PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hòa Bình là tỉnh có vị trí địa lý khá thuận lợi, phía Đông giáp thành phố Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ, phía Tây giáp tỉnh Sơn La và Thanh Hóa, phía Đông Nam giáp tỉnh Hà Nam và Ninh Bình. Trung tâm hành chính của tỉnh cách thủ đô Hà Nội không quá xa, khoảng 70 km, theo đường quốc lộ 6. Hòa Bình có mạng lưới giao thông đường bộ và đường thủy tương đối phát triển so với các tỉnh trong vùng. Mạng lưới giao thông phân bố khá đều khắp, kết nối Hòa Bình với các tỉnh trong khu vực và các địa phương trong tỉnh khá thuận lợi. Với vị trí địa lý như vậy, Hòa Bình có lợi thế để phát triển các hoạt động xúc tiến thương mại góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển KTXH, nâng cao tốc độ phát triển kinh tế theo hướng CNH-HĐH, hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, quy mô kinh tế của tỉnh còn nhỏ; chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh kinh tế của tỉnh còn thấp; chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa tạo ra đột phá để tăng trưởng kinh tế; dự báo xu thế, diễn biến tình hình kinh tế thế giới và trong nước còn chưa phản ánh đúng thực tế; cơ sở hạ tầng thương mại chưa được đầu tư đồng bộ; chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển thương mại còn ở mức thấp; công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại còn nhiều hạn chế . UBND tỉnh Hòa Bình đã phê duyệt đề án “Phát triển thương mại tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2020”. Theo đó, mục tiêu giai đoạn 2016-2020 phát triển thương mại trở thành ngành kinh tế quan trọng, là khâu đột phá thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại đồng bộ ngày càng hiện đại, các hình thức thuơng mại ngày càng đa dạng, phát triển theo hướng hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa. Để đạt được những mục tiêu đó, rất cần những chương trình xúc tiến thương mại xây dựng đúng trọng tâm trọng điểm, bắt kịp xu thế chuyển động của nền kinh tế, bám sát nhu cầu thiết thực của cộng đồng doanh nghiệp và tổ chức thực hiện hiệu quả khi đưa vào thực tế. Thông qua các báo cáo tổng kết kết quả hoạt động của trung tâm, thực tế những chương trình mà trung tâm xây dựng có thể thấy, chất lượng chương trình còn chưa cao và chưa kịp thời; hình thức tổ chức còn nghèo nàn; thiếu sự sáng tạo, linh hoạt trong xây dựng và tổ chức thực hiện; việc cung cấp thông tin về các hoạt động thương mại, chính sách, pháp luật còn chưa được cập nhật thườn xuyên, DN cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn thông tin…Yêu cầu đặt ra cho trung tâm là cần chủ động, sáng tạo trong việc xây dựng và linh hoạt hơn trong công tác tổ chức thực hiện các chương trình XTTM tại địa phương. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Xây dựng và tổ chức thự các chương trình xúc tiến thương mại tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Hòa Bình ” là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở lý thuyết, đánh giá thực trạng công tác xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình XTTM của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Hòa Bình (sau đây gọi là TT XTĐT, TM & DL), luận văn sẽ làm rõ nội dung cụ thể của chương trình; cách thức xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình XTTM; thông qua đó chỉ rõ những tồn tại và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động công tác này. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá và phân tích thực trạng công tác xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình XTTM của TT XT ĐT, TM & DL tỉnh Hòa Bình. - Xác định nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình XTTM. - Nghiên cứu và chỉ ra những kinh nghiệm trong công tác xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình XTTM tại một số TT XTTM cấp tỉnh ở Việt Nam - Nhận xét chung về công tác xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình XTTM tại trung tâm, đánh giá khách quan những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình XTTM của trung tâm. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các chương trình XTTM tại TT XT ĐT, TM & DL tỉnh Hòa Bình với hai hoạt động xuyên suốt đó là: xây dựng chương trình và tổ chức thực hiện chương trình. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình XTTM tại TT XT ĐT, TM & DL tỉnh trực thuộc UBND tỉnh Hòa Bình. Tính chất nghiên cứu: Luận văn chỉ đề cập đến công tác xây dựng và tổ chức thực hiện trong các chương trình XTTM tại TT XT ĐT, TM & DL tỉnh trực thuộc UBND tỉnh Hòa Bình mà không đề cập đến toàn bộ hoạt động XTTM chung của tỉnh Hòa Bình hay những chương trình XTTM được xây dựng bởi các các đơn vị, tổ chức có chức năng XTTM khác như Sở Công Thương, các hiệp hội ngành nghề, DN trên địa bàn tỉnh. Thời gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu, phân tích và đánh giá công tác xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình XTTM từ năm 2014 đến năm 2016; đề xuất định hướng, giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình XTTM tại TT XT ĐT, TM & DL tỉnh Hòa Bình. 4. Phương pháp nghiên cứu -Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp tổng hợp, phân tích và thống kê để tìm kiếm các dữ liệu thứ cấp có liên quan đến công tác xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình XTTM tại trung tâm XT ĐT, TM & DL tỉnh Hòa Bình. - Thông qua hệ thống thư viện, trường đại học, các website, các nhà khoa học để tìm những bài viết, luận văn, đề án, công trình nghiên cứu, báo cáo có liên quan đến công tác xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình XTTM tại trung tâm XTTM địa phương và lấy số liệu và dữ liệu, thông tin từ các công trình, các luận văn có liên quan. Thực hiện điều tra khảo sát: Thông qua các phiếu các DN thực hiện SXKD, có các hoạt động XTTM trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở số liệu, dữ liệu có được, luận văn tập trung phân tích thực trạng công tác xây dựng và tổ chức thực hiện, đánh giá những yếu tố ảnh hưởng, và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình XTTM tại trung tâm XT ĐT, TM, & DL tỉnh Hòa Bình 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài -Đóng góp về mặt thực tiễn: Luận văn góp phần hoàn thiện hơn hoạt động xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình XTTM tại trung tâm XT ĐT, TM & DL tỉnh Hòa Bình. Phần nào giúp cho các chương trình được xây dựng một cách rõ ràng, thiết thực, thuận lợi hơn trong việc đưa chương trình vào thực tế. Nhờ đó, các chương trình sẽ góp phần thực hiện mục tiêu phát triển KTXH địa phương tỉnh Hòa Bình. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo và kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 phần như sau: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình xúc tiến thương mại tại trung tâm xúc tiến thương mại cấp tỉnh. Chương 2: Phân tích thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Hòa Bình. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại tại Trung tâm xúc Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Hòa Bình.
Trang 3Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYỄN XUÂN QUANG
HÀ NỘI - 2017
Trang 4Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.Các số liệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng Các kết quả trongnghiên cứu của luận văn là do tác giả tự tìm hiểu, phân tích một cách khách quan,trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Đinh Thị Huyền Trang
Trang 5Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều
cơ quan, tổ chức và cá nhân Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới tất cả các tập thể và các
cá nhân đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu vừa qua
Tôi xin bày lỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Xuân Quang, TrườngĐại học Kinh Tế Quốc Dân đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiêncứu và hoàn thành luận văn
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân,Viện Thương mại và Kinh tế Quốc tế, các thầy giáo của trường, những người đãtrang bị cho tôi những kiến thức quý báu và giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này.Tôi xin trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thươngmại và Du lịch tỉnh Hòa Bình, UBND các huyện và thành phố, các nhà đầu tư, cácdoanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hoà Bình đã cung cấp tư liệu, tạo điều kiện giúp đỡtôi trong quá trình thực hiện đề tài
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ và giúp
đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành Luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Đinh Thị Huyền Trang
Trang 6LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI 5
1.1 Chương trình xúc tiến thương mại và nội dung chương trình xúc tiến thương mại tại một địa phương cấp tỉnh 5
1.1.1 Khái niệm cơ bản 5
1.1.2 Vai trò của chương trình xúc tiến thương mại 7
1.1.3 Phân định các chương trình xúc tiến thương mại của địa phương 11
1.1.4 Nội dung của chương trình xúc tiến thương mại 15
1.2 Nội dung xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại tại trung tâm xúc tiến thương mại cấp tỉnh 18
1.2.1 Thiết lập các mục tiêu 19
1.2.2 Hình thành phương án hành động 21
1.2.3 Trình tự phê duyệt chương trình xúc tiến thương mại của trung tâm xúc tiến thương mại cấp tỉnh 23
1.3 Nội dung tổ chức thực hiện các Chương trình Xúc tiến Thương mại tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch cấp tỉnh 26
1.3.1 Lập kế hoạch tổ chức thực hiện 26
1.3.2 Kiểm tra, đánh giá hiệu quả thực hiện chương trình 29
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại tại trung tâm xúc tiến thương mại cấp tỉnh 29
1.4.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng chương trình 29
1.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện chương trình 30
1.5 Nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại tại trung tâm xúc tiến thương mại cấp tỉnh của Việt Nam 31
CHUƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI TẠI TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ, THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH TỈNH HÒA BÌNH 33
2.1 Đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình xúc tiến thương mại của tỉnh Hòa Bình 33
Trang 72.2 Đặc điểm và kết quả hoạt động của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương
mại và Du lịch tỉnh Hòa Bình 47
2.2.1 Đặc điểm hoạt động 47
2.2.2.Kết quả hoạt động 51
2.3 Phân tích thực trạng xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Hòa Bình 55
2.3.1 Căn cứ xây dựng chương trình 55
2.3.2 Xây dựng mục tiêu chương trình 56
2.3.3 Xây dựng hệ thống giải pháp thực hiện chương trình 62
