Chương I: Những vấn đề chung 1.1. Nhận thức các khái niệm cơ bản 1.2. Trào lộng trong văn học Việt Nam sau 1975 1.3. Trào lộng trong hành trình sáng tác của Tô Hoài 1.3.1.Từ những sáng tác thời kỳ đầu 1.3.2.Đến những sáng tác thời kỳ 1945 1975 1.3.3. Và những sáng tác sau 1975 Chương II: Nội dung trào lộng trong truyện ngắn Tô Hoài sau 1975 2.1.Phát hiện cái hài trong bản chất đời sống. 2.2. Nhận diện những yếu tố phản nhân văn trong đời sống cộng đồng 2.3. Cảnh báo tình trạng hao khuyết các giá trị văn hóa. Chương III: Một số thủ pháp nghệ thuật 3.1. Dựng chân dung nhân vật bằng bút pháp hí họa 3.2. Tạo dựng tình huống tương phản 3.3. Ngôn ngữ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ HỒNG HUỆ
CHẤT TRÀO LỘNG TRONG TRUYỆN NGẮN TÔ HOÀI SAU 1975
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam hiện đại
Mã số: 60220121
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Hạnh Mai
HÀ NỘI-2014
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn thạc sĩ, bên cạnh nỗ lực của bản thân, tôi đã luôn nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, gia đình, đồng nghiệp và các bạn
Với lòng kính trọng cùng sự biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời tri
ân chân thành nhất tới TS.Trần Hạnh Mai đã hết lòng giúp đỡ về mặt
chuyên môn cũng như động viên tôi về mặt tinh thần trong suốt quá trình học tập và thực hiện viết luận văn
Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong khoa Ngữ văn đã tận tình truyền đạt kiến thức, khơi gợi ý thức nghiên cứu khoa học, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình tiếp thu tri thức và hoàn thành luận văn
Xin chân thành cảm ơn gia đình, nhà trường nơi tôi đang công tác và những người bạn thân thiết đã luôn cổ vũ, động viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu của mình
Hà Nội, tháng 07 năm 2014 Học viên thực hiện
Nguyễn Thị Hồng Huệ
Trang 3MỤC LỤC
HÀ NỘI-2014 1
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
Tô Hoài là một trong số các nhà văn lớn của Việt Nam nhận giải thưởng Hồ Chí Minh đợt đầu Ông là cây bút có sức viết bền bỉ, dẻo dai Trên hành trình sáng tác nghệ thuật hơn 60 năm không ngừng nghỉ, ông đã để lại một gia tài đồ sộ với nhiều thể loại khác nhau: truyện ngắn, truyện dài, hồi kí, kịch, kịch bản phim và dù viết ở thể loại nào “ngón nghề của ông cũng thật
là thiện nghệ” Tô Hoài có một vị trí vững chắc trong nền văn học hiện đại Việt Nam: “Nói đến Tô Hoài là nói đến một nhà văn có nghề nghiệp vững vàng với một công phu rèn luyện dẻo dai, bền bỉ” (Trần Hữu Tá) Và nói đến
Tô Hoài là nói đến một nhà văn lớn - một nhà văn “Vừa vào nghề sớm lại vừa kéo dài tuổi nghề - một sự kéo dài đàng hoàng chứ không lê lết trong tẻ nhạt” [37] Trước cách mạng, truyện của Tô Hoài in đậm cảm quan nghệ thuật và giọng điệu riêng - một cây bút sung sức, đứng bên Nam Cao làm nên dấu ấn đặc trưng cho trào lưu văn học hiện thực những năm tiền cách mạng Sau cách mạng, sáng tác của Tô Hoài quan tâm đến nhiều đề tài quan trọng của văn học Việt Nam hiện đại: cách mạng và đời thường, hoà bình và chiến tranh, miền núi và miền xuôi, nông thôn và thành thị
Qua sự trải nghiệm ở nhiều thể loại văn xuôi, dường như ngòi bút Tô Hoài đã dành tình cảm ưu ái đặc biệt cho thể loại truyện ngắn Với ông, nó không chỉ là “một thể loại có tính chiến đấu mạnh” mà còn là “một thể văn tập cho người viết nhiều nết quý” để nhà văn “biết tận dụng từng chữ, lo săn sóc từng chữ”, “rèn luyện đến việc dùng từng dấu phẩy” và “thử tìm phong cách cho mình” Có thể nói, sức hấp dẫn trong truyện ngắn của ông bắt nguồn
từ tài quan sát và miêu tả, lời kể chuyện hóm hỉnh, cách thể hiện nhân vật sống động với “một lối văn dí dỏm, tinh quái đầy phong vị và màu sắc thôn quê”(Vũ Ngọc Phan) Thâm nhập tác phẩm của Tô Hoài, người đọc bao giờ
Trang 5cũng có một cảm giác thích thú trước những chi tiết, sự kiện, nhân vật được nhà văn miêu tả rất ngộ nghĩnh, hài hước Tiếp nối mạch nguồn ấy, truyện ngắn Tô Hoài sau 1975 vẫn đậm chất trào lộng Có thể nói, đây là một thực tế chứng minh cho nét đặc trưng nhất trong phong cách của ông Đi sâu nghiên
cứu đề tài: Chất trào lộng trong truyện ngắn Tô Hoài sau 1975, chúng tôi
mong muốn tiếp tục khám phá, khẳng định vai trò, vị trí và những đóng góp của nhà văn này trong nền văn xuôi Việt Nam nói riêng và văn học đương đại nói chung
Tô Hoài là một trong những tác giả quan trọng trong chương trình giáo dục và học tập ở nhà trường Sáng tác của ông được đưa vào giảng dạy từ tiểu học cho đến bậc đại học và sau đại học, từ chú Dế mèn tinh nghịch, phóng khoáng trong “Dế mèn phiêu lưu kí” đến cô Mị với sức sống tiềm tàng trong
“Vợ chồng APhủ”…luôn hấp dẫn với học sinh ở các độ tuổi khác nhau và ông cũng là một trong số hơn 30 tác giả được lựa chọn trong bộ sách đồ sộ của nhà xuất bản giáo dục Vì vậy, tìm hiểu về tác phẩm của ông là một điều bổ ích và thiết thực với chúng tôi - những người đang trực tiếp giảng dạy bậc THPT
2 Lịch sử vấn đề
Tô Hoài bước vào con đường văn học khá sớm và đã được giới phê bình văn học chú ý ngay từ những ngày đầu cầm bút, thế nên khối lượng những công trình nghiên cứu về ông cũng đồ sộ, phong phú tương ứng với sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nhiều ý kiến đã khẳng định Tô Hoài là cây bút
có phong cách nghệ thuật riêng Chất hài hước là một trong những yếu tố làm nên văn phong đặc biệt của ông Người đầu tiên nhận ra giọng điệu hài hước trong sáng tác của Tô Hoài là nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan Theo ông, ngay
từ những tác phẩm đầu tay, Tô Hoài đã bộc lộ chất giọng độc đáo: “Tập O
chuột là tập truyện ngắn đầu tiên của Tô Hoài và cũng là tiêu biểu cho lối
Trang 6văn đặc biệt của ông, một lối văn dí dỏm, tinh quái nhưng đầy phong vị và màu sắc thôn quê”.
Đọc Tô Hoài, GS.Nguyễn Đăng Mạnh ấn tượng bởi “một cái tôi khôn ngoan, tinh quái, thóc mách, lọc lõi, rất mực hiểu mình, hiểu người và có đá chút khinh bạc”[35] Vũ Quần Phương cho rằng: “Tôi có cảm tưởng chuyện gì ông cũng biết… Trí nhớ tuyệt vời, quan sát tinh vi, lại có lối diễn đạt mộc, sắc, hóm
Tô Hoài như một cuốn từ điển sống về nhiều sự kiện văn học và xã hội”
GS Hà Minh Đức trong “Lời giới thiệu tuyển tập Tô Hoài” cũng
khẳng định chất hài hước thể hiện ở giọng văn châm biếm, dí dỏm “Ông bày
tỏ thái độ một cách kín đáo, khi thì là một niềm vui hoà điệu với cảnh ngộ, khi là một giọng văn châm biếm, dí dỏm”
Trong bài viết “Tô Hoài – văn và đời”, Nguyễn Văn Long cùng chung
quan điểm: “Tô Hoài có biệt tài miêu tả sinh hoạt và phong cảnh miền xuôi cũng như miền núi và có một lối kể chuyện tự nhiên, dí dỏm và tinh quái”
Đồng tình với ý kiến trên, Phan Cự Đệ trong bài viết “Tô Hoài, nhà văn Việt
Nam hiện đại ”(1979) một lần nữa khẳng định: “Tô Hoài có khả năng quan
sát đặc biệt thông minh, hóm hỉnh và tinh tế”
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều chỉ ra nét nổi bật trong tác phẩm
Tô Hoài là tài quan sát sắc sảo, một lối kể chuyện dí dỏm, hóm hỉnh có phần tinh nghịch với giọng điệu “hơi đá giọng trào lộng và khinh bạc” Đúc kết lại đặc sắc truyện ngắn Tô Hoài, chúng tôi xin mượn lời của giáo sư Phong Lê:
“Tô Hoài có cái nhìn tinh tế, sắc sảo, hóm hỉnh, lắm lúc như bông đùa, nghịch ngợm…không lên giọng, không nhấn mạnh, thậm chí không có bất cứ sự can thiệp nào của ý chí chủ quan, truyện của Tô Hoài cứ tự nhiên mà thủ thỉ cái tiếng nói hồn nhiên của sự sống”[30]
Sau 1975, Tô Hoài tiếp tục sáng tác với bút lực dồi dào Từ 1986, với
sự chuyển mình của văn xuôi ở cả lĩnh vực nội dung và hình thức nghệ thuật
Trang 7thì “hình như ngòi bút Tô Hoài không có tuổi già”, ông vẫn tiếp tục đem đến cho độc giả những sáng tác có giá trị Sự trở lại của chất trào lộng trong sáng tác của Tô Hoài giai đoạn này là một thực tế chứng minh cho một nét đặc trưng, nhất quán trong phong cách của ông Trong đà vận động chung của thể loại, ông vẫn giữ cho mình phong độ nhất định khi viết truyện ngắn Các tập
truyện: Tình buồn, Cái áo tế, Người một mình là sự tiếp nối hành trình sáng
tạo miệt mài, bền bỉ của nhà văn “hóm lẹm bậc nhất văn đàn Việt”
Sự nghiệp văn học của Tô Hoài luôn là mảnh đất đầy tiềm năng để các thế hệ sau tiếp tục tìm tòi, khám phá Kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu đi trước về ông, trong quá trình khảo sát ở tư liệu khoa Ngữ văn trường Đại học sư phạm Hà Nội, chúng tôi nhận thấy vấn đề trào lộng trong truyện ngắn Tô Hoài được đề cập đến nhiều lần
.Trong khoá luận tốt nghiệp Chất hài hước trong tập truyện ngắn
Người một mình, tác giả Nguyễn Tuyết Mai đã tìm hiểu những phương thức
tổ chức, các phương tiện nghệ thuật để tạo nên hiệu quả hài hước Theo tác giả, ở phương diện xây dựng chi tiết hài hước, Tô Hoài đã đưa vô vàn những cái tạp nham của cuộc sống đời thường vào trang văn của mình Những chi tiết đó tạo nên một đặc điểm riêng của cốt truyện trong truyện ngắn Tô Hoài
là cốt truyện giống như dòng chảy tự nhiên của cuộc sống đời thường Khi chỉ
ra nghệ thuật xây dựng nhân vật hài hước, tác giả nhấn mạnh: Tô Hoài xây dựng được một hệ thống nhân vật phong phú, đa dạng Đó là thế giới của con người bình thường, những con người với những cá tính, thói tật nhưng cũng lại rất hồn nhiên tinh nghịch từ trong bản chất, từ điệu bộ đến suy nghĩ, lời nói đến hành động Ở khía cạnh nghệ thuật trần thuật hài hước, người viết phát hiện: Dù là người trần thuật khách quan hay chủ quan, người kể chuyện trong truyện ngắn Tô Hoài đều đem đến cho bạn đọc những tiếng cười thú vị thông qua những lời bình luận gián tiếp hoặc trực tiếp hoặc xen vào ý thức nhân vật
để tạo nên mâu thuẫn hài hước
Trang 8Năm 2013, với khóa luận Chất trào lộng trong tập truyện ngắn Tình
buồn, Cung Thị Kim Thành cho rằng: “Đọc Tình buồn, ta bắt gặp rất nhiều
tính cách “quen mà lạ” Quen bởi dẫu có phần nhem nhọ và đời thường muốn che đậy thì nó vẫn là thường gặp, còn lạ là ở cái giọng kể, giọng tả điềm nhiên tinh quái đã biến nó thành câu chuyện hài hước, dí dỏm” [48,15]
Sự khám phá của các tác giả trong những khoá luận này đã góp một tiếng nói trong việc khẳng định nét nhất quán trong phong cách nhà văn này
Mặc dù thống kê của chúng tôi về những nhận xét, những ý kiến đánh giá xung quanh truyện ngắn Tô Hoài sau năm 1975 là chưa đầy đủ nhưng có thể nhận thấy, các bài viết đều đề cập đến ngôn ngữ, giọng văn, cách nhìn con người, cuộc đời, cách xây dựng chân dung nhân vật … trong truyện ngắn của ông đậm chất trào lộng Tuy nhiên, các bài viết chủ yếu mới chỉ dừng lại ở những cảm nhận, những nhận xét mang tính riêng lẻ mà chưa đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống, nhất là ở phương diện chất trào lộng và sự chi phối của nó đến các phương tiện nghệ thuật thể hiện Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn xem những ý kiến ở các công trình ấy là những tiền đề, những gợi ý cần thiết giúp chúng tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu đề tài này
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng là truyện ngắn của Tô Hoài sau 1975 Trong đó, chúng tôi
tập trung nghiên cứu chất trào lộng qua ba tập truyện ngắn: Tình buồn, Cái
áo tế và Người một mình.
