Khảo sát tình hình chất lượng thuốc lưu hành trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc

80 2K 12
Khảo sát tình hình chất lượng thuốc lưu hành trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI …………………………. PHẠM ĐÌNH THẢO KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG THUỐC LƯU HÀNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I HÀ NỘI - 2013 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI …………………………. PHẠM ĐÌNH THẢO KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG THUỐC LƯU HÀNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I Chuyên ngành: Tổ chức quản lý dược Mã số: CK 60.73.20 Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thanh Hương Nơi thực hiện đề tài: - Trường Đại học Dược Hà Nội - Trung tâm kiểm nghiệm tỉnh Vĩnh Phúc HÀ NỘI, NĂM 2013 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, thuốc đóng vai trò rất quan trọng. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội, thuốc ngày càng được sản xuất, phân phối và lưu thông rộng rãi trên thị trường với đủ các chủng loại và công dụng. Thuốc trở thành một loại hàng hóa không thể thiếu trong đời sống nhân dân, nhưng thuốc phải được coi là hàng hóa đặc biệt bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng. Chính vì vậy, việc bảo đảm chất lượng thuốc trước khi đến tay người bệnh là điều kiện bắt buộc để phát huy hiệu quả trong điều trị bệnh và là mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan quản lý về thuốc. Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua năm 1998 đã xác định “Thuốc đưa vào lưu thông phân phối và sử dụng phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng. Nghiêm cấm việc sản xuất, lưu thông, phân phối thuốc giả, thuốc không đảm bảo chất lượng” Vấn đề “Chất lượng thuốc” không chỉ là mối quan tâm đặc biệt của người bệnh, của cán bộ ngành y tế mà đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Do đó, công tác quản lý, đảm bảo an toàn chất lượng thuốc đã được các cấp, các ngành, nhất là ngành Y tế hết sức quan tâm, xác định đây là một trong những mục tiêu của Chính sách thuốc quốc gia (ban hành theo nghị định số 37 của Chính phủ ngày 20 tháng 6 năm 1996). Thời gian qua, ngành y tế đã từng bước hoàn thiện khung pháp lý trong quản lý chất lượng thuốc thông qua việc ban hành các quy định, thông tư hướng dẫn việc quản lý chất lượng thuốc. Đồng thời, ngành cũng đã xây dựng, ban hành và bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn thực hành tốt trong sản xuất thuốc (GMP), kiểm nghiệm thuốc (GLP), bảo quản thuốc (GSP), phân phối thuốc (GDP), nhà thuốc (GPP) nhằm quản lý chất lượng thuốc chặt chẽ hơn từ khâu sản xuất đến khâu phân phối. 1 Trên lĩnh vực này, trong những năm gần đây, ngành y tế nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng đã có nhiều cố gắng và đạt được một số kết quả bước đầu trong công tác quản lý, kiểm tra giám sát chất lượng thuốc, nhằm góp phần vào sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Do sự tăng nhanh về số lượng và chủng loại thuốc được sản xuất, lưu hành trên thị trường nên việc đảm bảo chất lượng thuốc còn gặp nhiều khó khăn. Tình trạng thuốc kém chất lượng, thuốc giả còn tồn tại và đang có xu hướng gia tăng gây tổn hại về kinh tế và sức khỏe cho người bệnh. Để đánh giá thực trạng chất lượng thuốc được sản xuất và lưu hành trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chúng tôi thực hiện đề tài : “Khảo sát tình hình chất lượng thuốc lưu hành trên địa bàn Tỉnh Vĩnh phúc” giai đoạn 2006 - 2010 với các mục tiêu: 1. Đánh giá thực trạng chất lượng thuốc trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Phúc thông qua kết quả kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc tại Trung tâm Kiểm nghiệm Vĩnh Phúc trong 5 năm (2006 – 2010). 