Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó thì mặt tráicủa nó là vô số những hậu quả, trong đó ô nhiễm nước đang là một vấn đề thời sự, một thực trạng đáng lo ngại vừa là nguyên nhân, vừa là h
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đãnhận được nhiều sự giúp đỡ của các tập thể, cá nhân trong và ngoài trường Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Tài nguyên vàMôi trường và các thầy cô Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã tạo mọiđiều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp
Đặc biệt tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Ngô Thế Ân và thầy CaoTrường Sơn là hai người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện
Tôi xin cam đoan những kết quả trong báo cáo này là sự thật
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 30 tháng 04 năm 2012
Sv Nguyễn Thị Thuỳ Dung
Trang 2MỤC LỤC
Phần I: MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích, yêu cầu 2
1.1.1 Mục đích 2
1.1.2 Yêu cầu 2
Phần II:TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Nước và vai trò tài nguyên nước 3
2.1.1 Vai trò của nước với sức khỏe con người 3
2.1.2 Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất 4
2.2 Ô nhiễm môi trường nước 5
2.2.1 Ô nhiễm do hoạt động tự nhiên 6
2.2.2.1 Ô nhiễm nước do hoạt động công nghiệp 6
2.2.2.2 Ô nhiễm nước do nước thải từ các khu dân cư 7
2.2.2.3 Ô nhiêm nước do các hoạt động nông nghiệp 9
2.2.2.4 Ô nhiễm do khai thác khoáng sản 9
2.2.2.5 Ô nhiễm nước do các hoạt động giao thông vận tải 10
2.3 Phân loại theo tác nhân gây ô nhiễm 11
2.3.1 Ô nhiễm bởi tác nhân sinh học 11
2.3.2 Ô nhiễm hóa học do chất vô cơ 11
2.3.3 Ô nhiễm do chất hữu cơ tổng hợp 12
2.3.4 Ô nhiễm bởi tác nhân vật lý 13
2.4 Hậu quả ô nhiễm nước 14
2.4.1 Chất thải chứa hàm lượng dinh dưỡng cao 14
2.4.1.1 Vực nước chảy( sông , suối) 14
2.4.1.2 Vực nước đứng( ao, hồ, đầm lầy) 14
2.4.2 Chất thải độc hại 14
2.4.2.1 Ðộc tố của ô nhiễm hoá học chính 14
2.4.2.2 Nông dược 15
Trang 32.4.2.3 Các Hydrocarbons 15
2.4.2.4 Thủy ngân (Hg) 16
2.5 Tình hình ô nhiễm nước trên thế giới và Việt Nam 16
2.5.1 Tình hình ô nhiễm nước trên thế giới 16
2.5.2 Tình hình ô nhiễm nước ở Việt Nam 17
2.5.2.1 Ở khu vực thành thị 18
2.5.2.2 Ở khu vực nông thôn 19
Phần III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 21
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 21
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 21
3.2 Nội dung nghiên cứu 21
3.3 Phương pháp nghiên cứu 21
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 21
3.3.2 Phương pháp xử lí số liệu 21
Phần IV KẾT QUẢ THU ĐƯỢC 22
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang 22
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 22
4.1.1.1 Vị trí địa lí 22
4.1.1.2 Địa hình, địa mạo 22
4.1.1.3 Đặc điểm khí hậu 23
4.1.1.4 Tài nguyên 25
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 29
4.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế 29
4.1.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 29
4.1.2.3 Dân cư và lao động 31
4.1.2.4 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật 31
4.2 Xác định và ước tính các nguồn phát sinh nước thải chính trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 32
4.2.1 Các nguồn thải chính 32
Trang 44.2.2 Đặc tính các nguồn thải 34
4.2.2.1 Nước thải công nghiệp 34
4.2.2.2 Nước thải ngành nông – lâm nghiệp 37
4.2.2.3 Nước thải sinh hoạt 40
4.2.2.4 Nước thải y tế 43
4.3 Đánh giá hiên trạng nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 47
4.3.1 Nguồn nước mặt 47
4.3.1.1 Sông Lô 48
4.3.1.2 Sông Gâm 53
4.3.1.3 Sông Phó Đáy 57
4.3.1.4 Nước ao,hồ 61
4.3.2 Nguồn nước ngầm 65
4.3.2.1 Giếng đào 66
4.3.2.2 Giếng khoan 68
PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64
5.1 Kết luận 64
5.2 Kiến nghị 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… ……… 74
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Đặc trưng nguồn thải của một số nhà máy 7Bảng 2.2 Thành phần nước thải sinh hoạt khu dân cư 8Bảng 4.1 Kết quả tính toán số lượng chất thải tỉnh Tuyên Quang năm 2011 33Bảng 4.2 Đặc tính nước thải của một số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnhTuyên Quang năm 2011 35Bảng 4.3 Đặc tính nước thải của một số trại bò tập trung trên địa bàn tỉnh TuyênQuang năm 2011 39Bảng 4.4. Đặc trưng nước thải bệnh viện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2011 45Bảng 4.5 Đặc trưng nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2011 41Bảng 4.6 Kết quả phân tích mẫu nước mặt ( sông Lô ) tỉnh Tuyên Quangnăm 2011 48Bảng 4.7 Kết qủa phân tích nước mặt ( sông Gâm ) tỉnh Tuyên Quangnăm 2011 53Bảng 4.8 Kết quả phân tích mẫu nước mặt ( sông Phó Đáy) tỉnh Tuyên Quangnăm 2011 57Bảng 4.9 Kết quả phân tích mẫu nước mặt ( ao, hồ) tỉnh Tuyên Quangnăm 2011 61Bảng 4.10 Kết qủa phân tích mẫu nước giếng đào của một số hộ gia đình trênđịa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2011 66Bảng 4.11 Kết qủa phân tích mẫu nước giếng khoan của một số hộ gia đình trênđịa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2011 68
Trang 6DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Nước cần cho SX nông nhiệp……….……… … 4
Hình 2.2 Nước cần cho GTVT 4
Hình 2.3.Nước cần thiết cho thuỷ điện 5
Hình 2.4 Dầu tràn ra biển trên cảng Đại Liên 10
Hình 2.5 Rác thải trên sông 12
Hình 2.6 Thuốc BVTV dùng trong quá trình canh tác 13
Hình 2.7 Sự phát triển của vi khuẩn và tảo làm càng làm tăng độ đục của nước 13
Hình 2.8 Bờ biển Barrow, Alaska trở thành một nơi chứa rác 17
Hình 4.1 Biểu đồ biến động nhiệt độ và lượng mưa trung bình tại tỉnh Tuyên Quang……….……….24
Hình 4.2 Biểu đồ cơ cấu kinh tế tỉnh Tuyên Quang năm 2011 30
Hình 4.3 Một số thông số ô nhiễm nước thải chăn nuôi của trại bò 40
Hình 4.4 Nước thải sinh hoạt thải ra khu vực suối Chả 44
Hình 4.5 Hàm lượng BOD5 và COD trong các mẫu phân tích nước sông Lô 51
Hình 4.6 Hàm lượng BOD5, COD trong các mẫu phân tích ở sông Gâm 55
Hình 4.7 Hàm lượng Colifomrs trong các mẫu phân tích ở sông Gâm 56
Hình 4.8 Hàm lượng BOD5, COD trong các mẫu phân tích ở sông Phó Đáy 60
Hình 4.9 Hàm lượng Coliforms trong các mẫu phân tích ở ao,hồ 64
Trang 7Phần I: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Nước là tài nguyên thiên nhiên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếucủa sự sống và môi trường Tài nguyên nước trên thế giới nói chung và ở ViệtNam nói riêng đang chịu sức ép nặng nề do biến đổi khí hậu, tốc độ gia tăng dân
số, do sự phát triển của các hoạt động kinh tế, đời sống có liên quan đến sử dụngnước
Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc có điều kiện tự nhiên phong phú, đadạng Toàn tỉnh có tổng diện tích đất tự nhiên 587.038,5 ha, dân số là 7.328.545
làm 3 lưu vực chính: lưu vực sông Lô, sông Gâm và sông Phó Đáy Lượng mưaphân bố không đồng đều, lượng mưa vào mùa mưa chiếm 75 – 80% tổng lượngmưa cả năm [4] Với địa hình bị chia cắt và phân bố lượng mưa như vậy chính lànguyên nhân gây nên mất cân đối về nguồn nước, gây nên hạn hán về mùa khô
và lũ lụt xảy ra hàng năm trong tỉnh
Trong những năm qua, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh khôngngừng tăng, nền kinh tế của tỉnh đã bắt đầu chuyển đổi khá vững chắc theohướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Các lĩnh vực y tế bảo vệ sức khỏe cộngđồng, giáo dục đào tạo, thể dục thể thao và văn hóa xã hội cũng đã thu đượcnhiều thành công đáng khích lệ Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó thì mặt tráicủa nó là vô số những hậu quả, trong đó ô nhiễm nước đang là một vấn đề thời
sự, một thực trạng đáng lo ngại vừa là nguyên nhân, vừa là hệ quả của sự hủyhoại môi trường tự nhiên, hủy hoại con người
Việc khai thác nguồn tài nguyên trên địa bàn tỉnh phát triển khá nhanhnhưng chưa được quy hoạch đồng bộ, vấn đề xử lý chất thải từ các khu vực côngnghiệp, đô thị, du lịch chưa được thực hiện nghiêm túc nên đã xuất hiện tìnhtrạng ô nhiễm nguồn nước một số khu vực
Trang 8Với tính cấp thiết của vấn đề trên chúng tôi tiến hành lựa chọn đề tài:”Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang”
nhằm cung cấp thêm một số thông tin thiết yếu giúp cho nhà quản lý môi trường
có những chiến lược quản lý chất lượng môi trường nước tỉnh mình một cáchhiệu quả và ổn định lâu dài
Trang 9Phần II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Nước và vai trò tài nguyên nước.
