Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 107 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
107
Dung lượng
5,14 MB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI PHẠM LÊ MINH XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG MỘT SỐ HỢP CHẤT PHÂN LẬP ĐƯỢC TỪ CÂY GẠO LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC HÀ NỘI 2013 ! LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài “Xây dựng phương pháp xác định hàm lượng một số hợp chất phân lập được từ cây Gạo”, ngoài sự làm việc nghiêm túc, sự cố gắng, nỗ lực hết mình của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự khích lệ từ phía nhà trường, thầy cô, gia đình và bạn bè. Trước hết, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: PGS.TS. Thái Nguyễn Hùng Thu PGS.TS. Nguyễn Thái An người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới: NCS. Hồ Thị Thanh Huyền đã cho tôi những đóng góp quý giá về đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô, các anh chị kỹ thuật viên Bộ môn Hóa phân tích – Độc chất - Trường Đại học Dược Hà Nội, các cán bộ Trung tâm Kiểm nghiệm Hà Nội đã hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô Trường Đại họ c Dược Hà Nội, đặc biệt là những thầy cô đã trực tiếp giảng dạy tôi suốt thời gian học tập tại trường. Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn gia đình, bạn bè đã động viên tôi về mọi mặt và giúp đỡ tôi tận tình trong quá trình học tập, nghiên cứu, là động lực không nhỏ để tôi có kết quả ngày hôm nay. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 07 năm 2013 Phạm Lê Minh ! MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Trang DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG I - TỔNG QUAN 2 1.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY GẠO 2 1.1.1. Đặc điểm thực vật 2 1.1.2. Thành phần hóa học 2 1.1.3. Bộ phận dùng và công dụng của cây Gạo 3 1.2. MỘT SỐ HỢP CHẤT ĐÃ PHÂN LẬP TỪ VỎ THÂN CÂY GẠO 4 1.2.1. Lupeol 4 1.2.2. Epicatechin 5 1.2.3. Catechin 6 1.2.4. Daucosterol 7 1.2.5. Stigmasterol 8 1.2.6. Friedelin 9 1.3. MỘT SỐ HỢP CHẤT ĐÃ PHÂN LẬP TỪ LÁ CÂY GẠO 10 1.3.1 Mangiferin 11 1.3.2. Taraxerol 12 1.3.3. Taraxeryl acetat 13 1.3.4. 7-α hydroxysitosterol 13 1.4. SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO (HPLC) 14 1.4.1. Sắc ký lỏng hiệu năng cao và một số thông số đặc trưng 14 1.4.2. Các phương pháp định lượng với kỹ thuật HPLC 16 1.4.3. Tổng quan về sắc ký lỏng khố i phổ (LC-MS) 17 CHƯƠNG II - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 20 2.2. THIẾT BỊ VÀ HÓA CHẤT 20 2.2.1. Hóa chất 20 2.2.2. Dụng cụ thiết bị 20 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 21 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 2.4.1. Chuẩn bị mẫu thử 21 2.4.2. Chuẩn bị các chất đối chiếu 22 2.4.3. Khảo sát và tìm điều kiện sắc ký 23 2.4.4. Thẩm định phương pháp phân tích 23 2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu 25 CHƯƠNG III - THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ 26 ! 