4 Mục đích nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi tập trung lý giải mối liên hệ giữa nội dung trào lộng và thủ pháp nghệ thuật trào lộng trong truyện ngắn Tô Hoài sau 1975, từ đó một lần nữa khẳng định phong cách nghệ thuật độc đáo cũng như thêm một lần nữa khẳng định sự đóng góp của nhà văn “hóm lẹm” này đối với văn học hiện đại Việt Nam
Trang 95 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp hệ thống
5.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp
5.3 Phương pháp so sánh
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương:
Trang 10PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Nhận thức các khái niệm cơ bản
Theo từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh thì:
“Trào” là cười, cười nhạo “Lộng” tiếng Hán là ngắm nghía, chơi Trào lộng là cười có tính chất chế giễu để đùa cợt
Henri Bénac đã diễn giải một cách cụ thể, rõ ràng: Theo tác giả, trào lộng bắt nguồn từ tiếng Latinh “Burla = đùa bỡn” chỉ một hình thức đặc biệt của lối diễn đạt có trong tất cả các nghệ thuật xuất hiện ngay từ thời Cổ đại trong văn học “Trào lộng về cơ bản là nói bằng những lời lẽ thô tục và cổ lỗ
về những chuyện nghiêm túc”[4,10] Vì thế, từ này cũng có thể dùng để chỉ thể loại trái ngược với thể loại nói bằng những lời đẹp đẽ, trau chuốt về những
sự vật thô thiển, tầm thường Cũng theo tác giả, trong khi hài hước giữ sự tiếp xúc với con người thì trào lộng linh hoạt hơn Mục đích của trào lộng không chỉ để mua vui, chế nhạo bằng nhại tiếng mà còn châm biếm xã hội và làm con người thay đổi bản chất bằng cách thức nhẹ nhàng nhất
Trên cơ sở của những tiền đề giới thuyết nêu trên chúng tôi nhận thức
về khái niệm này với ý nghĩa: trào lộng là một yếu tố, một phương diện quan trọng của bản thân nội dung tác phẩm nghệ thuật Trào lộng chính là tiếng cười, đồng nghĩa với cái hài Cái hài – một phạm trù mĩ học “phản ánh hiện tượng phổ biến của thực tế đời sống có khả năng tạo ra tiếng cười ở những cung bậc và sắc thái khác nhau Đó là sự mâu thuẫn, sự không tương xứng mà người ta có thể cảm nhận được về phương diện xã hội”[11] Cái hài trong quan hệ thẩm mỹ chính là cái xấu giả danh cái đẹp và khi bị phát hiện thì tạo
ra tiếng cười mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, tiếng cười của sự chiến thắng cái xấu Bản chất của cái hài chính là tiếng cười với nhiều cung bậc phong phú,
đa dạng: cười thiện cảm, cười khinh bỉ, cười chua chát, chán nản, cười
Trang 11nghiêm khắc, cười vui, cười đùa Và như vậy, hệ quả tất yếu của chất trào lộng là tiếng cười và đối tượng mà nó hướng tới là con người hoặc những gì liên quan đến con người bởi “cười là đặc tính của con người” (Rabơle) Tuy nhiên, tiếng cười chỉ bộc lộ khi chủ thể phát hiện ra đối tượng gây cười, tiếng cười nổ ra như là dấu hiệu của sự thân mật, “suồng sã” với đối tượng Theo M.Bakhtin: “Tiếng cười xóa bỏ nỗi sợ hãi và thái độ tôn kính trước khách thể, trước thế giới, biến nó thành đối tượng của sự tiếp xúc thân mật và bằng cách
đó, chuẩn bị cho việc nghiên cứu nó một cách hoàn toàn tự do” Do đó, trào lộng chỉ thực sự xuất hiện và phát triển khi tư duy văn học mang đậm tinh thần dân chủ, tự do của một ý thức cá nhân hoàn toàn được giải phóng
Có thể thấy, ở một phương diện nào đó, trào lộng gần với khái niệm trào phúng Tuy nhiên giữa chúng có sự khác nhau về mức độ, mục tiêu Nếu trào phúng sử dụng các yếu tố của tiếng cười (mỉa mai, châm biếm, phóng đại, khoa trương, hài hước ) để chế nhạo, chỉ trích, tố cáo, phản kháng những cái tiêu cực, xấu xa, lỗi thời, độc ác trong xã hội, nghĩa là nó mang tính công kích bút chiến một cách mạnh mẽ những khiếm khuyết, những thói hư tật xấu thì trào lộng uyển chuyển, mềm mại và linh hoạt hơn trong mức độ và mục tiêu sử dụng tiếng cười Trào lộng cũng gần nghĩa với khái niệm “châm biếm” và “giễu nhại” Chúng chỉ khác nhau ở mức độ, tính chất phê phán và các phương thức biểu hiện
Với ý nghĩa đó, luận văn của chúng tôi tập trung tìm hiểu chất trào lộng trong truyện ngắn Tô Hoài sau 1975 theo hướng nhận diện, khám phá tiếng cười với những biểu hiện phong phú, đa dạng trong sáng tác của ông giai đoạn này, coi đó là một yếu tố góp phần khẳng định phong cách độc đáo của nhà văn có một hành trình sáng tác đầy dẻo dai và sung sức bậc nhất của văn học Việt Nam hiện đại
Trang 121.2 Trào lộng trong văn học Việt Nam sau 1975
Dòng chảy của văn học Việt Nam chưa bao giờ thiếu vắng tiếng cười Tuy nhiên, tùy từng giai đoạn, từng thời kỳ lịch sử mà mức độ, mục đích tiếng cười khác nhau Có khi nó bùng nổ mạnh mẽ thành cao trào nhưng cũng
có khi tiếng cười tạm lắng xuống để nhường chỗ cho những cảm hứng sôi nổi hơn để rồi sau đó lại càng tái sinh mạnh mẽ
Trong văn học dân gian, tiếng cười có nhiều cấp độ khác nhau với mục đích tương ứng: Tiếng cười hồn nhiên thoải mái, vui vẻ nhằm mục đích giải trí, cũng có khi đó là tiếng cười mỉa mai châm biếm, giễu cợt…nhằm mục đích giáo dục và đấu tranh chống thói hư tật xấu Có thể nói, tiếng cười là phương tiện, là cứu cánh để giúp họ đối diện, vượt lên và chiến thắng hoàn cảnh sống vốn dĩ còn lắm gian truân, nhọc nhằn, vất vả và đầy rẫy những bất công, ngang trái
Đến văn học trung đại, cảm hứng trào lộng tiếp tục xuất hiện và phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là từ sau thế kỷ XVIII – khi chế độ phong kiến Việt Nam đi từ khủng hoảng đến suy thoái, những giá trị, những chuẩn mực đạo đức bị đổ vỡ đảo lộn Đấy chính là mảnh đất để tiếng cười xuất hiện và phát triển Đó là tiếng cười chua xót, mỉa mai, chế giễu của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm trước sự đổi trắng thay đen của lòng người bởi sức mạnh của đồng tiền Là tiếng cười phê phán, đả kích mạnh mẽ giống như một cái tát thẳng thừng không hề nể nang sợ hãi vào mặt bọn phong kiến thống trị trong thơ Hồ Xuân Hương Là tiếng cười trào phúng thâm trầm mà sâu sắc trong thơ Nguyễn Khuyến hay tiếng cười sắc nhọn, cay độc, bốp chát khi tố cáo, đả kích hoặc hài hước dí dỏm trong những vần thơ tự trào của Tú Xương …
Giai đoạn văn học 1930 – 1945 đã chứng kiến sự phát triển chưa từng có của văn thơ trào phúng Riêng ở bộ phận văn xuôi hiện thực, tiếng cười bật lên
từ những sáng tác của hàng loạt cây bút: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan,
Trang 13Ngụ Tất Tố, …Tuy sắc thỏi và cường độ khỏc nhau nhưng cỏc cõy bỳt này đều phờ phỏn xó hội đương thời bằng một vũ khớ lợi hại vụ cựng: Tiếng cười.
