BẢN THAM LUẬN XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QCDC TRONG TRƯỜNG MẦM NON

8 2.4K 25
BẢN THAM LUẬN XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QCDC TRONG TRƯỜNG MẦM NON

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BẢN THAM LUẬN XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QCDC TRONG TRƯỜNG MẦM NON Kính thưa: ……………………… Kính thưa các Quý vị đại biểu, các đồng chí Lãnh đạo - Chuyên viên sở GD và ĐT Hà Nội. - Các Đ/c Lãnh đạo, Chuyên Viên phòng GD & ĐT các Quận Huyện cùng toàn thể các CBQL các Trường MN trên địa bàn TPHN. Thưa toàn thể Hội nghị ! Được sự nhất trí của các đ/c Lãnh đạo phòng MN sở GD& ĐT, hôm nay tôi rất vinh dự và tự hào được về dự Hội nghị để cùng chia sẻ 1 số kinh nghiệm trong công tác quản lý: “ Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong trường MN”. Thay mặt tập thể CBGVNV Trường MNĐN A- Huyện Từ Liêm, tôi xin trân trọng gửi tới quý vị đại biểu, các đồng chí Cán bộ lãnh đạo- Cán bộ quản lý lời chào và lời chúc sức khỏe. Chúc Hội nghị thành công tốt đẹp! Kính thưa các đồng chí! Quốc có quốc pháp - Gia có gia quy. Mỗi 1 dân tộc- 1 đất nước đều có 1 Thể chế pháp qui riêng của mình nhằm đảm bảo tôn ti trật tự xã hội. Trong mỗi ngành nghề, đặc biệt là Ngành GD thì việc thực hiện Dân chủ trong các trường học chính là nhằm thực hiện tốt nhất những điều mà luật GD qui định và Qui định số 04/2000/QĐ- BGD & ĐT ngày 01.03.2000 của Bộ GDĐT ban hành Qui chế thực hiện Dân chủ trong trường học, đồng thời nhằm phát huy quyền làm chủ và huy động tiềm năng, trí tuệ của đội ngũ CBGVNV, cha mẹ học sinh cùng góp phần Xây dựng nề nếp, trật tự, kỷ cương trong mọi hoạt động của Nhà trường; Ngăn chặn các hiện tượng Tiêu cực và tệ nạn xã hội; Tăng cường khối đại đoàn kết Nội Bộ; Thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phù hợp với đường lối, chủ trương chính 1 sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, các qui định của Ngành trong thời kỳ CNH- HĐH đất nước. Với mục tiêu cũng như vai trò Đặc biệt của việc thực hiện qui chế dân chủ trong trường học, Đội ngũ CBGVNV Trường mầm non Đông Ngạc A đã cùng song hành xây dựng Thể chế QCDC của trường để làm Căn cứ cơ sở thực hiện chức năng nhiệm vụ của từng thành viên góp phần thúc đẩy chất lượng nhà trường, đồng thời góp phần giúp nâng cao chất lượng GD- ĐT Huyện Từ Liêm ngày một vững mạnh. Để xây dựng QC phù hợp với thực tiễn và đạt hiệu quả tốt nhất trong quá trình thực hiện, bước đầu chúng tôi không tránh khỏi 1 số băn khoăn, lo lắng song với sự hướng dẫn của lãnh đạo các cấp, chúng tôi vững vàng hơn với những bước đi của mình. I. Đặc điểm tình hình: 1. Qui mô trường lớp: - Gồm 1 điểm trường được qui hoạch trên khuôn viên 7292m2. - Tổng số nhóm lớp : 14 nhóm lớp và các phòng chức năng. 2. Đội ngũ CBGVNV- Trẻ: - Tổng số trẻ: 895 trẻ. - Tổng số CBGVNV : 87 đồng chí. 3. Hệ thống máy- và Các tổ chức đoàn thể: - Hệ thống tổ chức bộ máy đảm bảo theo Qui định trường học. - Thành lập đủ các Hội đồng, Các tổ chức đoàn thể theo qui định. II. Thuận lợi - Khó khăn: 1.Thuận lợi: - Các tổ chức đoàn thể hàng năm đã dần phát huy được vai trò, chức năng nhiệm vụ. - Đội ngũ CBGVNV trẻ, nhiệt tình, tâm huyết nghề nghiệp, đạt 100% trình độ Chuẩn và trên chuẩn đáp ứng với nhiệm vụ. - Kế hoạch xây dựng QCDC luôn được chú trọng kiện toàn, đặc biệt là từ năm 2010 đến nay. 2 - Bản thân giữ vai trò lãnh đạo đứng đầu: Hiệu trưởng- Bí thư chi bộ, vì vậy công tác tổ chức xây dựng và thực hiện QCDC có nhiều yếu tố thuận lợi nhất định đồng thời luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo các cấp, sự ủng hộ nhiệt tình