4.1.1.1 Vị trí địa lí
Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Bắc có 7 đơn vị hành chính cấp huyện,
thị với 140 xã, phường, thị trấn, có tọa độ địa lý từ 21o30’÷22o40’ vĩ độ Bắc và
104o53’÷105o40’ kinh độ Đông [7]. Ranh giới với các địa phương gần kề như
sau:
- Phía Bắc và Tây Bắc là tỉnh Hà Giang. - Phía Đông là tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên. - Phía Nam là tỉnh Phú Thọ.
- Phía Đông Nam là tỉnh Vĩnh Phúc. - Phía Tây giáp tỉnh Yên Bái.
4.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Địa hình của Tuyên Quang khá phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao và sông suối, đặc biệt ở phía Bắc tỉnh. Ở Phía Nam tỉnh, địa hình thấp dần, ít bị chia cắt hơn, có nhiều đồi núi và thung lũng chạy dọc theo các sông.
Sự chênh lệch độ cao địa hình giữa các vùng trong tỉnh khá lớn: nơi cao nhất là đỉnh Chạm Chu (huyện Hàm Yên) với độ cao tuyệt đối là 1.580 m, nơi thấp nhất là phía Nam huyện Sơn Dương với độ cao chỉ từ 23 - 24 m so với mực nước biển [7].
Với đặc trưng chủ yếu là đồi núi dốc có ảnh hưởng rất lớn đến việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (như điện, nước, đường giao thông) và phân bố dân cư. Ngoài ra địa hình đồi núi dốc còn làm gia tăng quá trình xói mòn đất, làm đất trồng bạc màu nhanh chóng, gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông - lâm nghiệp.
4.1.1.3 Đặc điểm khí hậu
Do vừa mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính khí hậu vùng núi cao có địa hình chia cắt mạnh nên ở khắp nơi trong tỉnh đều có thể thấy sự thay phiên nhau tác động của các khối không khí.
Khí hậu Tuyên Quang được chi thành 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông; trong đó mùa Đông khô, lạnh và mùa Hạ nóng, ẩm, mưa nhiều.
Sự kết hợp giữa hoàn lưu với địa hình là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phân hóa của khí hậu Tuyên Quang, có thể đề cập đến một số yếu tố khí hậu chính của Tuyên Quang như sau:
a. Chế độ gió
Về hướng gió: do ảnh hưởng của gió mùa cùng với địa hình bị phân cắt mạnh nên tần suất hướng gió ở các nơi trong tỉnh rất khác nhau. Vào mùa Đông, hướng gió thịnh hành là gió Đông Bắc hay Bắc; vào mùa Hạ tần suất xuất hiện gió Đông Bắc giảm và chuyển dần sang gió Đông Nam hoặc Nam.
Về tốc độ gió: tần suất lặng gió rất nhỏ; khả năng xảy ra tốc độ gió lớn cao, nhất là ở các vùng núi cao như Na Hang, Chiêm Hoá, Hàm Yên. Tốc độ gió trung bình toàn tỉnh là khoảng 0,54 m/s.
b. Nhiệt độ
Nhiệt độ trong năm ở tỉnh Tuyên Quang dao động từ 12.4÷28.9 0C.Nhiệt
độ bình quân tháng thấp nhất là tháng I, cao nhất là các tháng VI, VII, VIII. Nhiệt độ không khí phân bố ở các nơi trong tỉnh khá giống nhau.
Do có sự chi phối giữa gió mùa và địa hình nên mùa đông ở vùng thấp chỉ tương đối rét, mùa hạ tương đối nóng; ở vùng cao, mùa đông rét buốt, mùa hạ mát mẻ.
c. Chế độ mưa
Lượng mưa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang rất phong phú nhưng phân bố và biến động không đều theo không gian và thời gian, phù hợp với điều kiện địa hình địa phương và hoàn lưu gió mùa ở Bắc Việt Nam.
Do lượng mưa phong phú, kết hợp với các yếu tố địa lý cảnh quan khác nên Tuyên Quang có nguồn nước khá dồi dào. Đây là một thuận lợi cơ bản cho sự phát triển các ngành kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, một đặc điểm đáng chú ý trong chế độ mưa là sự biến động của lượng mưa theo không gian và thời gian ở một số nơi trong tỉnh khá lớn; mưa lớn thường gây ra lụt lội, lũ quét, gây khó khăn và thiệt hại đáng kể đối với các ngành sản xuất, nhất là ngành nông- lâm nghiệp.