Giai đoạn 1945 – 1975 là giai đoạn đặc thự của lịch sử dõn tộc: Cả nước tiến hành hai cuộc chiến tranh chống Phỏp và chống Mỹ Trong hoàn cảnh ấy, văn học hướng về điểm nhỡn sử thi với những vấn đề trang nghiờm, cao cả Văn học tập trung đề cập đến những vấn đề trọng đại, liên quan đến lợi ích của dân tộc và cộng đồng, hiện thực cuộc sống trong văn học đều dường như chỉ có một màu hồng, không có hoặc rất ít những tiêu cực, mâu thuẫn Văn học dường như chỉ có ngợi ca, độc giả theo đó cũng trở thành thói quen
và thường biết trước được kết thúc của các tác phẩm bao giờ cũng có hậu, cái thiện, cái cao cả, cái tốt đẹp bao giờ cũng chiến thắng Chớnh vỡ thế, tiếng cười trong văn học giai đoạn này dường như bị đứt góy với truyền thống Cảm hứng anh hựng và giọng điệu ngợi ca là nột chủ đạo trong cỏc tỏc phẩm thời
kỳ này
Với đại thắng mựa xuõn năm 1975, cuộc khỏng chiến chống Mỹ cứu nước của nhõn dõn ta đó kết thỳc thắng lợi Một kỷ nguyờn mới được mở ra cho dõn tộc Việt Nam: Kỷ nguyờn độc lập, thống nhất cựng đi lờn chủ nghĩa
xó hội Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đó chỉ rừ: Đổi mới nước
ta, đổi mới đang là yờu cầu bức thiết của sự nghiệp cỏch mạng, là vấn đề cú ý nghĩa sống cũn, phải đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy chỳng ta mới cú thể vượt qua khú khăn Từ năm 1986, đất nước bước vào cụng cuộc đổi mới một cỏch mạnh mẽ, toàn diện, sõu sắc Trờn tinh thần dõn chủ của thời đại, quan điểm chỉ đạo văn nghệ thụng thoỏng và cởi mở hơn đó “thổi một luồng giú mới vào đời sống văn học nghệ thuật nước nhà” Cựng với cảm hứng sử thi, cảm hứng về cỏi bi là sự trỗi dậy của cảm hứng trào lộng đó làm thay đổi căn bản diện mạo văn xuụi thời kỳ đổi mới Sự phục sinh của cảm hứng trào lộng khụng chỉ đỏp ứng nhu cầu đổi mới, tự cởi trúi của văn học và gúp phần làm
Trang 14cho diện mạo của văn học Việt Nam sau 1975 có những chuyển biến mạnh
mẽ nhất là sự hình thành loại hình văn xuôi trào lộng mà còn là điểm tựa, là điều kiện cần thiết để thức tỉnh ý thức cá nhân, cá tính sáng tạo của người cầm bút, giúp họ có bản lĩnh, có dũng khí hơn trong cách nhìn nhận, miêu tả, đánh giá sự vật, hiện tượng, con người trong đời sống xã hội từ đó mà các giá trị của đời sống được nhận thức lại, đánh giá lại theo những chuẩn mực riêng của kinh nghiệm cá nhân và bộc lộ những vênh lệch, sự không tương hợp so với những chuẩn mực cũ từ kinh nghiệm cộng đồng Tiếng cười trào lộng, vì thế càng có điều kiện phát triển một cách mạnh mẽ Sự biểu hiện của nó trong sáng tác của các tác giả cũng trở nên nhiều màu vẻ và sâu sắc hơn Các nhà văn hướng ngòi bút vào mọi vấn đề của đời sống xã hội kể cả những vấn đề lâu nay được chôn sâu cất kĩ hoặc được tránh né vì ngại va chạm để vạch trần những phi lý, bất cập, những sai lầm, lệch lạc của nó và làm bật lên tiếng cười với những sắc thái thẩm mĩ đa dạng, tinh tế, qua đó các tác giả giúp cho người đọc nhận chân các giá trị thật - giả, tốt - xấu, cao cả - thấp hèn của đời sống
xã hội trong thời đại mới
Cũng cần phải nói thêm rằng, từ sau công cuộc đổi mới của Đảng, đời sống vật chất của toàn xã hội đã thay đổi nhanh chóng theo chiều hướng tốt đẹp hơn Tuy nhiên, khi đất nước chuyển từ chế độ bao cấp sang cơ chế thị trường, bậc thang của nhiều giá trị bị thay đổi, sự phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ ràng, đặc biệt đồng tiền đã bộc lộ vai trò ma quái và “sức mạnh vạn năng” của nó Đồng tiền len lỏi vào mọi ngõ ngách, mọi mối quan hệ thiêng liêng nhất trong đời sống xã hội để xâu xé và làm biến dạng chúng Đó là mặt trái của cơ chế thị trường và cũng là mảng hiện thực bộn bề, phức tạp để tiếng cười xuất hiện và phát triển trong văn học nhất là văn xuôi
Nhìn trên đại thể có thể thấy tiếng cười trào tiếu, giễu nhại đã thực sự trở thành tiếng nói nghệ thuật của văn xuôi thời kỳ đổi mới Nó thể hiện sự
Trang 15chiếm lĩnh các giá trị đời sống một cách dân chủ, cởi mở của các nhà văn, tiêu biểu như trong sáng tác của: Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái… Dường như các tác giả muốn thông qua tiếng cười để “cảnh tỉnh nhân loại và báo hiệu trước những tai họa”
(Nguyễn Minh Châu) Đó cũng chính là giá trị sâu sắc của tiếng cười Các nhà
văn đã thể hiện tiếng cười đa dạng và khác biệt với các cung bậc trào lộng khác nhau Với Nguyễn Khải, đó là nụ cười giễu cợt vừa thâm thuý, vừa tinh quái của một trí thức lịch lãm, trải đời, luôn tỉnh táo trước mọi biến động dâu
bể của thế thái nhân tình Không phải ngẫu nhiên mà trong sáng tác của ông hầu hết đều là kiểu nhân vật tư tưởng thích suy nghĩ, ham tranh luận, ưa đối thoại để xác định lại những giá trị thực của đời sống theo quan điểm cá nhân Nhà văn không áp đặt mà tạo không khí cởi mở “đùa giỡn tí chút” để đánh
thức trí tuệ của người đọc Thượng đế thì cười là ví dụ điển hình.
Trong văn Nguyễn Huy Thiệp, người đọc lại bắt gặp sự hợp lưu giữa mạch nguồn dân gian và tinh thần hiện đại Truyện ngắn của ông phơi bày đến tận cùng một hiện thực đang ly tán, phân rã, mất đi tính bản nguyên thống nhất, vẹn toàn, một xã hội phi lý, đầy bất cập với cơ chế thị trường thực dụng tha hoá bản chất người khiến con người trở nên cô đơn, lạc lõng, không còn mối dây ràng buộc với truyền thống Tiếng cười trào lộng trong văn Nguyễn Huy Thiệp vì thế, thường mang âm hưởng giễu nhại sâu cay Dường như qua
đó nhà văn muốn hướng đến việc xoá bỏ khoảng cách sử thi nhằm mục đích giải thiêng để đối thoại với độc giả, để nhận thức lại các giá trị đời sống Một
loạt các tác phẩm như: Tướng về hưu, Không có vua, Những người thợ xẻ,
Vàng lửa, Kiếm sắc thể hiện rất rõ điều đó.
Đọc Phạm Thị Hoài chúng ta nhận thấy sự chua chát, mỉa mai, hài hước lại nổi lên như là âm hưởng chủ đạo trong sáng tác của nhà văn Qua cái nhìn mang tính giễu nhại của bà, dường như mọi chuyện trong cõi nhân sinh
Trang 16từ chuyện yêu đương, ma chay, cưới hỏi, chuyện dạy học, thơ phú, quan trường đều trở nên vô nghĩa, thiếu nghiêm túc Thậm chí con người cũng bị
mô hình hoá, số hoá trở thành những “người không mặt”, bị bào mòn cá tính,
cạn kiệt khả năng yêu thương Thiên sứ, Man Nương, Kiêm ái, Tiệm may Sài
Gòn là những tác phẩm tiêu biểu cho tiếng cười giễu nhại trong văn chương
Phạm Thị Hoài, thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn
Đến với các tác phẩm của Hồ Anh Thái: Cõi người rung chuông tận
thế, Mười lẻ một đêm , Đức Phật, SBC là săn bắt chuột người đọc lại có cảm
giác mỗi tác phẩm của ông đều là một tiếng nói, một cách nhìn đời, nhìn người nhằm cảnh tỉnh “cõi người” hôm nay trước nguy cơ nhân tính bị băng hoại, những nền tảng đạo đức, những giá trị văn hoá truyền thống bị phá huỷ
Do đó, vừa tưng tửng, vừa cười cợt, báng bổ là giọng điệu chủ đạo mà ta bắt gặp trong sáng tác của nhà văn Ngôn ngữ trong văn ông cũng vì thế mà mang tính giễu nhại với sự tổng hoà nhiều sắc độ: lúc suồng sã, thân mật; lúc bặm trợn, chao chát; lúc lại hoài niệm, triết lý Điều đó làm nên cái duyên, cái riêng của Hồ Anh Thái
Là một thuộc tính của hiện thực khách quan, vì thế cái hài trở thành đối tượng được nhận thức, được phản ánh trong sáng tác của rất nhiều nhà văn thời kỳ đổi mới Không chỉ có Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái mà còn rất nhiều nhà văn khác cũng thể hiện cảm hứng đặc biệt đối với phạm trù này như: Ma Văn Kháng, Đoàn Lê, Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Quang Thân, Chính điều đó góp phần tạo nên diện mạo mới đầy thú vị và ấn tượng của văn xuôi Việt Nam sau 1975 Thông qua tiếng cười, truyện ngắn sau 1975 đã thể hiện sự phong phú trong quan niệm về con người và tư tưởng về hiện thực Cảm hứng anh hùng trong văn học dần nhường chỗ cho cảm hứng phê phán và cảm hứng nhân văn Hình ảnh con người đơn trị, một chiều, hào hùng, vĩ đại, bách chiến bách thắng dần nhường
Trang 17chỗ cho con người bé nhỏ, con người tự nhiên với nhiều phức tạp như nó vốn
có Quan niệm về con người, vì thế cũng gần gũi hơn, thật hơn và sinh động hơn Đó cũng chính là tư tưởng về hiện thực Không còn một hiện thực tươi rói màu hồng nữa mà thay vào đó là một hiện thực gai góc, phức tạp còn nhiều bí ẩn, nhất là hiện thực của đời sống nội tâm con người với nhiều ẩn ức,
vô thức, tâm linh đầy rẫy những xung đột, những giằng xé Đó mới thực sự là mảnh đất cần được khai vỡ của văn học như cách nói của Chế Lan Viên: “Đi
tìm sự vật ở cái bề chưa thấy, ở cái bề sâu, bề sau, ở cái bề xa” hay lời tâm sự
của Nguyễn Khải: “Tôi yêu mến cái hôm nay, cái ngổn ngang, bề bộn, bóng tối lẫn ánh sáng, màu đỏ và màu đen, đầy rẫy những xung đột, những bất ngờ Đó là mảnh đất phì nhiêu cho các cây bút thỏa sức khai vỡ”
1.3 Trào lộng trong hành trình sáng tác của Tô Hoài
Sớm đến với văn chương, ban đầu Tô Hoài chịu ảnh hưởng của xu hướng sáng tác lãng mạn đương thời nhưng rồi ông nhanh chóng nhận ra đó không phải là sở trường của mình nên đã chuyển hướng Với ý thức nghề nghiệp cao và bản lĩnh nghệ thuật đáng nể, Tô Hoài đã sớm hình thành cho mình một phong cách nghệ thuật riêng Ngay sau khi chuyển hướng sáng tác,
Tô Hoài đã “thuộc loại tả chân” có “tính chất xã hội” (Vũ Ngọc Phan) Cảm
hứng chủ đạo trong sáng tác của ông là cảm hứng hướng về cuộc sống hiện thực “muôn mặt đời thường” Căn cứ xuất phát của ngòi bút Tô Hoài là những gì thân thuộc nhất, gần gũi nhất với nhà văn Tô Hoài gần như dị ứng với lối viết về xã hội thượng lưu với những con người sang trọng có thứ ngôn ngữ “sạch sẽ” của Tự Lực Văn Đoàn Ông viết về những con người ông gặp hàng ngày, những chuyện diễn ra thường ngày mắt thấy tai nghe Ông đi vào khai thác đời thường, vào mạch sống thực của đời sống – mạch sống của cuộc đời táp nham Nhà văn tự nhận thấy rằng: “Đời không suông nhạt ở một mảnh
cổ tích nhăng cuội, ở những câu chuyện trai gái thông thường đem bôi nhèm
Trang 18trên giấy… Xưa nay, tôi chỉ quen viết về những gì vụn vặt, nhem nhọ” Quan niệm viết trên của Tô Hoài đã nhất quán trong cả đời viết Có biến đổi nhưng mang ý nghĩa tích cực mới.