3.1. HÀM ẨM VÀ HIỆU SUẤT CHIẾT CẮN TOÀN PHẦN 26 3.1.1. Hàm ẩm của dược liệu 26 3.1.2. Hiệu suất chiết 26 3.2. KHẢO SÁT ĐIỀU KIỆN SẮC KÝ 27 3.3. XÁC ĐỊNH ĐỘ TINH KHIẾT CỦA CÁC HỢP CHẤT NGHIÊN CỨU 33 3.4. ĐỊNH TÍNH CÁC HỢP CHẤT TRÊN SẮC KÝ ĐỒ 38 3.5. THẨM ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG CÁC CHẤT TRONG VỎ THÂN CÂY GẠO BẰNG HPLC 43 3.5.1. Kiểm tra sự phù hợp của hệ thống sắc ký 43 3.5.2. Tính đặc hiệu 44 3.5.3. Độ lặp lại 44 3.5.4. Khoảng nồng độ tuyến tính 45 3.5.5. Độ đúng 48 3.5.6. Giới hạn phát hiện LOD và giới hạn định lượng LOQ 48 3.6. THẨM ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG CÁC CHẤT TRONG LÁ CÂY GẠO BẰNG HPLC 49 3.6.1. Kiểm tra sự phù hợp của hệ thống sắc ký 49 3.6.2. Tính đặc hiệu 49 3.6.3. Độ lặp lại 50 3.6.4. Khoảng nồng độ tuyến tính 51 3.6.5. Độ đúng 55 3.6.6. Giới hạn phát hiện LOD và giới hạn định lượng LOQ 56 3.7. ỨNG DỤNG XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CÁC CHẤT CÓ TRONG CÂY GẠO 56 3.7.1. Xác định hàm lượng các chất có trong vỏ thân cây Gạo 57 3.7.2 . Xác định hàm lượng các chất có trong lá cây Gạo 58 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 60 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC ! DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT C Nồng độ ESI Ion hóa bằng phun điện tử (Electronspray ionization) EtOH Ethanol HPLC Sắc ký lỏng hiệu năng cao (High Performance Liquid Chromatography) LC-MS Sắc ký lỏng ghép khối phổ (Liquid Chromatography – Mass Spectrometry) LOD Giới hạn phát hiện (Limit of Detection) LOQ Giới hạn định lượng (Limit of Quatification) MeCN Acetonitril MeOH Methanol RSD Độ lệch chuẩn tương đối (Relative Standard Deviation) S/N Tín hiệu/nhiễu đường nền (Signal/Noise) SD Độ lệch chuẩn (Standard Deviation) SKĐ Sắc ký đồ STT Số thứ tự S Diện tích pic sắc ký TP Thành phần t r Thời gian lưu UV-VIS Tử ngoại khả kiến (Ultraviolet visible) ! DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1. Độ ẩm bột dược liệu vỏ thân 26 Bảng 3.2. Độ ẩm bột dược liệu lá 26 Bảng 3.3. Một số thông số thể hiện sự phù hợp của hệ HPLC đã lựa chọn 43 Bảng 3.4. Kết quả khảo sát độ lặp lại với các chất phân tích 44 Bảng 3.5. Kết quả khảo sát tuyến tính với epicatechin 45 Bảng 3.6. Kết quả khảo sát tuyến tính với catechin 45 Bảng 3.7. Kết quả khảo sát tuyến tính với daucosterol 46 Bảng 3.8. Kết quả khảo sát tuyến tính với lupeol 46 Bảng 3.9. Kết quả khảo sát tuyến tính với stigmasterol 47 Bảng 3.10. Kết quả khảo sát tuyến tính với friedelin 47 Bàng 3.11. Tổng hợp kết quả khảo sát độ đúng của 6 chất 48 Bảng 3.12. Kết quả khảo sát LOD và LOQ (µg/ml) 48 Bảng 3.13. Một số thông số thể hiện sự phù hợp của hệ HPLC đã lựa chọn 49 Bảng 3.14. Kết quả khảo sát độ lặp lại với các chất nghiên cứu 50 Bảng 