của BCH công đoàn. 2. Khó khăn: - Phạm trù nội dung các văn bản phạm vi rộng, 1 số ND hướng dẫn chung cho nhiều ngành nghề thể hiện tính khái quát, chưa toát hết các mảng hoạt động cụ thể trong trường học của bậc học MN. - Là 1 trong những trường với các năm về trước 1 số CB cửa quyền , quan liêu, nội bộ mất đoàn kết, luôn có tình trạng đơn thư kiện cáo do QC xây dựng còn hạn chế, chung chung. - Sự hiểu biết về QCDC của một số ít CBGVNV còn hạn chế, cán bộ công đoàn kinh nghiệm chưa sâu, kiến thức còn mỏng nên công tác tuyên truyền phổ biến các nội dung còn mang tính hình thức, khuôn phép, chưa biết chuyển biến linh hoạt thể chế hóa từ hướng dẫn, quy định chung thành những quy định cụ thể tại trường dẫn đến hiệu quả chưa cao. - Trường thuộc địa phương là đơn vị xã nên ít nhiều còn thể hiện tính cụ bộ địa phương của một số ít CBGVNV. - Do tính chất đặc thù công việc nên đội ngũ CBGVNV đa số là lao động nữ nên sự biểu biết về chính sách pháp luật còn hạn chế. III. Giải pháp. Để xây dựng và tổ chức thực hiện QCDC trong trường mầm non đạt kết quả tốt, thể hiện sự DC: “Do dân – Vì dân – Của dân” đồng thời phải đảm bảo tính pháp lý. Tôi đã tiến hành thực hiện một số giải pháp sau: 1. Nghiên cứu các văn bản pháp quy: - Trong cuộc sống hay trong lao động thì quyền lợi và trách nhiệm phải đi đôi với nhau. Nếu người lao động được hưởng những quyền lời chính đáng mà không gắn với Quy định trách nhiệm thì vô tình một số người lao động đi quá phạm trù quy định và ngược lại nếu chỉ có nhiệm vụ trách nhiệm mà không được hưởng đầy đủ quyền lợi thì dẫn đến sự mất đoàn kết nội bộ, kiện tụng, tố cáo… Vì vậy với cương vị là 3 người đứng đầu đơn vị, việc xây dựng thể chế quy định quy chế dân chủ là một trong những việc không thể thiếu, nội dung quy chế phải gắn liền giữa quyền lợi và nghĩa vụ (trách nhiệm). - Nội dung QCDC được xây dựng thể chế trên các Điều luật, Văn bản có nội dung liên quan đến ngành GD, bậc học mầm non và người lao động. 1. TT số 04/2000/QĐ ngày 01.3.2000 – BGD & ĐT của Bộ GD & ĐT về Ban hành quy chế hoạt động dân chủ trong trường học. 2. Điều lệ trường lớp Mầm non. 3. Kỹ năng hoạt động công đoàn. 4. Bộ luật lao động. 5. Luật công chức. 6. Luật viên chức. 7. Pháp lệnh dân số. 8. Hệ thống văn bản pháp luật cho CBQL ngành GD & ĐT cấp cơ sở. 9. Hệ thống văn bản pháp luật về Quản lý tài chính đối với ngành GDĐT. 10 – Cẩm nang y tế học đường và các Quy định dành cho lãnh đạo trường học. 11 – Một số các Văn bản hướng dẫn của lãnh đạo các cấp. 2. Xây dựng thể chế quy định: - Nếu chỉ tuyên truyền nội dung văn bản qua các hội nghị phát tài liệu, dán tại Bản tin thì nội dung văn bản không ăn sâu vào tiềm thức mỗi người cũng như do Quy định mang tính chất khái quát, chung chung nêu các thành viên thường không tìm hiểu kỹ nội dung văn bản, điều luật… - Để xây dựng thể chế quy chế nội dung phù hợp, hiệu quả, ngắn gọn, xúc tích tôi đã phân chia các mảng nội dung với các Điều cụ thể theo hệ thống: gồm 5 phần, 2 quyết định, 14 chương và 97 điều * Phần 1: Các loại văn bản quyết định. * Phần 2: Kế hoạch quy chế dân chủ: Gồm 2 chương - Chương 1: Những quy định chung. - Chương 2: Thực hiện dân chủ trong Hội đồng của nhà trường. * Phần 3: Nguyên tắc – Nội dung lao động: Gồm 7 chương 4 - Chương 1: Thời gian làm việc và hưởng nguyên lương. - Chương 2: Nội quy – Quy định trong trường học. - Chương 3: Đảm bảo an toàn – vệ sinh lao động - Chương 4: Nguyên tắc tài chính – Quy định quản lý kho và tài sản công. - Chương 5: Bảo vệ tài sản và tài liệu của trường. - Chương 6: Khen thưởng kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất. - Chương 