1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG môi TRƯỜNG nước mặt tại SÔNG cầu đoạn CHẢY QUA địa bàn HUYỆN sóc sơn

15 494 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 49,66 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘIKHOA MÔI TRƯỜNG ĐỂ CƯƠNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT TẠI SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA ĐỊA BÀN

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỂ CƯƠNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI

TRƯỜNG NƯỚC MẶT TẠI SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA

ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN

Họ và tên sinh viên : NGUYỄN BÌNH ƠN

Giảng viên hướng dẫn : Ths.Phạm Phương Thảo

Cơ quan công tác : Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường HN Giảng viên hướng dẫn : Ths.Nguyễn Thị Thanh Thảo

Cơ quan công tác : Viện Công nghệ môi trường, viện

Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

HÀ NỘI, NGÀY 09 THÁNG 03 NĂM 2016

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỂ CƯƠNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI

TRƯỜNG NƯỚC MẶT TẠI SÔNG CẦU ĐOẠN CHẢY QUA

ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN

Giáo viên hướng dẫn 1 Sinh viên thực hiện

Ths Phạm Phương Thảo Nguyễn Bình Ơn

Giáo viên hướng dẫn 2

Ths.Nguyễn Thị Thanh Thảo

Trang 3

HÀ NỘI, NGÀY 09 THÁNG 03 NĂM 2016

Trang 4

MỤC LỤC

1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2

4 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2

4.1 Điều kiện tự nhiên 2

4.1.1 Vị trí địa lý 2

4.1.2 Địa hình, địa chất 3

4.1.3 Khí hậu 3

4.1.4 Thuỷ văn 4

4.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 4

4.2.1 Dân số và lao động 4

4.2.2 Tăng trưởng kinh tế 5

4.2.3 Tình hình sử dụng đất 5

4.2.4 Hệ thống y tế – Giáo dục 5

4.2.5 Giao thông - thuỷ lợi 6

5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7

6.1 Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu 7

6.2 Phương pháp thực nghiệm 7

6.3 Phương pháp xử lí số liệu 8

7 DỰ KIẾN KẾT QUẢ VÀ SẢN PHẨM 8

8.KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO 10

Trang 6

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của sự sống trên trái đất Đặc điểm của tài nguyên nước là được tái tạo theo quy luật thời gian và không gian Nhưng ngoài quy luật tự nhiên, hoạt động của con người đã tác động không nhỏ đến vòng tuần hoàn của nước Nước ta có nguồn tài nguyên nước khá phong phú nhưng khoảng 2/3 lại bắt nguồn từ ngoài lãnh thổ quốc gia, mùa khô lại kéo dài 6 - 7 tháng làm cho nhiều vùng thiếu nước trầm trọng

Hiện nay, cùng với sự phát triển đất nước theo hướng CNH - HĐH, quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ, môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng đang bị tác động rất lớn Chất lượng nước các con sông đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, đồng thời khả năng tiếp nhận chất thải của chúng cũng bị mất dần như sông Nhuệ, sông Tô Lịch, sông Đồng Nai, sông Sài Gòn,… vùng thượng lưu cũng như hạ lưu các con sông

đã chịu tác động mạnh mẽ từ các hoạt động sinh hoạt, y tế, hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và công nghiệp… từ các tỉnh trong lưu vực sông.

Sông Cầu là dòng lớn của hệ thống sông Thái Bình, bắt nguồn từ vùng núi cao tỉnh Bắc Kạn Dòng chính sông cầu dài 288 km, chảy qua các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nội rồi đổ vào sông Thái Bình tại Phả Lại - Hải Dương, lưu vực sông Cầu có diện tích khoảng 6030 km 2 Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, gia tăng dân số, khai thác khoáng sản cùng với các khu công nghiệp chế biến mọc lên theo từng ngày, sự canh tác nông nghiệp thâm canh ở 2 bên khu vực sông đã làm cho chất lượng nước sông Cầu bị suy giảm rõ rệt trong những năm qua.

