Các nguồn thải chính

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (Trang 38)

Trong thời gian qua, cùng với quá trình phát triển đô thị, các khu dân cư tập trung, các khu,cụm công nghiệp...đã làm tăng nhu cầu cấp nước cho các ngành nghề, đồng thời cũng làm tăng lượng nước thải. Các nguồn thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt, tuyển quặng, sản xuất công nghiệp, chăn nuôi và nước thải bệnh viện…. Ngoài ra, còn có nước thải nông nghiệp, tuy chưa được giám sát nhưng cũng có nguy cơ gây ô nhiễm khi cuốn trôi các hóa chất, thuốc trừ

sâu, thuốc bảo vệ thực vật vốn khó phân hủy và rất độc hại đối với hệ sinh thái nước cũng như nước cấp cho hộ dùng nước.

Bảng 4.1. Kết quả tính toán số lượng chất thải tỉnh Tuyên Quang năm 2011[8]

TT Các nguồn thải Lượng nước thải (m3/ngày)

1 Sinh hoạt 58.220

2 Công nghiệp 2373

3 Bệnh viện 306

4 Chăn nuôi 385

Tổng cộng 61.284

Theo kết quả bảng 4.1, nguồn thải chính thải ra môi trường trên địa bàn

tỉnh Tuyên Quang chủ yếu là nước thải sinh hoạt đạt 58.220 m3/ngày chiếm tỉ lệ

khá lớn 95% tổng lượng nước thải trên toàn tỉnh.

Sau đó là nước thải công nghiệp chiếm gần 4% lượng nước thải. Theo số liệu thống kê năm 2011 của Sở Tài Nguyên Môi trường tỉnh Tuyên Quang cho thấy có 5 điểm xả nước thải công nghiệp lớn vào sông Lô và sông Phó Đáy với

tổng lưu lượng là 2.372,8 m3/ngày đêm, bao gồm:

- 2 điểm xả nước thải vào sông Lô ở Yên Sơn với lưu lượng 96 m3/ngày.

- 2 điểm xả nước thải vào sông Lô và sông Phó Đáy ở Sơn Dương với lưu

lượng 2.196,73 m3/ngày.

- 1 điểm xả nước thải vào sông Lô ở thị xã Tuyên Quang với lưu lượng

80,17m3/ngày.

Do chưa có các công trình xử lý nước thải hoàn chỉnh, công tác bảo vệ tài nguyên môi trường nước chưa được chú trọng và đầu tư đúng mức hầu hết các loại nước thải sinh hoạt thường được thu gom thông qua hệ thống các đường ống cống, xử lý sơ bộ bằng hệ thống các hố ga sau đó xả trực tiếp vào hệ thống sông suối, ao hồ trên địa bàn, cho nên một vài nguồn nước ở Tuyên Quang bị ô nhiễm cục bộ, đặc biệt vào các tháng đầu mùa mưa, nước mặt và nước dưới đất tầng nông thường bị đục, đôi khi còn chứa nhiều chất hữu cơ, gây khó khăn cho công tác cấp nứơc sản xuất, ăn uống, sinh hoạt của địa phương.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (Trang 38)