Nước tham gia vào thành phần cấu trúc sinh quyển, điều hòa các yếu tốkhí hậu, đất đai và sinh vật Nước còn đáp ứng những nhu cầu đa dạng của conngười trong sinh hoạt hàng ngày, tưới tiêu cho nông nghiệp, sản xuất côngnghiệp, sản xuất điện năng và tạo ra nhiều cảnh quan đẹp
2.1.1 Vai trò của nước với sức khỏe con người
Nước rất cần thiết cho hoạt động sống của con người cũng như các sinhvật Nước cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì cơ thể bởi nó liên quan đếnnhiều quá trình sinh hoạt quan trọng Muốn tiêu hóa, hấp thu sử dụng tốt lươngthực, thực phẩm đều cần có nước Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấycon người có thể sống nhịn ăn trong năm tuần, nhưng nhịn uống nước thì khôngquá năm ngày và nhịn thở không quá năm phút Khi đói trong một thời gian dài,
cơ thể sẽ tiêu thụ hết lượng glycogen, toàn bộ mỡ dự trữ, một nửa lượng prôtêin
để duy trì sự sống Nhưng nếu cơ thể chỉ cần mất hơn 10% nước là đã nguyhiểm đến tính mạng và mất 20- 22% nước sẽ dẫn đến tử vong [14]
Nếu thiếu nước sẽ làm giảm sút tinh thần, khả năng tập trung kém và đôikhi mất trí nhớ, sự chuyển hóa prôtêin và enzymer để đưa chất dinh dưỡng đếncác bộ phận khác của cơ thể sẽ gặp khó khăn Ngoài ra, nước còn có nhiệm vụthanh lọc và giải phóng những độc tố xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa
và hô hấp một cách hiệu quả Uống đủ nước làm cho hệ thống bài tiết được hoạtđộng thường xuyên, bài thải những độc tố trong cơ thể, có thể ngăn ngừa sự tồnđọng lâu dài của những độc tố gây bệnh ung thư: uống nước nhiều hằng ngàygiúp làm loãng và gia tăng lượng nước tiểu bài tiết cũng như góp phần thúc đẩy
sự lưu thông toàn cơ thể, từ đó ngăn ngừa hình thành của các loại sỏi ở đườngtiết niệu, bàng quang, niệu quản
Trang 102.1.2 Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất
Cũng như không khí và ánh sáng, nước không thể thiếu được trong đờisống con người Trong quá trình hình thành sự sống trên Trái đất thì nước vàmôi trường nước đóng vai trò quan trọng Nước tham gia vào vai trò tái sinh thếgiới hữu cơ
( tham gia quá trình quang hợp) Trong quá trình trao đổi chất nước đóng vai tròtrung tâm, những phản ứng lý hóa học diễn ra với sự tham gia bắt buộc củanước, nước là dung môi của nhiều chất và đóng vai trò dẫn đường cho các muối
đi vào cơ thể
Trong khu dân cư, nước phục vụ cho mục đích sinh hoạt, nâng cao đờisống tinh thần cho dân
Đối với cây trồng nước là nhu cầu thiết yếu, đồng thời còn có vai trò điềutiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trongđất…
Nước có vai trò cực kỳ quan trọng, do đó bảo vệ nguồn nước là rất cầnthiết cho cuộc sống con người hôm nay và mai sau
Hình 2.1 Nước cần cho SX nông nhiệp Hình 2.2 Nước cần cho GTVT
Trang 11Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ônhiễm môi trường nước như : sự gia tăng dân số; mặt trái của quá trình côngnghiệp hoá; hiện đại hoá; cơ sở hạ tầng yếu kém; lạc hậu; nhận thức của ngườidân về vấn đề môi trường còn chưa cao… Đáng chú ý là sự bất cập trong hoạtđộng quản lý, bảo vệ môi trường Nhận thức của nhiều cấp chính quyền, cơ quanquản lý, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi trường nướcchưa sâu sắc và đầy đủ; chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường nước là loại ô nhiễmgây nguy hiểm trực tiếp, hàng ngày và khó khắc phục đối với đời sống conngười cũng như sự phát triển bền vững của đất nước Các quy định về quản lý vàbảo vệ môi trường nước còn thiếu (chẳng hạn như chưa có các quy định và quytrình kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý và bảo vệ nguồn nước) Cơ chế phâncông và phối hợp giữa các cơ quan, các ngành và địa phương chưa đồng bộ, cònchồng chéo, chưa quy định trách nhiệm rõ ràng Chưa có chiến lược, quy hoạchkhai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước theo lưu vực và các vùng lãnh thổ
Trang 12lớn Chưa có các quy định hợp lý trong việc đóng góp tài chính để quản lý vàbảo vệ môi trường nước, gây nên tình trạng thiếu hụt tài chính, thu không đủ chicho bảo vệ môi trường nước.
2.2.1 Ô nhiễm do hoạt động tự nhiên
Là sự ô nhiễm do mưa, tuyết tan, gió, bão, lũ lụt Nước mưa rơi xuốngđất, mái nhà, đường phố đô thị, khu công nghiệp…, kéo theo các chất thải bẩnxuống sông, hồ hoặc các sản phẩm của các hoạt động sống của sinh vật vi sinhvật kể cả xác chết của chúng Sự ô nhiễm này còn gọi là sự ô nhiễm không xácđịnh được nguồn gốc Nguyên nhân nguồn nước nhiễm bẩn là do thảm thực vậtphục hồi sau khi rừng tự nhiên bị chặt phá chưa đủ để giảm thiểu tác động củadòng chảy do nước mưa, dẫn đến đất bị xói mòn, rửa trôi làm tăng độ đục củasông chảy qua địa bàn dân cư ảnh hưởng đến công trình nước tự chảy cung cấpcho người dân
2.2.2 Ô nhiễm do hoạt động nhân tạo
Chủ yếu do nguồn nước thải từ các khu dân cư, khu công nghiệp, hoạtđộng giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón trong nôngnghiệp Nước thải là một tổ hợp phức tạp các thành phần vật chất có nguồn gốc
vô cơ hay hữu cơ tồn tại dưới dạng không hòa tan, keo và hòa tan Thành phầnnồng độ chất bẩn tùy thuộc vào từng loại nước thải Căn cứ vào nguồn gốc củanguồn nước thải mà người ta phân loại như sau:
2.2.2.1 Ô nhiễm nước do hoạt động công nghiệp.