Đoạn trung lưu, từ ngã ba sông Đu gặp sông Cầu đến Phù Lôi (Sóc Sơn), đây là khu vực có mức độ phát triển kinh tế tương đối cao Đoạn sông này phải tiếp nhận một lượng lớn nước thải (khoảng 300 triệu m 3 /năm) từ các hoạt động sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ chất lượng nước của đoạn này đã suy giảm một cách nghiêm trọng Hầu hết các chỉ tiêu chất lượng nước đều không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo TCVN 08:2008/BTNMT

Đề tài thực hiện còn đóng góp ý nghĩa thực tiễn lớn đối với địa bàn nghiên cứu Giúp nhìn nhận được áp lực tác động lên chất lượng nước một cách thấu đáo, nắm bắt được thực trạng về chất lượng môi trường nước qua thời gian và không gian, đưa ra một vài giải pháp có ý nghĩa thực tiễn.

Xuất phát từ tình hình thực tế trên, đề tài “Đánh giá chất lượng nước sông Cầu,

đoạn chảy qua huyện Sóc Sơn , thành phố Hà Nội” đã được thực hiện.

1

Trang 7

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Đánh giá chất lượng nước sông Cầu đoạn chảy qua huyện Sóc Sơn, thành phố

Hà Nội từ đó luận giải nguyên nhân gây ô nhiễm và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước sông Cầu cho khu vực này.

3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan đến sử dụng nước tại sông Cầu trên địa bàn huyện Sóc Sơn - Hà Nội

- Quan trắc tại hiện trường: lấy mẫu tại 3 vị trí, theo 2 đợt

+ Lấy mẫu tuân thủ theo TCVN 6663-6: 2008 – Chất lượng nước – Lấy mẫu.

+ Bảo quản và xử lí mẫu theo TCVN 6663-3:2008.

+Thông số đo nhanh: pH, nhiệt độ, độ đục, DO.

- Phân tích 10 thông số trong phòng thí nghiệm: BOD 5 , COD, NH 4+,NO 2- ,

NO 3- và PO 43,Fe,Pb, TSS, Coliform.

- Đánh giá chất lượng môi trường nước theo QCVN 08:2015/ BTNMT, theo chỉ số WQI, vẽ bản đồ phân vùng ô nhiễm.

- Luận giải nguyên nhân gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước sông Cầu đoạn chảy qua huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

- Đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện môi trường nước sông Cầu đoạn chảy qua huyện Sóc Sơn, Hà Nội.

4 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

4.1 Điều kiện tự nhiên

4.1.1 Vị trí địa lý

Sóc Sơn là huyện ngoại thành Thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô

Hà Nội 40 km về phía Bắc, có tổng diện tích tự nhiên 30.651,34 ha, bao gồm 26 đơn vị hành chính: 25 xã và 01 thị trấn

Có vị trí địa lý:

- Phía Bắc giáp huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên;

2

Trang 8

- Phía Nam giáp huyện Đông Anh;

- Phía Đông giáp huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh;

- Phía Tây giáp huyện Mê Linh

Huyện có vị trí cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội: cửa ngõ phía Bắc theo Quốc lộ

3, cửa ngõ phía Tây theo Quốc lộ 2, cửa ngõ phía Đông theo Quốc lộ 18 Đây là địa bàn có vị trí thuận lợi với hệ thống giao thông đối ngoại khá phát triển, đặc biệt là cảng hàng không quốc tế Nội Bài, các trục quốc lộ Hà Nội - Thái Nguyên, Bắc Ninh - Hà Nội - Việt Trì

4.1.2 Địa hình, địa chất

Sóc Sơn là vùng bán sơn địa với 3 loại địa hình chính: vùng đồi gò, vùng giữa và vùng đồng bằng ven sông

Vùng đồi gò của Sóc Sơn là hệ thống núi thấp và đồi gò, là một phần kéo dài về phía Đông của dãy núi Tam Đảo, có độ cao trung bình 200 - 300 m so với mặt nước biển Đỉnh núi cao nhất là núi Hàm Lợn với đỉnh 485 m, núi Cánh Tay với đỉnh 332 m, núi Đền Sóc với đỉnh 308 m,… điểm thấp nhất của vùng này là