3.15. Kết quả khảo sát khoảng nồng độ tuyến tính của mangiferin 51 Bảng 3.16. Kết quả khảo sát khoảng nồng độ tuyến tính của daucosterol 51 Bảng 3.17. Kết quả khảo sát khoảng nồng độ tuyến tính của 7α-hydroxysitosterol 52 Bảng 3.18. Kết quả khảo sát khoảng nồng độ tuyến tính của lupeol 53 Bảng 3.19. Kết quả khảo sát khoảng nồng độ tuyến tính của taraxeryl acetat 53 Bảng 3.20. Kết quả khảo sát khoảng nồng độ tuyến tính của stigmasterol 54 Bảng 3.21. Kết quả khảo sát khoảng nồng độ tuyến tính của taraxerol 54 Bảng 3.22. Tổng hợp kết quả khảo sát độ đúng của 7 hợp chất 55 Bảng 3.23. Kết quả khảo sát LOD và LOQ (µg/ml) 56 Bảng 3.24. Kết quả xác định hàm lượng các chất trong mẫu vỏ thân cây Gạo nghiên cứu 58 Bảng 3.25. Kết quả xác định hàm lượng các chất trong mẫu lá Gạo nghiên cứu 58 ! DANH MỤC HÌNH VẼ Trang Hình 3.1. SKĐ của hỗn hợp 6 chất nghiên cứu phân lập từ vỏ thân cây Gạo. 29 Hình 3.2. SKĐ của mẫu thử chuẩn bị từ vỏ thân cây Gạo. 29 Hình 3.3. SKĐ của hỗn hợp 7 chất nghiên cứu phân lập từ lá cây Gạo. 31 Hình 3.4. SKĐ của mẫu thử chuẩn bị từ lá cây Gạo. 32 Hình 3.5. SKĐ của epicatechin phân lập được từ vỏ thân cây Gạo. 33 Hình 3.6. SKĐ của catechin phân lập được từ vỏ thân cây Gạo. 33 Hình 3.7. SKĐ của daucosterol phân lập được từ vỏ thân cây Gạo. 33 Hình 3.8. SKĐ của lupeol phân lập được từ vỏ thân cây Gạo. 34 Hình 3.9. SKĐ của stigmasterol phân lập được từ vỏ thân cây Gạo. 34 Hình 3.10. SKĐ của friedelin phân lập được từ vỏ thân cây Gạo. 34 Hình 3.11. SKĐ của hợp chất mangiferin phân lập được từ lá Gạo 35 Hình 3.12. SKĐ của hợp chất daucosterol phân lập được từ lá Gạo 35 Hình 3.13. SKĐ của hợp chất 7α-hydroxysitosterol phân lập được từ lá Gạo 36 Hình 3.14. SKĐ của hợp chất lupeol phân lập được từ lá Gạo 36 Hình 3.15. SKĐ của hợp chất taraxeryl acetat phân lập được từ lá Gạo 36 Hình 3.16. SKĐ của hợp chất stigmasterol phân lập được từ lá Gạo 37 Hình 3.17. SKĐ của hợp chất taraxerol phân lập được từ lá Gạo 37 Hình 3.18. Phổ khối lượng ứng với pic của epicatechin trên sắc ký đồ 38 Hình 3.19. Phổ khối lượng ứng với pic của catechin trên sắc ký đồ 38 Hình 3.20. Phổ khối lượng ứng với pic của daucosterol trên sắc ký đồ 39 Hình 3.21. Phổ khối lượng ứng với pic của lupeol trên sắc ký đồ 39 Hình 3.22. Phổ khối lượng ứng với pic của stigmasterol trên sắc ký đồ 39 Hình 3.23. Phổ khối lượng ứng với pic của friedelin trên sắc ký đồ 40 Hình 3.24. Phổ khối lượng ứng với pic của mangiferin trên sắc ký đồ 41 Hình 3.25. Phổ khối lượng ứng với pic của daucosterol trên sắc ký đồ 41 Hình 3.26. Phổ khối lượng ứng với pic của 7α-hydroxysitosterol trên sắc ký đồ 41 Hình 3.27. Phổ khối lượng ứng với pic của lupeol trên sắc ký đồ 42 Hình 3.28. Phổ khối lượng ứng với pic của taraxeryl acetat trên sắc ký đồ 42 Hình 3.29. Phổ khối lượng ứng với pic của stigmasterol trên sắc ký đồ 42 Hình 3.30. Phổ khối lượng ứng với pic của taraxerol trên sắc ký đồ 43 Hình 3.31. Sắc ký đồ của mẫu trắng (dung môi pha mẫu) 44 Hình 3.32. Sắc ký đồ của mẫu trắng (dung môi pha mẫu) 50 Hình 3.33. Dữ liệu sắc ký mẫu thử được chuẩn bị từ vỏ thân cây Gạo 57 Hình 3.34. Dữ liệu sắc ký mẫu thử được chuẩn bị từ lá cây Gạo 59 ! ! 