Nước thải loại này không có đặc điểm chung mà phụ thuộc vào các quytrình công nghệ của từng loại sản phẩm Nước thải từ các cơ sở chế biến nôngsản, thực phẩm và thủy sản (đường, sữa, bột tôm cá, rượu, bia,…) có nhiều chấthữu cơ dễ bị phân hủy; nước thải của các xí nghiệp làm acquy có nồng độ axit
và chì cao,…
Trang 13Bảng 2.1 Đặc trưng nguồn thải của một số nhà máy[11]
Đặc trưng nguồn thảiNhà máy
Chứa nhiều protein, khi thải ra ngoiaf protein nhanh chóng bị
chịu
Nhà máy bia Có hàm lượng hữu cơ cao, thường có màu xám đen và khi thải ra
môi trường gây ô nhiễm nặng do tốc độ phân hủy hữu cơ nhanh.Sản xuất ắc
Nguyên nhân gây ô nhiễm là do các nhà máy thải các chất cặn bã ra sônglàm ô nhiễm nước mặt, nước ngầm và các vùng cửa sông, bờ biển Nhiều chấtthải công nghiệp có chứa các chất có màu, hầu hết là màu hữu cơ, làm giảm giátrị sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ Ngoài ra các chất thải côngnghiệp còn chứa nhiều hợp chất hoá học như muối sắt, mangan, clo tự do,hydro sulfur, phenol làm cho nước có vị không bình thường Các chấtamoniac, sulfur, cyanua, dầu làm nước có mùi lạ Thanh tảo làm nước có mùibùn, một số sinh vật đơn bào làm nước có mùi tanh của cá
2.2.2.2 Ô nhiễm nước do nước thải từ các khu dân cư
Bao gồm nước sau khi sử dụng từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn,trường học, cơ quan, khu vui chơi giải trí Đặc điểm của nước thải sinh hoạt làtrong đó có hàm lượng lớn các chất hữu cơ dễ phân hủy (hydrocacbon, protein,chất béo), các chất vô cơ dinh dưỡng (nitơ, photphat) Đồng thời trong nướcthải còn có nhiều vi khuẩn (bao gồm cả vi sinh vật gây bệnh), trứng giun sán…phân huỷ chất hữu cơ, cần thiết cho các quá trình chuyển hoá chất bẩn trongnước Trong nước thải đô thị còn có vi khuẩn gây bệnh phát triển, tổng số
Trang 14Hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt phụ thuộc vàođiều kiện sống, chất lượng bữa ăn, lượng nước sử dụng, hệ thống tiếp nhận nướcthải, đặc điểm nước thải của từng vùng dân cư chúng ta có thể tham khảo theo bảngsau:
Bảng 2.2 Thành phần nước thải sinh hoạt khu dân cư [2]
Ngày nay, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, nhu cầu
xả rác cũng không ngừng tăng, trong khi đó, ý thức vệ sinh công cộng của
bộ phận dân chưa thực sự tốt, cơ sở hạ tầng yếu kém, dịch vụ môi trường chưaphát triển nên ô nhiễm môi trường ở các khu dân cư đang là vấn đề đáng báođộng hiện nay
Trang 152.2.2.3 Ô nhiêm nước do các hoạt động nông nghiệp
Sự ô nhiễm nước do nitrat và phosphat từ phân bón hóa học cũng đáng longại Khi phân bón được sử dụng một cách hợp lý thì làm tăng năng suất câytrồng và chất lượng của sản phẩm cũng được cải thiện rõ rệt Nhưng các câytrồng chỉ sử dụng được khoảng 30 - 40% lượng phân bón, lượng dư thừa sẽ vàocác dòng nước mặt hoặc nước ngầm, sẽ gây hiện tượng phì nhiêu hoá sông hồ,gây yếm khí ở các lớp nước ở dưới
Sử dụng nông dược để trừ dịch hại, nhất là phun thuốc bằng máy baylàm ô nhiễm những vùng rộng lớn Các chất này thường tồn tại lâu dài trongmôitrường, gây hại cho nhiều sinh vật có ích, đến sức khỏe con người Một số dịchhại có hiện tượng quen thuốc, phải dùng nhiều hơn và đa dạng hơn các thuốc trừsâu
Ngoài ra các hợp chất hữu cơ khác cũng có nhiều tính độc hại Nhiều chấtthải độc hại có chứa các hợp chất hữu cơ như phenol, thải vào nước làm chết vikhuẩn, cá và các động vật khác, làm giảm O2 tăng hoạt động vi khuẩn yếm khí,tạo ra sản phẩm độc và có mùi khó chịu như CH4, NH3, H2S
2.2.2.4 Ô nhiễm do khai thác khoáng sản.
Trong những năm gần đây, hoạt động khai thác và chế biến khoáng sảnphát triển một cách ồ ạt, gây những tác động tiêu cực tới môi trường, đặc biệtgây ô nhiễm và suy thoái nguồn nước sản xuất nông nghiệp
Trong hoạt động khoáng sản, nước được sử dụng với khối lượng lớn chohầu hết công đoạn sản xuất Quá trình sản xuất, tháo khô mỏ, đổ thải, v.v , đãgây những tác động tiêu cực tới nguồn nước sản xuất nông nghiệp ở khu vựcxung quanh khai trường Sự phá vỡ cấu trúc của đất đá chứa quặng khi tiếnhành đào bới và khoan nổ sẽ thúc đẩy các quá trình hoà tan, rửa lũa các thànhphần chứa trong quặng và đất đá, quá trình tháo khô mỏ, đổ các chất thải vàonguồn nước, chất thải rắn, bụi thải không được quản lý, xử lý chặt chẽ, tham giavào thành phần nước mưa, nước chảy tràn cung cấp cho nguồn nước tự nhiên,
Trang 16là những tác động hoá học làm thay đổi tính chất vật lý và thành phần hoá họccủa nguồn nước xung quanh các khu mỏ
2.2.2.5 Ô nhiễm nước do các hoạt động giao thông vận tải
Hiện tượng khai thác mỏ dầu, vận chuyển ở biển và các chất thải bị nhiễmxăng dầu là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, ước tínhkhoảng 1 tỷ tấn dầu được chở bằng giao thông đường biển mỗi năm Một phầncủa khối lượng này, khoảng 0,1 - 0,3% được ném ra biển một cách tương đốihợp pháp: đó là sự rửa các tàu dầu bằng nước biển Các tai nạn đắm tàu chở dầu
là tương đối thường xuyên Ðã có 129 tai nạn tàu dầu từ 1973 - 1975, làm ônhiễm biển bởi 340.000 tấn dầu Ước tính có khoảng 3.6 triệu tấn dầu thô thải
ra biển hàng năm Một tấn dầu loang rộng 12 km2 trên mặt biển, do đó biểnluôn luôn có một lớp mỏng dầu trên mặt Sự thải dầu nhớt xe tàu, hoặc là do vô