20 m

Vùng giữa nằm trên địa bàn 9 xã Tân Minh, Quang Tiến, Tân Dân, Hiền Ninh, Phù Ninh, Trung Giã, Mai Đình, Tiên Dược và thị trấn Sóc Sơn với diện tích khoảng 9.300 ha Địa hình chủ yếu là ruộng bậc thang, độ cao trung bình từ

20 - 40 m

Vùng đồng bằng ven sông: nằm trên địa bàn 12 xã là Thanh Xuân, Phủ Lỗ, Việt Long, Kim Lũ, Xuân Giang, Phú Minh, Phú Cường, Đông Xuân, Đức Hòa, Tân Hưng, Xuân Thu và Bắc Phú Địa hình của vùng khá bằng phẳng, độ cao trung bình từ 10 - 20 m, trong đó có khoảng 1.000 ha đất thường xuyên bị ngập úng

4.1.3 Khí hậu

Sóc Sơn nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10; mùa khô, lạnh từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau

Huyện Sóc Sơn có nhiệt độ trung bình năm khoảng 24,460C Số giờ nắng

3

Trang 9

trung bình khá cao với 1,645 giờ Bức xạ tổng cộng hàng năm của khu vực là 125,7 kcal/cm2 Tổng nhiệt độ hàng năm đạt 8.500 - 9.0000C Lượng mưa trung bình năm 1.600 - 1.700 mm, song lượng mưa phân bố không đều trong năm Lượng bốc hơi trung bình năm đạt 650 mm Độ ẩm không khí trung bình 84%

Có hướng gió chính thịnh hành: gió mùa Đông Nam thổi vào mùa hè và gió mùa Đông Bắc vào mùa đông Hàng năm huyện Sóc Sơn nói riêng và Thành phố Hà Nôi nói chung chịu ảnh hưởng trực tiếp của khoảng 5 - 7 cơn bão

Nhìn chung, khí hậu của Sóc Sơn có điều kiện lợi thế phát triển đa dạng các loại cây trồng, vật nuôi Hạn chế của khí hậu ở đây là lượng mưa lớn tập trung vào khoảng thời gian ngắn dễ gây lũ, đất đai xói mòn, rửa trôi làm cho đất nghèo kiệt, nhất là đối với những diện tích đất không có thảm thực vật che phủ

4.1.4 Thuỷ văn

Sóc Sơn có hệ thống sông ngòi dày đặc, quan trọng nhất là sông Cầu, sông Công và sông Cà Lồ, có ảnh hưởng tới chế độ thuỷ văn của huyện Bên cạnh đó

là hệ thống các suối và nhiều đầm, hồ tự nhiên là nguồn dự trữ nước quan trọng vào mùa khô Hệ thống sông không chỉ cung cấp nước tưới và nước sinh hoạt

mà còn là nơi tiếp nhận nguồn nước thải và tiêu nước khi mùa mưa lũ đến

Trong đó sông Cầu đoạn chảy qua huyện Sóc Sơn có chiều dài khoảng 15

km, với mật độ lưới sông 0,95 km/km2 Sông Cầu có nhiều sông nhánh và suối nhỏ đổ vào, đặc biệt là sông Cà Lồ vì vậy mà có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp nước mặt

Đối với vùng đồi gò Sóc Sơn là một phần của nguồn sinh thủy, với mạng lưới suối và kênh mương khá dày từ 1,2 - 1,5 km/km2, bao gồm: suối Cầu Chiền, suối Cầu Lai, suối Thanh Hoa, suối Lương Phú, suối Đồng Quang, ngòi Nội Bài, chảy ra 3 sông bao quanh huyện là: sông Công (phía Bắc), sông Cầu (phía Đông) và sông Cà Lồ (phía Nam)