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Cây Gạo (Bombax malabaricum DC.) là cây gỗ cao đến 15m, có hoa màu đỏ tươi, được biết đến như là một cây thuốc dân gian tại các nước Pakistan, Ấ n Độ, Trung Quốc, Việt Nam và châu Phi. Theo kinh nghiệm dân gian, nhiều bộ phận của cây như vỏ thân, hoa, lá và nhựa được sử dụng để trị các bệnh như viêm loét dạ dày, viêm loét ngoài da, thấp khớp, bó gãy xương, kiết lỵ… Ngày nay, xu hướng trở về với thiên nhiên, tìm kiếm nguồn thuố c mới và sử dụng thuốc từ thảo dược ngày càng tăng. Ở Việt Nam, với lợi thế về địa hình và khí hậu, đã tạo ra nguồn tài nguyên cây cỏ vô cùng phong phú cũng như nguồn dược liệu dồi dào, cùng với tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc lâu đời. Tuy nhiên nhiều loài cây được sử dụng rộng rãi theo kinh nghiệm dân gian mà chưa có hoặc có rất ít nghiên cứu có giá trị khoa học. Từ các bộ phận khác nhau của cây Gạo với mẫu thu hái tại Hà Nội, NCS. Hồ Thị Thanh Huyền và nhóm nghiên cứu đã phân lập được một số hợp chất. Các hợp chất phân lập được sau khi tinh chế đã được xác định và khẳng định cấu trúc bằng phổ MS và NMR. Kết quả phân lập bước đầu cho thấy các bộ phận của cây Gạo có thành phần khá khác nhau. Từ vỏ thân cây Gạo đã phân lập được epicatechin, catechin, lupeol, stigmasterol, friedelin và daucosterol [2], [9], [10], [11]. Từ lá cây Gạo đã phân lập được 7 hợp chất là 7α-hydroxysitosterol, daucosterol, mangiferin, lupeol, stigmasterol, taraxerol và taraxeryl acetat [14], [15]. Để đánh giá tiềm năng và góp phần tiêu chuẩn hóa dược liệu, đề tài “Xây dựng phương pháp xác định hàm lượng một số hợp chất phân lập được từ cây Gạo” đã được thực hiện trước hết với bộ phận vỏ thân và lá cây Gạo nhằm mục đích: 1. Xây dựng được các quy trình cho phép định lượng đồng thời một số hợp chất đã được phân lập từ vỏ thân và lá cây Gạo bằng HPLC. 2. Ứng dụng phương pháp xây dựng được để sơ bộ xác định hàm lượng các hợp chất trên có trong mẫu vỏ thân và lá cây Gạo thu hái được. ! ! 2 CHƯƠNG I TỔNG QUAN 1.3. TỔNG QUAN VỀ CÂY GẠO 1.3.1. Đặc điểm thực vật Tên khoa học: Bombax malabaricum DC., họ Gạo (Bombacaceae). Tên đồng nghĩa: Bombax ceiba L. Tên khác: Gòn rừng, Mộc miên thụ, Mạy mìn, Mạy nghịu (Tày). Cây gỗ to, cao tới 15m hay hơn. Thân có gai hình chùy và có bạnh vè ở gốc. Cành mọc ngang với những gai hình nón; cành non dày, không gai. Lá mọc so le, kép chân vịt, gồm 5-7 lá chét, hình mác hoặc hình trứng, gốc thuôn, đầu nhọn, dài 9-15 cm, rộng 4-5 cm, hai mặt nhẵn, mép nguyên, cuống chung dài hơn phiến lá, dài từ 20-25cm. Cụm hoa mọc ở đầu cành thành chùm, màu đỏ, nở