Cuộc đời và văn nghiệp của Tô Hoài gắn liền với những biến cố trọng đại của đất nước: hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giai đoạn hoà bình và xây dựng đất nước đổi mới Ở mỗi giai đoạn, ông đều tham gia như một nhân chứng lịch sử Và ở mỗi giai đoạn ta đều thấy toát lên cách nhìn đời tinh quái, đậm chất hài hước trong việc phát hiện, xây dựng nhân vật tuy màu sắc đậm nhạt ở mỗi thời kỳ khác nhau
1.3.1.Từ những sáng tác thời kỳ đầu
Tô Hoài đến với nghề văn ở tuổi mười bảy, mười tám Tuy xuất hiện ở giai đoạn cuối của thời kì 1930 - 1945 nhưng Tô Hoài đã sớm khẳng định được
vị trí của mình trong đội ngũ nhà văn thời kì này bằng một loạt tác phẩm độc
đáo, đặc sắc như : Dế mèn phiêu lưu kí (1941), Quê người (1941), O chuột
(1942), Giăng thề (1943), Nhà nghèo (1944 )…Từ các tác phẩm này, người đọc
dễ nhận thấy sức sung mãn dồi dào trong lao động nghệ thuật của ông Sau
này, Tô Hoài đã bộc bạch chân thành qua Tự truyện về việc ông đến với nghề
văn, ông viết : “Tôi vào nghề văn có trong ngoài ba năm trước Cách mạng tháng Tám, 1945 mà tôi viết như chạy thi được năm truyện dài, truyện vừa, ba
tập truyện ngắn, còn truyện thiếu nhi như Dế mèn thì mấy chục truyện…Cũng
chẳng có gì lạ Viết để kiếm miếng sống lúc ấy tất phải cuốc khỏe như vậy đấy” Tác phẩm của Tô Hoài trước cách mạng có thể phân thành hai loại chính: truyện về loài vật và truyện về nông thôn trong cảnh đói nghèo
Trước hết, với Dế Mèn phiêu lưu kí, tài năng nghệ thuật của Tô Hoài
được bộc lộ ở nhiều phương diện Bằng tài quan sát, cái nhìn tinh tế về loài vật kết hợp với những nhận xét thông minh, hóm hỉnh, nhà văn đã lôi cuốn các em vào thế giới loài vật bé nhỏ gần gũi, hấp dẫn và kì thú qua hình ảnh
Trang 19của Dế Mèn, Dế Trũi…Họ như anh em kết nghĩa vườn đào, sẵn sàng quên mình vì bạn, vì nghĩa lớn Xiến Tóc trầm lặng, vừa yêu đời vừa chán đời Chị Cào Cào ồn ào và duyên dáng Bọ Ngựa kiêu căng, ngạo mạn Cóc huênh hoang, dở hơi Ếch thông thái giả Anh chàng Kỉm Kìm Kim hèn đớn Cậu công tử bột Chim Chả Non có mẽ mà đầu óc lại rỗng tuếch, Từ đời sống và tính cách của từng con vật, nhà văn nhằm bày tỏ quan niệm của mình về nhân sinh, về khát vọng chính đáng của người lao động, về một cuộc sống hòa bình, yên vui, về tình thương, lòng chân thành và sự đoàn kết Bởi thế, câu chuyện về chú Dế Mèn không chỉ có ý nghĩa dành cho trẻ em, mà còn cả cho người lớn và cho cả xã hội Nó thực sự mang giá trị lâu bền trong đời sống tinh thần của con người, cũng vì thế, dù ở đâu và ở thời kì nào, người đọc vẫn tìm thấy bao điều thú vị, bao bài học ý nghĩa từ tác phẩm này.
Viết về loài vật, Tô Hoài đã dành khá nhiều trang để thể hiện chân thật, sinh động họ nhà chuột Các chủng loại chuột như: chuột nhắt, chuột cống, chuột cộc, chuột bạch, chuột xù, xuất hiện trong các tác phẩm của ông với những đặc điểm, thói quen riêng và cả những mối quan hệ của chúng Trong
số những truyện viết về chuột thì Gã chuột bạch đã để lại cho người đọc bao
điều suy nghĩ Cuộc sống của vợ chồng chuột bạch là “vẩn vơ tìm những hạt gạo tẻ mà người ta rắc vào một cái đĩa ở đáy lồng”, là “đánh vòng”, dựa vào lồng “ngủ đứng” Ngay cả khi có dịp ra khỏi lồng chúng vẫn không lấy gì làm thích thú mà “ngơ ngác nhìn quanh quẩn Như là họ hít phải cái không khí lạ Như là họ chẳng quen bò giữa nơi khoáng đãng Và họ lại nối đuôi nhau, tha thẩn, từ từ bò vào, cũng như lúc bò ra” Có thể nói, qua cảnh sống của vợ chồng chuột bạch, Tô Hoài đã phê phán cách sống nhàm chán, buồn tẻ và vô
vị cũng như tâm lí chấp nhận, lệ thuộc của một lớp người trong xã hội, đồng thời muốn thức tỉnh những ai đang lâm vào cảnh sống đó
Trang 20Nhiều loài vật khác qua cách miêu tả của Tô Hoài tạo cho người đọc dấu ấn lâu bền Đó là gã mèo mướp “lừ đừ nghiêm nghị tựa một thầy dòng, trên mình có khoác bộ áo thâm Hắn có cái cốt cách quý phái và trưởng giả Lúc nào cũng nghĩ ngợi như sắp mưu toan một việc gì ghê gớm lắm” Đó là cậu gà trống gi “bé nhỏ sống côi cút một thân, một mình” thuở nhỏ, nhưng khi lớn lại có “bộ mặt khinh khỉnh ta đây” và cũng rất đa tình, “có tật mê gái” như cái tính chung của loài gà - cả của loài người khi mới lớn lên “bỏ nhà ra
đi vì ái tình” hay dễ quên đi ái tình cũ để “lần mò đi tìm một vài ái tình khác” Với chàng gà chọi “nhất sinh chỉ có một nghề đi đánh lẫn nhau cho người ta xem”, “lúc nào cũng chỉ ngứa ngáy chân tay”, quả không đủ chữ nghĩa để “tả cái oai lẫm liệt của chàng” Chàng ta không thiết gì đến con cái, trong đầu
“chỉ đen những ý tình ma chuột”, hay “đi ve gái”, thế mà khi Một cuộc bể
dâu xuất hiện, họ nhà gà chết dần, chết mòn, chàng gà chọi dù anh hùng, lẫm
liệt nhưng rồi cũng “tắt thở” để lại “một mình chị mái già, ra lại vào, ngẩn
ngơ” Vợ chồng Đôi gi đá lại “tựa vợ chồng quê mới rủ nhau lên tỉnh Họ lờ
khờ, ngẩn ngơ, xấu xí - nghĩa là đặc nhà quê” Chúng cần mẫn xây tổ ấm, sống “bình lặng, chịu khó, ít ồn ã”, chờ ngày đẻ trứng, chờ ngày trứng nở, chờ những đứa con lớn lên từng ngày ” Thế rồi, Tết đến, tiếng pháo nổ đón xuân
về vô tình đã làm tan tác gia đình chúng Nghe tiếng pháo “kinh khủng nổ vang động trong cây, cả nhà cuống cuồng bay đi” Cuộc sống của đôi vợ chồng chim gi đá rồi sẽ như thế nào trong cảnh tan tác đó đã khiến cho người
đọc phải ngậm ngùi, xót xa Còn Mụ ngan với “cái tính ngu tối, chậm chạp”
đến mức những đứa con của mình gặp nạn, hay bị chết vẫn vô tình, thản nhiên Kể cả khi bị đá, bị đuổi đánh,“bị bỏ tù” thì “chúng vẫn không hiểu chi” Hơn thế nữa, khi “chồng” mụ bị làm thịt, mụ vẫn “thản nhiên”, mụ ngan chỉ nhớ rõ “khi có hạt ngô đo đỏ, hạt thóc vàng vàng, tàu lá xanh xanh thì xô đến mà khởi sự ăn”.[30] Cùng với hình ảnh của những loài vật trên là của
Trang 21chú chó Đực ham vui, “la cà” với “hàng tá nhân tình” nên bị người ta thiến
Đực “buồn thỉu, buồn thiu, đi lừ khừ quên cả ăn uống” Tuổi xuân của Đực qua nhanh, nó trở nên “lạnh lùng với cuộc đời và lạnh lùng với tháng ngày”,
nó “lặng lẽ sống cái cuộc đời tàn cục buồn thiu”, “héo hắt dần” Tác phẩm kết thúc với sự xuất hiện của một con chó khác cũng “khỏe và béo lẳn” nhưng rồi thân phận của nó chắc gì đã khác với con Đực
Tóm lại, thế giới loài vật trong tác phẩm của Tô Hoài thật độc đáo Thế giới ấy gợi lên ở người đọc sự liên tưởng về nhiều vấn đề trong đời sống xã hội Ông nói về mèo, chó, chuột, gà chọi, ngan,…với những tật xấu, những vui buồn, những tính nết riêng vốn có của mỗi loài mà như đang nói về con người
Có lẽ, từ trước cho đến nay, trong văn học Việt Nam chưa có nhà văn nào viết
về loài vật nhiều và đặc sắc như Tô Hoài Quả thực, với “cái nhìn tinh tế, sắc sảo, hóm hỉnh lắm lúc như bông đùa nghịch ngợm…không lên giọng, không nhấn mạnh kết hợp với những nhận xét thông minh, hóm hỉnh, nhà văn đã lôi cuốn người đọc vào thế giới loài vật gần gũi mà hấp dẫn, kì thú
Bên cạnh truyện viết về loài vật, mảng truyện viết về cảnh sống đói nghèo cũng được nhà văn đã miêu tả chân thật và sinh động Tuy nhiên, viết
về cái nghèo, cái khổ nhưng những trang văn của ông không phải lúc nào cũng toát lên không khí thê lương, u ám Ở đó niềm vui thường đơn sơ mà cái buồn cũng không quá nặng nề Cái nghèo làm vợ chồng Duyện lục đục, xô xát lại được tác giả “tường thuật” bằng giọng kể như châm chọc, giễu cợt:
“Thế này thì Duyện uất đến chết được Nó cứ núp ngoài kia mà dội vào từng tiếng Anh đuổi, nó lại chạy Anh uất quá, uất quá Uất run mười đầu ngón tay bần bật Anh phải đập một cái gì cho đã Trong nhà chẳng còn cái gì khả dĩ đập được Cái giường, cái án thư, cái cột toàn những đồ gỗ đau tay Có con dao, thì anh đã đập lên đập xuống nhiều bận rồi” Cơn giận lôi đình khiến người bố từ chỗ đe giết lũ vợ con chuyển sang đe đốt nhà nhưng “loanh quanh
Trang 22mãi vẫn chưa thấy anh Duyện đốt nhà được” Thì ra, nhà không có một chút lửa Đã hai năm nay, chưa mua được một bao diêm nhỏ Mỗi bận thổi cơm, cái Gái vẫn ra tận đầu xóm xin lửa Và tối thì đi ngủ cùng mặt trời Bất ngờ cơn mưa đổ xuống Mưa làm dịu cơn xô xát và cả nhà Duyện cùng xách giỏ
chạy túa ra đường (Nhà nghèo) Giữa những “nhem nhọ” đời thường vẫn
luôn có sự hiện diện của một cách nhìn đời hài hước, dí dỏm, lạc quan đến thế
Sống chung dưới một mái nhà nên chuyện va chạm là không thể tránh Khi mâu thuẫn xảy ra, mỗi người có một cách xử lí Riêng bà Móm lại lựa chọn cách đi tự tử Thực ra bà Móm giả bộ tự tử để dọa con trai và con dâu mình Thông thường khi người ta rơi vào tình cảnh phải đi tự tử là lúc họ rất tuyệt vọng, bế tắc, lựa chọn cách ấy để giúp người ta giải thoát khỏi cuộc sống hiện tại Vì lẽ đó, họ thường làm việc này một cách lặng lẽ không để ai hay biết Nhưng ngược lại, bà Móm lại cố tình làm ầm lên để cả làng cả xóm biết việc bà đang đi tự tử Vì vậy, việc tự tử của bà Móm thật hài hước
“Chẳng biết có một điều gì bực dọc, bà Móm giận con trai và nàng dâu
Không giận vừa vừa, mà lại giận quá Thế là cơn tức bừng bừng lên Bà xắn hai mép váy, xăm xăm chạy ra ngoài ao giếng Bà la vang cho bốn bên hàng
xóm và cho vợ chống thằng cả Mí biết rằng bà đương đi đầm đầu xuống ao
đây Không có ai ra can bà Vậy bà nhảy phóc xuống ao thực Đánh ùm một cái Rồi bà bíu hai tay vào cái cọc cầu ao Bà rúc đầu vào giữa bụi cây cúc tần mọc lòa xòa xuống vệ nước Mồm bà ngoác ra kêu thực to Kêu không phải vì
sặc nước Không phải để hắt hơi Bà ngoác ra kêu thực to Kêu như có nhà ai cháy ở trong xóm (…) Ai cũng tưởng bà lão chỉ kêu được có vài câu thì chối
cổ, phải lóp ngóp bò lên Chẳng ngờ họng bà khoẻ quá Bà lão vẫn kêu rầm Mãi sau, có người sốt ruột xuống kéo bà lão lên, đưa hộ về nhà Bà lão liền
lên ngay Ở dưới nước một lúc đã thấy chán.” Hành động tự tử của bà Móm
Trang 23rất mau lẹ, nực cười: bà xắn mép váy-> xăm xăm chạy -> nhảy phóc, ùm-> rúc đầu -> kêu to, kêu rầm-> (có người kéo lên) lên ngay vì ở dưới nước thấy chán Ngay cả lí do bà được cứu lên cũng thật buồn cười: bà kêu to quá, họng khoẻ quá nên ảnh hưởng đến hàng xóm làm người ta sốt ruột đành kéo bà lên, còn bà được dịp là leo lên ngay vì ở dưới thấy chán quá Để châm biếm, tác giả đã nêu ra hàng loạt những mâu thuẫn: tự tử >< tự lên ngay vì dưới ấy chán quá, tự tử thường âm thầm >< cố tình cho hàng xóm biết, bà lão >< họng khoẻ quá.