2.4 Phân tích thực trạng tổ chức thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Hòa Bình 64
2.4.1 Tổ chức các hình thức xúc tiến thương mại 65
2.4.2 Tổ chức thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại 67
2.4.3 Kiểm tra, đánh giá hiệu quả của các chương trình xúc tiến thương mại 73
2.5 Nhận xét chung về xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Hòa Bình 74
2.5.1.Ưu điểm 74
2.5.2 Tồn tại 79
2.5.3 Những nguyên nhân tồn tại 81
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI TẠI TRUNG TÂM XÚC TIẾN ĐẦU TƯ, THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH TỈNH HÒA BÌNH 84
3.1 Xu hướng phát triển và yêu cầu hoàn thiện hoạt động xúc tiến thương mại của Trung tâm Xúc tiền Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Hòa Bình 84
3.1.1 Hoạt động hỗ trợ thông tin về thị trường, sản phẩm cho doanh nghiệp 84
3.1.2 Tham gia hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế 84
3.1.3 Tổ chức các đoàn nghiên cứu, khảo sát thị trường nước ngoài, gặp gỡ, giao thương 85
3.1.4 Tổ chức các hội nghị, hội thảo về xúc tiến thương mại 86
3.1.5 Đào tạo, tập huấn nâng câo chất lượng nguồn nhân lực 86
3.2 Quan điểm và định hướng phát triển 86
Trang 83.2.2 Xúc tiến thương mại góp phần tích cực vào việc thực hiện chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Hòa Bình 87 3.2.3 Xúc tiến thưng mại góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa và khai thách hiệu quả nguồn lực của tỉnh 87 3.2.4.Xúc tiến thương mại góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 87 3.3 Hệ thống giải pháp hoàn tthiện hoạt động xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Hòa Bình 88 3.3.1.Tiếp tục thực hiện các hình thức xúc tiến thương mại truyền thống; đẩy mạnh áp dụng các hình thức xúc tiến thương mại tiên tiến, hiện đại 88 3.3.2 Tăng cường mối quan hệ phối kết hợp với các cơ quan có liên quan trong hoạt động xúc tiến thương mại và giữa các bộ phận, phòng, ban 91 3.3.3 Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xúc tiến thương mại 91 3.3.4 Tăng cường các hoạt động makerting, giới thiệu, quảng bá về các hoạt động xúc tiến thương mại trong tỉnh, trong nước và quốc tế 92
3.3.5 Tăng cường bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực xúc tiến thương mại 933.3.6.Xây dựng chiến lược để đảm bảo nguồn tài chính bền vững cho hoạt độngxúc tiến thương mại 933.3.7 Xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại chuyên ngành với từngmặt hàng, từng thị trường 94
3.4 Điều kiện thực hiện giải pháp 94 KẾT LUẬN 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 9
Từ viết tắt Cụm từ tiếng việt
XT ĐT, TM & DL Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch
TT Trung tâm
XTTM Xúc tiến thương mại
XTĐT Xúc tiến đầu tư
XTDL Xúc tiến du lịch
HĐH-CNH Hiện đại hóa – Công nghiệp hóa
DN Doanh nghiệp
KT-XH Kinh tế - xã hội
SXKD Sản xuất kinh doanh
UBND Ủy ban nhân dân
HTĐT Hợp tác đầu tư
CSDL Cơ sở dữ liệu
Trang 10Bảng 2.1: Dân số và chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2016 36
Bảng 2.2: Cơ cấu các ngành kinh tế tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2016 39
Bảng 2.3: Xây dựng hệ thống mục tiêu của các chương trình xúc tiến thương mại tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Hòa Bình 58 Bảng 2.4: Hình thức xúc tiến thương mại được tổ chức (2014-2016) 65
Bảng 2.5: Số ấn phẩm cung cấp thông tin cho doanh nghiệp (2014-2016) 67
Bảng 2.6: Số doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm do Trung tâm tổ chức 2014-2016 (lượt người) 69
Bảng 2.7: Kết quả hoạt động nghiên cứu, khảo sát thị trường giai đoạn 2011-2016 70
Bảng 2.8: Số lượt người tham gia các hội nghị, hội thảo năm 2014-2016 71
HÌNH Hình 1.1: Quy trình xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình XTTM tại trung tâm xúc tiến thương mại cấp tỉnh 18
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Hòa Bình 33
Hình 2.2: Bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Hòa Bình 35
Hình 2.3: Sơ đồ tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2016 37
Hình 2.4: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình 38
Trang 11PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hòa Bình là tỉnh có vị trí địa lý khá thuận lợi, phía Đông giáp thành phố HàNội, phía Bắc giáp tỉnh Phú Thọ, phía Tây giáp tỉnh Sơn La và Thanh Hóa, phíaĐông Nam giáp tỉnh Hà Nam và Ninh Bình Trung tâm hành chính của tỉnh cáchthủ đô Hà Nội không quá xa, khoảng 70 km, theo đường quốc lộ 6 Hòa Bình cómạng lưới giao thông đường bộ và đường thủy tương đối phát triển so với các tỉnhtrong vùng Mạng lưới giao thông phân bố khá đều khắp, kết nối Hòa Bình với cáctỉnh trong khu vực và các địa phương trong tỉnh khá thuận lợi Với vị trí địa lý nhưvậy, Hòa Bình có lợi thế để phát triển các hoạt động xúc tiến thương mại góp phầnthực hiện các mục tiêu phát triển KTXH, nâng cao tốc độ phát triển kinh tế theohướng CNH-HĐH, hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp hội nhập vào nền kinh tếquốc tế
Tuy nhiên, quy mô kinh tế của tỉnh còn nhỏ; chất lượng tăng trưởng và sứccạnh tranh kinh tế của tỉnh còn thấp; chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa tạo ra đột phá
để tăng trưởng kinh tế; dự báo xu thế, diễn biến tình hình kinh tế thế giới và trongnước còn chưa phản ánh đúng thực tế; cơ sở hạ tầng thương mại chưa được đầu tưđồng bộ; chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển thương mại còn ở mức thấp;công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại còn nhiều hạn chế
UBND tỉnh Hòa Bình đã phê duyệt đề án “Phát triển thương mại tỉnh HòaBình giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2020” Theo đó, mục tiêu giai đoạn2016-2020 phát triển thương mại trở thành ngành kinh tế quan trọng, là khâu độtphá thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, hệthống kết cấu hạ tầng thương mại đồng bộ ngày càng hiện đại, các hình thức thuơngmại ngày càng đa dạng, phát triển theo hướng hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa
Để đạt được những mục tiêu đó, rất cần những chương trình xúc tiến thươngmại xây dựng đúng trọng tâm trọng điểm, bắt kịp xu thế chuyển động của nền kinh tế,bám sát nhu cầu thiết thực của cộng đồng doanh nghiệp và tổ chức thực hiện hiệu quảkhi đưa vào thực tế Thông qua các báo cáo tổng kết kết quả hoạt động của trung tâm,
Trang 12thực tế những chương trình mà trung tâm xây dựng có thể thấy, chất lượng chươngtrình còn chưa cao và chưa kịp thời; hình thức tổ chức còn nghèo nàn; thiếu sự sángtạo, linh hoạt trong xây dựng và tổ chức thực hiện; việc cung cấp thông tin về cáchoạt động thương mại, chính sách, pháp luật còn chưa được cập nhật thườn xuyên,
DN cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn thông tin…Yêu cầu đặt racho trung tâm là cần chủ động, sáng tạo trong việc xây dựng và linh hoạt hơn trongcông tác tổ chức thực hiện các chương trình XTTM tại địa phương
Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Xây dựng và tổ chức thự các chương
trình xúc tiến thương mại tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Hòa Bình ” là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn.
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở lý thuyết, đánh giá thực trạng công tác xây dựng và tổ chức thựchiện các chương trình XTTM của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Dulịch tỉnh Hòa Bình (sau đây gọi là TT XTĐT, TM & DL), luận văn sẽ làm rõ nộidung cụ thể của chương trình; cách thức xây dựng, tổ chức thực hiện chương trìnhXTTM; thông qua đó chỉ rõ những tồn tại và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện
và nâng cao chất lượng hoạt động công tác này
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng và tổ chức thựchiện các chương trình XTTM của trung tâm
Trang 133 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các chương trình XTTM tại TT XT ĐT,
TM & DL tỉnh Hòa Bình với hai hoạt động xuyên suốt đó là: xây dựng chương trình
và tổ chức thực hiện chương trình
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Không gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng
và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng và tổ chức thực hiện các chươngtrình XTTM tại TT XT ĐT, TM & DL tỉnh trực thuộc UBND tỉnh Hòa Bình
Tính chất nghiên cứu: Luận văn chỉ đề cập đến công tác xây dựng và tổ chứcthực hiện trong các chương trình XTTM tại TT XT ĐT, TM & DL tỉnh trực thuộcUBND tỉnh Hòa Bình mà không đề cập đến toàn bộ hoạt động XTTM chung củatỉnh Hòa Bình hay những chương trình XTTM được xây dựng bởi các các đơn vị, tổchức có chức năng XTTM khác như Sở Công Thương, các hiệp hội ngành nghề,
4 Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp tổng hợp, phântích và thống kê để tìm kiếm các dữ liệu thứ cấp có liên quan đến công tác xây dựng và tổchức thực hiện các chương trình XTTM tại trung tâm XT ĐT, TM & DL tỉnh Hòa Bình
- Thông qua hệ thống thư viện, trường đại học, các website, các nhà khoa học
để tìm những bài viết, luận văn, đề án, công trình nghiên cứu, báo cáo có liên quanđến công tác xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình XTTM tại trung tâmXTTM địa phương và lấy số liệu và dữ liệu, thông tin từ các công trình, các luậnvăn có liên quan
Thực hiện điều tra khảo sát: Thông qua các phiếu các DN thực hiện SXKD, cócác hoạt động XTTM trên địa bàn tỉnh
Trang 14Trên cơ sở số liệu, dữ liệu có được, luận văn tập trung phân tích thực trạngcông tác xây dựng và tổ chức thực hiện, đánh giá những yếu tố ảnh hưởng, và đềxuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng và tổ chức thực hiện cácchương trình XTTM tại trung tâm XT ĐT, TM, & DL tỉnh Hòa Bình
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
-Đóng góp về mặt thực tiễn: Luận văn góp phần hoàn thiện hơn hoạt động
xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình XTTM tại trung tâm XT ĐT, TM
& DL tỉnh Hòa Bình Phần nào giúp cho các chương trình được xây dựng mộtcách rõ ràng, thiết thực, thuận lợi hơn trong việc đưa chương trình vào thực tế.Nhờ đó, các chương trình sẽ góp phần thực hiện mục tiêu phát triển KTXH địaphương tỉnh Hòa Bình
6 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo và kết luận, luậnvăn được kết cấu thành 3 phần như sau:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về xây dựng và tổ chức thực hiện chươngtrình xúc tiến thương mại tại trung tâm xúc tiến thương mại cấp tỉnh
Chương 2: Phân tích thực trạng xây dựng và tổ chức thực hiện các chươngtrình xúc tiến thương mại tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịchtỉnh Hòa Bình
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động xây dựng và tổ chức thực hiện cácchương trình xúc tiến thương mại tại Trung tâm xúc Đầu tư, Thương mại và Du lịchtỉnh Hòa Bình