ý làm rơi vãi xăng dầu Tốc độ thấm của xăng dầu lớn gấp 7 lần của nước, sẽlàm các lớp nước ngầm bị nhiễm Khoảng 1,6 triệu tấn hydrocarbon do các consông của các quốc gia kỹ nghệ hóa thải ra vùng bờ biển [16]
Hình 2.4 Dầu tràn ra biển trên cảng Đại Liên
Qua đó, chúng ta thấy được ý thức của con người vẫn là nguyên nhânchính dẫn đến sự ô nhiễm môi trường nước Tài nguyên không phải là vô tận,với sự khai thác một cánh bừa bãi, tràn lan, chạy theo lợi ích kinh tế thị trường
Trang 17không có những biện pháp xử lý thích hợp như hiên nay thì việc nguồn nước bị
ô nhiễm ngày một trầm trọng là điều tất yếu xảy ra Nếu con người không nhậnthức được tầm quan trọng của nguồn nước đối với cuộc sống thì trong mộttương lai không xa nguồn tài nguyên này sẽ cạn kiệt
2.3 Phân loại theo tác nhân gây ô nhiễm
2.3.1 Ô nhiễm bởi tác nhân sinh học
Sự ô nhiễm về mặt sinh học chủ yếu là do sự thải các chất hữu cơ có thểlên men được: sự thải sinh hoạt hoặc kỹ nghệ có chứa chất cặn bã sinh hoạt,phân tiêu, nước rửa của các nhà máy đường, giấy, lò sát sinh Thể hiện bằng sựnhiễm bẩn do vi khuẩn rất nặng, đặt thành vấn đề lớn cho vệ sinh công cộng chủyếu các nước đang phát triển Các bệnh cầu trùng, thương hàn, viêm ruột siêukhuẩn , viêm gan do siêu vi khuẩn tăng lên liên tục ở nhiều quốc gia chưa kể đếncác trận dịch tả
Ví dụ: - Nước thải từ lò sát sinh chứa một lượng lớn mầm bệnh, lò sátsinh La Villette, Paris thải ra 350 triệu mầm hiếu khí và 20 triệu mầm yếm khítrong 1cm3 nước thải, trong đó có nhiều loài gây bệnh [15]
- Nước thải từ các nhà máy chế biến thực phẩm, sản xuất đồ hộp, thuộc
da, lò mổ, đều có chứa protein Khi được thải ra dòng chảy, protein nhanh chóng
bị phân hủy cho ra acid amin, acid béo, acid thơm, H2S, nhiều chất chứa S và P,
có tính độc và mùi khó chịu
2.3.2 Ô nhiễm hóa học do chất vô cơ
Do thải vào nước các chất nitrat, phosphat dùng trong nông nghiệp và cácchất thải do luyện kim và các công nghệ khác như Zn, Cr, Ni, Cd, Mn, Cu, Hg lànhững chất độc cho thủy sinh vật
- Nhiễm độc chì (Pb) : Ðó là chì được sử dụng làm chất phụ gia trongxăng và các chất kim loại khác như đồng, kẽm, chrom, nickel, cadnium rất độcđối với sinh vật thủy sinh
- Nhiễm độc thủy ngân (Hg): dưới dạng hợp chất rất độc đối với sinh vật
và người Tai nạn ở vịnh Minamata ở Nhật Bản là một thí dụ đáng buồn, đã gây
Trang 18tử vong cho hàng trăm Ô nhiễm nước và hậu quả của nó người và gây nhiễmđộc nặng hàng ngàn người khác…
Hình 2.5 Rác thải trên sông
2.3.3 Ô nhiễm do chất hữu cơ tổng hợp
Ô nhiễm này chủ yếu do hydrocarbon, nông dược, chất tẩy rửa
Sự ô nhiễm bởi các hydrocarbon là do các hiện tượng khai thác mỏ dầu,vận chuyển ở biển và các chất thải bị nhiễm xăng dầu Các vực nước ở đất liềncũng bị nhiễm bẩn bởi hydrocarbon Sự thải của các nhà máy lọc dầu, hay sựthải dầu nhớt xe tàu, hoặc là do vô ý làm rơi vãi xăng dầu Tốc độ thấm củaxăng dầu lớn gấp 7 lần của nước, sẽ làm các lớp nước ngầm bị nhiễm
Các nông dược hiện đại đa số là các chất hữu cơ tổng hợp Nguyên nhângây ô nhiễm là do các nhà máy thải các chất cặn bã ra sông hoặc sử dụng cácnông dược trong nông nghiệp, làm ô nhiễm nước mặt, nước ngầm và các vùngcửa sông, bờ biển
Sử dụng nông dược mang lại nhiều hiệu quả trong nông nghiệp, nhưnghậu quả cho môi trường và sinh vật cũng rất đáng kể
Trang 19Hình 2.6 Thuốc BVTV dùng trong quá trình canh tác
2.3.4 Ô nhiễm bởi tác nhân vật lý
Các chất rắn không tan khi được thải vào nước làm tăng lượng chất lơlửng, tức làm tăng độ đục của nước Các chất này có thể là gốc vô cơ hay hữu cơ, cóthể được vi khuẩn ăn Sự phát triển của vi khuẩn và các vi sinh vật khác lại càng làmtăng độ đục của nước và làm giảm độ xuyên thấu của ánh sáng Nhiều chất thảicông nghiệp có chứa các chất có màu, hầu hết là màu hữu cơ, làm giảm giá trị sửdụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ Ngoài ra các chất thải công nghiệpcòn chứa nhiều hợp chất hoá học như muối sắt, mangan, clor tự do, hydro sulfur,phenol làm cho nước có vị không bình thường, có mùi lạ
Hình 2.7 Sự phát triển của vi khuẩn và tảo làm càng làm tăng độ đục của nước
Trang 202.4 Hậu quả ô nhiễm nước
2.4.1 Chất thải chứa hàm lượng dinh dưỡng cao
2.4.1.1 Vực nước chảy (sông, suối )
- Gây xáo trộn toàn bộ hệ sinh thái, chia dòng nước ra thành bốn vùngriêng biệt:
+ Vùng pha trộn giữa nước sông và nước thải
+ Vùng phân huỷ tích cực, ở đó nấm và vi khuẩn hoạt động mạnh, phân
+ Vùng phục hồi, tại đây diễn ra quá trình tự làm sạch, hàm lượng chất ônhiễm trong nước giảm xuống
+ Vùng nước sạch trở lại sau khi phục hồi
2.4.1.2 Vực nước đứng(ao, hồ, đầm lầy )
Thường bị lấp đầy nhanh chóng do sự phát triển của thực vật và các sinhvật khác Hiện tượng này gọi là phú dưỡng (eutrophisation), đây là sự gia tăng
độ phì nhiêu của nước bởi các nhân tố dinh dưỡng nhất là nitrat, phosphat làmsinh sôi nảy nở các phiêu sinh thực vật và sinh vật thuỷ sinh Quá trình này làm
sự trầm tích tăng nhanh, hồ hẹp lại dần và cạn đi
2.4.2 Chất thải độc hại
2.4.2.1 Ðộc tố của ô nhiễm hoá học chính
Việc sử dụng nông dược để trừ dịch hại, nhất là phun thuốc bằng máy baylàm ô nhiễm những vùng rộng lớn Các chất này thường tồn tại lâu dài trong môitrường, gây hại cho nhiều sinh vật có ích, đến sức khỏe con người Một số dịchhại có hiện tượng quen thuốc, phải dùng nhiều hơn và đa dạng hơn các thuốc trừsâu