Cái nhìn tinh tế, hóm hỉnh, lắm lúc như bông đùa nghịch ngợm cũng rất thích hợp với Tô Hoài cả ở sự miêu tả những chuyện tình cảm lứa đôi Đó là những cuộc tình tưởng như “Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương” nhưng rồi cũng dần theo gió bay: “Không ai nghĩ đến chuyện đi đâu Vào Sài Gòn đường xa lăng lắc Đi tu phải cạo trọc đầu mà cũng khổ lắm Những lời cả
quyết kia cả hai người đã quên” Ở truyện “Vàng phai”, nhà văn chế giễu các
cô gái quê vì chuộng giàu sang của người thành thị mà phụ tình những chàng trai quê mùa, chất phác Nhà văn đã kết hợp lối so sánh với những từ mang sắc thái biểu cảm “Quyền ta cúi xuống hôn đánh choét một cái vào má Mây”,
“Công việc cứ xuôi nhẹ như nước sông Tô Lịch chảy”
Với cách nhìn đời tinh quái kết hợp giọng văn vừa da diết với cuộc đời chung vừa nhẹ nhàng, châm biếm, ở đề tài nào và đối tượng khám phá nào, thế giới nghệ thuật của Tô Hoài trước cách mạng đều thấm đượm tính nhân văn với tiếng cười nhẹ nhàng, hóm hỉnh Tiếng cười ấy xuất phát từ những thói tật hàng ngày Bên cạnh đó, những truyện viết về loài vật của Tô Hoài đa phần đều mang giọng dí dỏm, hài hước biểu hiện sinh động thế giới loài vật Ông nói về mèo, chó, chuột, gà chọi, ngan…với những tật xấu, những vui buồn, những tính nết riêng vốn có của mỗi loài mà như đang nói về con người Giọng văn nhẹ nhàng, dí dỏm trong mảng truyện viết về loài vật của
Trang 24Tô Hoài đã rất hấp dẫn bạn đọc nhỏ tuổi Với chất giọng này, Tô Hoài đã thể hiện thành công những chủ đề xã hội qua các câu chuyện về loài vật.
Bắc với Truyện Tây Bắc, Núi Cứu quốc, Miền Tây, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ,
Họ Giàng ở Phìn Sa, Nhớ Mai Châu,
Bên cạnh đó, ở thời kỳ này, sự quan tâm đến thế giới loài vật vẫn là
một mạch ngầm tuôn chảy để đến sau 1960 ông viết tiếp “Con mèo lười”, “Ò
ó o”, “Đàn chim gáy”, “Cá đi ăn thề”… Vẫn ở Tô Hoài sự quan sát thấu
đáo, sắc sảo, khó ai sánh được Nhưng với bối cảnh xã hội mới, thế giới loài vật ấy, tuy quen thuộc lại có thêm một sức sống khác, vui nhộn, bất ngờ mà tự nhiên góp phần vào bức tranh đời sống ấm áp, tươi vui của buổi đầu miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội Đi sâu vào miêu tả cuộc sống đời thường, Tô Hoài phát hiện ra nhiều thói tật khó cải tạo của người lao động Nhà văn đã dùng
giọng điệu dí dỏm, hài hước thể hiện sống động những thói tật ấy: “Buổi trưa
hôm ấy văng vẳng có tiếng mõ, người ta thấy bà Ba đi giữa đường, một tay cầm ống tre, một tay cầm cái dùi Đằng sau một lũ trẻ đi theo Mỗi khi đến
Trang 25một ngã ba, bà đứng dừng lại, gõ một hồi mõ, rồi chắp hai tay ra sau lưng, cất cao tiếng chửi rủa: Ới thằng liền ông! Ới con liền bà! Ới đứa già! Ới đứa trẻ! Ới đứa nào dỏng mái tai, gài mái tóc, gọi ông bà, ông vải cụ kị nhà nó lên để nghe bà chửi, để bà ỉa vào cái đầu lâu hoa cái nhà nó…Đã lâu, giờ mới lại nghe bà Ba chửi rủa con cà, con kê, có ngành có ngọn Đứa nào vô phúc dán cái giấy kia Nó chưa biết cái tài chửi rủa của bà hay sao Bà có thể trồng cây chuối ngược lên mà chửi suốt tháng Bà có thể chửi cho đứa nào đứa ấy và cơm vào miệng rồi mà còn phải nôn tháo ra Bà chửi từ đầu làng đến cuối làng, khắp các ngã ba ngã tư Lũ trẻ rều rễu họp thành một cái đuôi
dài….Thành thử khắp làng cứ nhộn lên” (Mười năm) Nhà văn như một
người quay phim gia nhập vào “đám hội” để đem đến cho người đọc những thước phim đặc sắc nhất Có khi nhà văn như một người trần thuật với điểm nhìn có sự dịch chuyển linh hoạt để đem đến những cung bậc cảm xúc trong lời chửi của bà Ba Lời chửi rất bài bản, rất chuyên nghiệp, có vần có điệu nhịp nhàng Hình ảnh bà Ba chẳng khác gì thằng mõ chỉ có điều thằng mõ đi rao việc làng việc nước còn bà Ba đang xỉa xói đứa trót dại nào nhỡ “dán cái giấy kia” Nhà văn đã kết thúc bằng lời bình luận hóm hỉnh “Kể bà chửi cũng hay thực …chắc có nhiều bà và nhiều cô gái cố gắng nghe học lỏm lấy những câu hiểm hóc để nhỡ ra có bận nào chửi nhau với ai chăng”
Tính cách hóm hỉnh, tinh quái sẵn có trong con người Tô Hoài đã giúp ông rất nhiều trong việc dựng lên những bức chân dung biếm họa, nực cười Miêu tả ngoại hình của Chúc, Tô Hoài đã lựa chọn những chi tiết đắt giá để làm bật lên ở con người này sự nhếch nhác, thảm hại: “Chúc cởi trần, gầy rạc như con nhái bén, quần quấn cái xà lỏn hoa xòe tròn giống như cái váy của bà lão quê…Chúc đang mặc cái quần tây đen thủi hai miếng mông vá, lúc nào cũng phải ngồi đứng ngoảnh đít ra phía không có người Cái áo sơ mi còn sót lại một khuy, đã giắt kĩ trong cạp mà vẫn banh cái ngực gầy hõm ra” Hình
Trang 26ảnh so sỏnh Chỳc ngồi thu lu trờn tấm phản với cỏi vỏy xũe hoa che kớn gối với “ụng Phật nhịn ăn mà vẫn thường thấy ở cỏc tũa sen trờn chựa” khiến ta bật cười thớch thỳ Ngoài hỡnh dỏng xấu xớ, Chỳc cũn hội đủ bản chất phàm tục: “Mỗi lỳc ra đứng hếch mắt kớnh lờn, húng ngoài cửa, lỳc nào cũng thấy cỏi bỏnh rỏn, bỏnh dày cắm trờn miệng Chỳc, như con chim tha mồi Gặp ai
bự khỳ được cũng tỏn ăn và tỏn chuyện vợ con, gạ người ta làm mối cho cụ này, cụ khỏc, thốm quỏ, thốm rồi” Những từ “gầy rạc”, “cỏi ngực gầy hừm ra”, “lỳc nào cũng”, “thốm quỏ, thốm rồi”…cho thấy thỏi độ mỉa mai, chế giễu của tỏc giả đối với những kẻ khụng chỉ bề ngoài nhếch nhỏc, thảm hại
mà bờn trong lại cũn hội đủ những thúi xấu của con người
Tuy nhiờn, nhỡn trờn tổng thể thỡ chất trào lộng, giễu cợt, khụi hài trong sỏng tỏc của Tụ Hoài giai đoạn này cú phần chỡm khuất đi rất nhiều so với giai đoạn trước cỏch mạng Âu đú cũng là đặc điểm chung của một thời đại mang tớnh đặc thự khi văn học phải gỏnh vỏc những nhiệm vụ quỏ nặng nề
1.3.3 Và những sỏng tỏc sau 1975
Sau một thời gian quỏ dài “cỏc nhà văn Việt Nam ớt cười và cũng ớt muốn độc giả phải bật cười thụng qua tỏc phẩm của mỡnh Chỳng ta quỏ trang nghiờm, trang nghiờm tới mức coi sự cười cợt thoải mỏi là một trũ lố, một sự
vụ bổ và thậm chớ cú hại” (Hoài Nam), đến lỳc này, văn nghệ mới được “cởi
trúi” và tiếng cười trong văn học cũng mới được “cởi trúi” Điều này là hoàn toàn tự nhiờn vỡ tiếng cười luụn đem lại hiệu quả thẩm mĩ và thỏa món lũng yờu cỏi đẹp của con người Sức sống của nú là bất diệt Lẽ dĩ nhiờn, những yếu tố trào lộng từng bị kỡm hóm cũng trỗi dậy mạnh mẽ trong sỏng tỏc Tụ Hoài Với một quan niệm sáng tác nghệ thuật nghiêm túc, Tụ Hoài không chạy theo xu thế, không "mua" người đọc bằng những sáng tác mùi mẫn, lãng mạn, quen thuộc, dễ dãi Với ụng, hiện thực cuộc sống và thái độ của con người đối với con người, đối với cuộc sống còn nhiều điều đáng nói, đáng để
Trang 27cho mọi người suy nghĩ, chiêm nghiệm và từ đó có được sự đánh giá cần thiết
về những giá trị của cuộc sống và tự thức tỉnh chính mình Là nhà văn đó từng trải qua cỏc giai đoạn khú khăn nhất của đất nước, sống gần gũi, chan hũa với mọi người xung quanh và cú tài quan sỏt tinh tế cộng với úc hài hước vốn là thế mạnh, Tụ Hoài đó giỳp người đọc thấy được bao chuyện buồn vui của cuộc đời, của hiện thực cuộc sống quanh ta Giọng văn hài hước và cỏi nhỡn
“săm soi” đến từng chi tiết nhỏ của ụng giờ cú thể vụ tư tung tẩy kể từ chuyện ụng tổ trưởng dõn phố phải đi kiểm tra hố xớ thựng, chuyện “ỉa đỏi của đất Kẻ Chợ”, Hà Nội thanh lịch bỗng sực mựi hụi hỏm, cảnh hợp tỏc xó nụng nghiệp gọi là điển hỡnh được thổi lờn như những cỏi bong búng với đủ mỏnh
khoộ ăn gian núi dối trong thi đua, trong sản xuất (Chiều chiều) đến chuyện
cỏn bộ về nụng thụn cải cỏch ruộng đất ăn trộm bỏnh đỳc ngụ và ngủ với
“chuỗi, rễ” ở ngoài ruộng (Ba người khỏc), chuyện những học viờn trường
chớnh trị cao cấp đó nờn ụng nờn bà cả rồi mà chẳng khỏc gỡ lũ học trũ con nớt, cũng trốn học, cũng quay cúp, cũng thuờ nhau làm bài, chuyện nấu rượu chui, bắt rượu chui, chở rượu chui bằng xe cứu thương hồng thập tự, chuyện đội dõn phũng tuần tra ban đờm được cỏc quỏn hàng cho uống bia miễn phớ, chuyện cụ Vi Văn Định ngồi đỏi ở vỉa hố bị bọn trẻ con hụ đả đảo…
Viết về bạn bố, đồng nghiệp, về những người quen hay về chớnh mỡnh cỏi nhỡn của nhà văn cũng khụng kộm phần tinh quỏi để lật xới những tầng vỉa quặng đời tư mà họ thường cố tỡnh che giấu hoặc văn học thường nộ trỏnh Người đọc khụng khỏi ngỡ ngàng, thỏn phục trước sự lỏu lỉnh, thụng minh, nhanh nhạy của nhà văn trong việc phỏt hiện những vấn đề “bất thường” ẩn đằng sau cỏi dung dị, bỡnh thường thậm chớ phi thường của đối tượng để đựa
tếu, trào lộng “Cỏt bụi chõn ai” (1992) được viết theo quan niệm tiến bộ về
nhà văn Đú là những “văn nhõn” nhưng họ cũng là những “thường nhõn” với
đủ những buồn vui trăn trở của cuộc đời và cả những gỡ “nhem nhọ”, “tạp