Trang 15CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG
VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
TẠI TRUNG TÂM XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI CẤP TỈNH
1.1 Chương trình xúc tiến thương mại và nội dung chương trình xúc tiến thương mại tại một địa phương cấp tỉnh
1.1.1 Khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Khái niệm về xúc tiến thương mại
Xúc tiến thương mại (Trade Promotions) là một thuật ngữ được sử dụng rấtphổ biến trong lĩnh Thương mại Đây được xem như hoạt động có vai trò vô cùngquan trọng cho sự phát triển kinh tế mỗi quốc gia và trên toàn thế giới Trong nềnkinh tế thị trường, XTTM được xem như “chất xúc tác” giúp hoạt động giaothương, mua bán, trao đổi giữa các nhà sản xuất kinh doanh với nhau hoặc vớingười tiêu dùng diễn ra trơn chu và mạnh mẽ hơn Dưới góc độ doanh nghiệp, hoạtđộng XTTM là công cụ hữu hiệu giúp doanh nghiệp tiếp cận gần và nhanh nhất tớikhách hàng từ đó mở rộng, chiếm lĩnh thị trường, đạt được lợi ích kinh tế cao Với
cơ quan quản lý Nhà nước, hoạt động XTTM góp phần thực hiện mục tiêu pháttriển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thông qua nhiều hoạt động cụ thểgiúp nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập sâu rộng nền kinh tế quốc tế, phục vụ
sự nghiệp hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước Như vậy, tùy theo cách tiếp cận
và góc độ nghiên cứu mà có nhiều định nghĩa khác nhau về XTTM
Nhìn chung, “XTTM là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hànghóa và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại,trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại” (LuậtThương mại, 2015)
-Trên góc độ công ty thương mại, “XTTM là một lĩnh vực hoạt độngmarketing đặc biệt và có chủ đích được định hướng vào việc chào hàng, chiêukhách và xác lập mối quan hệ thuận lợi nhất giữa công ty và bạn hàng của nó vớitập khách hàng tiềm năng trọng điểm nhằm phối hợp triển khai năng động chiến
Trang 16lược và chương trình marketing hỗn hợp đã lựa chọn của công ty (GS.TS NguyễnBách Khoa, 2005)
- Trên góc độ hoạt động thương mại ở các DN thương mại “XTTM là các hoạtđộng có chủ đích trong lĩnh vực marketing của các DN nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơhội mua bán hàng hóa, và cung ứng dịch vụ thương mại XTTM bao gồm các hoạtđộng chính như: Quảng cáo, khuyến mại, hội chợ, triển lãm, bán hàng trực tiếp,quan hệ công chúng và các hoạt động khuếch trương khác” (PGS.TS Nguyễn XuânQuang,2007)
-Từ góc độ hỗ trợ của Nhà nước “XTTM là tất cả các biện pháp nhằm thúcđẩy hoạt động thương mại theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, định hướngXHCN, đáp ứng nền kinh tế thị trường bao gồm: Thông tin thương mại; Hội chợ,triển lãm thương mại; Nghiên cứu, tìm kiếm thị trường xuất khẩu; Đào tạo, nângcao chuyên môn, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp; Tuyêntruyền, quảng bá hình ảnh ngành hàng, thương hiệu doanh nghiệp…
1.1.1.2.Chương trình xúc tiến thương mại
Chương trình là một dạng hình thức thể hiện của kế hoạch; “bao gồm một sốmục đích, chính sách, thủ tục, quy tắc, các nhiệm vụ được giao, các bước phải tiếnhành, các nguồn lực có thể huy động và các yếu tố khác Chương trình được hỗ trợbằng những ngân quỹ cần thiết Một chương trình quan trọng thường ít khi đứngmột mình, thường là một bộ phận của một hệ thống phức tạp các chương trình”.(TS Đoàn Thị Thu Hà, TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền,2006, tr.141)
Như vậy, chương trình XTTM là một dạng cụ thể của kế hoạch, trong chươngtrình bao gồm một số mục đích, chính sách, thủ tục, quy tắc, các nhiệm vụ đượcgiao, các bước phải tiến hành, các nguồn lực có thể huy động và các yếu tố khácđược đảm bảo hoạt động bằng nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách đã được UBNDtỉnh, hoặc có sự tham gia đóng góp của các doanh nghiệp; được xây dựng nhằmmục tiêu thúc đẩy hoạt động thương mại trong phạm vi cụ thể trên cơ sở định hướngphát triển xuất khẩu, mở rộng thị trường trong địa bàn tỉnh; thương mại miền núi vàbiên giới hải đảo phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo từngthời kỳ được UBND tỉnh phê duyệt
Trang 17Chương trình XTTM được xây dựng theo từng giai đoạn theo, định hướng vàchủ trương đã đề ra của tỉnh Một số chương trình trọng điểm như: Tham gia hộichợ, triển lãm thương mại quốc tế; Khảo sát thị trường trong và ngoài nước; Thôngtin tuyên truyền, quảng bá xuất khẩu; Tổ chức đoàn lãnh đạo các Sở/Trung tâm Xúctiến Thương mại đi học tập trao đổi kinh nghiệm, tìm hiểu cơ chế chính sách tạinước ngoài; Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu thông tin ngành hàng; …
Đơn vị chủ trì chương trình cũng đa dạng, có thể là: Cục Xúc tiến thương mại;
Sở Công thương; Các hiệp hội ngành nghề, cộng đồng doanh nghiệp; Trung tâmXúc tiến Thương mại cấp tỉnh…
1.1.1.3 Xây dựng chương trình xúc tiến thương mại
Xây dựng chương trình xúc tiến thương mại là cách thức xác lập các mục tiêu củachương trình gắn với một phạm vi và đối tượng cụ thể; Các phương án hành động gắnliền với các công cụ xúc tiến; Điều kiện về tài chính, con người và công nghệ nhằm đạtđược mục tiêu mà chương trình đã đề ra của trung tâm XTTM tại địa phương
1.1.1.4 Tổ chức thực hiện chương trình xúc tiến thực hiện
Tổ chức thực hiện chương trình xúc tiến thương mại là công tác lập kế hoạchchi tiết để triển khai một chương trình xúc tiến thương mại cụ thể đã được UBNDtỉnh phê duyệt theo đúng mục tiêu cũng như các yêu cầu đã đề ra trong chươngtrình Cụ thể: Xác định rõ ràng điều kiện thực hiện chương trình; Phân công nhiệm
vụ các đơn vị/cá nhân tham gia; Thực hiện đúng theo quy chế phối hợp các Sở, Ban,Ngành, đơn vị, tổ chức khác liên quan; Điều chỉnh kịp thời các vấn đề phát sinhtrong quá trình thực hiện; Kiểm tra, đánh giá khi kết thúc chương trình
1.1.2 Vai trò của chương trình xúc tiến thương mại
Chương trình xúc tiến thương mại có một vai trò vô cùng quan trọng:
1.1.2.1 Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
- Giữ vai trò cầu nối giữa cơ quan quản lý, tổ chức Nhà nước về thương mại
với cá doanh nghiệp, hay giữa các doanh nghiệp với nhau.
Trên một phạm vi nhất định, các chương trình hỗ trợ kết nối các doanh nghiệptrên và ngoài địa bàn tỉnh, mở rộng cơ hội hợp tác kinh doanh, phát triển ngành
Trang 18hàng, đóng góp sự phát triển chung của tỉnh Đồng thời, các chương trình XTTMnhư “công cụ” hướng các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh theo mục tiêu mà tỉnh
đã đề ra, đặt trong chủ trương phát triển chung của Nhà nước trong từng giai đoạnnhất định
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập sâu rộng như hiện nay, các quốc gialuôn phải nỗ lực để bắt kịp nhu cầu biến đổi không ngừng của thị trường Các ngànhsản xuất trong nền kinh tế cũng bị chi phối và chuyển dịch theo hướng hiện đại,mang tính cạnh tranh cao hơn Do đó, các chương trình XTTM là công cụ hữu hiệunhằm thực hiện mục tiêu thay đổi cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng tích cực,phù hợp với xu thế phát triển kinh tế chung của thế giới, và của Việt Nam nói riêng
-Thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển.
Trong “sân chơi” chung quốc tế, mọi quốc gia tham gia muốn chiếm vị trí ưuthế, gia tăng năng lực cạnh tranh của mình thì phải luôn tìm mọi cách để phát triểnsản xuất hàng hóa, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ tiềm năng điều này gópphần thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển
-Phát triển và tăng cường mối quan hệ hợp tác với các nước
Nền kinh tế thị trường trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay đã mở ra nhiều
cơ hội cho các doanh nghiệp, tuy nhiên cũng không ít thách thức bởi tính cạnh tranhngày càng cao và đòi hỏi phải đổi mới không ngừng Những chương trình XTTMđịnh hướng xuất khẩu, bên cạnh việc mang lợi giá trị to lớn về kinh tế, còn mở racác cơ hội hợp tác đầu tư với nước ngoài Thông qua đó, các doanh nghiệp từngbước tham gia trực tiếp vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu; giúp cácdoanh nghiệp Việt Nam làm quen với “sân chơi” thế giới, hoạt động phù hợp vớithông lệ quốc tế…hay giúp các cơ quan quản lý Nhà nước học được kinh nghiệmquản lý, xây dựng và tổ chức chương trình hiệu quả hơn, thu hút được sự tài trợ, ưuđãi từ sự hợp tác mang lại
- Cải thiện môi trường kinh doanh trên địa bàn tỉnh
Chương trình XTTM địa phương là cách đưa những đề án, kế hoạch công khai
và bình đẳng nhất, mở ra cơ hội kinh doanh, phát triển là như nhau cho mọi doanh
Trang 19nghiệp, tổ chức, cá nhân trong toàn tỉnh Có thể thấy các chương trình này đang tạo
ra môi trường kinh doanh minh bạch, thông thoáng, ổn định với độ mở cao, cạnhtranh lành mạnh, tạo cơ hội cho tất cả các mặt hàng, ngành hàng hay các doanhnghiệp có tiềm năng
1.1.2.2 Đối với doanh nghiệp
- Giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, tiếp cận và mở rộng thị trường.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chưa chủ động được đầu ra chocác sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mình, do sản phẩm không đáp ứng được yêucầu của thị trường hoặc không tới được thị trường tiêu thụ mong muốn Rào cản nàytrở thành vấn đề lớn, đặc biệt với các doanh nghiệp nhỏ, năng lực sản xuất hạn chế
và chưa có chỗ đứng trên thị trường Việc tham gia tích cực vào chương trìnhXTTM địa phương giúp doanh nghiệp tiếp cận với những nguồn thông tin chínhthống, các nghiên cứu thị trường, được tư vấn cụ thể, từ đó nắm bắt kịp thời được
xu hướng thay đổi trong nhu cầu hay cơ cấu thị trường, định hướng linh hoạt và chủđộng cho sản phẩm của mình cũng như tìm kiếm các thị trường trọng tâm trọngđiểm, tiềm năng, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn
-Là cầu nối giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng hợp tác, liên kết kinh doanh, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm, hoạt động tích cực
Thông qua các chương trình XTTM, không chỉ giữa các doanh nghiệp trongnước mà còn giữa các doanh nghiệp trong nước và thị trường quốc tế, có cơ hội gặp
gỡ, giao lưu, trao đổi, tọa đàm, học hỏi kinh nghiệm, cũng nhau hợp tác và phát triển.Trong nền kinh tế toàn cầu đang mở và hội nhập sâu rộng như hiện nay, các chươngtrình XTTM của địa phương có ý nghĩa hơn bao giờ hết, giúp cộng đồng doanhnghiệp Việt Nam từng bước khẳng định vị trí và nâng cao vị thế trên trường quốc tế
-Tạo điều kiện bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ doanh nhân, người làm công tác hoạt động XTTM Đồng thời, chuyển giao công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý, cách thức xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình XTTM của các quốc gia phát triển.