Ngoài ra các hợp chất hữu cơ khác cũng có nhiều tính độc hại Nhiều chấtthải độc hại có chứa các hợp chất hữu cơ như phenol, thải vào nước làm chết vi
tạo ra sản phẩm độc
Trang 212.4.2.2 Nông dược
Muối đồng, các chromates rất độc cho tảo với nồng độ nhỏ ở mức ppm.Thuốc trừ cỏ rất độc với phiêu sinh thực vật Thuốc trừ cỏ gốc urê (Monuron,Diuron) cản ngăn sự tăng trưởng của Phytoflagellata ở nồng độ thấp ở mức ppb
Ðáng ngạc nhiên là thuốc sát trùng cũng độc đối với phiêu sinh thực vật.DDT và các thuốc trừ sâu khác ngăn cản quang hợp của phiêu sinh thực vật và
sự nẫy mầm của các tiếp hợp bào tử (zygospores) của tảo lục Chlorophyceae
Các thuốc sát trùng thường có độc tố cao đối với động vật có xương sốngmáu lạnh và các động vật không xương sống Thuốc sát trùng thường đôcü hơnthuốc diệt cỏ và thuốc trừ nấm trong lĩnh vực này
Các nông dược sử dụng để trừ muỗi và xịt trong ruộng lúa có nồng độ sửdụng cao hơn CL 50 nhiều lần
Nông dược còn làm xáo trộn sự tạo phôi và phát triển hậu phôi của độngvật có xương sống thủy sinh Lindane và Fenthion cản trở sự biến thái của nòngnọc ếch Thuốc trừ cỏ có vẻ vô hại như Aminotriazole ảnh hưởng lên tuyến sinhdục và làm bất thụ cá Parathion gây tổn thương noãn sào cá nước ngọt
Các thông số dùng để xác định ảnh hưởng một chất ô nhiễm đối với độngvật thuỷ sinh thường là CL 50, CL 100 (concentration létale, nồng độ gây chết),
CI 50 (concentration d'immobilisation, nồng độ gây bất động), TLm và TL 50(temps létal, thời gian gây chết) [16]
2.4.2.3 Các Hydrocarbons
Gây tổn thất cao cho các quần xã sinh vật Tai nạn đắm tàu dầu Canyon" và "Amoco-Cadiz" là những ví dụ đáng giá cho kiểu tai hoạ cho sinhvật biển bởi sản phẩm dầu Cá, tôm, cua, balanes chết hầu hết Chim biển lànhũng nạn nhân đầu tiên và dễ thấy của tai nạn dầu [11]
"Torrey-Sau khi bốc hơi, các phần dễ bốc hơi dầu tràn ở trên sẽ bị phân hủy sinh họcbởi vi khuẩn và nấm Sau đó, chúng sẽ đóng thành viên 0,1- 10cm và dạt vào bờ[11]
Trang 222.4.2.4 Thủy ngân (Hg)
Là chất ít có trong tự nhiên, nhưng ô nhiễm thủy ngân rất đáng sợ Thủyngân ít bị phân hủy sinh học nên có khuynh hướng tích tụ trong sinh vật thôngqua chuỗi và lưới thức ăn Rong biển có thể tích tụ lượng thủy ngân hơn 100 lầntrong nước; cá thu có thể chứa đến 120 ppm Hg/kg [16]
Bệnh Minamata (ở Nhật), do một xí nghiệp thải ra vịnh Minamata chấtCH3Hg là độc cho sinh vật và người Người và gia súc ăn cá và hải sản đánhbắt ở vùng này trở thành nạn nhân của ô nhiễn do công nghệ hiện đại Ðã cóhàng trăm người chết, và hàng ngàn người bị thương tật suốt đời [16]
Ở Việt Nam một báo cáo toàn cầu mới được Tổ chức Y tế thế giới(WHO) công bố cho thấy, mỗi năm Việt Nam có hơn 20.000 người tử vong dođiều kiện nước sạch và vệ sinh nghèo nàn và thấp kém Còn theo thống kê của
Bộ Y tế, hơn 80% các bệnh truyền nhiễm ở nước ta liên quan đến nguồn nước.Người dân ở cả nông thôn và thành thị đang phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh
do môi trường nước đang ngày một ô nhiễm trầm trọng [11]
2.5 Tình hình ô nhiễm nước trên thế giới và Việt Nam
2.5.1 Tình hình ô nhiễm nước trên thế giới
Trong thập niên 60, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với nhịp
độ đáng lo ngại Tốc độ ô nhiễm nước phản ánh một cách chân thực tốc độ pháttriển kinh tế của các quốc gia Xã hội càng phát triển thì càng xuất hiện nhiềunguy cơ
Từ các đại dương lớn trên thế giới, nơi chứa đựng hầu hết lượng nước trêntrái đất, nước luôn được lưu thông thường xuyên và sự ô nhiễm nếu xảy ra cũngrất chỉ mang tính chất nhỏ bé nhưng nay cũng đang hứng chịu sự ô nhiễm nặng
nề, tùy từng đại dương mà mức độ ô nhiễm lại khác nhau Nhiều vùng biển trênthế giới đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, đe dọa đến sự sống của các loài động vậtbiển mà chủ yếu là nguồn ô nhiễm từ đất liền và giao thông vận tải biển gây nên
Trang 23Hình 2.8 Bờ biển Barrow, Alaska trở thành một nơi chứa rác
Anh Quốc chẳng hạn: Ðầu thế kỷ 19, sông Tamise rất sạch Đến giữa thế
kỷ 20 nó trở thành ống cống lộ thiên Các sông khác cũng có tình trạng tương tựtrước khi người ta đưa ra các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt [9]
Ở Hoa Kỳ tình trạng thảm thương do ô nhiễm nước cũng xảy ra ở bờ phíađông, cũng như nhiều vùng khác Vùng Ðại Hồ bị ô nhiễm nặng, trong đó hồErie, Ontario ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng [9]
Ở ngay tại Trung Quốc, hàng năm lượng chất thải và nước thải công
qua xử lí vẫn được thải vào các sông Hậu quả là, hầu hết nước ở các sông, hồngày càng trở nên ô nhiễm Dựa trên việc đánh giá 140.000 km sông dọc đấtnước Trung Quốc trong năm 2006, chất lượng nước của 41,7% chiều dài sôngxếp ở loại 4 hoặc thậm chí thấp hơn và 21,8% dưới loại 5 [9]
2.5.2 Tình hình ô nhiễm nước ở Việt Nam
Nước ta hiện có nền công nghiệp chưa thực sự phát triển, mặc dù chịu ảnhhưởng bởi xu thế đô thị hóa mạnh mẽ nhưng các khu công nghiệp và các đô thịvẫn chưa nhiều, tuy vậy tình trạng ô nhiễm nước đã xảy ra ở rất nhiều nơi, trên
Trang 24biển, ở các sông suối, trong cả tầng nước ngầm và với các mức độ nghiêm trọngkhác nhau.
Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, con người vô tình làm ô nhiễmnguồn nước bằng các hoá chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp Các đơn vị
cá nhân sử dụng nước dưới hình thức khoan giếng, sau khi ngưng không sửdụng không bịt kín các lỗ khoan lại làm cho nước bẩn chảy lẫn vào làm ô nhiễmnguồn nước ngầm Các nhà máy xí nghiệp xả khói bụi công nghiệp vào khôngkhí làm ô nhiễm không khí, khi trời mưa các chất ô nhiễm này sẽ lẫn vào trongnước mưa cũng góp phần làm ô nhiễm nguồn nước Mặc dù các cấp, các ngành
đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môitrường, nhưng tình trạng ô nhiễm nước vẫn đang là vấn đề đáng lo ngại ở ViệtNam hiện nay
2.5.2.1 Ở khu vực thành thị
Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân sốgây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ Môitrường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễmbởi nước thải, khí thải và chất thải rắn ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sảnxuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình vàthiết bị xử lý chất thải
Ví dụ: - Tại cụm công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh,nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp với tổng lượng nước thải
- Ở thành phố Thái Nguyên, nước thải công nghiệp thải ra chủ yếu từ các
cơ sở sản xuất giấy, luyện gang thép, luyện kim màu, khai thác than Tổng lượngnước thải khu vực thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lưu lượng sôngCầu[16]
Trang 25- Khảo sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, giấy, dệt
xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường trong khu vực[11]
Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh Ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt không có
hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh,mương) Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớncác bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải; một lượng rácthải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được… là những nguồn quantrọng gây ra ô nhiễm nước Hiện nay, mức độ ô nhiễm trong các kênh, sông, hồ
ở các thành phố lớn là rất nặng
Ở thành phố Hà Nội, tổng lượng nước thải của thành phố lên tới 300.000
chiếm 25% lượng nước thải bệnh viện; 36/400 cơ sở sản xuất có xử lý nước thải;lượng rác thải sinh hoại chưa được thu gom khoảng 1.200m3/ngày đang xả vàocác khu đất ven các hồ, kênh, mương trong nội thành; chỉ số BOD, oxy hoà tan,
cho phép Ở thành phố Hồ Chí Minh thì lượng rác thải lên tới gần 4.000tấn/ngày; chỉ có 24/142 cơ sở y tế lớn là có xử lý nước thải; khoảng 3.000 cơ sởsản xuất gây ô nhiễm thuộc diện phải di dời Ngoài ra, các đô thị khác như HảiPhòng, Huế, Đà Nẵng, Nam Định, Hải Dương… nước thải sinh hoạt cũng khôngđược xử lý độ ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiểuchuẩn cho phép (TCCP), các thông số chất lơ lửng (SS), BOD; COD; Ô xy hoàtan (DO) đều vượt từ 5-10 lần, thậm chí 20 lần TCCP [12]
2.5.2.2 Ở khu vực nông thôn
Trang 26Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật,các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môitrường nước và sức khoẻ nhân dân Theo thống kê của Bộ Thuỷ sản, tổng diệntích mặt nước sử dụng cho nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2001 của cả nước
là 751.999 ha Do nuôi trồng thuỷ sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theoquy trình kỹ thuật nên đã gây nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước.Cùng với việc sử dụng nhiều và không đúng cách các loại hoá chất trong nuôitrồng thuỷ sản, thì các thức ăn dư lắng xuống đáy ao, hồ, lòng sông làm cho môitrường nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển một số loài sinh vật gâybệnh và xuất hiện một số tảo độc; thậm chí đã có dấu hiệu xuất hiện thuỷ triều
đỏ ở một số vùng ven biển Việt Nam
Vấn đề môi trường đặc biệt là nguồn nước ở thế giới nói chung cũngnhư ở Việt Nam nói riêng đang ở mức đáng báo động.Đang cần kêu goi các
tổ chức cá nhân chung tay góp sức cần có những biện pháp giảm thiểu hạnchế……
Trang 27Phần III ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Nước mặt, nước ngầm lục địa
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
- Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Tuyên Quang
- Xác định và ước tính các nguồn thải chính trên địa bàn tỉnh TuyênQuang
(khu công nghiệp, nhà máy, bệnh viện, trường học…)
- Đánh giá hiện trạng môi trường nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập các số liệu, tài liệu, văn bản pháp luật có liên quan đến môitrường nước
- Thu thập các số liệu thứ cấp tại chi cục BVMT tỉnh Tuyên Quang, sởTNMT tỉnh Tuyên Quang
- Thu thập thông tin có liên quan đến đề tài qau thực địa, sách báo
3.3.2 Phương pháp xử lí số liệu
- Số liệu thu thập được thống kê và xử lí bằng phần mềm excel
Trang 28Phần IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lí
Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc có 7 đơn vị hành chính cấp huyện,
sau:
- Phía Bắc và Tây Bắc là tỉnh Hà Giang
- Phía Đông là tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên
- Phía Nam là tỉnh Phú Thọ
- Phía Đông Nam là tỉnh Vĩnh Phúc
- Phía Tây giáp tỉnh Yên Bái
4.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Địa hình của Tuyên Quang khá phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao
và sông suối, đặc biệt ở phía Bắc tỉnh Ở Phía Nam tỉnh, địa hình thấp dần, ít bịchia cắt hơn, có nhiều đồi núi và thung lũng chạy dọc theo các sông
Sự chênh lệch độ cao địa hình giữa các vùng trong tỉnh khá lớn: nơi cao nhất
là đỉnh Chạm Chu (huyện Hàm Yên) với độ cao tuyệt đối là 1.580 m, nơi thấp nhất
là phía Nam huyện Sơn Dương với độ cao chỉ từ 23 - 24 m so với mực nước biển[7]
Với đặc trưng chủ yếu là đồi núi dốc có ảnh hưởng rất lớn đến việc đầu tưphát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (như điện,nước, đường giao thông) và phân bố dân cư Ngoài ra địa hình đồi núi dốc cònlàm gia tăng quá trình xói mòn đất, làm đất trồng bạc màu nhanh chóng, gâynhiều khó khăn cho sản xuất nông - lâm nghiệp
Trang 294.1.1.3 Đặc điểm khí hậu
Do vừa mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính khí hậuvùng núi cao có địa hình chia cắt mạnh nên ở khắp nơi trong tỉnh đều có thể thấy
sự thay phiên nhau tác động của các khối không khí
Khí hậu Tuyên Quang được chi thành 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông;trong đó mùa Đông khô, lạnh và mùa Hạ nóng, ẩm, mưa nhiều
Sự kết hợp giữa hoàn lưu với địa hình là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sựphân hóa của khí hậu Tuyên Quang, có thể đề cập đến một số yếu tố khí hậuchính của Tuyên Quang như sau:
a Chế độ gió
Về hướng gió: do ảnh hưởng của gió mùa cùng với địa hình bị phân cắtmạnh nên tần suất hướng gió ở các nơi trong tỉnh rất khác nhau Vào mùa Đông,hướng gió thịnh hành là gió Đông Bắc hay Bắc; vào mùa Hạ tần suất xuất hiệngió Đông Bắc giảm và chuyển dần sang gió Đông Nam hoặc Nam
Về tốc độ gió: tần suất lặng gió rất nhỏ; khả năng xảy ra tốc độ gió lớncao, nhất là ở các vùng núi cao như Na Hang, Chiêm Hoá, Hàm Yên Tốc độ giótrung bình toàn tỉnh là khoảng 0,54 m/s
b Nhiệt độ
độ bình quân tháng thấp nhất là tháng I, cao nhất là các tháng VI, VII, VIII Nhiệt
độ không khí phân bố ở các nơi trong tỉnh khá giống nhau
Do có sự chi phối giữa gió mùa và địa hình nên mùa đông ở vùng thấp chỉtương đối rét, mùa hạ tương đối nóng; ở vùng cao, mùa đông rét buốt, mùa hạmát mẻ
Trang 30c Chế độ mưa
Lượng mưa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang rất phong phú nhưng phân bố
và biến động không đều theo không gian và thời gian, phù hợp với điều kiện địahình địa phương và hoàn lưu gió mùa ở Bắc Việt Nam
Do lượng mưa phong phú, kết hợp với các yếu tố địa lý cảnh quan khácnên Tuyên Quang có nguồn nước khá dồi dào Đây là một thuận lợi cơ bản cho
sự phát triển các ngành kinh tế của tỉnh Tuy nhiên, một đặc điểm đáng chú ýtrong chế độ mưa là sự biến động của lượng mưa theo không gian và thời gian ởmột số nơi trong tỉnh khá lớn; mưa lớn thường gây ra lụt lội, lũ quét, gây khókhăn và thiệt hại đáng kể đối với các ngành sản xuất, nhất là ngành nông- lâmnghiệp
Hình 4.1 Biểu đồ biến động nhiệt độ và lượng mưa trung bình tại tỉnh
Tuyên Quang giai đoạn 2008 - 2011 [4]
Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy được nhiệt độ trung bình trên địa bàn
Trang 31nhỏ; không đáng kể Còn lượng mưa, trong vòng 4 năm từ 2008 - 2011 lượngmưa trung bình năm 2008 đạt mức cao nhất 57,4 mm; năm 2011 thấp nhất đạt39,6 mm; tuy nhiên chênh lệch giữa các năm từ 2009 - 2011 là không nhiều từ39,6 - 43mm.
d Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang biến động rõ rệt theokhông gian và thời gian
Độ ẩm không khí trung bình năm toàn tỉnh biến động từ 82 84 % Trong
đó ở vùng núi cao và vùng phía Bắc, độ ẩm trung bình hàng năm thay đổi 83
85 %; ở vùng thấp và vùng phía Nam, độ ẩm trung bình hàng năm thay đổi 81
ép về dân số, tập quán canh tác và ý thức con người nên nhiều nơi tình trạngxói mòn, rửa trôi và suy thoái chất lượng đất vẫn xảy ra
b.Tài nguyên nước
Lượng mưa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang rất phong phú nhưng phân bố
và biến động không đều theo không gian và thời gian Mùa mưa bắt đầu từ tháng
V đến tháng X, mùa khô từ tháng XI đến tháng IV năm sau
Trang 32Lượng mưa trung bình nhiều năm tại Tuyên Quang biến động từ 1.294 1.684 mm, trung bình 1.489 mm Số ngày có mưa trong năm trung bình 150 ngày[4]
Mạng lưới sông ngòi tỉnh Tuyên Quang phân bố khá đồng đều giữa cácvùng, gồm sông Lô, sông Gâm, sông Phó Đáy và trên 500 sông suối nhỏ khác.Tổng lượng nước mặt hàng năm trên diện tích lưu vực 3 sông chính và các ao hồtrên địa bàn Tuyên Quang ước tính khoảng 10 tỷ mét khối [4]
Tuyên Quang là tỉnh có nguồn tài nguyên nước mặt phong phú, đủ khảnăng cung cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của địa phương Mạng lướisông ngòi của tỉnh rất dày, có tiềm năng lớn về thuỷ điện Tuy nhiên do độ dốcdòng chảy lớn, lòng sông hẹp nên vào mùa mưa, sông suối ở Tuyên Quang haygây lũ lụt cho các vùng thấp
Các tầng chứa nước lỗ hổng ở Tuyên Quang có phạm vi phân bố rất hẹp.Chúng thường phân bố dọc theo sông Lô, sông Gâm và sông Phó Đáy, trên cácthềm sông, bãi bồi, dài 500 1.000 m, rộng khoảng 500 m
Ngoài nguồn nước dưới đất nhạt, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã pháthiện được 5 nguồn nước khoáng: nước khoáng Mỹ Lâm, Bình Ca, Bản Rừng,Làng Yểng và Pắc Ban Năm nguồn nước khoáng này chứa nhiều loại muốikhoáng có giá trị đối với sức khoẻ con người, có khả năng khai thác sử dụng đểchữa bệnh và đóng chai
c Tài nguyên khoáng sản
- Thiếc: Ðã phát hiện được 9 điểm có quặng thiếc ở huyện Sơn Dương vớitrữ lượng khoảng 28.830 tấn
- Ba rít: Ðã phát hiện được 24 điểm có ba rít thuộc các huyện Sơn Dương,Yên Sơn và Chiêm Hoá có trữ lượng trên 2 triệu tấn
Trang 33- Măng gan: Tập trung chủ yếu ở các huyện Chiêm Hoá và một điểm ở huyện
Na Hang Hiện có 2 điểm ở huyện Chiêm Hoá đã thăm dò với trữ lượng khoảng 3,2triệu tấn
- Ăngtymoan: Ðã phát hiện 15 điểm có ăngtymoan ở các huyện Chiêm Hoá, Na Hang và Yên Sơn Thăm dò 4 điểm tại Chiêm Hoá có trữ lượng 1,2 triệutấn
đá vôi Tràng Ðà với trữ lượng khoảng trên 1 tỷ tấn có hàm lượng cao (49 - 54
%) đủ tiêu chuẩn sản xuất xi măng mác cao và mỏ đá trắng Bạch Mã ở huyện
lát tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
- Ðất sét: Ðất sét được thấy ở nhiều nơi thuộc thị xã Tuyên Quang, trong
đó đáng chú ý nhất mỏ sét Tràng Ðà được dùng để sản xuất xi măng
Ngoài các loại khoáng sản trên, Tuyên Quang còn nhiều khoáng sản nhưvonfram, kẽm, pirit, cao lanh, sét chịu lửa, nước khoáng, vàng, cát, sỏi đangđược khai thác với các quy mô khác nhau
d.Tài nguyên sinh vật
Tuyên Quang là tỉnh có hệ động thực vật rất phong phú và đa dạng Đây
là một kho tàng về gien quý hiếm
Về thực vật : hệ thực vật Tuyên Quang có 4 ngành là Thông đất, Dương xỉ,Ngành thông, Mộc lan với tổng số 1.260 loài thuộc 159 họ, 616 chi
Về động vật: Tuyên Quang có 4 lớp động vật có xương sống là thú, chim,
bò sát và ếch nhái với 274 loài thuộc 79 họ, 28 bộ
Trang 34 Nhận xét các yếu tố của điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến tài nguyên nước
Lợi thế
Tuyên Quang nằm khoảng giữa miền núi cao với vùng trung du nên so với cáctỉnh lân cận về phía Bắc như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang thì độ dốc tương đốinhỏ hơn Địa hình đồi núi thấp có nhiều loại hình thuỷ tự nhiên và có thể đắp ngăncác đồi nhỏ tạo thành hồ chứa nước nhân tạo phục vụ dân sinh, sản xuất nông nghiệp
và phát triển nuôi trồng thuỷ sản
Tuyên Quang có lượng mưa vào loại trung bình của miền Bắc Việt Nam(khoảng 1550 ÷ 1800 mm) nhưng do chất lượng thảm phủ còn tốt (tỷ lệ chephủ rừng trên 62%) nên tiềm năng về nguồn nước còn tương đối dồi dào [4]
phân bố tương đối đồng đều giữa các vùng với 3 sông chính chảy qua: sông
Lô, sông Gâm và sông Phó Đáy là nguồn cung cấp nước phục vụ cho sảnxuất và sinh hoạt đồng thời có tiềm năng lớn về phát triển thuỷ điện
Tài nguyên nước dưới đất dồi dào, chất lượng nước tốt, đáp ứng tiêu chuẩnlàm nguồn cấp nước cho ăn uống và sinh hoạt Có nguồn nước khoáng nóng,lạnh phong phú như: Mỹ Lâm, Bình Ca…với những loại vi lượng quan trọngtrong y học và bảo vệ sức khoẻ, có tác dụng chữa bệnh rất tốt
Hạn chế, khó khăn
Là tỉnh miền núi địa hình phức tạp, đất đai bị chia cắt, địa hình vùng núi caokhông có khả năng trữ nước Ở một số nơi vùng núi đá vôi như: Na Hang, BắcChiêm Hoá, Sơn Dương có hiện tượng karst, cần thận trọng khi xây dựng các côngtrình cấp nước tránh hiện tượng thấm mất nước Địa hình thung lũng phân bố dọctheo các con sông, tạo thành các bãi bồi thuận lợi cho việc trồng cây nông nghiệp vàhoa màu, tuy nhiên kiểu địa hình này thường bị ngập nước vào mùa mưa lũ
Trang 35Địa hình chia cắt phức tạp và những yếu tố bất lợi của thiên nhiên như lũlụt gây khó khăn, tốn kém trong xây dựng các công trình thuỷ lợi.