Trang 28nham” trong sinh hoạt, trong tính cách mỗi người bởi “dưới gầm trời này
không ai là thánh cả, bởi trước khi hoá thánh, tất cả đều là người” (Nguyễn
Quang Lập) Trong làng văn xưa nay, Nguyễn Tuân luôn nổi tiếng là người
tài hoa, kiêu bạc và vượt lên người ở chữ “Ngông” Trong những trang chân dung của Tô Hoài, Nguyễn Tuân có phần giống như loài cây xương rồng, độc đáo nhưng cũng thật là gai góc Ông là người ác khẩu Chả thế mà ông vẫn hay nói: “tao mà chết, nhớ chôn theo với tao một thằng phê bình” Đó là Nguyễn Bính – thi sĩ đồng quê với những bài thơ tình xao xuyến bao trái tim những người thiếu nữ, nhưng tác giả của những bài thơ tình mượt mà say đắm
ấy lại là một con người hoang tàng, khinh bạc, luôn cho đời là một cuộc chơi dài mà đời phải cung phụng nhà thơ Tự cho “tài mình phải được cung phụng
mà đời bạn không nuôi thì chửi” Đó là Nguyễn Công Hoan tài tử đến mức nhờ bạn bè đi thi hộ, mỗi khi có việc gì quan trọng lại thấy diện một đôi giầy mới nhưng toàn là giầy đi mượn…Giọng hài hước dí dỏm, Tô Hoài viết về Anh Thơ: “Bà ấy mà mê Nguyễn Bính, chưa chắc Bính đã xúc động liền Bính nó có hàng trăm gái theo ấy chứ Anh Thơ lúc trẻ cũng xấu, lợi hở như miếng thịt trâu Tính tình đồng bóng Sang Liên Xô với Nguyễn Văn Bổng, Thanh Tịnh lại hỏi thăm Goocki, tưởng ông ấy còn sống” Cuối cùng nhà văn kết luận một cách rất hóm:“Anh Thơ mà đẹp là chết với tôi rồi”
Không những “đời thường”, họ còn nhếch nhác đến không ngờ Đây là một phần chân dung Nguyên Hồng ở khía cạnh tình cảm cá nhân: Ông cũng thích giăng gió như ai, hết hấp háy với mấy bà nạ dòng hàng xén lại thấy vấn vương với bà kia ở phố Huế để thoả mãn cái hứng “sớm tình tình sớm, trưa tình tình trưa” Chẳng hiểu cuộc vui có được gì, cuối cùng chỉ thấy ông nhăn nhó: “Mất mẹ nó cái màn”
Là người cùng nghề nên giữa ông và các nhà văn khác có sự "cọ xát" ở
cự li gần Trước hết, họ cũng là người như bao nhiêu người bình thường khác
Trang 29Họ cũng có đầy đủ mọi vẻ đẹp cao quý và không ít những điều bình thường, thậm chí cũng tầm thường nữa Đó cũng là điều dễ hiểu “Ô hay, người ta ra người ta thì người ta phải là người ta đã chứ” Khi sáng tác, Tô Hoài không ngần ngại đem nhân vật ra giữa cái bề bộn phức tạp của đời thường mà suy xét, mà tạo dựng nên Ông không nói quá cho ai, tô vẽ lý tưởng ai nhưng cũng không vì thế mà làm mất đi niềm yêu quý của độc giả đối với các đối tượng
mà ông đã tạo dựng
Nhìn trên đại thể, thế giới nhân vật trong văn xuôi Tô Hoài đều hiện lên trong đời sống sinh hoạt hàng ngày với những thói tật, những hoạt động, tính cách bình thường hoặc tầm thường Nhà văn không làm cái việc “tô tượng đúc chuông” hay tụng ca theo cách thông thường mà để cho nhân vật hiện lên với tất cả sự xù xì, thô ráp, hài hước, nực cười trong cuộc sống thường nhật Các nét vẽ của Tô Hoài lúc phác hoạ thoáng qua, lúc chi tiết tỉ mỉ nhưng đều tạo nên các bức chân dung ấn tượng, độc đáo khiến người đọc cứ bị cuốn theo một cách đầy mê hoặc Với cách “khen” riêng, cách viết riêng, cách tiếp cận qua một góc nhìn, một lăng kính riêng, nhà văn khiến người đọc ngỡ ngàng, thán phục Quả thực, Tô Hoài “là người có tài lạ hoá những cái tưởng là nhàm chán”
Trang 30Tiểu kết
Cảm hứng trào lộng là một nhân tố quan trọng của bản thân nội dung tác phẩm nghệ thuật gắn liền với cách nhìn đời sống mang tính dân chủ của cá nhân nghệ sĩ Cảm hứng này xuất phát từ cái hài, nó thể hiện sự quan tâm đặc biệt của nhà văn trong việc phát hiện sự mâu thuẫn, lệch chuẩn của thực tại xã hội, của con người để làm bật lên tiếng cười với nhiều sắc thái, nhiều cung bậc phong phú, đa dạng
Tô Hoài là một cây bút đa tài Ông sáng tác và thử sức trên nhiều lĩnh vực và cũng gặt hái được không ít thành công vang dội nhưng văn xuôi mới là
sở trường của ông, là mảng sáng tác gắn bó máu thịt với nhà văn, giúp khẳng định ông là ai với người đọc Ở bộ phận sáng tác này, truyện ngắn trào lộng lại chiếm vị trí quan trọng hàng đầu, góp phần làm nên giọng điệu riêng, phong cách riêng của nhà văn Dõi theo quá trình sáng tác của ông, dễ dàng nhận ra chất trào lộng đã được định hình ngay từ những sáng tác đầu tay Cùng với thời gian, màu sắc này càng trở nên rõ nét tạo nên những trang văn không thể lẫn trên văn đàn Việt
Trang 31CHƯƠNG II:
NỘI DUNG TRÀO LỘNG TRONG TRUYỆN NGẮN TÔ HOÀI SAU 1975 2.1.Phát hiện cái hài trong bản chất đời sống.
Đã có những thời kỳ văn học nhà văn luôn nhìn con người từ góc độ lịch sử, quan niệm về con người vì vậy đầy chất lý tưởng Nhân vật trong tác phẩm văn học đều là những con người cao cả, vĩ đại, kết tinh vẻ đẹp của dân tộc, của thời đại Họ được “tắm gội sạch sẽ và được bao bọc trong bầu không
khí vô trùng” (Niculin) Những con người đó luôn trùng khít với bộ áo xã hội
của nó
Là một nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc lại được hít thở không khí tự do, dân chủ đổi mới của xã hội và của văn học, ngòi bút Tô Hoài luôn hướng về những chuyện, những việc, những con người của cuộc sống đời thường để phát hiện ra ý nghĩa khác thường ẩn đằng sau những chuyện bình thường ấy.“Con người là con người”, nghĩa là con người với tất cả sự phức tạp và bí ẩn của nó mà cả khoa học và văn học chưa thể lý giải hết được, con người với đời sống tâm hồn, chiều sâu tâm linh, cả những miền ẩn ức, vô thức hàm chứa biết bao bất ngờ, thú vị trở thành đối tượng được quan tâm đặc biệt của văn học sau 1975 nói chung và của sáng tác Tô Hoài nói riêng
Quả thật, đi sâu vào thế giới nhân vật của Tô Hoài, người đọc không khỏi ngỡ ngàng, ngạc nhiên thích thú Đó là thế giới của những con người, những số phận, những mảnh đời được “xúc” lên từ chính vỉa quặng phong phú của đời sống, không sàng lọc, chắt gạn nên nó tươi rói, đậm hơi thở sự sống, ngồn ngộn chất sống Ở họ có sự hội tụ của những cử chỉ, hành vi, lời nói xấu - tốt, bình thường - bất thường, hay - dở góp phần tạo nên tiếng cười vui vẻ, hài hước, giễu cợt
Trang 322.1.1 Cái hài trong bản chất tự nhiên của con người
Trước hết, tiếng cười trào lộng của Tô Hoài hướng tới đối tượng mắc
“bệnh” khoe khoang Vốn tinh quái, nhạy bén, đương nhiên Tô Hoài chẳng bỏ nét tính cách này ra khỏi danh sách trào tiếu Mỗi người một kiểu khoe khoang và tương ứng với nó là tiếng cười được bật ra qua cách miêu tả hóm hỉnh của tác giả Đây là hành động của thằng Tần khi trở về làng: hắn “xúng xính trong bộ quần áo kaki màu xi măng, đội mũ cát, khoe với bạn rằng “tớ công tác muối, tớ phụ trách cục muối” và hắn về cùng với chiếc xe ô tô com măng ca đỗ xịch ngay cạnh thằng bạn đù đờ Hắn cười hô hố vỗ vai thằng bạn thủa xưa và nhận xét về thằng bạn “tôi”: “Ồ mày vẫn đù đờ bỏ mẹ” Hắn vung tay, đưa tiền cho chú tài xế lên chợ mua con gà Cả nhà ông bủ vui như tết Một loạt hành động cử chỉ của Tần như để hắn tự khẳng định vai trò trung tâm của mình trong cuộc vui “Tôi” vừa mừng cho bạn nhưng cũng không tránh khỏi cảm giác ghen tị Nhưng thực ra “chiếc xe lên mặt huênh hoang dương oai với làng xóm hôm ấy là đi mượn” Hắn tỏ ra mình là người quan trọng, là nhân vật có “máu mặt” Chẳng sao nếu như hắn đang ở đúng cương
vị ấy Đáng nói ở đây là hắn giới thiệu về đơn vị công tác, về vị trí mà mình đang đảm nhiệm nghe có gì đó cứ chung chung, không rõ ràng “tớ công tác muối, tớ phụ trách cục muối” Dường như hắn không muốn người ta biết rõ hơn về hắn Thì ra, Tần là kẻ khoe khoang thậm chí “lòe” thiên hạ bằng cả những gì mà mình phải đi mượn
“Khỏe để kiến thiết quốc gia”, khỏe để sống vui, sống có ích và đương nhiên muốn khỏe thì cần phải luyện tập thể dục thể thao Vốn tính lém lỉnh,
Tô Hoài đã phát hiện ra rất nhiều điều hài hước từ biểu hiện của nếp sống văn minh, khoa học này: “Vài cụ móm ở ta, trời rét cắt ruột, để đầu hói tiệt tóc và hai chân trần đỏ tím vẫn bước vung tay vung chân như người đương thuở cường tráng.” Xem ra các cụ đã thuộc thế hệ “gần đất xa trời” rồi mà
Trang 33tinh thần luyện tập thể dục thể thao vẫn nhiệt tình quá Thế thì phải đáng khen ngợi, khuyến khích chứ? Tinh thần thể dục, thể thao cao thế cơ mà! Nhưng thực tế thì không hẳn như người ta vẫn nghĩ Thì ra, những cái “hếch râu, đảo mắt” nhìn người đi đường là câu trả lời cho động lực tinh thần của các cụ Các
cụ không chỉ tập thể dục cho tay chân mà các cụ còn muốn mắt của mình cũng được luyện tập Rồi các cụ còn muốn gây sự tò mò và cả sự trầm trồ thán phục của người đi đường nữa Sẵn sàng chịu đựng sự gian khổ, hi sinh ở
độ tuổi này để mong nhận được sự thán phục của người đi đường liệu có đáng không? Hay chính sự trầm trồ khen ngợi từ phía ấy mới thực sự là liều thần dược cho sức khỏe?