4.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

4.2.1 Dân số và lao động

Dân số toàn huyện có 270.300 nhân khẩu, năm 2008 có 281.051 khẩu, đạt tốc độ tăng bình quân 2006 - 2008 là 101,97 Trong đó, nhân khẩu nông nghiệp chiếm khoảng 84,56 %, năm 2006 - 2008 bình quân tăng 1,69 %, nhân khẩu phi

4

Trang 10

nông nghiệp chiếm khoảng 15,44 %, đạt tốc độ tăng bình quân năm 2006 - 2008

là 3,48 %

Tổng số hộ của huyện năm 2008 là 60.966 hộ, năm 2006 - 2008 tăng bình quân 1,5% Trong đó hộ nông nghiệp tăng bình quân là 0,5%, hộ phi nông nghiệp tăng bình quân 7,1%

Toàn huyện năm 2008 có 139.612 lao động, tốc độ tăng bình quân 2006

-2008 là 2,2% Trong đó, lao động nông nghiệp tốc độ tăng bình quân 2,1%, lao động phi nông nghiệp tăng bình quân 2,5%

4.2.2 Tăng trưởng kinh tế

Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện tăng dần qua các năm: năm 2006 tổng giá trị sản xuất của toàn huyện đạt 1.159,6 tỷ đồng, năm 2008 tổng giá trị sản xuất đat 1.586,6 tỷ đồng tức tăng 427,0 tỷ đồng, tương ứng tăng 17% so với năm 2006 Trong đó tổng giá trị sản xuất ngành nông lâm ngư nghiệp chiếm khoảng 27,6% tổng giá trị sản xuất, năm 2006 là 319.597 tỷ đồng, năm 2008 đạt 340.705 tỷ đồng, năm 2006 - 2008 có tốc độ tăng bình quân là 3,2% tương ứng tăng 21.108 tỷ đồng

Cơ cấu kinh tế của huyện Sóc Sơn đã chuyển dịch theo hướng tăng dần, tỷ trọng nghành công nghiệp và dịch vụ (hai ngành này đã chiếm 74% cơ cấu kinh tế) Theo định hướng phát triển của năm 2008 giá trị ngành công nghiệp và dịch

vụ sẽ chiếm 84% và đạt 90% năm 2010, như vậy giá trị nghành nông – lâm – thuỷ sản chỉ còn khoảng 10% vào năm 2010

4.2.3 Tình hình sử dụng đất

Diện tích đất nông nghiệp toàn huyện năn 2006 là 13.538 ha, bằng 44,17

% tổng diện tích đất tự nhiên và giảm dân do đất đai được chuyển sang xây dưng sân bay, khu công nghiệp Nội Bài, khu chôn lấp chất thải sinh hoạt Nam Sơn… diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần theo thời gian Ngược lại đất khu dân cư và đất chuyên dùng lại có xu hướng tăng lên theo thời gian

4.2.4 Hệ thống y tế – Giáo dục

Sóc Sơn có 26 trạm y tế, mỗi trạm có 01 bác sỹ, 07 y tá và y sỹ, ngoài ra còn có một trung tâm y tế và 02 phòng khám đa khoa ở Trung Giã và Kim Anh, đảm bảo chăm sóc sức khỏe kịp thời cho nhân dân, trung bình có 2,5 bác sỹ/vạn

5

Trang 11

dân Các chương trình quốc gia về tiêm chủng, phòng chống suy dinh dưỡng, bảo vệ bà mẹ trẻ em, phòng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khoẻ cộng động được thực hiện góp phần ngăn chặn dịch bệnh, bảo vệ cho sức khoẻ của người dân Tuy nhiên còn xảy ra tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm ở một số nơi chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong xã hội