Thị trường ở các nước tiên tiến phát triển luôn đặt ra những quy định cao vềchất lượng sản phẩm, các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi
Trang 20trường…Việc đáp ứng những nhu cầu này vừa là cách để giúp các doanh nghiệpViệt Nam nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm của mình, và từng bước chuyênnghiệp hơn Như vậy, XTTM là cầu nối hữu hiệu giúp các doanh nghiệp tiếp cậncông nghệ, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh và nâng caotrình độ chuyên môn, kinh nghiệm quản lý của mình.
-Giúp các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm mang tính cạnh tranh cao, có chất lượng.
Thông qua các chính sách hỗ trợ của chương trình xúc tiến thương mại, hànghóa của Việt Nam dễ dàng tiếp cận không chỉ thị trường nội địa mà cả thị trườngxuất khẩu khó tính Hỗ trợ tích cực, hiệu quả việc xúc tiến xuất khẩu các mặt hàngchủ đạo, là thế mạnh của địa phương như: nông sản, thực phẩm, thủy sản, sản phẩmngành dệt may, da giày, thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ…thông qua các hoạt động tìmkiếm thông tin và phân tích thị trường giúp từng bước phát triển thương hiệu, sảnphẩm có chất lượng tiến tới các sản phẩm cao có giá trị bền vững trong tương lai
1.1.2.3 Đối với người dân
- Hỗ trợ đắc lực người nông dân trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm.
Việt Nam có hơn 23 triệu người tham gia các lĩnh vực nông – lâm – ngưnghiệp Tuy nhiên, trình độ sản xuất còn lạc hậu, cơ sở vật chất nghèo nàn Hầu hếtcác sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm, các quy định về kĩthuật, an toàn thực phẩm, không có thương hiệu, chủ yếu là các sản phẩm thô giá trịkinh tế thấp, nên các sản phẩm Việt Nam thường không cạnh tranh được trên thịtrường Do đó, các chương trình XTTM theo định hướng xuất khẩu sẽ tháo gỡ phầnnào khó khăn, từng bước thúc đẩy nâng cao chất lượng sản phẩm và tìm lối thoátcho người dân
-Bênh cạnh đó, với trình độ dân trí thấp, lạc hậu, người dân vùng sâu, vùng xa,biên giới hải đảo không được tiếp xúc với hàng Việt, thậm chí hàng trôi nổi, không
rõ nguồn gốc xuất xứ và kém chất lượng ảnh hướng sức khỏe người tiêu dùng.Những chương trình XTTM định hướng thương mại miền núi, vùng sâu vùng xagiúp người dân được tiếp cận với nguồn hàng có chất lượng, đời sống văn minh vàngày càng được cải thiện Từ đó, giúp người dân thay đổi nhận thức về hàng Việt,cũng như thói quen tiêu dùng
Trang 211.1.3 Phân định các chương trình xúc tiến thương mại của địa phương
Hằng năm, trung tâm xây dựng và tổng hợp, trình các đề án, chương trìnhXTTM để UBND tỉnh phê duyệt Tùy theo yêu cầu thực tế của doanh nghiệp, chủtrương phát triển của tỉnh, các chương trình XTTM trọng điểm quốc gia Bộ CôngThương thông qua, nguồn kinh phí được hỗ trợ, mà trung tâm xây dựng 03 loạichương trình XTTM sau:
1.1.3.1 Chương trình xúc tiến thương mại định hướng xuất khẩu
- Các hoạt động thông tin thương mại, nghiên cứu thị trường, xây dựng cơ sở
dữ liệu các thị trường xuất khẩu trọng điểm cho các mặt hàng có lợi thế cạnh tranhcủa tỉnh Cụ thể, mua vật tư; điều tra, khảo sát và tổng hợp tư liệu; Xuất bản và pháthành các bản tin, ấn phẩm, sách báo giới thiệu về các sản phẩm, ngành hàng, cácdoanh nghiệp và tỉnh…
- Tuyên truyền xuất khẩu:
+Quảng bá hình ảnh ngành hàng, chỉ dẫn địa lý nổi tiếng của vùng, miền ra thịtrường nước ngoài Cụ thể: Thiết kế, xây dựng kế hoạch, nội dung truyền thông;Sản xuất, xuất bản, phát hành trong nước và nước ngoài để giới thiệu, quảng bá hìnhảnh ngành hàng, chỉ dẫn địa lý
+ Mời đại diện cơ quan truyền thông nước ngoài đến tỉnh để viết bài, làmphóng sự trên báo, tạp chí, truyền thanh, truyền hình, internet nhằm quảng bá choxuất khẩu tỉnh theo hợp đồng trọn gói
- Thuê chuyên gia trong và ngoài nước để tư vấn phát triển sản phẩm, nângcao chất lượng sản phẩm, phát triển xuất khẩu, thâm nhập thị trường nước ngoài.Đơn vị tỉnh có thể đứng ra chủ trì tổ chức cho chuyên gia trong và ngoài nước gặp
gỡ, phổ biến kiến thức và tư vấn cho doanh nghiệp (bao gồm thuê hội trường, tàiliệu, biên dịch, phiên dịch, thuê phương tiện đi lại); hoặc ký kết hợp đồng thuê trọngói với chuyên gia tư vấn
- Đào tạo, tập huấn ngắn hạn trong và ngoài nước nhằm nâng cao nghiệp vụxúc tiến thương mại cho: Doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất; Trung tâm Xúctiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh;
-Tổ chức, tham gia hội chợ triển lãm thương mại
Trang 22+Tổ chức, tham gia hội chợ triển lãm tại nước ngoài
Trong chương trình cần nêu rõ các hoạt động cũng như cách thức tổ chức cáchoạt động cụ thể: Thuê mặt bằng và thiết kế, dàn dựng gian hàng; Trang trí chungcủa khu vực Việt Nam (bao gồm cả gian hàng quốc gia nếu có); Tổ chức khai mạc(nếu là hội chợ triển lãm riêng của Việt Nam) bao gồm các hoạt động cụ thể như:Giấy mời, đón tiếp, trang trí, âm thanh, ánh sáng; Tổ chức hội thảo gồm các chi phíthuê hội trường, trang thiết bị, trang trí, âm thanh, ánh sáng, an ninh, phiên dịch,nước uống, tài liệu, diễn giả; Hoạt động trình diễn sản phẩm cần thuê địa điểm, thiết
kế và trang trí sân khấu, âm thanh, ánh sánh, trang thiết bị, người trình diễn, ngườidẫn chương trình, phiên dịch; Công tác phí cho cán bộ tổ chức Chương trình, và cáccông việc khác(nếu có)
+ Tổ chức, tham gia Hội chợ triển lãm tại Việt Nam
Trong chương trình sẽ nêu chi tiết từng hoạt động và các chi phí đi kèm Cụthể như t huê gian hàng tại hội chợ triển lãm, trang trí tổng thể gian hàng, Chuyênchở sản phẩm trưng bày tại hội chợ triển lãm, Mua mẫu vật phẩm trưng bày tại hộichợ triển lãm, và công việc khác(nếu có)
+ Tổ chức hội chợ triển lãm định hướng xuất khẩu trên địa bản tỉnh
Nội dung chương trình bao gồm các hoạt động: Thuê mặt bằng thiết kế, dàndựng gian hàng; Các dịch vụ điện nước, vệ sinh, an ninh, bảo vệ; Trang trí chungcủa hội chợ triển lãm; Tổ chức khai mạc bế mạc: Giấy mời, đón tiếp, trang trí, âmthanh, ánh sáng; Tổ chức hội thảo: Tổ chức thuê hội trường, thiết bị; chuẩn bị, in ấntài lliệu và các công việc khác (nếu có)
- Tổ chức đoàn giao dịch thương mại tại nước ngoài cần lên chi tiết kế hoạch,
dự toán chi phí để xin kinh phí hỗ trợ, gồm chi phí vé máy bay, chi phí tổ chức hộithảo và gặp gỡ giao dịch thương mại; chi phí tuyên truyền, quảng bá và mời kháchđến giao dịch với các đoàn giao dịch thương mại của Việt Nam tại nước ngoài; côngtác phí cho cán bộ của Đơn vị chủ trì đi nước ngoài thực hiện công tác tổ chức
- Tổ chức hoạt động xúc tiến tổng hợp (thương mại kết hợp đầu tư và du lịch)nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ của tỉnh ra nước ngoài, đồng thời thuhút đầu tư, khách du lịch nước ngoài đến địa bàn tỉnh
Trang 23-Tổ chức đoàn doanh nghiệp nước ngoài vào tỉnh giao dịch mua hàng gồm chiphí tổ chức giao dịch thương mại: chi phí thuê và trang trí hội trường, trang thiết bị,phiên dịch, biên dịch, in ấn tài liệu, tuyên truyền quảng bá; công tác phí cho cán bộĐơn vị chủ trì đi cùng đoàn để thực hiện công tác tổ chức và chi phí ăn ở, đi lại tạiViệt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài.