Hình 4.1. Biểu đồ biến động nhiệt độ và lượng mưa trung bình tại tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2008 - 2011[4]
Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy được nhiệt độ trung bình trên địa bàn
nhỏ; không đáng kể. Còn lượng mưa, trong vòng 4 năm từ 2008 - 2011 lượng mưa trung bình năm 2008 đạt mức cao nhất 57,4 mm; năm 2011 thấp nhất đạt 39,6 mm; tuy nhiên chênh lệch giữa các năm từ 2009 - 2011 là không nhiều từ 39,6 - 43mm.
d. Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang biến động rõ rệt theo không gian và thời gian.
Độ ẩm không khí trung bình năm toàn tỉnh biến động từ 82÷ 84 %. Trong
đó ở vùng núi cao và vùng phía Bắc, độ ẩm trung bình hàng năm thay đổi 83÷
85 %; ở vùng thấp và vùng phía Nam, độ ẩm trung bình hàng năm thay đổi 81÷
84 %.[4]
4.1.1.4 Tài nguyên a.Tài nguyên đất
Đất Tuyên Quang được chia thành 7 nhóm và 17 loại chính: đất phù sa, đất dốc tụ, đất bạc màu, đất đen, đất đỏ vàng, đất vàng đỏ, đất vàng đỏ tích mùn...Nhìn chung tài nguyên đất tỉnh Tuyên Quang khá đa dạng về nhóm và loại, đã tạo ra nhiều tiểu vùng sinh thái nông- lâm nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên quá trình khai thác, sử dụng đất chưa hợp lý và do sức ép về dân số, tập quán canh tác và ý thức con người ... nên nhiều nơi tình trạng xói mòn, rửa trôi và suy thoái chất lượng đất vẫn xảy ra.
b.Tài nguyên nước
Nước Mưa
Lượng mưa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang rất phong phú nhưng phân bố và biến động không đều theo không gian và thời gian. Mùa mưa bắt đầu từ tháng V đến tháng X, mùa khô từ tháng XI đến tháng IV năm sau.
Lượng mưa trung bình nhiều năm tại Tuyên Quang biến động từ 1.294 ÷
1.684 mm, trung bình 1.489 mm. Số ngày có mưa trong năm trung bình 150 ngày [4].
Nước mặt
Mạng lưới sông ngòi tỉnh Tuyên Quang phân bố khá đồng đều giữa các vùng, gồm sông Lô, sông Gâm, sông Phó Đáy và trên 500 sông suối nhỏ khác. Tổng lượng nước mặt hàng năm trên diện tích lưu vực 3 sông chính và các ao hồ trên địa bàn Tuyên Quang ước tính khoảng 10 tỷ mét khối [4].
Tuyên Quang là tỉnh có nguồn tài nguyên nước mặt phong phú, đủ khả năng cung cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của địa phương. Mạng lưới sông ngòi của tỉnh rất dày, có tiềm năng lớn về thuỷ điện. Tuy nhiên do độ dốc dòng chảy lớn, lòng sông hẹp nên vào mùa mưa, sông suối ở Tuyên Quang hay gây lũ lụt cho các vùng thấp.
Nước ngầm
Các tầng chứa nước lỗ hổng ở Tuyên Quang có phạm vi phân bố rất hẹp. Chúng thường phân bố dọc theo sông Lô, sông Gâm và sông Phó Đáy, trên các
thềm sông, bãi bồi, dài 500÷ 1.000 m, rộng khoảng 500 m.
Ngoài nguồn nước dưới đất nhạt, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã phát hiện được 5 nguồn nước khoáng: nước khoáng Mỹ Lâm, Bình Ca, Bản Rừng, Làng Yểng và Pắc Ban. Năm nguồn nước khoáng này chứa nhiều loại muối khoáng có giá trị đối với sức khoẻ con người, có khả năng khai thác sử dụng để chữa bệnh và đóng chai.
c. Tài nguyên khoáng sản
- Thiếc: Ðã phát hiện được 9 điểm có quặng thiếc ở huyện Sơn Dương với trữ lượng khoảng 28.830 tấn.
- Ba rít: Ðã phát hiện được 24 điểm có ba rít thuộc các huyện Sơn Dương, Yên Sơn và Chiêm Hoá có trữ lượng trên 2 triệu tấn.
- Măng gan: Tập trung chủ yếu ở các huyện Chiêm Hoá và một điểm ở huyện Na Hang. Hiện có 2 điểm ở huyện Chiêm Hoá đã thăm dò với trữ lượng khoảng 3,2 triệu tấn.
