồn lực bên trong Việc xem xét môi trường bên ngoài sẽ giúp tổ chức xác định được các thách thức mà nó có thể gặp phải. Hơn thế nữa, việc xác định rõ các yếu tố có thể tác động đến sự thành công của chiến lược sẽ giúp cho tổ chức cạnh tranh tốt hơn. Bước tiếp theo là đánh giá năng lực của tổ chức trong việc đối đầu với các đe dọa. Việc đánh giá sẽ được thực hiện đối với những bộ phận bên trong tổ chức và năng lực của các bộ phận (vị thế tài chính, quản lý và lãnh đạo, nguồn nhân lực, nghiên cứu phát triển và 5 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Huỳnh Phước Nghĩa vị thế cạnh tranh); đối với năng lực marketing của tổ chức (quản lý marketing, chiến lược marketing, thực hiện chiến lược). Trong giai đoạn này các năng lực của tổ chức cần được làm rõ. 2.2.1.4 Xác định cơ hội và nguy cơ Việc phân tích tình huống bao gồm phân tích chi tiết các nhân tố bên trong và bên ngoài. Trong giai đoạn này của tiến trình hoạch định chiến lược marketing, cần cẩn thận đối với việc việc quá tải về thông tin hay nhầm lẫn về kích cỡ và cấu trúc của thị trường. Vì vậy, bước tiếp theo là một phần trong tiến trình tổng hợp: liên kết tất cả những phân tích nhỏ lại, đánh dấu các mục quan trọng sẽ được đặt vào giai đoạn xác định chiến lược. Tiến trình xác định các đe doạ và cơ hội được làm rõ thông qua: • Xác định năng lực của tổ chức trong mối liên hệ với CSFs. • Xác định các cơ hội mà tổ chức đang thừa khả năng thực hiện được. • Xác định các cơ hội mà tổ chức có khả năng tận dụng được. • Xác định những đe doạ ảnh hưởng mạnh đến thực thi chiến lược marketing. 2.2.2 Phát triển chiến lược (mục tiêu marketing và chiến lược marketing) Quá trình phát triển chiến lược marketing là một tiến trình tuần hoàn của việc thiết lập các mục tiêu marketing và đánh giá đúng chiến lược marketing nhằm đạt được các mục tiêu này. Mục tiêu là đích đến của tiến trình hoạch định và chiến lược chính là cách thức để đạt tới đích đến đó. - Các mục tiêu và chiến lược marketing Các mục tiêu marketing thể hiện những yêu cầu cần đạt được trong quá trình hoạt động của tổ chức trong một thời gian cụ thể của chiến lược marketing (3 hay 6 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Huỳnh Phước Nghĩa 5 năm) và các kế hoạch ngắn hạn khác (các mục tiêu hoạt động hằng năm). Mục tiêu marketing cần cân bằng các yếu tố đầu vào từ trên xuống và từ dưới lên đối với quá trình hoạch định chiến lược marketing. Trong rất nhiều trường hợp, ban quản trị thiết lập các mục tiêu và kế hoạch cho quản trị cấp thấp thực hiện. Lúc nào cũng vậy, những mục tiêu đưa ra cho từng đơn vị kinh doanh hay từng đơn vị hoạch định marketing trong đơn vị kinh doanh đều được đặt trong mối quan hệ với các mục tiêu tài chính. Tuy nhiên, những mục tiêu không phải bao giờ cũng có thể đạt được hay được xác định chắc chắn. Dù thế nào đi nữa, vẫn cần phải kiểm tra thực tế bao gồm cả chiến lược cấp đơn vị kinh doanh và chiến lược marketing. Đầu tiên là việc phân tích về tình hình cạnh tranh hiện tại, mức độ hấp dẫn, vị trị của đơn vị kinh doanh hoặc đơn vị hoạch định trên thị trường. Việc phân tích cũng chỉ ra rằng đôi khi phải chấp nhận làm cho vị trí cạnh tranh trở nên yếu đi nhằm đạt được các mục tiêu của cả đơn vị kinh doanh trong dài hạn. Thứ hai, là việc xác định cách thức đơn vị kinh doanh/đơn vị hoạch định sẽ đạt được các mục tiêu về lợi nhuận dựa trên các sản phẩm hiện tại và tiềm năng hay dựa trên các thị trường mới, các phân đoạn thị trường hiện tại/tiềm năng mà nó đang cạnh tranh. Sau khi chiến