7: Quy định đánh giá chất lượng và phân loại thi đua. * Phần 4: Quy chế - Chương 1: Quy chế phối hợp. - Chương 2: Quy chế tuyển dụng, đề bạt nâng lương, nhận xét đánh giá CB – VC hàng năm. - Chương 3: Quy chế dân số - kế hoạch hóa gia đình. - Chương 4: Quy chế về phòng chống tệ nạn xã hội – tệ nạn ma túy. - Chương 5: Quy chế công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo. * Phần 5: Quy ước: Nếp sống văn hóa trường học. 3. Thực hiện dân chủ trong xây dựng quy chế và trong thực hiện quy chế. - Xây dựng một bộ thể chế quy chế dân chủ là một trong những bước tương đối khó khăn đòi hỏi phải nghiên cứu tập hợp các văn bản pháp quy có nội dung liên quan xong phải phù hợp, phát huy tính dân chủ, tính sáng tạo tranh thủ sự ủng hộ nhiệt tình của đội ngũ cán bộ- giáo viên – nhân viên. Trước khi thực hiện và quá trình thực hiện tôi đã chuyển các nội dung quy định tới các bộ phận có nội dung liên quan để tham khảo nhằm đóng góp bổ xung từng điều của Bộ quy chế - Với bước tham khảo này, ít nhiều tôi đã nhận được sự đóng góp của tập thể CB- GV-NV để bổ sung, hoàn chỉnh. Sau đó cùng đưa ra các cuộc họp từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng tới 100% CB-GV-NV, thông qua hội nghị CB-GV-NV đầu năm học 2012 – 2013; - Trong quá trình thực hiện khi thấy cần bổ sung thêm một số nội dung tại các điều của quy chế đều được thông qua các cuộc họp BGH, liên tịch và hội đồng sư phạm trưng cầu ý kiến thống nhất nội dung bổ xung; 5 - Trên cơ sở kế hoạch đề ra, hàng năm đều có tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm để bản quy chế dân chủ ngày càng hoàn thiện và thực hiện ngày càng hiệu quả hơn IV. Kết quả đạt được Sau quá trình xây dựng và triển khai thực hiện QCDC ở trường học đã giúp cho đội ngũ CB-GV-NV nhận thức sâu sắc hơn về quyền làm chủ và vai trò trách nhiệm của mình trong sự nghiệp Giáo dục nói riêng và sự nghiệp đất nước nói chung. Cụ thể TT NỘI DUNG Thời gian chưa xây dựng quy chế mới Thời gian xây dựng và thực hiện quy chế mới 2007- 2008 2008- 2009 2009- 2010 2010- 2011 2011- 2012 2012- 2013 1 Tổng số CBGVNV 54 61 63 67 66 87 2 Hiện tượng cục bộ địa phương X X không không không không 3 Hiện tượng chia bè phái X không không không không không 4 Hiện tượng đơn thư X không không không không không 5 Danh hiệu tập thể không Tiên tiến cấp huyện Tiên tiến cấp huyện Tiên tiến Xuất sắc cấp Thành phố Tiên tiến Xuất sắc cấp Thành phố Cờ đơn vị xuất sắc phong trào thi đua cấp TP - Nhà trường đã luôn mở rộng dân chủ trực tiếp, bầu không khí dân chủ được nâng lên rõ rệt, khơi dậy được tinh thần đoàn kết cao, không còn hiện tượng đơn thư, bè phái, cục bộ địa phương, tạo sự gần gũi thân thiện và cởi mở giữa các đồng nghiệp trong trường. Thực hiện QCDC bằng tất cả trí tuệ, tâm huyết nhiệt tình, kinh nghiệm và cả sức mạnh tập thể, đội ngũ CB-GV-NV cùng tháo gỡ những vướng mắc khó khăn, những cản trở và luôn không ngừng đổi mới các hình thức, phương pháp quản lý. - Phát huy tinh thần sáng tạo của các tổ chức đoàn thể và cá nhân. Xây dựng được môi trường lành mạnh, phong cách văn minh, lịch thiệp trong cơ quan trường học góp phần giữ gìn và phát huy nét đẹp truyền thống của môi trường sư phạm giáo dục. - Thực hiện quy chế dân chủ đã lựa chọn một đội ngũ cán bộ chủ chốt có uy tín, năng 6 lực, phẩm chất vững vàng thực hiện tốt vai trò trọng trách được giao: đánh giá công tác thi đua, đánh giá phân loại đảng viên, cán bộ, chuẩn nghề nghiệp… - Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc giám sát việc điều hành quản lý của CBQL, đánh giá về phong cách, đạo đức nhà giáo lề lối làm việc và lối sống của cán bộ công chức, đảng viên nhằm yêu cầu chấp hành nghiêm luật pháp và giữ nghiêm kỷ cương phép nước. * Tồn tại: + Do kiêm nhiệm nên Ban TTND còn gặp một số khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. + Một số ít CB-GV-NV chưa thực sự ý thức trách nhiệm cao trong việc sử dụng tài sản công V. Kết luận. 1. Bài học kinh nghiệm. 