- Tổ chức hội nghị quốc tế ngành hàng xuất khẩu gồm chi phí thuê và trangtrí hội trường, trang thiết bị, phiên dịch, biên dịch, in ấn tài liệu và tuyên truyềnquảng bá
- Duy trì, nâng cấp, cập nhật website của Trung tâm Xúc tiến Thương mạinhằm phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền các hoạt động xúc tiến thương mại,quảng bá thương hiệu, sản phẩm, thông tin thị trường
1.1.3.2 Chương trình xúc tiến thương mại thị trường trong tỉnh
- Tổ chức các hội chợ, triển lãm hàng tiêu dùng tổng hợp hoặc vật tư, máymóc thiết bị phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, giới thiệu các sản phẩm củadoanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đến người tiêu dùng theo quy mô thích hợp vớiđịa bàn của tỉnh (bao gồm hoạt động thuê mặt bằng và thiết kế, dàn dựng gian hàng;
tổ chức dịch vụ phục vụ: Điện, nước, vệ sinh, an ninh, bảo vệ; chi phí quản lý; trangtrí chung hội chợ triển lãm; tổ chức khai mạc, bế mạc; tổ chức hội thảo; phát hànhthông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về giới thiệu hội chợ triển lãm
- Tổ chức các hoạt động bán hàng, thực hiện các chương trình đưa hàng Việt
về nông thôn, các khu cụm công nghiệp, khu đô thị thông qua các doanh nghiệpkinh doanh theo ngành hàng, hợp tác xã, tổ hợp tác cung ứng dịch vụ trên địa bàntỉnh theo các đề án đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Điều tra, khảo sát, nghiên cứu thị trường trong nước; xây dựng cơ sở dữ liệucác mặt hàng quan trọng, thiết yếu; nghiên cứu phát triển hệ thống phân phối, cơ sở
hạ tầng thương mại Các ấn phẩm để phổ biến kết quả điều tra, khảo sát, phổ biếnpháp luật, tập quán, thói quen mua sắm
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về hàng hoá và dịch vụ Việt Namđến người tiêu dùng trong nước qua các hoạt động truyền thông trên báo giấy, báo điện
tử, truyền thanh, truyền hình, ấn phẩm và các hình thức phổ biến thông tin khác
Trang 24- Tổ chức các sự kiện xúc tiến thương mại thị trường trong nước tổng hợp:Tháng khuyến mại, tuần hàng Việt Nam, chương trình hàng Việt, chương trình giớithiệu sản phẩm mới, bình chọn sản phẩm Việt Nam được yêu thích nhất theo tháng,quý, năm
- Đào tạo, tập huấn ngắn hạn về kỹ năng kinh doanh, tổ chức mạng lưới bánlẻ; hỗ trợ tham gia các khoá đào tạo chuyên ngành ngắn hạn cho các doanh nghiệphoạt động trong những ngành đặc thù; đào tạo kỹ năng phát triển thị trường trongnước cho các đơn vị chủ trì; hợp tác với các tổ chức, cá nhân nghiên cứu xây dựngchương trình phát triển thị trường trong nước
- Các hoạt động xúc tiến thương mại khác do UBND tỉnh quyết định
1.1.3.3 Chương trình xúc tiến thương mại nông thôn, miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa
-Tổ chức phiên chợ hàng Việt từ khu vực sản xuất đến miền núi, vùng sâu,vùng xa.công tác tổ chức chương trình cần lên kế hoạch chi tiết thực hiện các côngviệc: Vận chuyển hàng từ nơi sản xuất của doanh nghiệp đến khu vực tổ chức; Thuêmặt bằng, dàn dựng gian hàng; Bố trí các dịch vụ liên quan như điện nước, an ninh,
vệ sinh; Tuyên truyền, quảng bá giới thiệu chương trình tổ chức bán hàng và hệthốn phân phối hàn hóa; Các hoạt động khác (nếu có)
- Tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực kinh doanh cho các thươngnhân của tỉnh tham gia hoạt động tại các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, tiêu thụ hàng hóa, đặc biệt lànông sản cho miền núi, vùng sâu, vùng xa (gồm công việc cụ thể như viết bài; Đăngcác bản tin thông báo trên truyền thanh, truyền hình và các phương tiện thông tinđại chúng; Gửi thông báo cho các doanh nghiệp ngoài địa bàn tỉnh kêu gọi cùngtham gia; Phối hợp hoạt động tổ chức với các trung tâm XTTM tỉnh khác cùng phổihợp tổ chức thực hiện…)
- Hoạt động xúc tiến thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa khác do Ủy bannhân dân tỉnh quyết định
Trang 251.1.4 Nội dung của chương trình xúc tiến thương mại
Nhìn chung, nội dung của một chương trình XTTM tại địa phương bao gồm:
- Mục tiêu chung của chương trình là cái đích cuối cùng mà chương trình
muốn hướng tới và thường là những mục tiêu định tính, trả lời cho câu hỏi “chươngtrình đó được xây dựng và thực hiện để làm gì?” trong phạm vi thời gian và khônggian cụ thể, bằng những định hướng hành động cho cả chương trình
Các mục tiêu chung trong các chương trình XTTM tại các Trung tâm XTTMcấp địa phương có thể là : Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, chútrọng phát triển xuất khẩu các mặt hàng mà tỉnh có lợi thế cạnh tranh; Chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH; Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp tham giakhảo sát thị trường, tìm kiếm các thị trường tiêu thụ tiềm năng và đẩy mạnh xuấtkhẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế - quốc tế…
-Mục tiêu cụ thể mang tính chất là những mục tiêu định lượng, lượng hóa rõ
ràng kết quả cần đạt được theo từng lĩnh vực, công việc cụ thể; thực chất đó lànhững việc cần làm, trả lời cho câu hỏi “làm cái gì?” Việc xác định chính xác, rõràng các mục tiêu cụ thể giúp việc thực hiện chương trình được diễn ra dễ dàng vàthống nhất; Hỗ trợ công tác kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động chương trình khikết thúc được thuận lợi
- Phạm vi chương trình XTTM: Giúp xác định giới hạn liên quan đến đối
tượng và nội dung của chương trình Phạm vi của chương trình XTTM cấp tỉnh baogồm những giới hạn về không gian, thời gian, các công việc thực hiện trong việcxây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình XTTM
+ Chương trình XTTM được xây dựng cho giai đoạn cụ thể nào
+ Chương trình XTTM tỉnh được áp dụng trên phạm vi toàn tỉnh hay nhữnghuyện, xã cụ thể của tỉnh
+ Quyết định của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế xây dựng, quản lý vàthực hiện chương trình XTTM của tỉnh và các văn bản pháp lý liên quan như : quychế phối hợp giữa trung tâm với cá Sở, Ban, Ngành; UBND huyện, xã của tỉnh; các
cơ quan, tổ chức, đơn vị khác cũng có chức năng XTTM…
Trang 26- Đối tượng của chương trình:
+ Đối tượng thực hiện chương trình, đây chính là đơn vị chủ trì đứng ra xây
dựng và tổ chức thực hiên các chương trình XTTM, ở cấp địa phương tỉnh là cácTrung tâm Xúc tiến Thương mại trực thuộc Sở Công Thương hoặc UBND tỉnh
+ Đối tượng tham gia chương trình: là những tổ chức phi Chính Phủ trong và
ngoài nước; doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; các hiệp hộingành nghề như Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hiệp hội lươngthực Việt Nam, Hiệp hội chè Việt Nam…, Các tổ chức trên cả nước thuộc mọithành phần kinh tế, các hợp tác xã, các cơ sở kinh doanh, các tổ chức XTTM đượcthành lập theo quy định của pháp luật hiện hành
+ Đối tượng của chương trình chính là những nhân tố, lĩnh vực mà chương
trình muốn hướng tới, tác động, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, phùhợp với mục tiêu mà chương trình đã đặt ra
Các Trung tâm XTTM địa phương có thể đề xuất những đề án, chương trìnhphù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, định hướng phát triển của tỉnh, đối tượng củachương trình có thể như :
Thực hiện xúc tiến xuất khẩu tại Việt Nam hoặc nước ngoài thông qua cáchoạt động hội chợ thương mại, hội nghị ngành hàng quốc tế, tổ chức cử các đoàngiao dịch xúc tiến thương mại tại nước ngoài;
Xúc tiến thương mại trong nước như chương trình đưa hàng Việt về nôngthôn, đưa hàng Việt về miền núi, biên giới, hải đảo; hay các chương trình nângcao năng lực công tác xúc tiến thương mại ; Chương trình phát triển thương mạiđiện tử…
- Thời gian và địa điểm thực hiện chương trình
Bất kỳ nội dung một chương trình XTTM nào đều gắn với một thời điểm, haymột khoảng thời gian và được tổ chức tại một địa điểm cụ thể, điều này làm cơ sở
để hỗ trợ các đơn vị tổ chức lập kế hoạch thực hiện cũng như các đơn vị tham gia có
kế hoạch tham gia Điều này là bắt buộc và không thể thiếu trong mỗi chương trình
Có thể kể đến như Chương trình “Hội chợ Thương mại Khu vực Đồng bằngSông Hồng – Ninh Bình năm 2017” được Trung tâm XTTM tỉnh Ninh Bình tổ chức
Trang 27vào tháng 4 tại TP Ninh Bình ; hay Chương trình “Đưa hàng Việt về nông thôn”được Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức vàoQuí 3.2017 tại 02 huyện Lạc Sơn, Yên Thủy.
-Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện chương trình
Để thực hiện được mục tiêu của chương trình, yêu cầu đặt ra là Trung tâmXTTM tại mỗi địa phương cần có sự kết hợp chặt chẽ với các đơn vị phối hợp, đơn
vị tham gia (Sở, Ban, Ngành có liên quan, Hiệp hội ngành nghề, Cục XTTM,…)trong việc xây dựng hệ thống các giải pháp theo từng đối tượng: Về phía cơ quanquản lý, đơn vị chủ trì thực hiện chương trình XTTM và phía doanh nghiệp
-Công cụ xúc tiến là hệ thống những hình thức XTTM được sử dụng để tổ
chức thực hiện chương trình, đưa chương trình vào thực tế Ví dụ,
được xây dựng cụ thể trong chương trình dưới dạng các hình thức đa dạng + Hội chợ, triển lãm thương mại “là hoạt động được thực hiện tập trung trongmột thời gian tại một địa điểm nhất định để thương nhân trình bày, giới thiệu hànghóa, dịch vụ nhằm thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa,dịch vụ” (Luật Thương mại Việt Nam, 2005)
+ Trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ: “là hoạt động XTTM của thươngnhân dùng hàng hóa, dịch vụ và tài liệu về hàng hóa, dịch vụ để giới thiệu với kháchhàng về hàng hóa, dịch vụ đó” (Luật Thương mại Việt Nam, 2005)
- Điều kiện thực hiện
+Kinh phí là nguồn tài chính đảm bảo các chương trình XTTM được thực hiện
và là yếu tố không thể thiếu của bất kì chương trình XTTM nào Kinh phí thực hiệnchương trình được hình thành từ các nguồn sau : Ngân sách tỉnh bố trí trong dự toánchi thường xuyên; Từ ngân sách chương trình XTTM quốc gia; Đóng góp của các tổchức, doanh nghiệp tham gia chương trình; Tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong vàngoài nước; Các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật
Tùy từng loại chương trình (Chương trình XTTM định hướng xuất khẩu, trongtỉnh hay thì trường miền núi, vùng sâu, vùng xa), từng hoạt động cụ thể trongchương trình mà có mức hỗ trợ kinh phí cụ thể, hỗ trợ toàn phần hoặc từng phần Trung tâm XTTM cấp tỉnh phải đảm bảo việc sử dụng nguồn kinh phí có hiệuquả, sử dụng đúng mục tiêu của chương trình đã đề ra; phối hợp cùng với Sở Tài
Trang 28Chính hướng dẫn việc lập dự toán, phân bổ, sử dụng và thực hiện thanh quyết toáncác khoản kinh phí XTTM theo đúng quy định của pháp luật.