lược marketing cấp cao hơn đã được thông qua, việc tiếp theo của tiến trình phát triển chiến lược marketing là xác định chiến lược marketing - mix. Quá trình này bao gồm các công việc sau: • Xác định và hướng đến các phân đoạn thị trường mới và thị trường hiện tại. • Xác định chiến lược sản phẩm tổng thể dưới dạng các sản phẩm/nhãn hiệu hiện tại/mới nhằm đáp ứng các nhu cầu của các phân đoạn thị trường mục tiêu. • Xác định chiến lược định vị sản phẩm/nhãn hiệu (cách thức mà khách hàng sẽ nhận thức được sản phẩm/nhãn hiệu). • Phát triển các chiến lược 4P/7P một cách đúng đắn (các chiến lược liên quan đến từng yếu tố sản phẩm, giá cả, phân phối, truyền thông cổ động) cho từng phân đoạn thị trường mục tiêu. 7 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Huỳnh Phước Nghĩa 2.2.3 Phân bổ nguồn lực Các chiến lược marketing cần đáp ứng một số chức năng quan trọng. Chúng chính là phương tiện để đưa ra các đề xuất lên cấp lãnh đạo nhằm phân bổ các nguồn lực cho các SBU, phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của các SBU này. Giai đoạn tiếp theo của tiến trình hoạch định chiến lược marketing là cung cấp các chi tiết liên quan đến nguồn lực đã được đề cập. 2.2.3.1 Chính sách về ngân quỹ marketing - Kế hoạch về ngân sách Các nhà marketing tính toán và đề xuất lên cấp quản lý cao cấp ngân sách cần thiết để thực hiện các hoạt động marketing theo kế hoạch. Quản lý cấp cao xác định tổng ngân sách cho từng hoạt động của các phòng ban trong doanh nghiệp. Dựa trên ngân sách cho trước, các nhà marketing phân chia cho hoạt động marketing hiệu quả nhất. - Kế hoạch chương trình hành động Sau khi đã thiết lập các chiến lược marketing, nhà marketing cần xây dựng các hoạt động cụ thể thực hiện chiến lược cạnh tranh đã xác định. Công tác này đòi hỏi việc lập các kế hoạch hành động chi tiết: các hoạt động marketing nào sẽ được triển khai, thời gian, địa điểm và phương thức thực hiện; phân bổ nhân sự và người chịu trách nhiệm; chi phí dự toán cho các hoạt động; cơ chế giám sát và đánh giá kết quả đạt được. 2.2.3.2 Chính sách về công cụ marketing - Sản phẩm: là mọi thứ có thể chào bán trên thị trường để khách hàng chú ý, mua, sử dụng sản phẩm hay tiêu dùng có thể thỏa mãn được một mong muốn hay nhu cầu. 8 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Huỳnh Phước Nghĩa - Giá: là số tiền thỏa thuận giữa người mua và người bán về sự trao đổi một loại sản phẩm hay sịch vụ nhất định. - Địa điểm: kênh phân phối, vai trò của kênh phân phối, thiết kế kênh phân phối. - Truyền thông: chính sách xúc tiến là tổng thể các nguyên tắc cơ bản, các phương pháp và giải pháp gắn với hoạt động tiêu thụ sản phẩm nhằm hạn chế hoặc xóa bỏ mọi trở ngại trên thị trường mục tiêu , đảm bảo thực hiện các mục tiêu chiến lược đã xác định. 2.2.3.3 Chính sách về bộ máy và nhân lực Con người vừa là động lực vừa là mục tiêu đối với sự phát triển của doanh nghiệp, họ có mặt hầu hết các khâu trong quá trình cung cấp sản phẩm và dịch vụ. Công ty biết đào tạo và sử dụng con người vào vị trí thích hợp không những góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng lao động mà còn tạo ra sự khác biệt về độ thỏa mãn khách hàng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ do công ty cung cấp. Muốn như vậy các công ty phải quan tâm hơn đến công tác xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được các nhu cầu về trình độ chuyên môn, có tính chuyên nghiệp và có văn hóa ứng xử phù hợp. 2.2.3.4 Thực thi chiến lược Khi ngân sách được thông qua thì