4.2.5 Giao thông - thuỷ lợi

Sóc Sơn là đầu mối của nhiều tuyến giao thông quan trọng nối liền Thủ đô

Hà Nội với các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ như Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh…; với các tỉnh phía Bắc như Thái Nguyên, Lào Cai… thông qua Quốc lộ 2, 3, 18… và đặc biệt là tuyến cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài nối sân bay Nội Bài với trung tâm thành phố Tổng chiều dài các tuyến đường

bộ trên địa bàn huyện là 227 km

Năm 2010 toàn huyện có 27 công trình hồ chứa, 119 công trình tiểu thuỷ nông, 119 trạm bơm và khoảng 73.810 km kênh mương Hệ thống đê, kè các tuyến sông được gia cố, cơ bản đáp ứng yêu cầu phòng chống lũ lụt của huyện hằng năm Mặc dù vậy vẫn còn nhiều tồn tại đó là mới đảm bảo tưới tiêu chủ động được khoảng 60 - 70% diện tích đất canh tác, có những nơi khu vực phải tưới 3 cấp Điều này có thể một phần do điều kiện địa hình của vùng Đông Bắc

và Đông Nam, một phần do các trạm bơm tiêu và thông mương thoát vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu

5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu

Đánh giá chất lượng nước sông Cầu đoạn chảy qua huyện Sóc Sơn, thành phố

Hà Nội.

- Phạm vi nghiên cứu

+ Thời gian: 15/03-15/05/2016.

+ Không gian: sông Cầu trên địa bàn huyện Sóc Sơn.

6

Trang 12

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

6.1 Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu

Phương pháp sử dụng nhằm thu thập các tài liệu, số liệu và các công trình

nghiên cứu có liên quan đến khu vực nghiên cứu như thu thập các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Sóc Sơn, bản đồ khu vực nghiên cứu, các Báo cáo tổng hợp hàng quý của khu vực nghiên cứu, số liệu phân tích tại cơ sở thực tập, kết quả nghiên cứu có liên quan…

6.2 Phương pháp thực nghiệm

- Quan trắc tại hiện trường: lấy mẫu tại 3 vị trí, theo 2 đợt.

+ Lấy mẫu tuân thủ theo TCVN 6663-6: 2008 – Chất lượng nước – Lấy mẫu + Bảo quản và xử lí mẫu theo TCVN 6663-3:2008.

+Thông số đo nhanh: pH, nhiệt độ, độ đục, DO.

-Quan trắc trong PTN: phân tích 10 thông số: BOD 5 , COD, NH 4 ,NO 2-, NO 3

-và PO 43,Fe, TSS, Coliform, Pb.

- Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm

1 pH Phương pháp so màu

Phương pháp đo điện thế kế

2 Nhiệt độ Nhiệt kế thủy ngân

3 Độ đục Đĩa Secchi

4 DO Phương pháp Winkler cải tiến (TCVN 7324:2004)

5 COD Phương pháp Đicromat (TCVN 6491:1991)

6 BOD 5 Phương pháp pha loãng (TCVN 6001-1:2008)

7 N-NO 3- Phương pháp trắc phổ dùng axit sunfosalixylic (TCVN

6180:1996)

8 N-NH 4+ Phương pháp trắc quang (4500 NH3-F,SMWW,1995)

9 N-NO 2- Phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử (TCVN

6178:1996)

10 P-PO 43- Phương pháp trắc phổ amonimolipdat (TCVN

7

Trang 13

11 TSS Phương pháp khối lượng (TCVN 6625:2000)

12 Pb Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa (TCVN

6193-1996)

13 Fe Phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử

1,10-phenantrolin (TCVN 6177-1996)

14 Coliform Phương pháp màng lọc (MF) ( TCVN 6187-1-1996) Kết quả phân tích được so sánh với QCVN 08:2015/BTNMT (cột B1)- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt - Loại B1- Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi.

6.3 Phương pháp xử lí số liệu

- Các số liệu xử lí trên chương trình Microsoft Office Excel, Mapinfo.

7 DỰ KIẾN KẾT QUẢ VÀ SẢN PHẨM

Báo cáo tổng kết đề tài “Đánh giá chất lượng nước sông Cầu đoạn chảy qua huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội”

8

Ngày đăng: 21/04/2016, 19:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w