2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc của Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Vĩnh Phúc trong 5 năm (2006 – 2010). Từ đó đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý chất lượng thuốc của Trung tâm Kiểm nghiệm Vĩnh Phúc. 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Một số thuật ngữ: - Thuốc: Là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, trừ thực phẩm chức năng.[8] - Chất lượng thuốc: Chất lượng của một thuốc là tổng hợp các tính chất đặc trưng của thuốc đó, được thể hiện ở một mức độ phù hợp với những yêu cầu kỹ thuật đã định trước tùy theo điều kiện xác định về kinh tế, kỹ thuật, xã hội nhằm đảm bảo cho thuốc đó đạt các mục tiêu sau: + Có hiệu lực phòng bệnh và chữa bệnh. + Không có hoặc ít có tác dụng có hại. + Ổn định về chất lượng trong thời hạn đã được xác định. + Tiện dùng và dễ bảo quản [4] - Thuốc đạt chất lượng: là thuốc đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký theo tiêu chuẩn dược điển hoặc tiêu chuẩn cơ sở của nhà sản xuất. [8] - Thuốc kém chất lượng: là thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. [8] - Thuốc giả: là sản phẩm được sản xuất dưới dạng thuốc với ý đồ lừa đảo, thuộc một trong những trường hợp sau đây: + Không có dược chất; + Có dược chất nhưng không đúng hàm lượng đã đăng ký; + Có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn; + Mạo tên, kiểu dáng công nghiệp của thuốc đã đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp của cơ sở sản xuất khác.[8] 1.2. Tình hình đảm bảo chất lượng thuốc. 1.2.1. Tình hình chất lượng thuốc trên thế giới. 3 Lợi nhuận khổng lồ từ việc kinh doanh thuốc giả là một trong những nguyên nhân khiến thuốc giả ngày càng bành trướng, không chỉ tại Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác trên thế giới. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), thuốc giả chiếm tới 10% thị trường dược phẩm thế giới với doanh thu lên đến 35 tỷ USD. Cùng với đó, cũng có khoảng 200.000 người chết mỗi năm vì thuốc giả, mà một nửa số nạn nhân này ở Châu Phi, nơi thuốc giả chiếm tới 30% thị trường tân dược, nhất là các thuốc sốt rét, lao và HIV/AIDS. Bất chấp những nỗ lực phòng chống của các quốc gia, tình trạng sản xuất và buôn bán thuốc giả, thuốc kém chất lượng vẫn diễn ra phức tạp. Thuốc giả có nhiều dạng khác nhau, từ không có hoạt chất; hoạt chất rất thấp không đúng với hàm lượng thuốc thật, cạo sửa hạn dùng, thuốc không có số đăng ký, đến việc mạo tên hoặc kiểu dáng công nghiệp WHO cảnh báo rằng đến năm 2010 thị trường thuốc giả trên phạm vi toàn cầu cho doanh thu có thể đạt tới mức 75 tỷ USD. Còn ở các nước đang phát triển, theo WHO, thuốc giả chiếm tới 30% và thậm chí, có khi còn lên tới 50% lượng dược phẩm lưu hành gây ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế và sức khỏe người sử dụng. Ở Châu Á, thuốc giả, thuốc kém chất lượng cũng đang là một vấn nạn gây nhiều bức xúc. Theo tổng giám đốc Liên đoàn Quốc tế hiệp hội các nhà sản xuất Dược phẩm thì ở nhiều quốc gia Đông Nam Á, có ít nhất 10% dược phẩm lưu hành trên thị trường là hàng giả. Tỷ lệ thuốc giả ở Trung Quốc trung bình chiếm từ 10-15%, nhưng cũng có nơi lên tới 50% và thậm chí 85%. Ở Ấn Độ, tỷ lệ thuốc giả, thuốc kém chất lượng trung bình là 12%, đặc biệt có thành phố tỷ lệ này lên tới 35-40%. Thuốc giả gây ra tác hại lớn cho sức khỏe người bệnh như : phản ứng dị ứng, nhiễm độc kim loại nặng, dễ kháng thuốc. Nguy hiểm hơn, thuốc giả còn gây ra tình trạng vô hiệu các giải pháp điều trị để cứu sống người bệnh. Bởi những hậu quả nghiêm trọng của vấn nạn này, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những biện pháp cụ thể để phòng chống nạn buôn bán và sản xuất thuốc giả như sử dụng chip điện tử RFID và mã số vạch để xác định nguồn gốc, xuất xứ của 4 các loại thuốc. Mỹ giới thiệu dự thảo luật Counterfeit Drug Penalty Enhancement Act (Luật tăng cường xử phạt làm giả thuốc). Ủy ban châu Âu đã xây dựng Công ước chống thuốc giả mang tên MEDICRIME (ghép của "medicaments" - dược phẩm và "crime" - tội phạm: công ước chống tội phạm liên quan đến dược phẩm). Trước những hành động mạnh mẽ này của các quốc gia và toàn thế giới, chúng ta có thể tin tưởng rằng việc kiểm soát chất lượng thuốc sẽ tốt hơn và thị trường Dược phẩm sẽ ngày càng trong sạch.