+Nguồn lực
Nguồn lực tài chính: ngoài ngân sách tỉnh bố trí trong dự toán chi thườngxuyên hằng năm còn có nguồn từ đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp tham giachương trình; Tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước; Các nguồn kinhphí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật
Yếu tố con người: Để các chương trình XTTM được xây dựng và tổ chứcthực hiện theo đúng mục tiêu và đem lại hiệu quả cần đội ngũ cán bộ làm công tácxúc tiến thương mại có năng lực chuyên môn, kỹ năng cần thiết; cộng đồng doanhnghiệp tham gia tích cực, có kinh nghiệm kinh doanh, kiến thức cần thiết; nguồn lực
từ mọi thành phần kinh tế trong xã hội
Hệ thống công nghệ thông tin, thương mại điện tử hiện đại giúp doanhnghiệp dễ dàng tiếp cận với các nguồn thông tin, chính sách kinh tế, pháp luật, chủtrương phát triển của tỉnh từ đó thuận lợi hơn trong việc đưa ra các quyết định kinhdoanh, xúc tiến thương mại Các nhà đầu tư, doanh nghiệp, ngoài tỉnh dễ dàng tìmhiểu mở rộng giao thương, hợp tác đầu tư
1.2 Nội dung xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại tại trung tâm xúc tiến thương mại cấp tỉnh
Có thể hình dung quy trình xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình XTTM tạitrung tâm XTTM địa phương như sau:
Hình 1.1 Quy trình xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình XTTM tại
trung tâm xúc tiến thương mại cấp tỉnh
Trang 29Như vậy, xây dựng chương trình XTTM là quá trình xác lập các mục tiêu vàlựa chọn, hình thành phương án hành động hoàn chỉnh nhằm đạt được mục tiêu đó.Nếu không thực hiện xây dựng chương trình một cách hệ thống, bài bản thìtrung tâm sẽ gặp khó khăn trong việc tổ chức thực hiện sau này, gây lãng phí nguồnlực, mất niềm tin trong mắt doanh nghiệp trong và ngoài nước, không tạo động lựccho việc phát triển KTXH của tỉnh; Cũng như rất khó khăn cho người làm công tácđánh giá, kiểm soát khi chương trình kết thuc Do đó, việc xác định chính xác mụctiêu của mỗi một chương trình, xây dựng có hệ thống các giải pháp thực hiện gópphần tạo thành công cho chương trình Người làm công tác xây dựng chương trìnhcần xác ðịnh từng yếu tố và cách thức xây dựng cụ thể.
1.2.1 Thiết lập các mục tiêu
- Mục đích của việc xác định mục tiêu là chuyển định hướng nội dung củachương trình thành những công việc chi tiết, có thể lượng hóa bằng những con số cụthể để đo lường kết quả hoạt động trong giai đoạn nhất định, tạo thuận lợi cho việcthực hiện khi chương trình đi vào thực tế Công tác thiết lập các mục tiêu chochương trình dựa trên những dự báo thuận lợi, khó khăn về tình hình biến độngKTXH cho một khoảng thời gian cụ thể dựa trên nhu trên những diễn biến thực tế
- Yêu cầu đối với các mục tiêu của chương trình cần đảm bảo:
+ Mục tiêu phải rõ ràng, mang tính khả thi cao, được lượng hóa cao nhất cóthể Mục tiêu càng cụ thể càng tạo điều kiện cho công tác tổ chức thực hiện sau này.+ Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể trong cùng một chương trình phải thốngnhất Mục tiêu cụ thể là “bản vẽ” chi tiết của mục tiêu chung và cũng hướng về kếtquả hoạt động của chương trình
Mục tiêu chung của chương trình được xây dựng dựa trên định hướng các
đường lối chung của Đảng, chính sách kinh tế của Nhà nước, các chương trình XTTMtrọng điểm quốc gia phát động và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội thực tế tại tỉnh;Các mục tiêu khác đã được đề ra tại Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ thành phố/tỉnh; cũngnhư trên cơ sở những mong muốn, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn tồn đọng của doanh nghiệp
Mục tiêu cụ thể dựa trên mục tiêu chung mà chương trình đã đề ra, những
người làm công tác xây dựng chương trình sẽ tiếp tục xác định những công việc cụ
Trang 30thể cần làm bằng việc lượng hóa những kết quả cần đạt được trên từng nhiệm vụ,giúp việc định hướng công tác thực hiện thuận lợi hơn
+ Có những mục tiêu định tính, và mục tiêu định lượng, tùy từng nội dung xúctiến chương trình, tuy nhiên, các mục tiêu phải rõ ràng, cụ thể, khuyến khích nhữngmục tiêu lượng hóa được bằng những con số, hỗ trợ công tác đánh giá kết quả thựchiện chương trình sau này
+ Mục tiêu phải được gắn với nguồn lực hiện tại và những nguồn lực này cóthể huy động được, nguồn lực về tài chính, về con người, công nghê
+ Mục tiêu của chương trình phải được đi liền với những yếu tố quan trọng sau
Phạm vi của chương trình
Mục tiêu được xây dựng nhưng phải đảm bảo nằm trong các giới hạn về thờigian chương trình; không gian áp dụng; địa điểm tổ chức chương trình; hay cácphạm vi về chức năng,quyền hạn, nhiệm vụ của trung tâm trong việc xây dựng và tổchức thực hiện chương trình; trong quy chế phối hợp vơi cá Sở, Ban, Ngành trongviệc phối hợp thực hiện chương trình…
Cần xác định chính xác phạm vi chương trình, tránh xây dựng dàn trải, gâykhó khăn trong việc tổ chức thực hiện và đạt được mục tiêu chung của chương trình
Đối tượng của chương trình: Mục tiêu của chương trình phải thống nhất, tập trung
cho đối tượng xúc tiến của chương trình đó là các mục tiêu cho xúc tiến xuất khẩu hayphát triển thương mại thị trường nội địa, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa…
Đối tượng thực hiện chương trình chính là cơ quan chủ trì bao gồm: Trung
tâm XTTM cấp tỉnh; các cơ quan, đơn vị trong tỉnh có chức năng hoạt động côngtác XTTM và có chương trình, đề án XTTM được UBND tỉnh phê duyệt, đáp ứngyêu cầu sau:
Có tư cách pháp nhân;
Có khả năng huy động các nguồn lực để tổ chức thực hiện chương trình;
Nắm rõ nhu cầu XTTM của doanh nghiệp;
Có kinh nghiệm, năng lực trong việc tổ chức các hoạt động XTTM;
Thực hiện chương trình nhằm mang lại lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp,lợi ích xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận
Trang 31Đơn vị chủ trì được tiếp nhận kinh phí hỗ trợ, được lựa chọn đơn vị có đủ điềukiện, năng lực để triển khai thực hiện Chương trình và có trách nhiệm quyết toánkinh phí hỗ trợ theo quy định của Nhà nước.
Đối tượng tham gia chương trình
Tùy theo đối tượng XTTM của chương trình sẽ xác định đối tượng tham giaphù hợp đảm bảo thực hiện theo đúng mục tiêu, yêu cầu của chương trình
Với những chương trình XTTM trong tỉnh nằm trong chương trình “đưa hàngViệt về nông thôn” hay “người Việt Nam ưu tiên dùn hàng Việt Nam” thì hoạt độngchủ yếu là hội chợ, triển lãm thương mại, trưng bày các gian hàng thu hút lượng lớnđối tượng tham gia là các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh
Đơn vị tham gia thực hiện đăng ký tham gia chương trình với đơn vị chủ trì vàđược hỗ trợ kinh phí thực hiện, tuy nhiên, phải có trách nhiệm nâng cao hiệu quảcác chương trình, đề án mà đơn vị tham gia, báo cáo kết quả tham gia với đơn vịchủ trì thực hiện chương trình để tổng hợp báo cáo cấp trên theo quy định và phốihợp chặt chẽ với đơn vị thực hiện chương trình trong công tác thanh, quyết toán saukhi chương trình kết thúc Doanh nghiệp cũng có thể tự đóng góp kinh phí khi thamgia chương trình khi thiếu kinh phí hay muốn tổ chức với quy mô lớn hơn
Bên cạnh đó, Cơ quan quản lý chương trình tại các chương trình XTTM cấptỉnh là các Trung tâm XTTM của tỉnh, có trách nhiệm: Chủ trì, phối hợp với các Sở,Ban, Ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, thành phố định hướng phát triển của tỉnhtheo các chương trình, đề án đã được phê duyệt; tổ chức triển khai, giám sát, kiểmtra việc thực hiện chương trình; phối hợp với Sở Tài Chính trong việc quản lý kinhphí XTTM của tỉnh…
1.2.2 Hình thành phương án hành động
Sau khi hình thành được mục tiêu - “kim chỉ nam” xuyên suốt của chươngtrình, câu hỏi đặt ra là làm cách nào để hình thành hệ thống các giải pháp thực hiệncác mục tiêu đó Những giải pháp này được xây dựng dựa trên những căn cứ nào vàphải đảm bảo những yêu cầu gì?