- Ăngtymoan: Ðã phát hiện 15 điểm có ăngtymoan ở các huyện Chiêm Hoá , Na Hang và Yên Sơn. Thăm dò 4 điểm tại Chiêm Hoá có trữ lượng 1,2 triệu tấn.
- Ðá vôi: ước lượng ở Tuyên Quang có hàng tỷ m3, đáng chú ý nhất là mỏ
đá vôi Tràng Ðà với trữ lượng khoảng trên 1 tỷ tấn có hàm lượng cao (49 - 54 %) đủ tiêu chuẩn sản xuất xi măng mác cao và mỏ đá trắng Bạch Mã ở huyện
Hàm Yên có trữ lượng khoảng 100 triệu m3 là nguyên liệu tốt để sản xuất đá ốp
lát tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
- Ðất sét: Ðất sét được thấy ở nhiều nơi thuộc thị xã Tuyên Quang, trong đó đáng chú ý nhất mỏ sét Tràng Ðà được dùng để sản xuất xi măng .
Ngoài các loại khoáng sản trên, Tuyên Quang còn nhiều khoáng sản như vonfram, kẽm, pirit, cao lanh, sét chịu lửa, nước khoáng, vàng, cát, sỏi ... đang được khai thác với các quy mô khác nhau.
d.Tài nguyên sinh vật
Tuyên Quang là tỉnh có hệ động thực vật rất phong phú và đa dạng. Đây là một kho tàng về gien quý hiếm.
Về thực vật : hệ thực vật Tuyên Quang có 4 ngành là Thông đất, Dương xỉ,
Ngành thông, Mộc lan với tổng số 1.260 loài thuộc 159 họ, 616 chi.
Về động vật: Tuyên Quang có 4 lớp động vật có xương sống là thú, chim,
Nhận xét các yếu tố của điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến tài nguyên nước
• Lợi thế
Tuyên Quang nằm khoảng giữa miền núi cao với vùng trung du nên so với các tỉnh lân cận về phía Bắc như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang thì độ dốc tương đối nhỏ hơn. Địa hình đồi núi thấp có nhiều loại hình thuỷ tự nhiên và có thể đắp ngăn các đồi nhỏ tạo thành hồ chứa nước nhân tạo phục vụ dân sinh, sản xuất nông nghiệp và phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
Tuyên Quang có lượng mưa vào loại trung bình của miền Bắc Việt Nam (khoảng 1550 ÷ 1800 mm) nhưng do chất lượng thảm phủ còn tốt (tỷ lệ che phủ rừng trên 62%) nên tiềm năng về nguồn nước còn tương đối dồi dào. [4]
Mật độ sông, suối trên địa bàn tỉnh khá cao (khoảng 0,9km/km2) và
phân bố tương đối đồng đều giữa các vùng với 3 sông chính chảy qua: sông Lô, sông Gâm và sông Phó Đáy là nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt đồng thời có tiềm năng lớn về phát triển thuỷ điện.
Tài nguyên nước dưới đất dồi dào, chất lượng nước tốt, đáp ứng tiêu chuẩn làm nguồn cấp nước cho ăn uống và sinh hoạt. Có nguồn nước khoáng nóng, lạnh phong phú như: Mỹ Lâm, Bình Ca…với những loại vi lượng quan trọng trong y học và bảo vệ sức khoẻ, có tác dụng chữa bệnh rất tốt.
• Hạn chế, khó khăn
Là tỉnh miền núi địa hình phức tạp, đất đai bị chia cắt, địa hình vùng núi cao không có khả năng trữ nước. Ở một số nơi vùng núi đá vôi như: Na Hang, Bắc Chiêm Hoá, Sơn Dương có hiện tượng karst, cần thận trọng khi xây dựng các công trình cấp nước tránh hiện tượng thấm mất nước. Địa hình thung lũng phân bố dọc theo các con sông, tạo thành các bãi bồi thuận lợi cho việc trồng cây nông nghiệp và hoa màu, tuy nhiên kiểu địa hình này thường bị ngập nước vào mùa mưa lũ.
Địa hình chia cắt phức tạp và những yếu tố bất lợi của thiên nhiên như lũ lụt gây khó khăn, tốn kém trong xây dựng các công trình thuỷ lợi.
Nguồn nước phân bố không đồng đều về không gian và thời gian, về mùa kiệt nguồn nước hạn chế gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt, mùa mưa vào tháng có lượng mưa lớn với địa hình dốc thường gây nên hiện tượng lũ quét gây thiệt hại cho hoa màu và tài sản của nhân dân.