trước khi cây ra lá từ tháng 1 tới tháng 3, cuống hoa ngắn, nhỏ, khỏe. Hoa to, đều, lưỡng tính. Đài dầy, hình chuông, có 5 răng tù và ngắn màu nâu xám, bao bọc lấy nụ hoa, khi hoa nở thì rách ra thành 3-5 mảnh không đều. Tràng 5 cánh nạc, rời nhau, mặt ngoài phủ lông nhung. Nhị rất nhiều hợp thành 5 bó hoặc 6 bó (không thành ống), ngắn hơn cánh hoa, bó nằm trong 2 cuống cánh khác nhau. Bầu thượng 5 ô, một vòi mang 5 đầu nhụy, bầu hình nón, có lông màu trắng nhạt. Mùa hoa tháng 2 – 3, mùa quả tháng 5 – 7 [5], [6], [13]. 1.3.2. Thành phần hóa học Nghiên cứu định tính các nhóm chất, kết quả cho thấy thành phần trong vỏ thân có coumarin, flavonoid, alkaloid, saponin [2]. Một số nhà khoa học trên thế giới đã phân lập được các chất lupeol, shamimicin từ vỏ thân cây Gạo [21], [48]. Theo Vartika Jain và Surendra Verma trong lá có tannin, carbohydrat, flavonoid, coumarin, steroid, triterpenoid [31], [59]. Shamimin và mangiferin cũng được phân lập từ lá [49], [53]. Theo Võ Văn Chi, hạt Gạo chứa chất béo, tinh dầu [5]. ! ! 3 Trong tài liệu “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, nhựa gôm cây Gạo có chứa acid catechutanic [13]. Từ vỏ thân và lá cây Gạo, Hồ Thị Thanh Huyền và cộng sự đã phân lập và xác định được cấu trúc một số chất như: catechin, epicatechin, friedelin, lupeol, daucosterol, stigmasterol, mangiferin, taraxeryl acetat, taraxerol, 7α- hydroxysitosterol… 1.1.3. Bộ phận dùng và công dụng của cây Gạo Vỏ thân thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa xuân [16] nhưng cũng có tài liệu cho rằng tốt nhất vào mùa hè [5]. Vỏ thân mang về cạo bỏ vỏ thô bên ngoài, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô sắc uống hoặc dùng tươi giã nát để đắp ngoài [13]. Vỏ thân cây Gạo có vị đắng, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, tiêu sưng, gây nôn, khu phong, trừ thấp, tiêu thũng [3], [4], [12]. Theo tài liệu Ấn Độ, nước sắc vỏ thân có tác dụng làm dịu viêm, cầm máu [36], [44]. Lá Gạo được dùng rất tốt cho đái dắt, phát ban, chữa thiếu máu, chữa lỵ, được sử dụng để điều trị thấp khớp, viêm da, nhiễm trùng da, phát ban, sưng hạch, kiết lỵ, tiểu tiện khó khăn, chữa rắn cắn và có tác dụng nhuận tràng [7]. Ngoài ra còn được dùng trong các trường hợp thiếu máu, rong kinh, huyết trắng, vô sinh. Theo y học cổ truyền phía Nam Pakistan, lá B.malabaricum DC. được sử dụng như là một thuốc trị giun sán [26]. Rễ có vị đắng, tính mát, có tác dụng kích thích, bổ, cũng có tác dụng gây nôn và giảm đau [17], ngoài ra còn có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, thu liễm, chỉ huyết, tán kết, chỉ thống. Nước ép rễ có tác dụng hạ sốt [3]. Hoa Gạo có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, tiêu viêm, thu liễm [4]. Dịch chiết từ hoa cây Gạo có tác dụng bảo vệ gan [36], [47]. Hạt bông Gạo làm tăng tiết sữa ở phụ nữ sau khi sinh [16]. Nhựa gôm chích từ thân cây Gạo được dùng chữa lậu, kiết lỵ, cầm máu, rong kinh, kích dục [3]. Gỗ dùng làm phao, làm hòm gỗ. Sợi quả dùng làm bông, nệm, gối. [...]... của các hợp chất nghiên cứu được đánh giá qua tổng tạp có trong chúng sau khi được phân lập và tinh chế để xác định cấu trúc Tổng tạp của các hợp chất được đánh giá theo phương pháp chuẩn hóa diện tích Nếu chất phân lập được không bị lẫn các tạp chất khác, tạm bỏ qua hàm ẩm (vì khối lượng chất phân lập được quá ít) để coi hàm lượng của các chất phân lập là 100% trong xây dựng phương pháp định lượng 2.4.2.2... lá cây Gạo - Định tính các pic trên sắc ký đồ dựa vào thời gian lưu và kết hợp với MS kết nối - Thẩm định các điều kiện định lượng một số hợp chất trên với chất đối chiếu là các chất phân lập được đã qua nhận dạng cấu trúc và xác định tổng tạp chất bằng phương pháp chuẩn hóa diện tích - Áp dụng để sơ bộ xác định hàm lượng các hợp chất trên có trong mẫu vỏ thân và lá cây Gạo đã thu hái được 2.4 PHƯƠNG... của hai chất A và B Thường chọn 1,05≤α ≤2 Nếu α quá lớn, thời gian phân tích sẽ dài 1.4.2 Các phương pháp định lượng với kỹ thuật HPLC [1] Tất cả các phương pháp định lượng bằng sắc ký đều dựa trên nguyên tắc: nồng độ của chất tỷ lệ với chiều cao hoặc diện tích pic của nó Có 4 phương pháp định lượng thường được sử dụng trong sắc ký là: - Phương pháp chuẩn ngoại - Phương pháp chuẩn nội - Phương pháp thêm... 1.4 MỘT SỐ HỢP CHẤT ĐÃ PHÂN LẬP TỪ VỎ THÂN CÂY GẠO Theo [5] khi nghiên cứu chất nhầy trong vỏ thân cho thấy sự có mặt một ester salicophosphoric của manogalactan Năm 2003, các nhà khoa học Hàn Quốc đã phân lập được lupeol từ dịch chiết MeOH của vỏ thân cây Gạo [62] Ngoài ra, từ vỏ thân cây Gạo còn phân lập được shamimicin [48], 5-isopropyl-3-methyl-2,4,7 trimethoxy-8,1-naphtalen carbolacton và một. .. song Xác định kết quả và tính độ lệch chuẩn tương đối giữa giá trị của các lần phân tích để đánh giá độ lặp lại 2.4.4.4 Xác định khoảng nồng độ tuyến tính Độ tuyến tính của một phương pháp phân tích: là sự phụ thuộc tuyến tính giữa đại lượng đo được (y) và nồng độ chất cần phân tích (x) trong khoảng xác định Nó được biểu thị bằng phương trình hồi quy y = ax + b và hệ số tương quan r Cách xác định: ... formalin Friedelin cũng cho thấy có tác dụng giảm sốt mạnh trên chuột (p . đề tài Xây dựng phương pháp xác định hàm lượng một số hợp chất phân lập được từ cây Gạo đã được thực hiện trước hết với bộ phận vỏ thân và lá cây Gạo nhằm mục đích: 1. Xây dựng được các. trình cho phép định lượng đồng thời một số hợp chất đã được phân lập từ vỏ thân và lá cây Gạo bằng HPLC. 2. Ứng dụng phương pháp xây dựng được để sơ bộ xác định hàm lượng các hợp chất trên có. giới hạn định lượng LOQ 56 3.7. ỨNG DỤNG XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CÁC CHẤT CÓ TRONG CÂY GẠO 56 3.7.1. Xác định hàm lượng các chất có trong vỏ thân cây Gạo 57 3.7.2 . Xác định hàm lượng các chất