Nhìn chung, từng nhóm giải pháp cần thực hiện phải gắn với nhiệm vụ cụ thểcủa trung tâm và không thể thiếu những yếu tố sau :
Trang 32- Điều kiện thực hiện chương trình
+ Kinh phí thực hiện chương trình
Kinh phí để thực hiện chương trình được hình thành từ các nguồn ngân sáchnhà nước cấp hàng năm, chương trình XTTM quốc gia, nguồn tài trợ Kinh phí thựchiện chương trình được giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của tỉnh Đơn vịthực hiện phải lập kế hoạch, đề án, dự toán chương trình năm kế hoạch theo quypđịnh của luật ngân sách
Trung tâm XTTM tỉnh xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí xúc tiến thươngmại tỉnh và tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của Trung tâm, trình các cơquan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật Sau khi đượcUBND tỉnh quyết định phê duyệt kế hoạch và Sở Tài Chính thông báo dự toán chingân sách nhà nước cho chương trình, Giám đốc Trung tâm XTTM tỉnh ra thôngbáo chương trình, kế hoạch xúc tiến thương mại và tổ chức triển khai thực hiện.Trung tâm XTTM tỉnh có trách nhiệm ký kết hợp đồng thực hiện các chương trìnhXTTM hoặc trực tiếp tổ chức thực hiện trong phạm vi kinh phí đã được duyệt vàtiến hành thanh, quyết toán kinh phí theo hướng dẫn của Sở Tài Chính khi kết thúcchương trình
Để hệ thống các phương án hành động mang tính khả thi cao cần được đảmbảo bởi nguồn kinh phí duy trì hoạt động Vì vậy, người làm công tác xây dựngchương trình cần phải cân nhắc rất kỹ lưỡng trong việc đưa ra các giải pháp thựchiện, vừa phải hợp lý, đạt được mục tiêu chung của chương trình và vừa phải góigọn trong nguồn ngân sách được giao
+ Yếu tố con người: là đội ngũ cán bộ, công nhân, viên chức trực tiếp thựchiện công tác xây dựng chương trình Bên cạnh đó là đội ngũ doanh nhân hoạt độngtrong các DN, hiệp hội nghề nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức kinh
tế khác cũng có hoạt động XTTM đóng góp ý kiến, phản hồi những mong muốn,vướng mắc giúp các giải pháp được xây dựng thiết thực và đảm bảo thực hiện được.+ Hệ thống công nghệ thông tin, thương mại điện tử: Trong thời đại công nghệ
số như hiện nay, con người đang sáng tạo không ngừng trong việc tạo ra và ứngdụng các thành tựu khoa học, công nghệ vào trong đời sống, đặc biệt là SXKD,
Trang 33thương mại Việc sở hữu một hệ thống thông tin đa chiều, kịp thời với công nghệ tốitân sẽ hỗ trợ đắc lực trung tâm trong việc xây dựng hệ thống giải pháp trên cơ sởnắm bắt kịp thời những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp; phối hợp, phối kếthợp hoạt động xây dựng chương trình với các trung tâm xúc tiến thương mại tỉnhkhác trên cả nước; tạo cầu nối trao đổi thông tin cho mọi đơn vị tham gia…
-Công cụ xúc tiến
Mỗi một chương trình XTTM được trung tâm xây dựng ra phù hợp với từngđiều kiện kinh tế xã hội trong từng giai đoạn, thời kỳ, do đó, mục tiêu của mỗichương trình cũng khác nhau Bên cạnh đó, tùy thuộc vào giới hạn kinh phí màUBND tỉnh phê duyệt đầu năm do đó ảnh hướng không nhỏ trong việc ra quyết địnhlựa chọn công cụ xúc tiến của trung tâm Hơn nữa, nội dung, đối tượng xúc tiến củacác chương trình tương đối đa dạng Trung tâm cần lựa chọn và vận dụng linh hoạttừng hình thức cụ thể vào chương trình như: tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại,hội thảo; tổ chức các đoàn giao thương; thực hiện công tác đào tạo cán bộ nâng caonghiệp vụ, kỹ năng thương mại…để hình thành nên các giải pháp sao cho chươngtrình đạt hiệu quả cao nhất
1.2.3 Trình tự phê duyệt chương trình xúc tiến thương mại của trung tâm xúc tiến thương mại cấp tỉnh
1.2.3.1 Xây dựng chương trình xúc tiến thương mại
Hàng năm và 5 năm, Chính Phủ xây dựng chương trình XTTM quốc gia theođịnh hướng thị trường, về ngành hàng xuất khẩu, chiến lược xuất khẩu từng thời
kỳ Mục tiêu chung của các chương trình XTTM quốc gia là phát triển sản xuất đểtăng nhanh xuất khẩu; Nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh xuất nhập khẩu vàchuyển dịch cơ cấu thị trường theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiến tớicân bằng cán cân thương mại; Xây dựng, củng cố các đối tác hợp tác chiến lược
để phát triển thị trường bền vững, từng bước chủ động và độc lập tự chủ trong hộinhập kinh tế quốc tế; Tích cực và chủ động tham gia vào mạng lưới sản xuất vàchuỗi giá trị toàn cầu
Trên cơ sở chương trình XTTM quốc gia, Trung tâm XTTM các địa phương
tự xây dựng chương trình cho riêng tỉnh mình trên cơ sở điều kiện phát triển thực tế
Trang 34tại địa phương, định hướng chung của tỉnh, đặc biệt là nhu cầu và khả năng củadoanh nghiệp Bên cạnh việc đặt trong bối cảnh phát triển chung của tỉnh, đất nước.Một chương trình hiệu quả là chương trình bám sát những mong muốn và tháo gỡkhó khăn cho doanh nghiệp; nhằm hỗ trợ, tìm kiếm, mở rộng thị trường Để thựchiện được điều này, Trung tâm XTTTM tỉnh có thể lấy ý kiến của doanh nghiệpthông qua các hình thức khác nhau như: tổ chức hội thảo, tọa đàm, hội nghị, phiếuđiều tra nhu cầu của doanh nghiệp…
Ngoài ra, các chương trình XTTM cần đáp ứng những yêu cầu sau
+Phù hợp với định hướng xuất khẩu của tỉnh và các mặt hàng đã được cấp cóthẩm quyền phê duyệt;
+Phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đãđược cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+Phù hợp với nội dung Chương trình cụ thể: Chương trình Xúc tiến Thươngmại định hướng xuất khẩu, Chương trình Xúc tiến Thương mại thị trường trong tỉnhhay Chương trình Xúc tiến Thương mại thị trường miền múi, vùng sâu, vùng xa;+Đảm bảo tính khả thi về: Phương thức triển khai; thời gian, tiến độ triển khai;nguồn nhân lực, tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật;
+Đối với các chương trình mà quá trình thực hiện kéo dài qua 2 năm tài chính,đơn vị chủ trì phải xây dựng nội dung và kinh phí cho từng năm
Trung tâm XTTM tỉnh cũng có xây dựng những mẫu biểu chung cho việc xâydựng các đề án, chương trình nhằm đảm bảo tính thống nhất, từng bước quy chuẩnhóa hoạt động này
-Hồ sơ chương trình Xúc tiến thương mại bao gồm
+ Công văn gửi Sở Công Thương/UBND tỉnh
Trang 351.2.3.2 Tiếp nhận, đánh giá chương trình
Trung tâm XTTM tỉnh tổng hợp và tập hợp gửi các chương trình đến Banquản lý Chương trình trước ngày 15/5 của năm trước năm kế hoạch;
Ban quản lý Chương trình căn cứ vào hệ thống tiêu chí đánh giá để lựa chọnchương trình xúc tiến thương mại, đánh giá nội dung các chương trình và tổng hợpgửi Hội đồng thẩm định
1.2.3.3 Thẩm định, phê duyệt chương trình
Hội đồng thẩm định các chương trình do Ban quản lý Chương trình tổng hợp.Trên cơ sở kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định, Ban quản lý Chươngtrình tổng hợp, báo cáo Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại tỉnh trình Uỷban nhân dân tỉnh phê duyệt
1.2.3.4 Điều chỉnh và chấm dứt thực hiện Đề án
Trường hợp có điều chỉnh, thay đổi nội dung hoặc chấm dứt thực hiện chươngtrình đã được phê duyệt, các đơn vị chủ trì phải có văn bản giải thích rõ lý do vàkiến nghị phương án điều chỉnh gửi Hội đồng thẩm định
Trường hợp xét thấy cần thay đổi nội dung chương trình cho phù hợp vớiyêu cầu và tình hình cụ thể, trên cơ sở văn bản đề nghị của đơn vị chủ trì, Hộiđồng thẩm định trình Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại tỉnh xem xét,quyết định
Trường hợp đơn vị chủ trì không thực hiện đúng mục tiêu, nội dung, tiến độchương trình đã được phê duyệt hoặc xét thấy nội dung chương trình không còn phùhợp, Hội đồng thẩm định trình Giám đốc Trung tâm xem xét, quyết định chấm dứtviệc thực hiện chương trình
Trường hợp không thực hiện được hoặc không hoàn thành chương trình xúctiến thương mại của tỉnh trong năm kế hoạch, đơn vị chủ trì có trách nhiệm báo cáoHội đồng thẩm định để trình Giám đốc Trung tâm xem xét, quyết định
Sau khi có quyết định điều chỉnh hoặc chấm dứt thực hiện Đề án, Trung tâmXúc tiến Thương mại tỉnh thực hiện việc điều chuyển kinh phí còn dư (nếu có) để
bổ sung cho các chương trình đã phê duyệt phát sinh tăng kinh phí, các chươngtrình mới theo quy định
Trang 361.3 Nội dung tổ chức thực hiện các Chương trình Xúc tiến Thương mại tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch cấp tỉnh
Khi các chương trình XTTM được xây dựng và được UBND tỉnh phê duyệt,tiếp sau đó là công tác tổ chức thực hiện để đưa chương trình vào thực tế
Tổ chức thực hiện các chương trình XTTM là việc lập kế hoạch triển khai đưachương trình vào thực tiễn, trong đó phân công cụ thể từng đầu mục công việc chotừng cá nhân, bộ phận, tổ chức có liên quan đảm bảo thực hiện theo quy chế phốihợp chặt chẽ để đạt hiệu quả cao nhất theo mục tiêu đã đề ra Khi chương trình kếtthúc, cần kiểm tra, đánh giá hiệu quả thực hiện chương trình
1.3.1 Lập kế hoạch tổ chức thực hiện
1.3.1.1 Phân tích mục tiêu của chương trình
Việc phân tích lại mục tiêu của chương trình trả lời cho câu hỏi “vậy chươngtrình XTTM cần hướng vào hoạt động gì?”, từ đó giúp việc lập kế hoạch tổ chứcthực hiện đi đúng hướng, bám sát nội dung cũng như yêu cầu của chương trình; xácđịnh được nội dung trọng tâm của chương trình tránh tổ chức dàn trải, lan mankhông hiệu quả; những hoạt động nào cần tập trung ưu tiên thực hiện trước giúp cho
kế hoạch linh hoạt và có hiệu quả hơn
1.3.1.2 Xác định lại điều kiện thực hiện
Điều kiện cần và đủ để lập kế hoạch tổ chức thực hiện các chương trình XTTM
là các yếu tố nguồn lực về tài chính, nhân lực và công nghệ Có những trường hợp,các kế hoạch thực hiện đã được xây dựng nhưng phát hiện ra những vấn đề phát sinhdẫn đến thiếu kinh phí, nguồn nhân lực không đáp ứng yêu cầu thực hiện, hay hệthống công nghệ thông tin đã và đang lạc hậu không đáp ứng nhu cầu dẫn đến, dù kếhoạch đã được xây dựng nhưng không khả thi, khó khăn để triển khai
Do đó, việc xác định lại điều kiện thực hiện này giúp trung tâm kịp thời canthiệp, điều chỉnh, bổ sung, xin ý kiến cấp trên nhằm giải quyết cho những vướngmắc phát sinh liên quan
1.3.1.3 Phân công công việc đảm bảo thực hiện theo đúng quy chế phối hợp
Trong kế hoạch thực hiện có phân công chi tiết công việc cho từng cá nhân, bộphận Tuy nhiên, để chương trình được vận hành trơn chu, giải quyết kịp thời các
Trang 37vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai và đem lại hiệu quả, phải có sự phốihợp, liên kết hoạt động nhằm đạt được mục tiêu của chương trình Điều này thể hiệnchi tiết trong chương trình hay trong quy chế phối hợp của trung tâm giữa các sở,ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, các tổ chức, cá nhân có liên quan đếnhoạt động XTTM.