Hạn chế lớn nhất là lượng nước mặt mùa khô ít, tuy mức độ không đến mức trầm trọng nhưng cũng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Những tháng đầu mùa mưa chất lượng nước mặt, nước ngầm tầng nông không ổn định, độ đục lớn, có nhiều chất hữu cơ do quá trình rửa trôi các chất trên bề mặt.
Giao thông thuỷ tương đối thuận lợi song do độ dốc sông lớn, lòng sông hẹp, nhiều thác ghềnh nên cũng thường gây nguy hiểm bất ngờ cho thuyền bè và gây lũ lụt ở nhiều vùng thấp. Điển hình như vùng thấp ven sông Lô từ thị xã Tuyên Quang tới huyện Sơn Dương hầu như năm nào cũng có nơi ngập lũ sâu tới 1÷2 m.
4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế
Cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế có những chuyển biến tích cực, ngày càng tăng, đáp ứng được những mục tiêu kinh tế xã hội đề ra. Giá trị sản lượng của mỗi ngành mỗi năm tăng lên. Nhìn chung, tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định tuy nhiên trong thời gian tới cần khai thác tối đa những lợi thế vào trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và đặc biệt là hoạt động thương mại dịch vụ.
4.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch quan trọng, theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với sản xuất công nghiệp chế biến và nhu cầu thị trường, phù hợp với đường lối phát triển kinh tế của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tỷ trọng khối dịch vụ, công nghiệp và xây dựng
cũng bắt đầu tăng đánh dấu một giai đoạn mới, công nghiệp hoá gắn liền với hiện đại hoá.
Hình4.2. Biểu đồ cơ cấu kinh tế tỉnh Tuyên Quang năm 2011[1]
*Nông nhiệp
- Về trồng trọt: Tập trung chủ yếu vào cây lúa, ngô, khoai lang, sắn và một số cây rau màu khác.
- Về chăn nuôi: số lượng gia súc, gia cầm tương đối lớn, đáp ứng nhu cầu nhân dân. Công tác phòng dịch bệnh, tiêm phòng được thường xuyên cho đàn gia súc, gia cầm, ngăn chặn việc lây lan của các dịch bệnh như cúm gia cầm, long móng lở mồm ở gia súc…
- Về lâm nghiệp: Trong những năm qua các dự án chăm sóc, bảo vệ khoanh nuôi tái sinh và trồng mới rừng được thị xã thực hiện có hiệu quả. Diện tích rừng được bảo vệ là 1.239,68 ha. Trồng mới 10 ha rừng tập trung, khai thác và trồng rừng sau khai thác được 30 ha [5].
- Về nuôi trồng thuỷ sản: Nuôi trồng thuỷ sản với diện tích nuôi thả cá đạt 56 ha, chủ yếu là nuôi trồng cá nước ngọt trong các ao hồ trong các hộ gia đình, trên hệ thống một số sông với hình thức thả lồng, sản phẩm thu được đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
* Công nghiệp
Công nghiệp hiện naycó bước phát triển khá mạnh, một số sản phẩm chủ yếu như xi măng, bột kèm, đường kính. Một số doanh nghiệp đã chủ động mở rộng các hình thức liên doanh, mạnh dạn đầu tư thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.
* Dịch vụ
Thị trường đã có sự tham gia của nhiều ngành, nhiều thành phần kinh tế. Doanh nghiệp Nhà nước vẫn được củng cố và giữ vai trò chủ đạo trong việc ổn định thị trường. Các hoạt động dịch vụ tăng nhanh, nhất là dịch vụ vận tải ô tô, nhà hàng, khách sạn, kinh doanh thương mại.
4.1.2.3. Dân cư và lao động a. Dân cư
Theo số liệu thống kế năm 2011 dân số trung bình toàn tỉnh là 7.328.545
người, mật độ dân số bình quân là 126 người/km2, dân cư phân bố không đồng
đều, mật độ cao nhất là Thành phố Tuyên Quang 1.298 người/km2, thấp nhất là
huyện Na Hang 39 người/km2.
b. Lao động
Lao động làm nghề nông vẫn là chủ yếu chiếm 81%, chỉ có 19% là lao động công nghiệp và các ngành khác.
4.1.2.4. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật a. Giao thông
Trên địa bàn tỉnh có nhiều tuyến giao thông quan trọng, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế thị xã như: tuyến quốc lộ 2, quốc lộ 37, quốc lộ 2C, tuyến