[3] 1.2.2. Tình hình chất lượng thuốc tại Việt Nam. Trong những năm qua, ngành Dược Việt Nam đã có những tiến bộ nhanh và cơ bản. Việt Nam đã sản xuất được hầu hết hoạt chất trong danh mục thiết yếu, đáp đứng được nhu cầu về thuốc phòng và chữa bệnh cho y tế. Trong giai đoạn 2001-2010, công nghiệp bào chế thuốc trong nước đã liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao, đảm bảo khoảng 50% lượng thuốc tiêu thụ. [4] Việt Nam cũng sản xuất được nhiều loại thuốc chuyên khoa, đặc trị với các dạng bào chế hiện đại như thuốc tim mạch, tiểu đường, huyết áp, thần kinh, nội tiết… Đặc biệt, các nhà sản xuất vắc xin trong nước cũng đã sản xuất được tất cả các loại vắc xin phục vụ chương trình tiêm chủng mở rộng. Từ những cơ sở sản xuất, cung ứng nhỏ bé, đến nay ngành Dược đã xây dựng được một hệ thống tương đối hoàn chỉnh từ sản xuất, xuất nhập khẩu, lưu thông phân phối thuốc tới tận tay người bệnh. Thị trường dược phẩm đã được vận hành trong nền kinh tế thị trường có sự định hướng và quản lý của Nhà nước, dựa trên nền tảng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng được pháp quy hóa theo hướng tuân thủ và đồng bộ với pháp luật quốc gia, hòa hợp khu vực và cam kết hội nhập quốc tế. Bên cạnh những thành quả đạt được, ngành Dược Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều hạn chế và thách thức. Trình độ sản xuất, phân phối dược phẩm mặc dù đã tuân thủ những quy chuẩn quốc tế cơ bản nhưng do nguồn vốn và quy mô đầu tư chưa đủ lớn đã làm cho nền công nghiệp dược phẩm Việt Nam chưa phát triển xứng tầm, thậm trí còn dần trở nên lạc hậu so với sự phát triển không ngừng của các nước khác trên thế giới. Hệ thống và phương pháp đào tạo đã có 5 nhiều đổi mới để cung cấp nguồn nhân lực dược, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng. Khả năng nghiên cứu và ứng dụng còn hạn chế không chỉ làm mất đi lợi thế nguồn dược liệu trong nước, làm giảm khả năng cạnh tranh mà còn làm cho ngành Dược Việt Nam mất dần nhân tố phát triển bền vững và lệ thuộc nhiều hơn vào nguồn nguyên liệu nước ngoài. Việc sử dụng thuốc chưa thực sự hợp lý, đặc biệt là tình trạng dễ dãi, lạm dụng trong kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn vừa ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, vừa gây lãng phí cho xã hội, gây khó khăn cho bộ phận nhân dân lao động có thu nhập thấp. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, chỉ đạo xây dựng ngành Dược Việt Nam phát triển một cách bền vững, đảm bảo cung ứng nguồn thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân. Là một ngành công nghiệp còn non trẻ, ngành Dược đang đứng trước cả cơ hội và thách thức. Cái nhìn toàn cảnh về ngành Dược Việt Nam liên quan đến vấn đề đảm bảo chất lượng thuốc được thể hiện ở một số nội dung sau: 1.2.2.1. Một số thách thức về vấn đề đảm bảo chất lượng thuốc: - Tình hình đăng ký thuốc lưu hành : Đăng ký lưu hành thuốc là hàng rào pháp lý đầu tiên để kiểm soát chất lượng thuốc, thuốc cần có số đăng ký còn hiệu lực trước khi lưu hành trên thị trường và đến tay người bệnh. Phân loại theo thuốc trong nước và thuốc nước ngoài, số đăng ký thuốc còn hiệu lực tính đến năm 2010 thể hiện ở bảng sau : Bảng1.1: Số liệu thống kê số đăng ký thuốc còn hiệu lực đến năm 2010 Phân loại Tổng số đăng ký còn hiệu lực Số hoạt chất Thuốc trong nước 13.268 524 Thuốc nước ngoài 12.147 971 Tổng số 25.415 1.495 ( nguồn : Cục Quản lý dược) Qua