-Phối hợp giữa trung tâm và đơn vị thực hiện chương trình
Khi trung tâm xúc tiến thương mại tỉnh trực tiếp đứng ra thực hiện chươngtrình thì phải đảm bảo tổ chức trong phạm vi kinh phí UBND tỉnh phê duyệt và thựchiên thanh quyết toán khi chương trình kết thúc Còn nếu trung tâm ký kết hợp đồngthực hiện với một đơn vị khác (dưới hình thức đấu thầu, lựa chọn đơn vị đáp ứngđược các tiêu chí của trung tâm, là những nhà thầu uy tín, có đủ năng lực triển khaichương trình và bỏ giá thầu hợp lý, thường thấp hơn hoặc bằng kinh phí được hỗtrợ); Trong trường hợp này, trung tâm cần phân định rő trách nhiệm mỗi bęn, đơn vị
tổ chức phải đảm bảo thực hiện đầy đủ và có trách nhiệm mọi công việc liên quanđến hoạt động trong hợp đồng Ví dụ như tổ chức hội chợ: là các công việc như thuêmặt bằng; Thiết kế gian hàng; Trưng bày hàng hóa; Thiết kế hệ thống ánh sáng, sânkhấu; Thông báo thông tin về hội chợ, triển lãm trên các thông tin đại chúng…Còn lại, trách nhiệm bên ngoài hội chợ thuộc về trung tâm như đảm bảo anninh, gửi xe…thuộc về trung tâm Sau khi chương trình kết thúc, trung tâm thựchiện quyết toán với đơn vị tổ chức, nếu chi phí thấp hơn kinh phí được hỗ trợ thìtrung tâm phải thực hiện hoàn trả ngân sách Nhà nước; còn vì một lý do nào đó, chiphí thanh toán hợp đồng vượt quá kinh phí được cấp thì trung tâm cần xin ý kiến chỉđạo thanh toán phần chênh lệch từ quỹ dự phòng
-Phối hợp giữa trung tâm và UBND các huyện, xã
Mỗi một chương trình xúc tiến thương mại sẽ gắn địa điểm tổ chức cụ thể Để
tổ chức thành công các phiên chợ vùng cao hay đưa hàng Việt về nông thôn, vùngsâu, vùng xa, ở các xã huyện trên địa bàn tỉnh Thông thường, trung tâm sẽ phối kếthợp với UBND các huyện, xã này để triển khai chương trình bằng các công văn phốihợp, làm việc trực tiếp với công an xã, huyện đảm bảo chương trình diễn ra trong anninh, trật tự; hay công tác tuyên truyền, thông tin về phiên chợ cho các doanh nghiệp
Trang 38trên địa bàn tỉnh cùng được biết và tham gia, đặc biệt là xã, huyện nơi tổ chức chươngtrình thông qua các bản tin phát thanh, truyền hình, thông tin đại chúng.
-Phối hợp giữa trung tâm và Sở Công Thương tỉnh
Sở Công Thương đóng vai trò là Cơ quan quản lý Nhà nước về Thương mạicủa tỉnh, tư vấn, định hướng cho các chương trình của trung tâm đi đúng hướng vớichủ trương phát triển mà Sở đã đề ra, tư vấn trong việc tổ chức thực hiện sao chochương trình đạt hiệu quả cao nhất
-Phối hợp giữa trung tâm và Sở Tài Chính
Dưới sự hướng dẫn của Sở Tài Chính, trung tâm phải đảm bảo sử dụng nguồnkinh phí hợp lý, hiệu quả; và thực hiện thanh quyết toán kinh phí khi kết thúcchương trình theo đúng pháp luật
-Phối hợp giữa trung tâm với cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh
Các doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực hiện cácchương trình xúc tiến thương mại của trung tâm Để thu hút đông đảo doanh nghiệptrong và ngoài tỉnh tham gia, trung tâm thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp một phần chiphí tham gia hội chợ, triển lãm thương mại của tỉnh như: vận chuyển hàng đến nơi
tổ chức, chi phí trưng bày gian hàng…
Ngược lại, trong một số chương trình khác như tổ chức hội thảo, đưa các đoàndoanh nghiệp tham gia hội chợ tỉnh khác hay các đoàn giao thương sang nướcngoài, doanh nghiệp cũng tự nguyện đóng góp một phần kinh phí cho trung tâm
Sự phối hợp này khuyến khích đáng kể những nỗ lực trong công tác xây dựng
và tổ chức chương trình của trung tâm
1.3.1.4 Triển khai thực hiện chương trình
Sau khi xem xét tổng thể chương trình, phân tích và đánh giá kỹ lưỡng các yếu
tố ảnh hưởng đến công tác thực hiện: mục tiêu chương trình, điều kiện chươngtrình, phân công công việc và quy chế phối hợp thì chương trình sẽ được triển khai
đi vào thực tế Trong trường hợp xuất hiện những vấn đề phát sinh ngoài dự tínhtrong phạm vi xử lý, người làm công tác lập kế hoạch sẽ tham chiếu vào kế hoạchthực hiện đã xây dựng để điều tiết hợp lý Còn trong trường hợp ngoài thẩm quyềnthì trung tâm sẽ xin ý kiến chủ đạo trực tiếp từ cấp trên
Trang 391.3.2 Kiểm tra, đánh giá hiệu quả thực hiện chương trình
Hoạt động kiểm tra, đánh giá rất cần thiết trong việc tổ chức thực hiện cácchương trình XTTM Công tác này được thực hiện không chỉ khi kết thúc chươngtrình mà diễn ra song song với quá trình thực hiện, nhằm đảm bảo việc tổ chức thựchiện đang đi đúng hướng, mục tiêu đề ra và can thiệp, điều chỉnh khi có thay đổi.Sau mỗi quá trình tổ chức thực hiện, công tác này giúp Trung tâm đúc rút ra nhữngbài học kinh nghiệm quý báu cho những sai sót và góp phần cải tiến, nâng cao hiệuquả hoạt động cho các chương trình tiếp theo Mỗi địa phương sẽ có hệ thống tiêuchí đo lường, đánh gia riêng nhưng nhìn chung, sẽ xem xét việc thực hiện dưới 02góc độ:
-Về mặt lượng: Dựa vào báo cáo kết quả tổng kết hoạt động, có thể biết được
số lượng các hình thức xúc tiến được tổ chức; số người, doanh nghiệp tham gia; sốlượng hợp đồng, biên bản ghi nhớ hợp tác đầu tư được ký kết giữa các bên, quy mô
cụ thể?
-Về mặt chất: Có thể đánh giá bằng việc, các chương trình XTTM thực hiện cóbám sát mục tiêu mà chương trình đề ra hay không, kết quả chương trình thực hiệnđóng góp như thế nào vào tốc độ phát triển kinh tế - xã hội địa phương và xu hướngchuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế…
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại tại trung tâm xúc tiến thương mại cấp tỉnh.
1.4.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng chương trình
Để xây dựng một chương trình XTTM thành công phụ thuộc vào rất nhiều yếu
tố, tùy vào từng giai đoạn phát triển của đất nước cũng như điều kiện kinh tế củatỉnh để xây dựng những chương trình phù hợp và khả thi Cụ thể,
-Chủ trương phát triển kinh tế của Nhà nước trong từng thời kỳ để phù hợpvới xu thế hội nhập sâu rộng như hiện nay ảnh hưởng không nhỏ đến các chươngtrình XTTM
-Trên cơ sở chủ trương phát triển chung của đất nước, các chương trình cũngđược xây dựng và điều chỉnh sao cho phù hợp với lợi thế, điều kiện riêng, từng mụctiêu phát triển kinh tế-xã hội của tình trong từng thời kì
Trang 40-Một chương trình XTTM hiệu quả là chương trình bám sát và được xây dựngdựa trên những mong muốn thực tế của cộng đồng doanh nghiệp giúp doanh nghiệp
có định hướng dài hạn để thâm nhập và đứng vững trên thị trường trong và ngoàinước Trong quá trình triển khai, các đơn vị chủ trì còn được hướng dẫn, căn cứ vàonhu cầu DN, thực tế thị trường để xây dựng các đề án phù hợp với yêu cầu của thịtrường nhằm tận dụng các cơ hội và nâng cao hiệu quả XTTM
-Kinh phí dành cho các chương trình XTTM cũng như sự hỗ trợ ngân sách củaNhà nước Có những đề án, chương trình tốt, có tính khả thi cao, và thiết thực đẩymạnh xuất khẩu nhưng chưa có đủ kinh phí để thực hiện, điều này hạn chế trongviệc xây dựng các chương trình có hiệu quả
-Yếu tố con người luôn là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu.Nguồn nhân lực đáp ứng đủ cả chuyên môn, nghiệp vụ và số lượng sẽ góp phầnthực hiện công tác xây dựng chương trình XTTM, đánh giá và thẩm định tính khảthi của chương trình hay những trong việc sử dụng có hiệu quả ngân sách đã đượcphê duyệt
1.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện chương trình
-Các chương trình XTTM được thực hiện dưới sự phối hợp giữa các tổ chức,quy định rõ chức năng nhiệm vụ của các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thànhphố và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động XTTM Sự phối hợp chặtchẽ và thống nhất giúp chương trình vận hành nhịp nhàng và đi vào thực tế
- Sự hưởng ứng của cộng đồng doanh nghiệp Có thể nói, doanh nghiệp đóngvai trò vô cùng to lớn trong việc thúc đẩy các hoạt động XTTM là nhân tố để kíchthích phát triển, giao thương khi sự hưởng ứng càng lớn càng giúp các chương trình
có sức lan tỏa sâu rộng hơn, phát huy hiệu quả kinh tế cao
-Kinh phí để hoạt động và thực hiện chương trình Có những chương trình dù
đã được xây dựng và mang tính khả thi cao nhưng khi đi vào thực tế, vấp phải tìnhtrạng thiếu kinh phí do những chi phí phát sinh ngoài dự toán
-Năng lực triển khai các chương trình đã được xây dựng của đội ngũ cán bộ
Sở, ban, ngành liên quan