Nguồn nước phân bố không đồng đều về không gian và thời gian, về mùakiệt nguồn nước hạn chế gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt, mùa mưa vàotháng có lượng mưa lớn với địa hình dốc thường gây nên hiện tượng lũ quét gâythiệt hại cho hoa màu và tài sản của nhân dân
Hạn chế lớn nhất là lượng nước mặt mùa khô ít, tuy mức độ không đếnmức trầm trọng nhưng cũng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống Những thángđầu mùa mưa chất lượng nước mặt, nước ngầm tầng nông không ổn định, độ đụclớn, có nhiều chất hữu cơ do quá trình rửa trôi các chất trên bề mặt
Giao thông thuỷ tương đối thuận lợi song do độ dốc sông lớn, lòng sông hẹp,nhiều thác ghềnh nên cũng thường gây nguy hiểm bất ngờ cho thuyền bè và gây lũlụt ở nhiều vùng thấp Điển hình như vùng thấp ven sông Lô từ thị xã Tuyên Quangtới huyện Sơn Dương hầu như năm nào cũng có nơi ngập lũ sâu tới 1÷2 m
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế
Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế có những chuyển biến tích cực, ngàycàng tăng, đáp ứng được những mục tiêu kinh tế xã hội đề ra Giá trị sản lượngcủa mỗi ngành mỗi năm tăng lên Nhìn chung, tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao vàkhá ổn định tuy nhiên trong thời gian tới cần khai thác tối đa những lợi thế vàotrong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và đặc biệt là hoạt độngthương mại dịch vụ
4.1.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch quan trọng,theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với sản xuất công nghiệp chế biến và nhu cầuthị trường, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của đất nước trong thời kỳcông nghiệp hoá, hiện đại hoá Tỷ trọng khối dịch vụ, công nghiệp và xây dựng
Trang 36cũng bắt đầu tăng đánh dấu một giai đoạn mới, công nghiệp hoá gắn liền vớihiện đại hoá.
Hình4.2 Biểu đồ cơ cấu kinh tế tỉnh Tuyên Quang năm 2011[1]
* Nông nhiệp
- Về trồng trọt: Tập trung chủ yếu vào cây lúa, ngô, khoai lang, sắn và một
số cây rau màu khác
- Về chăn nuôi: số lượng gia súc, gia cầm tương đối lớn, đáp ứng nhu
cầu nhân dân Công tác phòng dịch bệnh, tiêm phòng được thường xuyên chođàn gia súc, gia cầm, ngăn chặn việc lây lan của các dịch bệnh như cúm gia cầm,long móng lở mồm ở gia súc…
- Về lâm nghiệp: Trong những năm qua các dự án chăm sóc, bảo vệ khoanh
nuôi tái sinh và trồng mới rừng được thị xã thực hiện có hiệu quả Diện tích rừngđược bảo vệ là 1.239,68 ha Trồng mới 10 ha rừng tập trung, khai thác và trồngrừng sau khai thác được 30 ha [5]
- Về nuôi trồng thuỷ sản: Nuôi trồng thuỷ sản với diện tích nuôi thả cá đạt
56 ha, chủ yếu là nuôi trồng cá nước ngọt trong các ao hồ trong các hộ gia đình,trên hệ thống một số sông với hình thức thả lồng, sản phẩm thu được đã phầnnào đáp ứng được nhu cầu của thị trường
Trang 37* Công nghiệp
Công nghiệp hiện naycó bước phát triển khá mạnh, một số sản phẩm chủyếu như xi măng, bột kèm, đường kính Một số doanh nghiệp đã chủ động mởrộng các hình thức liên doanh, mạnh dạn đầu tư thực hiện các dự án sản xuất,kinh doanh có hiệu quả
* Dịch vụ
Thị trường đã có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều thành phần kinh tế.Doanh nghiệp Nhà nước vẫn được củng cố và giữ vai trò chủ đạo trong việc ổnđịnh thị trường Các hoạt động dịch vụ tăng nhanh, nhất là dịch vụ vận tải ô tô,nhà hàng, khách sạn, kinh doanh thương mại
4.1.2.3 Dân cư và lao động
a Dân cư
Theo số liệu thống kế năm 2011 dân số trung bình toàn tỉnh là 7.328.545
b Thuỷ lợi
Những năm gần đây đã quan tâm đầu tư nhiều vào thực hiện chương trìnhkiên cố hoá, xây dựng hoàn chỉnh và nâng cao năng lực phục vụ của hệ thống
Trang 38các công trình thuỷ lợi trên địa bàn, đặc biệt là các vùng chuyên canh trồng rau,hoa…
c Giáo dục - đào tạo
Công tác giáo dục trong những năm qua đã có những bước phát triển đáng
kể, hệ thống trường lớp được quan tâm xây dựng, đến nay các phòng học củacác bậc cơ bản được kiên cố hoá khang trang sạch đẹp theo hướng chuẩn quốcgia Đang triển khai xây dựng 9 trường, đến nay toàn thị xã đã có 15 trường đạtchuẩn quốc gia
d Y tế
Công tác chăm sóc sức khoẻ của nhân dân được quan tâm phát triển, chấtlượng chuyên môn của đội ngũ y bác sỹ được nâng cao, thực hiện đầy đủ cácchương trình y tế quốc gia
e Quốc phòng, an ninh
Công tác an ninh trong những năm qua luôn được giữ vững, lực lượng công
an làm tốt vai trò nòng cột, xung kích trong công tác bảo vệ an ninh chính trị vàtrật tự an toàn xã hội Công an xã, bảo vệ dân phố, bảo vệ cơ quan, đơn vị,doanh nghiệp được kiện toàn, kịp thời giải quyết các vụ việc xảy ra tại cơ sở
4.2 Xác định và ước tính các nguồn phát sinh nước thải chính trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
4.2.1 Các nguồn thải chính
Trong thời gian qua, cùng với quá trình phát triển đô thị, các khu dân cưtập trung, các khu,cụm công nghiệp đã làm tăng nhu cầu cấp nước cho cácngành nghề, đồng thời cũng làm tăng lượng nước thải Các nguồn thải chủ yếu
là nước thải sinh hoạt, tuyển quặng, sản xuất công nghiệp, chăn nuôi và nướcthải bệnh viện… Ngoài ra, còn có nước thải nông nghiệp, tuy chưa được giámsát nhưng cũng có nguy cơ gây ô nhiễm khi cuốn trôi các hóa chất, thuốc trừ
Trang 39sâu, thuốc bảo vệ thực vật vốn khó phân hủy và rất độc hại đối với hệ sinh tháinước cũng như nước cấp cho hộ dùng nước.
Bảng 4.1 Kết quả tính toán số lượng chất thải tỉnh Tuyên Quang năm 2011 [8]
Theo kết quả bảng 4.1, nguồn thải chính thải ra môi trường trên địa bàn
khá lớn 95% tổng lượng nước thải trên toàn tỉnh
Sau đó là nước thải công nghiệp chiếm gần 4% lượng nước thải Theo sốliệu thống kê năm 2011 của Sở Tài Nguyên Môi trường tỉnh Tuyên Quang chothấy có 5 điểm xả nước thải công nghiệp lớn vào sông Lô và sông Phó Đáy với
- 2 điểm xả nước thải vào sông Lô và sông Phó Đáy ở Sơn Dương với lưu
Trang 404.2.2 Đặc tính các nguồn thải
4.2.2.1 Nước thải công nghiệp
Tuyên Quang là một tỉnh giàu nguồn tài nguyên khoáng sản nên mộttrong những thế mạnh của Tuyên Quang là khai thác và chế biến quặng Tuynhiên bên cạnh những lợi ích to lớn về kinh tế là những tác động tiêu cực đếnmôi trường xung quanh đặc biệt là môi trường nước Nguồn nước bị ô nhiễm từnước thải, rác thải của những khu khai thác quặng, do tiếp nhận nước thải từ cácnhà máy chế biến quặng đặc biệt nguy hiểm đối với những hộ dùng nước từnguồn nước mặt tiếp nhận những loại nước thải này do chúng có chứa nhữnghóa chất nguy hại như As, Hg, Fe,… với hàm lượng cao
Bên cạnh tiềm năng về khai thác và chế biến quặng thiếc, ngành côngnghiệp Tuyên Quang còn có một số cơ sở sản xuất khác như công ty xi măng, 2nhà máy đường, một số xí nghiệp giấy