số liệu trên ta thấy số đăng ký thuốc gấp rất nhiều lần số hoạt chất, điều này thể hiện rằng số đăng ký thuốc còn trùng lặp rất nhiều, một hoạt chất có 6 nhiều số đăng ký, nhất là một số những hoạt chất thông thường (VD : paracetamol, … ) - Sản xuất, nhập khẩu thuốc : Hiện nay, Chính phủ có chủ trương phát triển ngành Dược thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Thị trường dược phẩm Việt Nam trong những năm qua liên tục tăng trưởng. Từ năm 2006 đến 2010, sự tăng trưởng này thể hiện ở bảng thống kê sau : Bảng 1.2: Số liệu thống kê sản xuất, nhập khẩu thuốc (2006 – 2010) Năm Tổng trị giá tiền thuốc sử dụng (1.000USD) Trị giá thuốc SX trong nước (1.000USD) Trị giá thuốc nhập khẩu (1.000USD) Bình quân tiền thuốc đầu người (USD) 2006 956.353 475.403 710.000 11,23 2007 1.136.353 600.630 810.711 13,39 2008 1.425.657 715.435 923.288 16,45 2009 1.696.135 831.205 1.170.828 19,77 2010 1.913.661 919.039 1.252.572 22,25 (Nguồn : Cục Quản lý dược) Cùng với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng và chủng loại thuốc được sản xuất và nhập khẩu thì trị giá thuốc sản xuất trong nước, trị giá thuốc nhập khẩu và tổng trị giá tiền thuốc sử dụng cũng tăng lên. Tiền thuốc tiêu dùng bình quân đầu người tăng từ 11,23 USD năm 2006 lên 22,25 USD năm 2010 là một dấu hiệu đáng mừng, thể hiện bước tiến của ngành Dược Việt Nam, và chứng tỏ người dân đã được chăm sóc tốt hơn về y tế. Thuốc sản xuất trong nước đã đa dạng hơn về chủng loại và tốt hơn về chất lượng, đáp ứng khoảng 52% về trị giá tiền thuốc sử dụng. Tính đến năm 2010, toàn quốc có 92 cơ sở đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) và trên 50 đơn vị xuất nhập khẩu trực tiếp thuốc và nguyên liệu làm thuốc tạo ra nguồn cung có chất lượng và đáp ứng được phần lớn nhu cầu của thị trường dược phẩm. Tuy nhiên, theo hệ thống cấp bậc phát triển ngành dược phẩm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thì Việt Nam 7 [...]... chất lượng thuốc, nhất là khi có sự gia tăng nhanh chóng của các cơ sở bán lẻ thuốc ở khắp các địa bàn - Tình hình thuốc giả, thuốc kém chất lượng và công tác phòng chống: Quản lý, giám sát để đảm bảo chất lượng thuốc lưu hành trên thị trường luôn luôn gắn liền với công tác phòng, chống thuốc giả, thuốc nhập lậu và thuốc không rõ nguồn gốc Từ năm 2006 đến 2010, tỷ lệ thuốc không đạt chất lượng và thuốc. .. công tác đảm bảo chất lượng thuốc trên địa bàn Vĩnh Phúc [15] *Hệ thống quản lý và kiểm tra chất lượng thuốc của tỉnh Vĩnh Phúc : Hệ thống quản lý chất lượng thuốc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc được tổ chức như sau: TRUNG TÂM KIỂM NGHIỆM SỞ Y TẾ HỆ ĐIỀU TRỊ Bệnh viện TW Bệnh viện tuyến tỉnh, huyện, các trạm y tế Các trung tâm chuyên khoa PHÒNG NGHIỆP VỤ DƯỢC PHÒNG THANH TRA HỆ KINH DOANH Hành nghề y tư... động kiểm tra giám sát thị trường (2006 - 2010): Trung tâm Kiểm nghiệm Vĩnh Phúc đã tiến hành kiểm tra, giám sát chất lượng và lấy mẫu ở các cơ sở sản xuất, lưu thông, phân phối, tồn trữ và sử dụng thuốc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc để có thể kiểm soát được chất lượng thuốc trên thị trường và ngăn chặn những sai phạm về chuyên môn, chất lượng Thị trường dược phẩm được phân chia thành hai mảng : các... số lượng lớn và phân bố rộng khắp trên toàn tỉnh nên tần suất lấy mẫu của loại hình này mới duy trì được khoảng 0,3 lượt/năm Công tác kiểm tra, giám sát luôn được đổi mới và nâng cao để có thể phát hiện những vi phạm, những điểm yếu trong công tác quản lý chất lượng thuốc của các cơ sở nhằm giúp các cơ sở quản lý chất lượng thuốc được tốt hơn 25 3.1.2 Tình hình chất lượng thuốc trên địa bàn tỉnh Vĩnh. .. bảo chất lượng thuốc bao gồm : hệ thống quản lý chất lượng thuốc và hệ thống kiểm tra chất lượng thuốc Hệ thống này được phân cấp và trải rộng từ Trung ương đến địa phương : * Hệ thống quản lý chất lượng thuốc : - Cục Quản lý dược Việt Nam: Là cơ quan được Bộ Y tế uỷ quyền thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý nhà nước về chất lượng thuốc - Cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng thuốc ở địa phương:... chất lượng thuốc trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc trong 5 năm ( 2006 – 2010) thông qua: - Tình hình kiểm tra, giám sát, lấy mẫu kiểm tra chất lượng thuốc tại Vĩnh Phúc trong 5 năm (2006 - 2010) So sánh đánh giá chất lượng thuốc trong 5 năm đó theo: + Số lượt kiểm tra cơ sở + Số lượng mẫu kiểm nghiệm tổng thể +Mẫu kiểm nghiệm theo nguồn gốc sản xuất + Mẫu kiểm nghiệm theo cơ sở sản xuất, lưu thông, tồn trữ,... kiểm tra chất lượng thuốc của tỉnh Vĩnh Phúc : Căn cứ Quyết định số : 84/QĐ-UB ngày 24/1/1997 của UBND Tỉnh : Cơ quan kiểm tra chất lượng thuốc tỉnh Vĩnh Phúc là Trung tâm kiểm nghiệm Căn cứ quyết định 2176/2000/QĐ – BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành bản "Qui định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Trung tâm kiểm thuộc Sở y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương" , Sở Y tế Vĩnh Phúc. .. đạo quản lý toàn diện về chất lượng thuốc của địa phương (thường uỷ quyền cho phòng nghiệp vụ dược) có nhiệm vụ: + Phổ biến, hướng dẫn và tổ chức hướng dẫn các văn bản pháp luật về quản lý chất lượng thuốc tại địa phương + Thực hiện chức năng kiểm tra, thanh tra nhà nước về chất lượng thuốc và xử lý vi phạm về chất lượng thuốc trong phạm vi địa phương - Hệ thống kiểm tra chất lượng : + Ở Trung ương có... đóng trên địa bàn 3 Trạm y tế xã có quầy thuốc 137 Quầy thuốc doanh nghiệp 56 Đại lý bán lẻ của doanh nghiệp tư nhân 356 Nhà thuốc 38 (Nguồn : Báo cáo tổng kết ngành y tế Vĩnh Phúc năm 2010) - Theo báo cáo tổng kết ngành Y tế năm 2010 của Sở y tế Vĩnh Phúc, hiện nay có 16 bệnh viện, 137 Trạm y tế xã và 3 bệnh viện trung ương đóng trên địa bàn - Mạng lưới bán lẻ thuốc phân bố rộng khắp trên địa bàn toàn... Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm sẽ là cơ quan đi đầu và đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý, giám sát chất lượng thuốc trong tất cả các khâu : Sản xuất, kinh doanh, lưu thông, tồn trữ và sử dụng thuốc trên địa bàn của tỉnh 18 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu - Chất lượng thuốc được lưu hành trong các khâu sản xuất, kinh doanh, lưu thông, tồn . thực trạng chất lượng thuốc được sản xuất và lưu hành trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chúng tôi thực hiện đề tài : Khảo sát tình hình chất lượng thuốc lưu hành trên địa bàn Tỉnh Vĩnh phúc giai. tác đảm bảo chất lượng thuốc trên địa bàn Vĩnh Phúc. [15] *Hệ thống quản lý và kiểm tra chất lượng thuốc của tỉnh Vĩnh Phúc : Hệ thống quản lý chất lượng thuốc trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc được. ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI …………………………. PHẠM ĐÌNH THẢO KHẢO SÁT TÌNH HÌNH CHẤT LƯỢNG THUỐC LƯU HÀNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA

Ngày đăng: 25/07/2015, 09:03

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.LVCK1 bia

  • 2- Dat van de

  • 3- Tong quan

  • 4- Doi tuong va PPNC

    • CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

      • 2.1. Đối tượng nghiên cứu

      • 2.2. Phương pháp nghiên cứu

        • 2.2.2. Phương pháp phân tích.

        • 2.2.3. Phương pháp đánh giá.

        • 5-KQNC

          • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

          • 18

          • 15

          • 13

          • 42

            • 236

            • 220

            • 329

            • 31

            • 27

            • 6- Ban luan

            • 7- Ket luan va de xuat

            • 8.Phu luc I

            • 9.Phu luc II

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan