1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 56 TUỔI

41 8K 71

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 11,33 MB

Nội dung

Giáo viên cần nắm vững phương pháp bộ môn, tích cực học hỏi qua sách báo, internet, đồng nghiệp, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, áp dụng những hình thức mới sáng tạo vào dạy trẻ hợp lý. Xây dựng kế hoạch tổ chức phát triển vận động cho trẻ phù hợp với tình hình của lớp và yêu cầu của độ tuổi. Tham gia các chuyên đề, các lớp học do Sở, Phòng giáo dục và nhà trường tổ chức . Lên kế hoạch cho các hoạt động cụ thể, đề xuất với nhà trường tạo điều kiện thực hiện, phối hợp với các giáo viên trong nhóm lớp hợp lý. Thường xuyên tổ chức các hoạt động phát triển vận động trong và ngoài tiết học cho trẻ tham gia tích cực, ngày càng mạnh dạn, tự tin hơn . Tham mưu với cấp lãnh đạo đầu tư kinh phí, tạo môi trường vật chất đa dạng phù hợp kích thích trẻ ham thích vận động. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến phụ huynh về tầm quan trọng của việc tăng cường phát triển vận động nhằm nâng cao sức khỏe và phát triển toàn diện cho trẻ.

Trang 1

ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY

CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI

Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo

Năm học: 2014 – 2015

MỤC LỤC

Trang 2

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích của đề tài 2

3 Đối tượng nghiên cứu 3

4 Phạm vi của đề tài 3

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3

1 Đặc điểm tình hình chung 3

2 Thuận lợi - khó khăn 3

2.1 Thuận lợi 3

2.2 Khó khăn 4

3 Các biện pháp thực hiện 4

3.1 Biện pháp 1: Tạo môi trường vận động cho trẻ 4

3.1.1 Tạo môi trường vận động trong và ngoài lớp học 5

3.1.2.Chuẩn bị môi trường trước khi tổ chức hoạt động 6

3.2 Biện pháp 2: Thay đổi hình thức tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ 10

3.2.1.Thay đổi hình thức tổ chức giờ thể dục sáng cho trẻ 10

3.2.2.Thay đổi hình thức tổ chức giờ học thể dục tạo cho trẻ có nhiều cơ hội tham gia tích cực vào các hoạt động 11

3.2.3 Thay đổi hình thức hồi tĩnh trong tiết học thể dục của trẻ 14

3.2.4 Đưa yếu tố âm nhạc và trò chơi vào bài tập giúp trẻ thêm hứng thú .14 3.4 Biện pháp lồng ghép các hoạt động phát triển vận động cho trẻ vào các hoạt động khác 19

3.4.1 Tổ chức hoạt động ngoài trời 19

3.4.2 Tổ chức tham quan đã ngoại 20

3.4.3.Tổ chức các hoạt động lễ hội 21

III KẾT QUẢ 22

IV BÀI HỌC KINH NGHIỆM 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

PHỤ LỤC 25

Trang 3

Trong mỗi đứa trẻ đều trải qua những giai đoạn phát triển, theo một tình

tự nhất định Những giai đoạn này được ví như những bậc thang Bởi mỗi đứatrẻ đều tiềm ẩn một tài năng Sự chuẩn bị hoàn hảo cho trẻ ở những giai đoạn

đầu đều là sự “khởi đầu cho những ước mơ” đến con đường thành công trong

tương lai của bé Đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, thời điểm nàytất cả mọi việc đều bắt đầu: bắt đầu ăn, bắt đầu nói, bắt đầu nghe, nhìn và vậnđộng bằng đội chân, đôi tay của mình tất cả những cử chỉ đó đều làm lênnhưng thói quen, kể cả thói xấu Vì thế giáo dục con người ở lứa tuổi mầm nonvừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi con người đối với xã hội, đối với cộngđồng Chúng ta phải chăm sóc, giáo dục trẻ thật tốt, thật chu đáo, người giáoviên Mầm non ngoài việc hướng dẫn cho trẻ vui chơi, cho trẻ ăn, cho trẻ ngủ,giáo dục trẻ trở thành những đứa trẻ lễ phép ngoan ngoãn thôi chưa đủ, mànhiệm vụ của người giáo viên Mầm non còn phải trang bị cho trẻ những kiếnthức ban đầu thông qua các hoạt động học như làm quen với chữ viết, văn học,làm quen với tạo hình, toán, âm nhạc, đặc biệt là phát triển vận động cho trẻcàng có ý nghĩa quan trọng

Học thuyết Mác- Lê Nin đã từng khẳng định rằng giáo dục thể chất là một

bộ phận hữu cơ của hệ thống giáo dục, là điều kiện tất yếu đối với việc phát triểncon người một cách toàn diện Ở Việt Nam, Bác Hồ là người kế tiếp sự nghiệpcủa C.Mác và các nhà khoa học khác Bác đã nói: “Muốn làm việc được phảiluyện tập thể dục thể thao ” Kêu gọi mọi người tập thể dục, bác nói: “Muốn có

xã hội mạnh khỏe thì từng con người phải khỏe mạnh…”Trong nghị quyết trungương IV về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏecủa nhân dân cũng ghi rõ: “Sức khỏe là cái vốn quí nhất của mỗi con người vàcủa toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc” Nhận thức được điều đó Đảng và nhà nước ta trong những năm gần đây đãđặc biệt trú trọng tới công tác chăm sóc giáo dục trẻ Giáo dục tuổi mầm non làmức độ ban đầu, là mắt xích đầu tiên của nền giáo dục toàn dân Nhiệm vụ pháttriển vận động cho trẻ phải được thực hiện ngay từ mắt xích đầu tiên này và trên

cơ sở đó nó sẽ được tiếp tục thực hiện trong các cấp học tiếp theo

Trang 4

b Cơ sở thực tiễn

Phát triển vận động cho trẻ mầm non càng có ý nghĩa quan trọng bởi cơthể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộmáy hô hấp đang hoàn thiện, cơ thể trẻ còn non yếu dễ bị phát triển lệnh lạc, mấtcân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên nhữngthiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được Chúng tacần phải quan tâm đến việc phát triển vận động cho trẻ để nhằm đào tạo thế hệtrẻ Việt Nam phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần

và trong sáng về đạo đức Ở trường mầm non chúng ta có thể phát triển vậnđộng cho trẻ qua thể dục sáng, các tiết thể dục, các trò chơi vận động ở hoạtđộng ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động ngoại khóa, trò chơi giao lưu, ngàyhội thể thao Trên thực tế, chuyên đề phát triển vận động trong các cơ sở giáodục mầm non đã được triển khai ở các trường trong các năm gần đây, nhưngtheo khảo sát cho thấy nhiều giáo viên còn lúng túng khi thực hiện chuyên đề,chưa chủ động, sáng tạo khi tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ, chưa linhhoạt, mềm dẻo khi xây dựng các nội dung, kế hoạch vận động sao cho phù hợpvới chủ đề, lứa tuổi và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường Mặt khác một sốgiáo viên còn chưa nhận thức hết tầm quan trọng của việc phát triển vận độngcho trẻ, lớp học quá đông, diện tích chật hẹp, sự thiếu kinh nghiệm trong tổ chứchoạt động, nên các cô giáo thường lúng túng khi tổ chức cho trẻ vận động, hoặc

có tổ chức nhưng qua loa, thiếu hiệu quả

Chính vì vậy với những kiến thức lĩnh hội được cùng kinh nghiệm tíchlũy sau mười ba năm công tác và sau khi đã áp dụng làm điểm chuyên đề:

"Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm

non giai đoạn 2013-2016" tôi đã mạnh dạn ghi lại “Một số biện pháp nhằm

nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi” mà mình đã thực hiện thành công.

2 Mục đích của đề tài

- Nhằm thực hiện tốt kế hoạch năm học, những nhiệm vụ mà nhà trường

đã đề ra và nâng cao chất lượng chương trình giáo dục mầm non mới cho trẻ

- Hoàn thành tốt các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo kế hoạch đãxây dựng và đạt kết quả cao trong hoạt động chuyên đề: “Nâng cao chất lượnggiáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non giai đoạn 2013-2016",hoạt động thanh tra, kiểm tra của nhà trường

- Giúp trẻ 5- 6 tuổi hứng thú tham gia vào hoạt động phát triển thề chất,giúp trẻ phát triển toàn diện, hài hòa về các mặt thể chất, nhận thức, ngôn ngữ,tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mỹ, chuẩn bị cho trẻ vào học tiểu học

Trang 5

- Tuyên truyền tới các bậc phụ huynh, để các bậc phụ huynh có nhận thứcđúng đắn về việc phát triển vận động cho trẻ trong cấp học mầm non.

3 Đối tượng nghiên cứu

- 100% trẻ 5-6 tuổi trong lớp MGL Mickey 1

4 Phạm vi của đề tài

- Đề tài được tiến hành từ tháng 9/2014 -> 5/2015 tại lớp MGL Mickey 1

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Đặc điểm tình hình chung

- Sĩ số lớp: 54 trong đó có 30 cháu là nam , 24 cháu là nữ

- Trong nhóm có 3 giáo viên

- Trường mầm non nơi tôi làm việc là trường mầm non tuy mới thành lậpđược gần 5 năm nhưng là ngôi trường luôn đi đầu trong công tác thi đua dạy tốt,chăm sóc, giáo dục trẻ của Quận Cầu Giấy Trường đã đạt nhiều thành tích quacác năm học, chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao Đặc biệt với ưuthế cảnh quan môi trường sư phạm rộng rãi, thoáng mát cùng sự yên tâm về chấtlượng chuyên môn của nhà trường, trường đã được phòng Giáo dục – đào tạoQuận Cầu Giấy giao cho là trường điểm về chuyên đề: “Nâng cao chất lượnggiáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non giai đoạn 2013-2016" Đây được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trườngcũng như của hệ thống giáo dục mầm non nói chung vì có ảnh hưởng rất lớn đến

sự phát triển của trẻ Lớp tôi là một trong 5 lớp mẫu giáo của trường, các conđang ở độ tuổi thích vận động, luôn tràn đầy năng lượng, hoạt động luôn tayluôn chân, chính vì vậy tôi luôn mong muốn mang lại cho các con những điềukiện và những cơ hội để rèn luyện thể lực qua các trải nghiệm trong vận động,trẻ được cung cấp thêm kiến thức, kỹ năng, nhờ đó trẻ sẽ phát triển về mọi mặt

Để thực hiện được điều đó, ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát thựctrạng của lớp mình tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:

2 Thuận lợi - khó khăn

2.1 Thuận lợi

- Được phòng giáo dục tin tưởng giao cho trường làm trường điểm trongtoàn Quận về chuyên đề “Phát triển vận động cho trẻ trong các cơ sở giáo dụcmầm non” Từ đó ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn các khối sớm lên lịchtrình và kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục, các hoạt động ngoại khóa…phù hợp với chuyên đề

- Giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, có kinh nghiệm nhiều năm dạy trẻ mẫugiáo lớp, là tổ trưởng chuyên môn khối mẫu giáo lớn Được tham gia các buổikiến tập về chuyên đề “Phát triển vận động cho trẻ ở các cơ sở giáo dục mầm

Trang 6

non” ở trường điểm của thành phố (mầm non 20-10), được đi học tập và kiến

tập ở trường Quốc Tế Unit, tham dự hội thảo về “Phương pháp dạy học tiên

tiến” do tiến sỹ Cheng (chủ tịch hiệp hội mầm non Singapore) giảng và một số

buổi tập huấn khác

- Được sự giúp đỡ của đồng nghiệp trong việc chăm sóc giáo dục trẻ và tổchức các hoạt động

- Đa số phụ huynh quan tâm đến con, đến các hoạt động của lớp

- Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiệntrang bị đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi đặc biệt là đồ dùng để tổ chứccác hoạt động phát triển vận động cho trẻ

- Sân trường rộng, bằng phẳng, thuận lợi cho giáo viên trong việc tổ chứccác hoạt động tập thể: đồng diễn thể dục, ngày hội thể thao…

- Phòng học rộng rãi, có nhiều phòng hợp lý nên giáo viên dễ dàng thiết

kế góc vận động ngay trong lớp cho trẻ hoạt động

- Nhận thức của phụ huynh về môn giáo dục thể chất không quan trọng

mà chỉ là một môn phụ không cần quan tâm

- Nhà trường không có phòng học thể chất chuyên biệt Một số dụng cụthể dục chưa phù hợp, chưa đầy đủ, phong phú

3 Các biện pháp thực hiện

Dựa vào mục tiêu giáo dục mầm non nói chung và yêu cầu cần đạt của lứatuổi mẫu giáo lớn nói riêng về: nhận thức, trí tuệ, ngôn ngữ, đặc biệt là thể lực

và các nhu cầu của trẻ để từ đó tôi tìm hiểu và đưa ra “Một số biện pháp nâng

cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi.

Đây là một việc cần thiết vì nó mang lại cho mỗi đứa trẻ niềm vui, sự tự tin, sựmạnh dạn và có một sức khỏe tốt tham gia vào tất cả các hoạt động trong giađình, trong nhà trường và xã hội, bản thân tôi đã thực hiện những biện pháp sau:

3.1 Biện pháp 1: Tạo môi trường vận động cho trẻ

Như chúng ta đã biết hiện nay xu hướng của giáo dục mầm non dựa trênviệc thiết kế môi trường cho trẻ tự học, tự khám phá một cách chủ động tích cực

Trang 7

sáng tạo và xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực đó là một việc làmmới khoa học.

3.1.1 Tạo môi trường vận động trong và ngoài lớp học

Môi trường luôn đặt ra cho trẻ những thử thách, tìm tòi, khám phá trongcác hình thức hoạt động phát triển vận động hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tích cực hứngthú tham gia vận động một cách tự nguyện và tự giác: Môi trường cần cung cấpcho trẻ em nhiều cơ hội để thực hiện các hoạt động phát triển vận động phù hợp

“Chỉ khi ở trong một môi trường thuận lợi đứa trẻ mới có cơ hội phát triển đầy

đủ và bộc lộ những tính cách tiềm ẩn của mình” (M.Montessori) Môi trườngkích thích nhu cầu trải nghiệm và thử thách khả năng vận động của trẻ

Làm thế nào giáo viên có thể tạo ra môi trường kích thích trẻ tích cực vận động hiệu quả?

Ngay từ đầu năm học tôi đã sắp xếp môi trường lớp theo một định hướng

cụ thể: Xây dựng các góc hoạt động phù hợp với chủ đề, sắp xếp bố trí các góckhoa học dưới dạng mở Do đặc điểm lớp tôi có nhiều phòng nhỏ và có hànhlang phía trước lớp rộng, tôi đã xây dựng góc vận động ở vị trí trước cửa lớp đểthuận tiện cho trẻ sử dụng và dễ dàng tuyên truyền đến tất cả các bậc phụ huynh

Các giá để đồ dùng cho trẻ vận động đều được sắp xếp hợp lý, có ký hiệu

và quy định rõ ràng cho trẻ dễ lấy, cất Đến mỗi hoạt động như thể dục sáng, giờhọc thể dục, hoạt động ngoài trời, trẻ có thể tự lấy đồ dùng đồ chơi phù hợp vớivận động mà giáo viên yêu cầu Những đồ dùng vận động to, cồng kềnh như: cộtbóng rổ, các loại tạ tay, cột ném vòng, đích đứng, bục liên hoàn được tôi sắpxếp riêng ở một góc để đảm bảo an toàn cho trẻ Những đồ dùng có chung tínhnăng được sắp xếp ở cùng giá với nhau: bộ đồ dùng phát triển cơ tay, bộ đồdùng phát triển cơ chân, bộ đồ dùng tổ chức trò chơi vận động

Ảnh minh họa: Xây dựng Góc vận động (Ảnh 1- Phụ lục 1)

Tôi trang trí hình ảnh các bài tập vận động với đầy đủ các bước thực hiệnxung quanh mảng tường, từ những hình ảnh đó trẻ có thể dễ dàng thực hiệnđúng quy trình của bài tập mà không cần có giáo viên ở bên cạnh hướng dẫn.Như vậy trẻ có thể tự tham gia vận động khi trẻ được bố mẹ đón và cho chơi ởsân trường, trẻ có thể rủ bạn cùng tập lại bài tập mà buổi sáng đã học cho bố mẹxem Khi xây dựng góc vận động tôi nhận thấy trẻ lớp tôi tiến bộ nhiều hơn, trẻtham gia vận động tự nhiên và tích cực hơn, đồng thời phụ huynh lớp tôi thấyđược rõ hơn tầm quan trọng của giáo dục thể chất, họ quan tâm hơn đến sự vậnđộng của con mình, xem với vận động này, vận động kia con mình thực hiệnđược đến đâu, có thực hiện tốt bài tập không, có mạnh dạn tự tin khi trèo thanghay đi trên cầu thăng bằng không…

Trang 8

Ảnh minh họa: Bé chơi ở góc vận động (Ảnh 2- Phụ lục 1)

Không chỉ tạo môi trường vận động chỉ trong góc vận động của lớp mình,tôi còn tận dụng những vị trí phù hợp trong lớp để cho trẻ có nhiều hơn cơ hộivận động hơn như: vẽ sơ đồ những bài tập đơn giản ở hành lang trước lớp, cắt đềcan dán hình bước chân để trẻ đi vào lớp đúng chiều, thẳng hàng

Ảnh minh họa: Bé vận động ở hành lang của lớp (Ảnh 3- Phụ lục 1)

3.1.2.Chuẩn bị môi trường trước khi tổ chức hoạt động

Một điều tôi cảm thấy rất tâm đắc trong năm học mà tôi đã làm tốt đó là:Chuẩn bị tốt môi trường trước khi tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ cảtrong và ngoài tiết học

Đối với giáo viên mầm non việc chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, học liệu chocác hoạt động của trẻ thường mất rất nhiều thời gian và công sức, đặc biệt làviệc chuẩn bị đồ dùng để tổ chức các hoạt động vận động cho trẻ Trước mỗi tiếthọc tôi dành thời gian suy nghĩ xem mình cần chuẩn bị đồ dùng gì, làm thế nào

để không mất nhiều thời gian chuẩn bị mà đồ dùng có hiệu quả, sáng tạo, đảmbảo thẩm mỹ, thu hút trẻ Với các tiết học phát triển thể chất như: Bật chụm táchchân qua 7 ô; Bật qua suối nhỏ; Lăn bóng và di chuyển theo bóng theo đườngziczac thông thường giáo viên sẽ vẽ sơ đồ cho trẻ tập lên sàn nhà hoặc dán đềcan lên sân để đánh dấu vị trí tập cho trẻ Cách làm đó vừa mất thời gian, tốn đồdùng mà không đảm bảo tính thẩm mỹ cho sàn nhà hoặc sân trường Tôi đã tậndụng những tấm thảm nhựa trải sàn nhà đã qua sử dụng cắt thành những tấm cókích thước 1mx 3m và dán đề can hình sơ đồ tập lên đó Như vậy tôi có thể linhđộng trong việc thay đổi vị trí tập của trẻ( có thể mang ra ngoài sân hoặc trải ởtrong lớp cho trẻ tập), hết buổi tập tôi lại cuộn tròn lại cất vào kho để đến nhữngbuổi sau lại mang ra sử dụng Cách làm này giáo viên chỉ phải đầu tư làm đồdùng một lần mà có thể sử dụng trong nhiều năm đồng thời không gây mất thẩm

mỹ cho cảnh quan trường lớp

* Làm mới một số đồ dùng cho trẻ vận động:

Do đặc điểm trường tôi có 5 lớp mẫu giáo lớn mà thời khóa biểu các mônhọc trong tuần của khối lại trùng nhau Nên với những bài tập vận động cầnchuẩn bị đồ dùng để dạy học như: Bò thấp chui qua cổng; Bật qua vật cản thì

số lượng đồ dùng nhà trường trang bị không đủ cho các lớp trong khối cùng dạytrong một ngày Bởi vầy tôi đã xin ý kiến ban giám hiệu cho mỗi lớp một côxuống phòng truyền thống của trường để làm bổ sung đồ dùng vào các buổi trưatrong tuần Chúng tôi đã dựa theo mẫu của các đồ dùng mà nhà trường trang bị

để làm theo và có sáng tạo rút kinh nghiệm từ thực tế sử dụng đồ dùng Tôi đã

Trang 9

tận dụng tối đa những nguyên liệu sẵn có, không mang tính trưng bày mà phảiđược khai thác triệt để.

VD: Với bài: “Bò thấp chui qua cổng” chúng tôi nhận thấy cổng sắt nhà

trường trang bị cho có ưu điểm là nhỏ, gọn, chắc chắn nhưng lại có nhược điểm

là cổng cố định không nâng cao hoặc hạ thấp được độ cao của cổng, nếu chẳngmay trẻ làm đổ cổng thì sẽ rất đau do cổng được làm bằng sắt Từ những tồn tại

đó chúng tôi đã rút được kinh nghiệm để làm thêm được những đồ dùng khác ưuviệt hơn Chúng tôi đã mua ống nước bằng nhựa cứng nối lại với nhau làm cổng,cắt đổ xi măng vào trụ làm chân cổng Phía trên cổng có treo dây chuông diđộng có thể nâng cao hoặc hạ thấp chiều cao Như vậy khi cô tập mẫu cho trẻ cô

có thể nâng cao dây chuông để không chạm cổng, khi trẻ tập thì cô lại hạ thấpdây xuống Với chiếc cổng tự làm này, tôi thấy trẻ rất hứng thú trong khi tậpluyện, các bé thường nhắc nhau tập cố gắng để không làm rung dây chuông

Với những cố gắng của các giáo viên trong khối, những đồ dùng để tổchức các hoạt động giáo dục phát triển vận động của chúng tôi được nhà trườngđánh giá cao Sự khích lệ đó đã tiếp thêm cho chúng tôi nhiều động lực để hoànthiện từ các đồ dùng riêng lẻ để thành bộ đồ dùng: “Phát triển thể chất liênhoàn” tham gia vào cuộc thi đồ dùng dạy học tự làm và giành được giải đặc biệt

Bộ đồ dùng nhằm tăng cường thêm đồ dùng sử dụng trong và ngoài tiết học vậnđộng, phục vụ cho chuyên đề: “Phát triển vận động cho trẻ trong trường mầmnon” mà trường đang làm điểm

Ảnh: Bộ đồ dùng tham dự hội thi: “Đồ dùng dạy học” của khối MGL

(Ảnh 4- Phụ lục 1)

Bộ đồ dùng dạy vận động tự tạo bao gồm:

1 Bộ đồ dùng phát triển cơ tay.

Đối với trẻ nhỏ, việc tập luyện để trẻ phát triển cân đối, toàn diện về thểchất là rất cần thiết Với bộ đồ dùng phát triển cơ tay bao gồm các loại tạ tay, trẻ

có thể dễ dàng sử dụng để luyện tập nâng lên, hạ xuống giúp cơ tay của trẻ thêmkhỏe khoắn, rắn chắc hơn

ĐD1 : Bộ tạ tay 0,5kg: (dùng cho trẻ nhỏ, trẻ mới tập)

Giáo viên đã lấy vỏ lon bia cắt bỏ phần đầu, lấy phần dưới, đổ xi măng vào,cắm ống nhựa nối 2 vỏ lon bia với nhau tạo thành quả tạ Sau đó gv trang tríthêm 1 lớp thảm lông mỏng ra ngoài để tạo sự thẩm mỹ và sự an toàn cho quả tạ

ĐD

2: Bộ tạ tay 1kg: (dùng cho trẻ lớn, trẻ đã tập qua tạ nhỏ)

Giáo viên đã dùng quả bóng có đường kính 15cm khoét một lỗ nhỏ, sau

đó cũng đổ xi măng vào và nối ống nhựa giữa 2 quả bóng để tạo thảnh quả tạ

Ảnh minh họa: Bộ đồ dùng phát triển cơ tay (Ảnh 5- Phụ lục 1)

Trang 10

2 Bộ đồ dùng phát triển cơ chân.

ĐD1 : Cà kheo

- Cách làm: Giáo viên đã dùng những chiếc xô nhỏ, úp xuống, đục lỗxuyên qua 2 bên thành xô, xuyên 1 đoạn dây dài 1m qua để làm thành chiếc càkheo cho trẻ

- Cách chơi: Trẻ đi trên những chiếc cà kheo và di chuyển đến đích

- Đồ chơi này vừa luyện cơ chân cho trẻ, vừa rèn cho trẻ sự khéo léo

- Giáo viên có thể cho trẻ chơi trong giờ HĐNT hoặc trong giờ HĐG ởgóc chơi vận động

để chân

- Cách chơi: Hai trẻ sẽ phối hợp đi trên một đôi dép để để di chuyển đến đích

- Đồ chơi này vừa luyện cơ chân cho trẻ, vừa rèn cho trẻ biết phối kết hợpnhịp nhàng khi chơi với bạn

- Giáo viên có thể cho trẻ chơi trong giờ học thể chất, giờ HĐNT hoặctrong giờ HĐG ở góc chơi vận động

Ảnh minh họa: Bộ đồ dùng phát triển cơ chân (Ảnh 6- Phụ lục 1)

3 Bộ đồ dùng rèn luyện sự khéo léo.

ĐD1: Đánh gol

- Cách làm: Giáo viên tạo hình chú thỏ lên tấm focmec, khoét sâu phầnmiệng thỏ để làm đích gol Phần thân thỏ, gv gắn thảm lông và chia thành nhiềukhoang để làm điểm đặt bóng cho trẻ

- Cách chơi: Trẻ đặt bóng vào ô và đánh bóng vào hố gol

- Đồ chơi này giúp trẻ rèn luyện sự khéo lèo, đồng thời phát triển cơ tay

Trang 11

- Giáo viên có thể cho trẻ chơi trong giờ HĐNT hoặc trong giờ HĐG ởgóc chơi vận động.

ĐD2: Đi qua dây chuông

- Cách làm: Giáo viên cắt ống nước và nối các ống nước với các trụ để tạothành hình chữ nhật to, rỗng Sau đó đục lỗ và luồn dây chuông qua thân ốngnước để tạo thành các dây chuông song song , đan xen với nhau

- Cách chơi: Trẻ bước qua lần lượt các dây chuông thật khéo léo sao chokhông chạm vào dây chuông

- Đồ chơi này giúp trẻ rèn luyện sự khéo lèo, đồng thời phát triển cơ châncho trẻ

- Giáo viên có thể cho trẻ chơi trong giờ học thể chất, giờ HĐNT hoặctrong giờ HĐG ở góc chơi vận động

ĐD3: Ném vòng

- Cách làm: Giáo viên dùng một thanh gỗ dài , đục trên thân thanh gỗ 3 lỗ

đề cắm các đích với các chiều cao khác nhau

ĐD1: Bọ rùa (Trò chơi: Giải cứu bọ rùa)

- Cách làm: Giáo viên cắt đôi quả bóng nhựa, trang trí các bộ phận bằng

đề can để tạo thành con bọ rùa

- Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội nam và nữ Đội các bạn nam ngửa bọrùa lên, đội các bạn nữ sẽ úp bọ rùa xuống Hết thời gian đội nào ngửa (úp) đượcnhiều bọ dừa hơn là đội chiến thắng

- Đồ chơi này rèn cho trẻ sự nhanh tay, nhanh mắt

- Giáo viên có thể cho trẻ chơi trong giờ học thể chất, giờ HĐNT hoặctrong giờ HĐG ở góc chơi vận động

Trang 12

bò zic zăc qua 7 điểm, hoặc làm phương tiện để tổ chức các trò chơi: đi cà kheozic zăc

Ảnh minh họa: Bộ đồ dùng tổ chức trò chơi vận động(Ảnh 8- Phụ lục 1) 3.2 Biện pháp 2: Thay đổi hình thức tổ chức các hoạt động phát triển vận động cho trẻ.

“Nhìn chung, trẻ được vận động tích cực sẽ luôn ở trong trạng thái thoảimái nhất Chúng cảm thấy khỏe khoắn, hài lòng, và vì vậy sẽ luôn tự tin Sựnhanh nhẹn giúp trẻ có được lòng tôn trọng từ phía các bạn cùng chơi, và điềunày càng giúp trẻ củng cố thêm những nhận thức về bản thân mình Hãy cố gắngtạo tối đa các cơ hội để trẻ được vận động với một số vật dụng đơn giản Hãycho phép trẻ nô đùa thay vì ra những mệnh lệnh buộc trẻ “ngồi im”(M.Montessori)

3.2.1.Thay đổi hình thức tổ chức giờ thể dục sáng cho trẻ

Tập luyện thường xuyên liên tục đúng giờ (Đối với thể dục sáng)

Như chúng ta đã biết ,tác dụng của thể dục buổi sáng đối với trẻ em hàngngày có ý nghĩa to lớn về giáo dục và sức khỏe cho trẻ em, đặc biệt là trẻ ở lứatuổi mẫu giáo và mầm non Buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy tập thể dục đơngiản, trẻ tích lũy được sự sảng khoái cho cả ngày Tập luyện thường xuyên nhưvậy, cơ thể của trẻ nâng cao hoạt động của các cơ quan của cơ thể, thúc đẩy sựphát triển những kỹ năng vận động cần thiết, củng cố các nhóm cơ, hình thành

tư thế đúng Vì vậy tôi cho trẻ tập thể dục sáng hàng ngày vào một thời giannhất định sau giờ đón trẻ Thời gian tập khoảng 10-15 phút, trang bị dụng cụnhư gậy, nơ, vòng, hoa tua, cờ …thể dục phù hợp với động tác để tạo hứng thúcho trẻ tập Khi trẻ tập giáo viên quan sát cách đứng của trẻ, tư thế đầu, vai,mông và đặc biệt là cột sống của trẻ Trẻ cần đứng thẳng, vai thả đều, không lêngân, tay cử động thoải mái, không cúi đầu Giữ cho trẻ tư thế đứng ngay cả khinghỉ, khi đi bộ, chạy và làm các cử động khác Số lần lặp lại mỗi bài tập phụthuộc vào tính chất mỗi động tác, cũng như trình độ thể lực của trẻ Lồng ghépcác bài hát, bản nhạc hay vào làm nền cho trẻ tập thể dục sáng cũng đem lại hiệuquả rõ nét cho các buổi tập thể dục của trẻ Trẻ vừa tập thể dục với dụng cụ thểdục vừa nhẩm theo tiếng nhạc trên sân trường nên các động tác cũng dứt khoát

và đều hơn Không những thế tôi còn cùng với các đồng chí trong đoàn thanhniên của trường thường xuyên lựa chọn trên internet, “Nhảy cùng bibi” các bàidân vũ tập thể để cho trẻ luân phiên tập trong các giờ thể dục sáng như: “Trờinắng, trời mưa”, “Mèo con đi học”, “Gà trống thổi kèn”…và được trẻ rất thíchthú tham gia Giờ tập thể dục sáng cũng là thời gian lý tưởng để trẻ được thamgia các trò chơi vận động tập thể như: Mèo đuổi chuột, lộn cầu vồng, bóng tròn

Trang 13

to, sóng xô…Những trò chơi vận động này không chỉ giúp trẻ tăng cường thểlực mà còn cho trẻ nhiều kỹ năng hoạt động tập thể và lồng ghép dạy trẻ đượcnhiều trò chơi dân gian đang dần bị mai một.

Ảnh minh họa: Giờ thể dục sáng trên sân trường của trẻ

Việc thay đổi hình thức tổ chức các hoạt động, đặc biệt là hoạt động họcsao cho sáng tạo, mới lạ, thu hút trẻ tham gia một cách tích cực mà vẫn đảm bảophương pháp của bộ môn là điều tôi luôn quan tâm Với giờ học phát triển thểchất giáo viên thường tổ chức tiến trình giờ học theo các bước đã định sẵn,khiến trẻ cảm thấy nhàm chán, giảm hứng thú Để giúp trẻ vừa tiếp thu đượckiến thức vừa được hoạt động một cách tích cực chủ động, tôi đã áp dụng một sốhình thức tổ chức hoạt động giáo dục như sau:

VD 1: Đề tài “ Bật liên tục qua 5 ô”

Cách dạy thông thường: Ở phần dạy vận động cơ bản là cô cho trẻ đứng

thành 2 hàng dọc quay mặt vào nhau, sau khi cô làm mẫu vận động 2- 3 lần, lầnlượt mỗi hàng một trẻ sẽ lên thực hiện vận động, các trẻ khác quan sát nhận xét.Như vậy trong mỗi tiết học, một trẻ chỉ thực hiện được từ 2-3 lần

Cách làm mới: Sau khi cô làm mẫu vận động 2- 3 lần, cô chia trẻ về các

nhóm, mỗi nhóm không quá 5 trẻ thực hiện vận động Hai cô giáo, mỗi cô sẽbao quát 2 nhóm trẻ thực hiện Như vậy với mỗi nhóm 5 trẻ, số lần trẻ thực hiệnvận động sẽ tăng lên, đồng thời quãng thời gian trẻ phải chờ đợi các bạn thựchiện để đến lượt mình cũng sẽ giảm đi Cách làm này vừa phát huy được tínhtích cực của trẻ lại vừa thu hút trẻ khiến trẻ không nhàm chán

Trang 14

Sơ đồ tập bài vận động “ Bật liên tục qua 5 ô”.

VD 2: Đề tài: Bài tập“ Đi trên ván dốc”

Cách dạy thông thường: Cô chuẩn bị 2 ván dốc có độ dốc như nhau, sau

khi cô tập mẫu, trẻ sẽ lần lượt tập ở lần 1 và tập thi đua ở lần 2

Cách làm mới: Cô chuẩn bị 2 ván dốc có độ dốc khác nhau và những

chiếc khay nhỏ, một rổ bóng Sau khi cô tập mẫu và phân tích rõ động tác cô sẽcho trẻ lựa chọn xem mình tự tin với ván dốc nào thì sẽ tập ở ván dốc đó Nếutrẻ chưa tự tin thì đi trên ván dốc ít, trẻ mạnh dạn hơn thì đi trên ván dốc nhiều

Ở lần thực hiện thứ 2 của trẻ cô cho trẻ nâng cao độ khó bằng cách cho trẻ nàocảm thấy tự tin thì vừa đi trên ván dốc vừa kết hợp cầm thêm khay bóng, trẻ nàokhông muốn thì cô cúng không ép trẻ Cách làm này vừa kích thích trẻ hứng thúthực hiện vừa giúp trẻ có thể thử sức mình với nhiều mức độ khó khác nhau màvẫn đảm bảo phương pháp bộ môn

VD3: Đề tài: Bài tập TH: “ Bật liên tục qua 5 ô Ném đích ngang Nhảy lò cò”

Cách dạy thông thường: Ở phần dạy vận động cơ bản là cô cho trẻ đứng

thành 2 hàng dọc quay mặt vào nhau, ở giữa là sơ đồ tập Sau khi cô làm mẫuvận động 2- 3 lần, lần lượt mỗi hàng một trẻ sẽ lên thực hiện lần lượt từng vậnđộng Như vậy thời gian trẻ thực hiện hết các vận động rất dài nên các trẻ khácphải chờ đợi lâu mới đến lượt mình thực hiện Trẻ sẽ không còn hứng thú, phấnkhích mà thay vào đó là cảm giác chán nản Số lần thực hiện bài tập của trẻ cũng

sẽ được ít, giờ học thường bị kéo dài so với quy định

Cách làm mới: Ở phần vận động cơ bản, cô tập trung trẻ đứng ở một góc

của phòng tập Cô cho trẻ nhìn vào sơ đồ tập và những đồ dùng cô chuẩn bị rồiđoán xem hôm nay trẻ sẽ được tập bài tập gì? Đây đều là những vận động trẻ đãđược hướng dẫn thực hiện ở những tiết học trước rồi nên cô có thể mời trẻ khálên thực hiện lại vận động cho cả lớp xem Nếu trẻ đã thực hiện tốt thì cô chỉnhắc lại những kỹ thuật cơ bản của bài tập Nếu trẻ thực hiện chưa tốt thì cô làm

Trang 15

mẫu kết hợp phân tích động tác cho trẻ xem Sau đó cô cho trẻ thực hiện bài tậptổng hợp theo thể thức vòng tròn (theo sơ đồ minh họa).

2

3 1





Theo sơ đồ trên, hai cô giáo sẽ chia vị trí đứng phù hợp để bao quát đượctrẻ ở các vị trí tập Trẻ đầu tiên sẽ tập hết sân số 1 sang sân số 2 thì trẻ thứ haibắt đầu tập ở sân số 1 Cứ như vậy trẻ tập lần lượt ở cả 3 vị trí tập rồi lại về vị tríban đầu Cách làm trên số lần trẻ tập được nhiều hơn, trong khi trẻ di chuyển vịtrí để đi đến các sân tập, trẻ cũng có thời gian nghỉ ngơi nhẹ trước khi bắt đầubài tập tiếp theo

VD4: Đề tài: “ Trèo qua ghế thể dục, đập và bắt bóng ”

Với đề tài này, giáo viên xác định vận động mới là “Trèo qua ghế thểdục”, vận động cũ là “Đập và bắt bóng”

Cách làm thông thường: Giáo viên sau khi làm mẫu sẽ cho trẻ lần lượt

tập từng vận động, cô và các bạn sẽ xem và nhận xét trẻ thực hiện Với cách làmnày, tuy bài tập có 2 vận động: một vận động cũ, một vận động mới, nhưng việc

cứ cho trẻ tập đều đều như vậy sẽ không khắc sâu được những kỹ thuật của vậnđộng chính trong giờ học

Cách làm mới: Giáo viên chia trẻ thành 2 nhóm, một nhóm sang vị trí

sân bên cạnh đứng vòng tròn tập vận động cũ “đập và bắt bóng” cùng cô phụ,một nhóm ở lại cùng cô chính tập vận động mới “Trèo qua ghế thể dục” Vớicách làm này giáo viên chính có thể có nhiều cơ hội để cho trẻ tập tốt bài tậpmới (VD: GV có thể chuẩn bị 3 ghế thể dục để trẻ trèo lần lượt qua 3 ghế để sửađộng tác), đồng thời cả hai giáo viên sẽ cảm thấy nhẹ nhàng trong việc quản trẻ

Trang 16

vì số trẻ đã ít đi một nửa Sau khi lần lượt trẻ đã thực hiện xong vận động 2 giáoviên sẽ đổi nhóm trẻ cho nhau và thực hiện lại như ban đầu.

Các hình thức nêu trên mỗi hình thức đều thích hợp với mỗi bài tập khácnhau, giáo viên cần linh hoạt để áp dụng vào từng bài tập cho phù hợp

Ảnh minh họa: Giờ học thể dục của trẻ (Ảnh 11- Phụ lục 1)

3.2.3 Thay đổi hình thức hồi tĩnh trong tiết học thể dục của trẻ

Trong mỗi tiết học thể dục của trẻ thì hình thức hồi tĩnh là không thể thiếu

và có vai trò rất quan trọng trong cấu trúc của một tiết học Sau những lần tậpluyện hăng say đầy cố gắng của trẻ, giây phút hồi tĩnh khiến trẻ được thư giãn,cân bằng nhịp tim, nhịp thở Hoạt động hồi tĩnh rất quan trọng như vậy nhưnglại thường được tổ chức với những động tác đi lại nhẹ nhàng rất nhàm chán Cókhi cô giáo làm động tác “Chim bay, cò bay” thì trẻ chỉ đưa tay lên xuống chođúng động tác chứ không kết hợp với việc hít vào thở ra để điều hòa vì nhữngđộng tác đó không kích thích được trẻ hứng thú tham gia sau khi đã tập luyệnmệt mỏi Hiểu được tâm lý đó tôi đã luôn tìm những hình thức hồi tĩnh mới đểđưa vào cho trẻ thực hiện trong mỗi tiết học thể dục Tôi lên mạng xem nhữngclip về tập dưỡng sinh, tập yoga , chon lọc những động tác dễ và phù hợp để chotrẻ hồi tĩnh Các bạn gái lớp tôi thì rất thích thú với những động tác hồi tĩnhyoga đơn giản kết hợp với âm nhạc, còn các bạn trai lại rất hào hứng với nhữngđộng tác quyền nhẹ nhàng của bài tập dưỡng sinh

Ảnh minh họa: Hoạt động hồi tĩnh của trẻ trong giờ học thể dục

(Ảnh 12- Phụ lục 1)

3.2.4 Đưa yếu tố âm nhạc và trò chơi vào bài tập giúp trẻ thêm hứng thú

Theo chương trình giáo dục trẻ mầm non, cấu trúc một tiết học giáo dụcthể chất bao gồm 3 phần: Phần khởi động, trọng động và hồi tĩnh Thường thìcác giáo viên tổ chức phần khởi động cho trẻ hát bài “một đoàn tàu” đi các kiểuchân sau đó về hàng tập bài tập phát triển chung là các động tác tay – chân –thân – bật với nhịp hô của cô,… nếu tiết thể dục nào tôi cũng cho trẻ tập nhưvậy thì trẻ sẽ chán, uể oải trong giờ học, không phát huy tính tích cực vận động

ở trẻ Trẻ sẽ không đạt chỉ số 14: “Tham gia hoạt động học tập liên tục vàkhông có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút”, vì vậy tôi đã mạnh dạn đưayếu tố âm nhạc vào trong giờ dạy thể dục Cụ thể: Với phần khởi động tôi dẫndắt hoặc kể câu chuyện phù hợp với chủ đề cho trẻ hát một bài hát phù hợp vớichủ đề và đi khởi động kết hợp các kiểu chân Sau đó cho trẻ về đội hình hàngdọc điểm số, tách hàng để tập bài tập phát triển chung Bài tập phát triển chungtôi lựa chọn là bài tập erobic có động tác phù hợp với bài tập vận động cơ bảnđầy đủ các động tác tay – chân – thân – bật có nhịp đầy đủ, có động tác nhấn

Trang 17

mạnh cho vận động cơ bản Và khi tập vận động cơ bản, quá trình trẻ tập tôi chotrẻ tập cùng nhạc là những bài hát phù hợp với chủ đề, khi tập cùng bài hát trẻrất hào hứng thực hiện bài tập của mình Đến phần hồi tĩnh tôi cho trẻ vận độngnhẹ nhàng như: Tập dưỡng sinh, yoga kết hợp với nhạc du dương, nhẹ nhàngtạo cho trẻ thấy thoải mái và vui vẻ hoàn thành bài tập Khi đưa biện pháp nàyvào dạy trẻ trong tiết học giáo dục thể chất tôi thấy trẻ lớp tôi học tốt hơn, hứngthú hơn và kiến thức, kỹ năng của trẻ được nâng lên rõ rệt.

Biện pháp trò chơi có tác dụng nhằm gây hứng thú cho trẻ đến bài tập vậnđộng, giúp trẻ thực hiện nhiều lần mà không nhàm chán, đánh giá được tươngđối khách quan kết quả vận động của trẻ Khi chơi trò chơi vận động, hệ vậnđộng được củng cố, các hệ cơ bắp của cơ thể trở nên rắn chắc hơn, các khớpxương và dây chằng trở nên linh hoạt, có tác dụng củng cố, tăng cường sức khỏecho trẻ, tạo điều kiện cho việc rèn luyện thể lực, củng cố kĩ năng vận động trongđiều kiện thay đổi

Biện pháp này tiến hành dưới hai dạng:

* Đưa yếu tố chơi vào bài tập.

Ví dụ: “Trườn sấp” giống như các chú bộ đội,“vươn thở” cho trẻ bắtchước gà gáy, thổi bóng, ngửi hoa, “bò” như chuột, nhảy qua rảnh nước, nhảynhư thỏ

* Sử dụng trò chơi vận động để tiến hành bài tập.

Ví dụ: Trò chơi “đuổi bắt” vận động chạy, “Chuông reo ở đâu?” rèn luyệnkhả năng định hướng âm thanh, không gian cho trẻ

Trong khi trẻ chơi trò chơi vận động tránh để trẻ hò hét cổ vũ quá sức làmảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ Khi tổ chức cho trẻ thi đua cần quan tâm độngviên khích lệ đối với những trẻ nhút nhát kém vận động, linh hoạt thay đổi điềuchỉnh 2 đội sao cho cả 2 đội đều có cơ hội chiến thắng, tránh để một đội luôngiành chiến thắng sẽ làm ảnh hưởng tinh thần đội thua, mất tự tin vào bản thân

Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ tuổi mẫu giáo, trong đó tròchơi vận động có vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ.Khi tham gia vào trò chơi, trẻ vận động tích cực hơn, tự nhiên, thoải mái, có tácdụng củng cố và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo vận động phát triển tố chất vận động

Trò chơi vận động cho trẻ có thể tổ chức cả trong và ngoài tiết học vớinhiều hình thức khác nhau Tuy nhiên với trẻ mẫu giáo lớn như học sinh lớp tôi,tôi nhận thấy rằng những trò chơi vận động quen thuộc như: Mèo đuổi chuột,chuyền bóng, kéo co, chạy tiếp cờ, cáo và thỏ, mèo và chim sẻ do được tổ chứcthường xuyên qua các độ tuổi nên đã dần nhàm chán với trẻ Chính điều đó đãkích thích tôi tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi để thiết kế ra những trò chơi mới hấp

Trang 18

dẫn hơn với trẻ, kích thích trẻ vận động tích cực hơn Những trò chơi dưới đây

đã được tôi thiết kế và áp dụng tại trường để mang lại niềm vui và sự phát triểntoàn diện cho trẻ và giảm gánh nặng công việc cho giáo viên mầm non Đây lànhững trò chơi kết hợp phát triển được nhiều kỹ năng và tố chất của trẻ trongmột lần chơi Có thể tổ chức những trò chơi này trong nhà hay ngoài trời và phùhợp với trẻ mẫu giáo lớn

Trò chơi 1: Rút dây

+Chuẩn bị: Một dây thừng loại to, dài 20m Sắc xô.

+ Cách chơi: Cô đặt dây thừng xuống sàn và xếp thành hình tròn, cô phụ

cầm 2 đầu dây Trẻ đứng bên trong hình tròn Khi lô lắc xắc xô chậm, trẻ dichuyển chậm trong hình tròn Khi cô lắc xắc xô nhanh, trẻ chạy hoặc đi nhanhtrong hình tròn Trẻ phải di chuyển khéo léo để không chạm vào bạn khác

+ Luật chơi: Trẻ phải di chuyển, không được đứng im Nếu trẻ nào chạm

vào bạn sẽ bị loại ra bên ngoài vòng tròn Bạn nào cuối cùng ở trong vòng tròn

sẽ chiến thắng

Lưu ý: Sau khi có trẻ phạm luật, bị loại ra ngoài vòng tròn, cô phụ sẽ rútdây cho vòng tròn nhỏ lại dần

+ Tổ chức: Trò chơi này giáo viên có thể sử dụng trong tiết học với

những bài tập đã sử dụng nhiều vận động tay hoặc có thể sử dụng trong hoạtđộng ngoài trời Giáo viên kích thích trẻ trong quá trình chơi sẽ làm trò chơithêm hấp dẫn

Trò chơi 2: “ Giải cứu bọ rùa ”

+ Chuẩn bị: 30 con bọ rùa Trống.

+ Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội nam và nữ Đội các bạn nam tinh

nghịch cứ ngửa những con bon rùa lên, đội các bạn nữ muốn giải cứu những con

bọ rùa nên sẽ úp bọ rùa xuống

+ Luật chơi: Hết thời gian đội nào ngửa (úp) được nhiều bọ dừa hơn là

đội chiến thắng

+ Tổ chức: Có thể tổ chức cả trong và ngoài tiết học, áp dụng được trong

chủ đề “Thế giới động vật” Theo kinh nghiệm từ lớp của tôi thì trò chơi này sửdụng trong các buổi giao lưu với học sinh lớp khác để thi đua giữa hai lớp là rấtthích hợp Các học sinh đều cố gắng nhanh tay, nhanh mắt để đem lại phầnthắng cho lớp mình

Ảnh minh họa: Trẻ chơi trò chơi “Giải cứu bọ rùa” trên sân trường

(Ảnh 13- Phụ lục 1)

Trò chơi 3: “ Nhảy bao bố đôi ”

+ Chuẩn bị: 4 bao bố, hoa, bảng dán, thảm.

Trang 19

+ Cách chơi: Mỗi đội sẽ có 12 bạn với nhiệm vụ: Cứ 2 bạn một lần sẽ

cùng vào một bao bố và nhảy đến đích lấy một bông hoa rồi lại nhảy quay vềgắn lên bảng của đội mình

+ Luật chơi: Trò chơi diễn ra theo luật tiếp sức Khi nhảy phải phối hợp

sao cho không bị ngã Đội nào lấy được nhiều hoa sẽ chiến thắng

+ Tổ chức: Trò chơi này có thể tổ chức cả trong và ngoài tiết học với điều

kiện phải có vị trí sân bằng phẳng, đảm bảo an toàn cho trẻ Trò chơi này vừaphát triển thể lực cho trẻ vừa đòi hỏi trẻ phải biết phối hợp với bạn, khéo léotrong quá trình chơi

Ảnh minh họa: Các bé hào hứng với trò chơi “Nhảy bao bố đôi”

(Ảnh 14- Phụ lục 1)

Trò chơi 4: “ Đi trên bục liên hoàn, chuyển bao cát ”

+ Chuẩn bị: 2 bục liên hoàn, 4 khay, 20 quả bóng, nhạc.

+ Cách chơi: Mỗi đội sẽ có 12 bạn chia thành 2 nhóm với nhiệm vụ: Bạn

đầu hàng của mỗi đội sẽ chuyển bao cát bằng các bộ phận cơ thể( không dùng

tay cầm) và đi trên bục zic zac cao 30 cm Khi đến đích bạn sẽ bước xuống chobao cát vào rổ và chạy nhanh về cuối hàng, bạn tiếp theo sẽ xuất phát

+ Luật chơi: Trẻ không được dùng tay cầm bao cát, không được làm rơi

bao cát Đội nào chuyển được nhiều bao cát hơn là thắng cuộc

+ Tổ chức: Trò chơi này có thể tổ chức cả trong và ngoài tiết học, thích

hợp khi dạy trẻ ở chủ đề: “Bản thân” Trong điều kiện nhà trường không có bục,giáo viên có thể chỉ cho trẻ thi đua chuyển bao cát bằng các bộ phận cơ thể đếnđích mà không cần đi trên bục

Ảnh: Các bé chơi trò chơi “Đi trên bục liên hoàn, chuyển bao cát”

(Ảnh 15- Phụ lục 1)

Trò chơi 5: “ Đẩy bóng yoga ”

+ Chuẩn bị: Thảm xốp, 1 quả bóng yoga

+ Cách chơi: Mỗi đội sẽ có 12 bạn chia thành 2 nhóm với nhiệm vụ: trẻ ở

trong hình vuông sẽ ngồi xổm, chống 2 tay ra sau dùng chân đẩy bóng ra ngoài,trẻ ở ngoài hình vuông ngồi xổm dùng tay đẩy bóng vào trong

+ Luật chơi: Hết thời gian một bản nhạc nếu đội ở trong hình vuông đẩy

được bóng ra ngoài sẽ là đội chiến thắng, nếu không đẩy được bóng ra ngoài thìđội ở ngoài sẽ là đội chiến thắng

+ Tổ chức: Trò chơi này có thể tổ chức cả trong và ngoài tiết học nhưng

thích hợp nhất là cho trẻ chơi ngoài trời trên thảm lông, hoặc thảm cỏ Màu sắcbắt mắt của những quả bóng yoga trên nền cỏ xanh sẽ tạo sự thu hút và thích thúcho trẻ

Trang 20

Ảnh minh họa: Các bé chơi trò chơi “Đẩy bóng yoga” (Ảnh 16- Phụ lục 1)

Trò chơi 6: “ Bắc cầu ”

+ Chuẩn bị: 10 tấm xốp, trống.

+ Cách chơi: Chia trẻ thành 4 đội: 2 đội cổ vũ, 2 đội chơi Mỗi đội chơi

sẽ có 4 bạn di chuyển trên 3 tấm xốp theo hình thức bắc cầu để đi đến đích

+ Luật chơi: Chỉ di chuyển trên tấm xốp, không được giẫm chân xuống

sàn Đội nào về đích trước là thắng cuộc

+ Tổ chức: Trò chơi này là trò chơi vừa dễ chuẩn bị vừa dễ tổ chức lại

mang đến sự hứng thú rất cao cho trẻ Giáo viên chỉ cần vài tấm xốp và 2 vạchđích là đã có thể tổ chức thành trò chơi bổ ích Trò chơi này có thể áp dụng cảtrong và ngoài tiết học nhưng vị trí chơi cần bằng phẳng, không trơn, trượt đểđảm bảo an toàn cho trẻ

Ảnh minh họa: Các bé chơi trò chơi “Bắc cầu” (Ảnh 17- Phụ lục 1)

Trò chơi 7: “ Chuyển bóng ”

+ Chuẩn bị: 20 quả bóng Đài, nhạc.

+ Cách chơi: Mỗi đội sẽ có 12 bạn với nhiệm vụ: 2 bạn đầu hàng của mỗi

đội sẽ đứng sát vào nhau kẹp quả bóng vào giữa phần ngực của 2 bạn, sau đó dichuyển đến đích và cho bóng vào rổ và chạy nhanh về cuối hàng Bạn tiếp theo

sẽ xuất phát

+ Luật chơi: Trò chơi diễn ra theo luật tiếp sức, không được dùng tay giữ

bóng, nếu để rơi bóng sẽ bị loại Hết thời gian một bản nhạc, đội nào chuyểnđược nhiều bóng hơn là thắng cuộc

+ Tổ chức: Trò chơi này có thể tổ chức cả trong và ngoài tiết học và có

thể áp dụng được rất nhiều chủ đề VD: chủ đề “Thực vật” thì có thể chuyển rau,

củ, quả; Chủ đề “ Nước và các hiện tượng tự nhiên” thì cho trẻ chuyền chainước, mũ

Ảnh minh họa: Các bé chơi trò chơi “Chuyển bóng” (Ảnh 18- Phụ lục 1)

Trò chơi 8: “ Chuyển vòng ”

+ Chuẩn bị: 2 chiếc vòng

+ Cách chơi: Cô và trẻ đứng vòng tròn, nắm tay nhau Chia trẻ làm 2 đội.

Trẻ mỗi đội lần lượt luồn người qua vòng để chuyển vòng về đích

+ Luật chơi: Nếu ai dùng tay cầm vào vòng hoặc để vòng rơi thì chiếc

vòng đó không được tính Thời gian diễn ra trò chơi là 1 bản nhạc Đội nàochuyển được nhiều vòng hơn sẽ giành chiến thắng

+ Tổ chức: Trò chơi này là trò chơi vừa dễ chuẩn bị vừa có thể áp dụng

cả trong và ngoài tiết học.Trò chơi giúp rèn luyện sự khéo léo cho trẻ, trẻ phảithật nhanh chui qua vòng mà không dùng tay( tay trẻ vẫn nắm vào nhau)

Ngày đăng: 24/07/2015, 17:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w