* Với Trung tâm Kiểm nghiệm Vĩnh Phúc.
- Cải tiến, xây dựng chi tiết kế hoạch, kinh phí hàng năm, coi công tác kiểm tra, giám sát chất lưọng thuốc tại nơi sản xuất, lưu thông, phân phối, tồn trữ và sử dụng là nội dung quan trọng trong công tác chuyên môn của Trung tâm, tập trung hơn nữa trong việc kiểm tra, giám sát thị trường thuốc tuyến xã, vùng sâu, vùng xa.
- Tiến hành kiểm định các thiết bị kiểm nghiệm theo định kỳ. Từng bước hiện đại hoá trang thiết bị kiểm tra giám sát chất lượng thuốc, nâng cao năng lực công tác kiểm nghiệm để có thể kiểm nghiệm được các loại thuốc lưu hành trên thị trường.
- Tiếp tục xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn GLP và ISO/IEC - 17025. Tăng cường đào tạo các chứng chỉ chuyên sâu để nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ của Trung tâm nhằm đáp ứng với nhiệm vụ trong điều kiện mới . Nghiên cứu mở rộng các phép thử sang lĩnh vực kiểm tra chất lượng Mỹ phẩm, Thực phẩm chức năng.
- Nhân lực : có kế hoạch bổ sung nhân lực có trình độ đại học dược. Tiếp tục cử cán bộ đi đào tạo chuyên sâu về công tác kiểm nghiệm.
- Đáp ứng kịp thời về hóa chất, trang thiết bị bảo hộ lao động.
-Tạo môi trường làm việc thuận lợi và an toàn cho cán bộ, nhân viên trong Trung tâm.
- Đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần để cán bộ, nhân viên trong Trung tâm yên tâm công tác.
* Với Sở y tế.
- Coi công tác kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc là một trong những nội dung của công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu để có kế hoạch đầu tư cho thoả đáng.
- Cần có kế hoạch phối hợp chặt chẽ hơn giữa các phòng ban: Thanh tra, nghiệp vụ, hành nghề, kiểm nghiệm trong việc thanh tra việc chấp hành qui chế Dược nói chung và qui chế đảm bảo chất lượng thuốc nói riêng.
- Tiếp tục đầu tư ngân sách và chỉ đạo Trung tâm kiểm nghiệm nghiên cứu xây dựng Trung tâm đạt chuẩn Thực hành tốt kiểm tra chất lượng thuốc GLP và tiêu chuẩn ISO/IEC - 17025.
- Kinh phí : tạo điều kiện phân bổ ngân sách hợp lý cho hoạt động của Trung tâm.
* Với UBND tỉnh:
- Ưu tiên đáp ứng nguồn ngân sách cho công tác quản lý kiểm tra giám sát chất lượng thuốc. Vì đây là một bộ phận hầu như không có nguồn viện trợ của nước ngoài.
- Có văn bản chỉ đạo và qui định trách nhiệm cho Uỷ ban hành chính các cấp về công tác kiểm tra, quản lý các đối tượng hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn, đặc biệt là tuyến xã. Tăng cường cơ sở vật chất cho trạm y tế xã, phường.
* Với Viện kiểm nghiệm Trung ương:
- Cần tăng cường hỗ trợ về kỹ thuật, trang thiết bị và mở các lớp tập huấn đào tạo, bồi dưỡng kiến thức mới cho các cơ sở tuyến tỉnh. Cung cấp chất chuẩn, chất đối chiếu.
- Thường xuyên thông tin chéo cho các Trung tâm Kiểm nghiệm về tình hình chất lượng thuốc trên phạm vi cả nước, đặc biệt các thuốc kém phẩm chất mà các tỉnh phát hiện được báo cáo về Viện, nhằm giúp cho các Trung tâm khác nhanh chóng khoanh vùng, ngăn chặn.
* Với Bộ y tế:
- Cần có kế hoạch bổ sung hoặc sửa đổi một số quy chế dược cho phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý trong điều kiện mới, đặc biệt là qui chế và những qui định nhằm chuẩn hoá đối tượng và điều kiện để hành nghề dược tư nhân.
- Bộ Y tế cần nghiên cứu để xây dựng Bộ dụng cụ , trang thiết bị kỹ thuật tối thiểu cần đạt được của một Trung tâm Kiểm nghiệm tuyến tỉnh để thống nhất trong cả nước.
- Bộ Y tế cần có chủ trương tìm nguồn vốn cho các Trung tâm Kiểm nghiệm tuyến tỉnh từ các chương trình viện trợ Quốc tế trong điều kiện ngân sách địa phương còn hạn hẹp.