Đối tượng tiếp theo được nhà văn “chăm sóc” qua lăng kính trào lộng chính là những kẻ khoác lác Loại nhân vật “một tấc lên giời” trong sáng tác
Tô Hoài sau 1975 khá nhiều Ông để cho nhân vật nói như đúng rồi về những
điều mà họ chưa từng trải qua Ông Thái trong “Hoa bìm biển” chưa hề vào
Nam lần nào, chưa được tận mắt trông thấy cái máy bay, về già suốt ngày
“ngồi lù rù cạnh cái cửa sổ tầng bốn” nhưng ông cứ làm như mình đã từng đi nhiều, biết nhiều, ở đâu và chuyện gì ông cũng tường “trong Nam, người ta thoáng lắm, máy bay tàu hỏa thì ăn nhằm vào đâu”
“Bệnh” khoác lác, ba hoa đến nhân vật Trần Hùng (Con ngựa) đã được
nhà văn đẩy lên đến cực điểm Cái thằng Ếp ngày xưa “chấy rận thì sẵn chứ không có nổi một chữ cắn đôi”, cái thằng “đi chăn trâu cứ kéo cái đuôi trâu lên sờ mó”, trong chiến dịch Tây Bắc, hắn là khẩu đội trưởng nhưng cứ sắp ra trận là y như là “khẩu đội trưởng đau bụng dữ dội, lăn lộn kêu khóc lâm ly”, hay đau thận, đái giắt, đau lưng, đau bụng thế mà giờ đây hắn cao giọng hùng hồn giới thiệu mình là “bạn nối khố đồng đội của nhà thơ Quang Dũng, lại còn có công gợi ý cho nó làm bài thơ “Tây Bắc Tây Tiến dán bích báo mãi,
ai cũng thuộc” Hắn còn khiến người nghe tròn mắt ngạc nhiên khi giờ đây
Trang 34hắn còn đeo mác kỹ sư, tiến sĩ địa chất bằng đỏ, học mười một năm bên Hung
về, hắn đang phụ trách đề tài nhà nước mà người ta nghe “vừa hãi vừa sung sướng”: lấy đất làm xi măng nhưng kỳ thực Trần Hùng chỉ là một tên cai thầu thợ xây suốt ngày sổ sách tính toán công xá, gạch ngói, sắt thép chứ làm gì có công trình cấp nhà nước, cấp quốc tế nào như hắn “hót” đâu
Nếu khoác lác chỉ để đùa vui, đem lại những phút giây vui vẻ cho mình
và người khác thì sự khoác lác ấy nên khuyến khích lắm chứ Tuy nhiên, chuyện gì cũng nên có mức độ, tô vẽ quá nhiều lại hóa ra mình là kẻ kệch cỡm chỉ toàn làm trò cười cho thiên hạ Tính khoác lác của các nhân vật trong truyện ngắn Tô Hoài được thể hiện ra ở nhiều mức độ khác nhau Có khi chỉ
để đùa cho vui nhưng có khi nó lại trở thành bản tính của con người Với ông Thái có lẽ đơn thuần chỉ là ông muốn tạo một chút chú ý cho những người trong gia đình nhưng rốt cục “Ông Thái nói hách thế, nhưng cũng không gợi
tò mò cho ai trong nhà” Ông Thái nói, ông Thái đi đâu cũng chẳng khác ông
“ngồi lù lù cạnh cái cửa sổ tầng bốn, cả ngày đăm đắm ngóng ra” Vậy nên, tiếng cười toát lên ở đây chủ yếu từ sự nhàm chán, nhạt nhẽo của nhân vật Mục đích gây sự chú ý của ông với mọi người trong trường hợp này đã không đạt được Chính vì thế mà tiếng cười vang lên ở đây đầy độ lượng, cảm thông
Còn với kiểu ba hoa “một tấc lên giời” của Trần Hùng (Con ngựa) sắc độ của
tiếng cười lại khác Hắn vỗ ngực tự xưng là “tiến sĩ kỹ sư tiến sĩ” luôn ra vẻ
ta đây hiểu biết “trường khoát mênh mông” rốt cuộc tự biến mình thành trò tiêu khiển, thành món nhắm để người ta cầm ly lai rai trên “bàn tiệc cuộc đời” Khoe khoang, khoác lác là những căn bệnh của con người mà Tô Hoài
đã phát hiện và giễu cợt Sự tương phản giữa hoàn cảnh thực tế của nhân vật với những lời họ ba hoa đã tạo nên tiếng cười hài hước
Với quan niệm “con người là con người, chỉ là con người thế thôi” nên nhân vật trong sáng tác Tô Hoài phần nhiều mang những khiếm khuyết, những
Trang 35“nhem nhọ” của đời thường Các nhân vật của ông gần như đều sống đúng bản tính tự nhiên của con người trong đó có bản năng tính dục Bản năng tính dục được xem là “căn tính”trong bản năng tự nhiên của con người bởi “đã là người thì ai cũng dâm” Trong sáng tác của mình, Tô Hoài đã mạnh dạn nói đến bản tính này của con người với cái nhìn lúc hài hước khi lại chế giễu.
Khi trở về từ “Tân thế giới”, món quà đặc biệt nhất mà ông Ỏn tặng vợ mình chính là cái hôn “đánh chụt” vào má vợ trước mặt bàn dân thiên hạ và
cả những “cái trò khỉ…rặt cái nỡm” do chính bà Ỏn nói ra Đến lượt vợ thằng
Ỏn thì chuyện tế nhị này lại được mang ra để “buôn” với xóm làng mà không
hề e ngại: “Cái thằng đen như chó mực cũng khác người ta Nó húc như trâu các bà ạ” Tiếng cười bật lên từ chính sự hồn nhiên, vô tư của người trong cuộc Sau những lo toan, bươn chải vì miếng cơm manh áo hàng ngày, những chuyện đời thường được họ chia sẻ với nhau như là một hình thức giải trí để tạm quên đi những vất vả nhọc nhằn
Không chỉ nói chuyện thiên hạ, ngay cả chuyện của bản thân mình tác
giả cũng không ngại ngần “Tôi” và mụ nhà thổ (Người một mình) đã từng
ngủ nghê với nhau Bất ngờ gặp lại, mụ nhà thổ vẫn không quên lẳng lơ, ỡm ờ ướm thử thái độ “tôi”: “Muốn ấy a”? Rồi không hổ danh với nghề của mình,
mụ thẳng thắn nhận xét về khả năng tình dục của đối phương “Dê cụ soi xem cái mặt còn giọt máu nào không rồi hãy be be…”, “còn mấy hột hơi” Đề cập đến những ham muốn tình dục trong bản thân con người, Tô Hoài không nhằm mỉa mai, chế giễu Ngược lại, ông muốn khẳng định đó là một nhu cầu sinh lí đời thường của con người cũng giống như nhu cầu cơm ăn, nước uống hàng ngày vậy Tiếng cười hồn nhiên, đậm màu sắc dân dã đã thể hiện sức sống phồn thực tự nhiên của con người Khai thác khía cạnh này, Võ Thị Xuân Hà, Nguyễn Huy Thiệp đã có những trang viết đầy tính nhân văn
Trang 36Cơ chế mở cửa, kinh tế phát triển, giao lưu văn hoá rộng rãi nhưng những giá trị mang tính truyền thống cũng có phần lung lay Nền tảng gia đình, đạo đức phong hoá, những chuẩn mực cơ bản cũng có phần mai một Với tài năng nghệ thuật, Tô Hoài đã biến chuyện đời thường thành chuyện xã hội, liên kết sự việc thường và con người thường với bao diễn biến để tạo thành bức tranh lịch sử Có thể nói, Tô Hoài đã mang vào tác phẩm của mình
đủ thứ chi tiết linh tinh của thời mở cửa mà người ta khó nghĩ một người có tuổi như ông còn để ý tới cùng với cái nhìn hài hước đã chi phối quan niệm về con người của ông Vì thế, con người trong sáng tác sau 1975 của Tô Hoài cũng đầy góc cạnh gân guốc, cuộc sống cũng đầy gai góc xù xì Có vẻ như Tô Hoài không chút ngạc nhiên với sự nhộn nhạo của con người trước thời kỳ
mở cửa Đã già từ lúc trẻ nay về già, ngòi bút ông lại trẻ lại Vì thế, trước bao đổi thay hàng ngày, ngòi bút Tô Hoài vẫn dễ dàng thích ứng Trước dòng chảy của cuộc đời “táp nham”, tiếng cười trong sáng tác của ông bật lên vừa
là tiếng cười khôi hài, vừa có giá trị mỉa mai châm biếm vào thói hư tật xấu giúp con người hoàn thiện bản thân mình hơn để hướng tới các giá trị chân – thiện – mỹ
2.1.2 Cái hài từ những cảnh huống đời thường
Nếu ở giai đoạn trước, Tô Hoài nhìn con người trong hệ quy chiếu mang tính lí tưởng thì sau 1975 ông tiếp tục mạch văn sở trường của mình khi viết về những gì bình dị, quen thuộc của con người và cuộc sống xung quanh
Ở đó, nhân vật của Tô Hoài được đặt trong các mối quan hệ đời thường đa dạng, phức tạp và cũng ở đây một loạt các tình huống hài hước dở khóc dở cười đã diễn ra Có những câu chuyện mà nụ cười cất lên nhẹ nhàng khiến cho cuộc sống nhẹ nhõm, thoải mái và đáng yêu hơn, có câu chuyện cười để
mà châm biếm, chế giễu, lại có những câu chuyện khiến người đọc phải xót
xa, suy ngẫm
Trang 37Đó là chuyện ông Thái 73 tuổi vẫn cảm thấy bâng khuâng, rung động
khi chuẩn bị gặp lại người xưa (Hoa bìm biển) Bất ngờ nhận được lá thư từ
bên Mỹ của bà Vân- người đã vắng bặt tin tức mấy chục năm khiến lòng ông
có nhiều xáo động Vốn dĩ, ngày thường, ông vẫn “ngồi rù rù, người trong nhà đã quen mắt, nhìn ông lão như nhìn chỗ để xe đạp, cái ghế, cái tủ thuốc”
Và dù “ông Thái đi đâu cũng chẳng khác ông ngồi lù lù cạnh cái cửa sổ tầng bốn, cả ngày đăm đắm ngóng ra” Vậy mà hôm nay, đọc thư bà Vân rồi ông bỗng thấy trong tâm tư “sống có lửa, ngọn lửa tình đương bừng cháy” Bà lại còn rất tế nhị gửi ông số tiền “vừa khẩm” “đủ mua một vé máy bay khứ hồi”, vậy thì không có lí do gì để ông không bay vào Vũng Tàu gặp bà Vân cả Đã thế, ông cũng muốn chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ này được “tươm tất” hơn Về quần áo, ông vẫn như mọi khi vì tính ông “quen xuềnh xoàng rồi” Còn hàm răng? Ông chẳng bận tâm “có cười huếch mép cũng không hở trống hốc” Ông chỉ phiền “mấy lỗ răng cửa hàm trên mà soi gương cứ thấy tun hút, phiền thật” Nhưng rồi ông lại ngại Chẳng phải vì sợ bà vợ sinh nghi mà vì “ông lại tưởng tượng một sự kỳ quặc có thể xảy ra Thế nào thì ông Thái cũng phải hôn bà Vân Chao ôi, những cái hôn triền miên đầm đìa đêm xưa bên sông Sài Gòn Bây giờ mà thế, nhỡ những cái răng giả rớt ra, rơi vào họng ai Mà chẳng nhẽ lại bảo hãy khoan để tháo răng ra đã” Viết về tình cảm của người
già, nếu như Nguyễn Khải trong truyện “Nắng chiều” chú ý đến sự quan tâm
chăm sóc của người già dành cho nhau thì Tô Hoài lại nhìn thấy những tình cảnh oái oăm mà hài hước Đã qua cái tuổi “thất thập cổ lai hi”, sự băn khoăn của ông Thái cho thấy tuổi già nhưng tình vẫn không già Trong thời gian chờ đợi để đến ngày gặp lại ấy, ông Thái sống với nhiều cảm xúc “lúc bồng bột, lúc lại thây kệ” và khi cái ngày đó sắp tới “ông nghĩ ầm ừ: thế hôm ấy mình
cứ bay vào à” Thời gian dần qua, ngày gặp gỡ cũng đã đến Đứng trước cửa nhà bà Vân, ông Thái “lom khom” nhìn qua cửa sổ, rồi lại ngượng vì thấy
Trang 38bóng mình “lù rù chiếc mũ cối như cái mu rùa úp lên đầu” Thái độ cử chỉ ấy hoàn toàn tương phản với sự điềm nhiên, càng tương phản với vóc dáng to đùng của bà Vân Khi nói chuyện với bà, có lúc ông lễ phép rụt rè, có lúc lại đáp lời bằng cách “nhắc lại như trẻ con học nói, không ra ơ hờ, không ra ngạc nhiên” Sự máy móc của ông cho thấy ông hoàn toàn bị động, e dè, nhút nhát trước bà Vân Để tìm lại cảm xúc của “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy”, bà Vân
đã thu xếp cho “chúng mình đi vườn Bờ Rô chơi” nhằm khơi lại kỷ niệm “cái năm hội chợ sài Gòn, đêm đó chúng mình đi chơi vườn Bờ Rô” Vậy nhưng,
sự xa cách lâu ngày cùng với tuổi tác đã kéo giãn khoảng cách giữa họ Họ cùng nhau chung đường đấy mà sao trông họ khác nhau xa đến vậy “ông Thái ngồi sau lưng bà, lưng tựa đệm xe Như cá mắm ép dưới sức mạnh cái kẹp thế lực” Đây chẳng giống hình ảnh của một đôi tình nhân mà giống cảnh mẹ đèo con hơn Ngừời mẹ đang che chở cho đứa con còn đứa con cảm thấy an toàn dưới sự chở che của mẹ Tuy vậy, dẫu thời gian có làm phai nhoà nhan sắc, làm thay đổi dáng hình “cô gái xinh quá, mảnh khảnh đúng dáng người đẹp mẫu của Thái”, cô gái “mảnh mai như liễu” giờ đây là “một bà già tóc cúp ngắn chấm tai… nay còn 92 ký” thì những mơ mộng, lãng mạn thuở nào vẫn không hoàn toàn phai nhoà Chính vì vậy, khi gặp lại người xưa, ông Thái cố gắng đánh thức “người đàn ông đam mê thuở trước” bằng cách lãng mạn hóa hành động của mình Trong lúc trông đồ cho bà Vân tắm, có khi “ông lội cả đôi dép dâu đi dọc mép nước” dường như để tìm lại những giây phút bay bổng thời trai trẻ Đặc biệt là hành động “hôm rời Vũng Tàu, ông Thái ra ngoài bãi cát nhổ một cái dây dại không có tên, lá dầy tựa lá thài lài hoa màu xanh nhợt nhạt, man dại như hoa bìm biển ở làng quê Ông cắm vào cái vỏ bia
33 đem về” Ông lại tự đặt tên cho hoa ấy là “hoa bìm biển” như để nhớ đến những giây phút gặp gỡ bất ngờ cho đoạn kết của một chuyện tình
Trang 39Người đã thúc đẩy ông Thái đi tìm lại thời trai trẻ cách đây hơn bốn mươi năm chính là bà Vân Dù đã về già nhưng có lẽ cảm xúc của nhũng năm tháng đầy say mê thuở trước với người cũ của bà vẫn không phai Chính vì vậy, bà đã cất công tìm hiểu địa chỉ của người xưa Nhưng bà còn muốn thăm
dò đối phương xem liệu người ta còn nhớ đến mình hay không Bà giả danh một người bạn “muốn được tin ông, gia cảnh thế nào” Nhận được thư hồi đáp
mà địa chỉ nhận lại đề thẳng tên mình, bà Vân đã cất công bay từ Mỹ về lại còn tài trợ cho chuyến đi của ông chứng tỏ bà rất mong cuộc tái ngộ này Bà cũng cố gắng làm sống dậy cô gái xinh đẹp say mê trong tình yêu thuở nào Trong suốt chuyến đi chơi, dù đã bảy mươi tuổi với thân hình “còn 92 ký” thì
bà vẫn có nhiều hành động “nhí nhảnh” “đáng yêu” như đang độ tuổi đôi mươi Khi thì “giơ tay vẫy vẫy”, lúc lại “giơ ngón tay, doạ đùa ông cái gì” hoặc “huê tay nẹt đùa” như thể để tìm lại những năm tháng trẻ trung, hồn nhiên ngày trước nhưng cuối cùng bà Vân cũng không thoát khỏi cảm giác chán nản, thất vọng
Dẫu vẫn có những phút xao lòng khi họ nhớ về những tháng ngày họ đã
ở bên nhau nhưng mối tình ấy mãi mãi chỉ là kỉ niệm một thời Thời gian tiếp tục bẻ nốt những chiếc răng cuối cùng của ông “Hai cái răng cửa đã rụng nốt Hàm trên nhẵn thín, môi cụp sát vào lợi Móm hẳn rồi” nên khi cái vỏ bia trồng cây bìm biển rơi xuống tận dưới đất tầng một, ông cũng không buồn nhặt lên nữa Ông cũng tự nhủ “Ngộ nhỡ năm nao, Vân lại về có gọi Thới vào, Thới cũng không đi nữa” Và thực tế thì sau khi ông Thái về Bắc, bà Vân cũng không bao giờ gửi cho ông một lá thư nào nữa
Có lẽ, kỷ niệm một thời chỉ nên là quá khứ để mỗi khi họ nghĩ về nhau
họ vẫn mãi lưu giữ được những kỷ niệm đẹp Đó cũng là một chút men say để
ta hướng về ngày mai Lúc về già, người ta thường cảm thấy cô đơn, chính vì vậy họ thường nhớ về những kỷ niệm đã qua, mong muốn gặp lại những người
Trang 40thân thiết hoặc đã từng thân thiết cũng là một nguyện vọng chính đáng nhất là khi đó lại là “tình xưa nghĩa cũ” Tuy nhiên, mọi nỗ lực, mọi cố gắng của con người trong việc khơi dậy những cảm xúc say mê của thời xuân trẻ là điều không tưởng, nghĩa là con người không thể chống lại quy luật của tạo hóa Với giọng văn hài hước dí dỏm, Tô Hoài đã miêu tả thành công những khoảnh khắc tâm trạng “bâng khuâng” rất đặc trưng trong tâm hồn người cao tuổi.
Bà cụ Tứ khi về già trở nên trái tính trái nết của Dáng đi “lọm khọm”
và tính nết cũng đâm ra lẩm cẩm, ăn đấy lại quên đấy Cái lẩm cẩm của bà lại được đặt trong sự so sánh, đối lập với cái thời con gái của cô Tứ “bao nhiêu nết na, kỹ càng, ý tứ” và trong cái nhìn ngây thơ tinh nghịch của trẻ con lại càng trở nên buồn cười Bà không chỉ lẩm cẩm, dở hơi mà lại còn hay ăn vụng và dường như của ăn vụng bao giờ cũng thấy ngon hơn… cho nên bà cứ việc “bốc bải, nhai nhuốt mặc sức tự nhiên” Hình như ăn vụng cũng cần đến
kỹ thuật, cũng phải đợi thời cơ, cũng phải có mánh lới để xóa dấu vết…Rõ ràng là chuyện đời thường nhưng lại đem đến những cảm giác như xem phim hành động, cũng hứng thú theo dõi xem tiếp theo nhân vật sẽ làm gì, cũng hồi hộp xem việc ăn vụng này có bị phát hiện hay không Ở đây tiếng cười bật ra trước hết từ hành động ăn vụng của bà Tứ Vì mắt bà giờ đã kém nên bà phải
“lần” “sờ soạng” Món mà bà sờ được là tương nên bà “thò hai ngón tay chấm rồi đưa vào hàm mút chùn chụt” Bà ý thức được bà “ăn vụng” nên bà phải xoá dấu vết bằng cách “lấy tay san phẳng vun khéo lại” Bị các cháu đưa ra làm trò cười, bà quả quyết “Tao thề có thổ thần hai vai, tao mà ăn trộm một hột cơm của nhà chúng mày thì giời chu đất diệt tao” Đó là những lời thề cay độc, viện dẫn đến cả “thổ thần hai vai”, đến “giời chu đất diệt” Cái cách nói của bà là cách nói chống chế, nói sao cho bản thân khỏi ngượng ngùng với người khác Bà cứ nói cứng thế dù rằng bằng chứng, vật chứng đã rành rành
“mép bà còn dính hạt cơm kia kìa Cơm lại vãi dưới đất nữa” Nếu như hành