công ty có thể thực thi chiến lược đã lựa chọn. Đây chính là giai đoạn mà hoạch định marketing trở thành chiện lược marketing. Theo Mc Kinsey chỉ ra một trong 7 yếu tố đảm bảo sự thành công của một tổ chức bao gồm 3 yếu tố: chiến lược, cấu trúc và hệ thống được xem là “phần cứng”, và 4 yếu tố: phong cách, kỹ năng, tổ chức đội ngũ và giá trị chia sẻ chính là “phần mềm” của sự thành công của tổ chức. 2.2.4 Phát sinh thông tin, đánh giá và kiểm soát Một trong những vai trò quan trọng của việc phát sinh thông tin là sự góp nhặt các thông tin có giá trị và kịp thời. Đây là điều rất quan trọng trong tiến trình xây dựng kế hoạch marketing cũng như lường trước được các thay đổi có thể xảy ra đối với môi 9 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Huỳnh Phước Nghĩa trường bên ngoài. Khi phát hiện thấy sự sai lệch trong việc thực hiện công việc hay cần thiết phải thay đổi các mục tiêu marketing, các biện pháp đúng đắn cần được đưa ra nhằm điều chỉnh hay sửa đổi chiến lược marketing trước đó. Một hệ thống kiểm soát có tính thích nghi cao sẽ nhận ra được rằng các chiến lược được xây dựng dựa trên nền tảng là các dự đoán trong tương lai. Thông thường, việc dự đoán không được chính xác vì vậy cần thiết phải đưa ra một hệ thống phản hồi nhằm đưa ra các điều chỉnh trên cơ sở các thông tin được thu thập gần nhất. Chương 3: Thực trạng hoạt động Marketing của Công ty CP Đầu tư – Kiến trúc – Xây dựng Toàn Thịnh Phát 3.1 Tổng quan về Công ty CP Đầu tư – Kiến trúc – Xây dựng Toàn Thịnh Phát và tình hình hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản của Công ty. 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 3.1.1.1 Giới thiệu về Công ty Tên Công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ - KIẾN TRÚC - XÂY DỰNG TOÀN THỊNH PHÁT Tên tiếng Anh : TOAN THINH PHAT INVESTMENT - ARCHITECTURE - CONSTRUCTION CORPORATION Tên viết tắt : TTP Corp. Trụ sở chính : Tầng 1, 130 Nguyễn Ái Quốc, P Trảng Dài, Biên Hòa, Đồng Nai Điện thoại : (061) 3 897 370 10 [...]... điểm thị trường của Trung tâm Thương mại – Dịch - vụ – Căn hộ cao cấp The Pegasus Plaza của Công ty 3.2.1 Thông tin dự án Tên dự án: Trung tâm Thương mại – Dịch vụ – Căn hộ cao cấp The Pegasus - Plaza Logo: - Diện tích: khu đất thực hiện dự án có diện tích 4605.5 m2 Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Đầu tư – Kiến trúc – Xây dựng Toàn Thịnh Phát Địa điểm đầu tư: Tọa lạc tại đường Võ Thị Sáu – trục đường mua... - Dịch vụ Toàn Thành Tâm 16/4/2009: Công ty Cổ phần Toàn Hải Vân (Toàn Thịnh Phát góp vốn) Ngày 5/4/2010, chính thức khởi công xây dựng dự án Vịnh Đầm do Công ty Cổ phần - Toàn Hải Vân - đơn vị thành viên của Toàn Thịnh Phát đầu tư và quản lý 3/6/2009: Trường Mầm non Quốc tế BamBi khai giảng năm học 2009 - 2010 24/11/2009: Chi nhánh Công ty Cổ phần Đầu tư - Kiến trúc- Xây dựng Toàn - Thịnh Phát tại... Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Toàn Thành Tâm, Công ty TNHH MTV Toàn Thịnh Phát - Phú Quốc (TTP Phú Quốc) và Công ty cổ phần Toàn Hải Vân 3.1.3 Cơ cấu tổ chức 17 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths Huỳnh Phước Nghĩa Công ty Cổ phần Đầu tư – Kiến trúc – Xây dựng Toàn Thịnh Phát tổ chức hoạt động và điều hành theo mô hình Tổng công ty – Các đơn vị thành viên, tuân thủ theo quy định hiện hành của pháp luật... - trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc và thi công xây dựng Năm 2003: Tân Thịnh Phát được chuyển sang mô hình công ty cổ phần với tên gọi mới là Công ty Cổ phần Đầu tư - Kiến trúc - Xây dựng Toàn Thịnh Phát, trụ sở đặt tại số 284 Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận với cổ đông chiến - lược là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Sacombank Năm 2004: Công ty Toàn Thịnh Phát đầu tư vốn vào trường Lê Quý... Thương mại Toàn Thịnh Phát (TTP Tech.) Tháng 10/2007: Công ty TNHH Toàn Thịnh Phát Bình Thuận 12/3/2008: Công ty Cổ phần Toàn Thịnh Phát - TTP Kiên Giang 16/4/2008: Công ty TNHH MTV Toàn Thịnh Phát - TTP Phú Quốc 6/9/2008: Trường THPT Tân Phú được khánh thành và khai giảng năm học 2008 - - 2009 25/12/2008: Công ty TNHH MTV Giáo dục Toàn Thịnh Phát - TTP Edu 19/2/2009: Công ty CP Sản xuất - Thương mại - Dịch. .. việc quản lý các dự án trong chuỗi The Pegasus tại Đồng Nai Các đơn vị thành viên lần lượt ra đời khẳng định tầm vóc và bước tiến vững mạnh của TTP Corp - 12/12/2006: Chi nhánh Công ty Cổ phần Đầu tư - Kiến trúc - Xây dựng Toàn - Thịnh Phát tại Bình Dương 3/4/2007: Công ty TNHH MTV Kỹ thuật - Xây dựng Toàn Thịnh Phát (TTP Cons.) được thành lập với tên ban đầu là Công ty TNHH MTV Cơ khí Xây dựng - và Thương. .. dựa trên loại hình Trung tâm Thương mại – Dịch vụ - Căn hộ Dự án Khu phức hợp Biên Hòa - Biên Hòa City Square: Chủ đầu tư là Công ty Berjaya - D2D một trong những đơn vị uy tín trong xây dựng tại tỉnh Đồng Nai Với ưu thế có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, Công ty triển khai dự án Khu phức hợp trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp ngay trung tâm thành phố Biên Hòa, được xây dựng trên khu đất 2.500... Kiến trúc – Xây dựng Toàn Thịnh Phát tại Đồng Nai và Công ty TNHH Toàn Thịnh Phát Bình Thuận: - Chi nhánh Bình Dương: phụ trách quản lý các dự án đầu tư của Toàn Thịnh Phát tại tỉnh Bình Dương Dự án tiêu biểu Chi nhánh đang chủ quản là Làng biệt thự chuyên gia Bình An - Villa Bình An - Chi nhánh Đồng Nai: hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng kinh doanh cơ sở hạ tầng khu dân cư, khu thương mại, quản... Nai) Toàn Thịnh Phát mở rộng hoạt động vào lĩnh vực giáo dục từ năm 2004 với mục tiêu trở thành một trong những Công ty đi đầu trong đầu tư giáo dục trên phạm vi cả nước với những ngôi trường đầy đủ trang thiết bị đạt chuẩn quốc gia, quốc tế Đầu tư bất động sản: Đảm nhận lĩnh vực này là Chi nhánh Công ty CP Đầu tư – Kiến trúc – Xây dựng Toàn Thịnh Phát tại Bình Dương, Chi nhánh Công ty CP Đầu tư – Kiến. .. thác, lợi nhuận thu được sẽ chia theo tỷ lệ mà hai bên đã thống nhất) 22 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths Huỳnh Phước Nghĩa Dự án The Pegasus Plaza được xây dựng trên mô hình khu phức hợp bao gồm trung tâm Thương mại, khu vui chơi giải trí kết hợp cao ốc văn phòng và căn hộ trung – cao cấp Là một trong những dự án tiên phong theo mô hình Trung tâm Thương mại – dịch vụ - căn hộ tại thành phố Biên Hòa, tọa . 1: Phần mở đầu 1.1 Đề tài Hoạch định chiến lược marketing nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh căn hộ cao cấp của Trung tâm Thương mại – Dịch vụ – Căn hộ cao cấp The Pegasus Plaza của Công ty Cổ. tế. Đầu tư bất động sản: Đảm nhận lĩnh vực này là Chi nhánh Công ty CP Đầu tư – Kiến trúc – Xây dựng Toàn Thịnh Phát tại Bình Dương, Chi nhánh Công ty CP Đầu tư – Kiến trúc – Xây dựng Toàn Thịnh. kiến trúc và thi công xây dựng. - Năm 2003: Tân Thịnh Phát được chuyển sang mô hình công ty cổ phần với tên gọi mới là Công ty Cổ phần Đầu tư - Kiến trúc - Xây dựng Toàn Thịnh Phát, trụ sở đặt

Ngày đăng: 26/07/2015, 22:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w