1.1. Người Hiệu trưởng phải nghiên cứu kỹ văn bản pháp quy để thể chế hóa thành các quy định cụ thể, thiết thực, dễ hiểu. Đồng thời luôn phối kết hợp các tổ chức đoàn thể triển khai và gương mẫu thực hiện. 1.2. Xây dựng quy chế đúng quy trình, nội dung quy chế dân chủ phải được sự đồng thuận nhất trí cao của tập thể CBGVNV. 1.3. Luôn đề cao vai trò giám sát của từng CBGVNV, đặc biệt Ban TTND trong mọi hoạt động. Mỗi cán bộ Đảng viên phải làm tiên phong đi đầu, gần gũi nắm bắt tâm tư nguyện vọng của quần chúng nhằm tháo gỡ nhiều vướng mắc nếu có. 1.4. Luôn quan tâm tạo mọi điều kiện cho cá nhân, các tổ chức đoàn thể phát huy vai trò của mình trong việc tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ, đồng thời phải luôn gắn với kỷ cương, phép nước, xử lý nghiêm minh với nhiều việc làm sai phạm, tiêu cực, những hành vi lợi dụng dân chủ để gây rối mất đoàn kết, mất ổn định trật tự trong nhà trường. 1.5. Luôn đảm bảo nguyên tắc: Công bằng, dân chủ, công khai, minh bạch các thông tin trong mọi hoạt động. 2. Kiến nghị đề xuất. * Để phát huy quyền dân chủ ở mỗi cơ sở song cần phải có một đội ngũ cán bộ 7 chủ chốt mạnh về chất và lượng do vậy tôi xin mạnh dạn kiến nghị đề xuất với lãnh đạo các cấp một số nội dung sau: 2.1. Tăng cường các đợt bồi dưỡng về việc thực hiện Quy chế dân chủ cho CB quản lý, CB công đoàn. 2.2. Tổ chức tham quan giao lưu học tập một số đơn vị tiêu biểu trên toàn quốc để học hỏi kinh nghiệm. 2.3. Đề nghị Hội đồng thi đua khen thưởng cấp trên có như tiêu chí khen thưởng cụ thể dành cho các đơn vị, cá nhân thực hiện tốt QCDC để lấy đó làm cơ sở cho việc đánh giá thi đua khen thưởng tập thể, cá nhân tiêu biểu trong việc thực hiện QCDC. 2.4. Có chế độ tiền lương, phụ cấp ngành phù hợp dành cho NV nuôi dưỡng nhằm đảm bảo đời sống. Trên đây là một số kinh nghiệm trong việc xây dựng và thực hiện QCDC trong trường học mầm non. Nhằm phát huy sức sáng tạo của đội ngũ tập thể CBGVNV, tăng cường khối đại đoàn kết và xây dựng đội ngũ ngày một vững mạnh, trưởng thành góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đồng thời hạn chế khắc phục hiện trạng suy thoái, quan liêu, ngăn chặn chống tham nhũng, lãng phí, phiền hà, sách nhiễu nhân dân, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh – xã hội công bằng dân chủ văn minh. Thay mặt tập thể CBGVNV trường mầm non Đông Ngạc A một lần nữa xin kính chúc các Quý vị Đại biểu mạnh khỏe – hạnh phúc. Chúc cho công tác thực hiện QCDC của nhà trường ngày một thực sự dân chủ. Xin trân trọng cảm ơn! Đông Ngạc, ngày 18 tháng 10 năm 2013 Người viết Đỗ Thị Mai Hường 8 . là một trong những việc không thể thiếu, nội dung quy chế phải gắn liền giữa quyền lợi và nghĩa vụ (trách nhiệm). - Nội dung QCDC được xây dựng thể chế trên các Điều luật, Văn bản có nội dung liên. trù nội dung các văn bản phạm vi rộng, 1 số ND hướng dẫn chung cho nhiều ngành nghề thể hiện tính khái quát, chưa to t hết các mảng hoạt động cụ thể trong trường học của bậc học MN. - Là 1 trong. luật của Nhà nước, các qui định của Ngành trong thời kỳ CNH- HĐH đất nước. Với mục tiêu cũng như vai trò Đặc biệt của việc thực hiện qui chế dân chủ trong trường học, Đội ngũ CBGVNV Trường mầm

Ngày đăng: 26/07/2015, 21:40

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan