1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 24 36 THÁNG Ở TRƯỜNG MẦM NON

25 9,6K 54
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 14,88 MB

Nội dung

Xã hội hiện nay đang chuyển mình không ngừng, theo cùng những văn minh tiên tiến về công nghệ và khoa học là những thách thức khó khăn đang từng ngày tác động tiêu cực vào cuộc sống của mỗi người. Mỗi người đều có cách giải quyết những khó khăn của riêng mình, cuộc sống của mỗi người đều để những chuyển biến của xã hội tác động theo những chiều hướng khác nhau. Tất cả những điều đó phụ thuộc vào khả năng tự kiểm soát, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng ứng xử …của mỗi cá nhân. Vì lẽ đó việc trang bị những kiến thức kỹ năng..cho mỗi cá nhân, đặc biệt là trẻ em, là thực sự cần thiết và cấp bách. Mọi người đều cần có kỹ năng sống để có thể tham gia vào hoạt động xã hội. Kỹ năng sống không đến trên sách vở hay việc truyền thụ tri thức thụ động. Nó là sự trải nghiệm, tích lũy kinh nghiệm qua thực tế của mỗi cá nhân mà có. “Kỹ năng sống là những kỹ năng cần có cho hành vi lành mạnh cho phép bạn đối mặt với những thách thức trong cuộc sống hàng ngày”

Trang 1

ĐÀO TẠO QUẬN CẦU GIẤY

Trang 2

I ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 1

3 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu 2

II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2

1 Đặc điểm tình hình nhóm lớp 2

2 Thuận lợi và khó khăn 3

2.1 Thuận lợi 3

2.2 Khó khăn 3

3 Các biện pháp 4

3.1 Tìm hiểu đối tượng trẻ và lựa chọn kỹ năng sống phù hợp 4

3.1.1 Tìm hiểu về trẻ 4

3.1.2 Bồi dưỡng về giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên tại lớp 4

3.1.3 Đổi mới phương pháp dạy học 5

3.2 Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống và thực hiện giáo dục trẻ thông qua các hoạt động 6

3.2.1 Xây dựng kế hoạch theo chủ đề 6

3.2.2 Giáo dục kỹ năng sống lồng ghép trong hoạt động một ngày 8

3.3 Biện pháp 3: Tạo môi trường giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 12

3.3.1 Môi trường giữa con người- con người 12

3.3.2 Môi trường học tập 13

3.4 Biện pháp 4: Tuyên truyền phối hợp phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 14

3.4.1 Tuyên truyền tới phụ huynh 14

3.4.2.Phối hợp với phụ huynh trong giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 14

III KẾT QUẢ 15

IV BÀI HỌC KINH NGHIỆM 15

V KẾT LUẬN 16

VI TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

VII PHỤ LỤC 18

Trang 3

I ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Xã hội hiện nay đang chuyển mình không ngừng, theo cùng những vănminh tiên tiến về công nghệ và khoa học là những thách thức khó khăn đangtừng ngày tác động tiêu cực vào cuộc sống của mỗi người

Mỗi người đều có cách giải quyết những khó khăn của riêng mình, cuộcsống của mỗi người đều để những chuyển biến của xã hội tác động theo nhữngchiều hướng khác nhau Tất cả những điều đó phụ thuộc vào khả năng tự kiểmsoát, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng ứng xử …của mỗi cá nhân Vì lẽ đóviệc trang bị những kiến thức kỹ năng cho mỗi cá nhân, đặc biệt là trẻ em, làthực sự cần thiết và cấp bách

Mọi người đều cần có kỹ năng sống để có thể tham gia vào hoạt động xãhội Kỹ năng sống không đến trên sách vở hay việc truyền thụ tri thức thụ động

Nó là sự trải nghiệm, tích lũy kinh nghiệm qua thực tế của mỗi cá nhân mà có

“Kỹ năng sống là những kỹ năng cần có cho hành vi lành mạnh cho phépbạn đối mặt với những thách thức trong cuộc sống hàng ngày”

Kỹ năng sống của trẻ bao gồm rất nhiều kỹ năng: kỹ năng vệ sinh, kỹnăng giao tiếp, kỹ năng hợp tác chia sẻ, kỹ năng sống tự tin, kỹ năng thích nghivới môi trường sống, kỹ năng lao động tự phục vụ, những nghi thức văn hóatrong ăn uống….…

Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ là dễ nhớ mau quên, trí nhớ của trẻ là trựcquan hình tượng Vì thế, trong cuộc sống hàng ngày cha mẹ trẻ, cô giáo phải làtấm gương cho trẻ, thường xuyên cho trẻ trải nghiệm và vận dụng những kiếnthức của mình để giải quyết các vấn đề gặp phải cho phù hợp

Vì vậy, việc hình thành và phát triển cho trẻ cần được bắt đầu tự bậc họcmầm non

2 Mục đích nghiên cứu

Đa số các bậc cha mẹ thường quan tâm đến việc con ăn uống như thế nào,con học ra sao, đôi khi bao bọc con thái quá trong sự nuông chiều, làm hộ.Chính những điều đó vô hình chung đã làm cho đứa trẻ thụ động, ỷ lại, gặp khókhăn trong giao tiếp thông thường và thiếu tự tin khi ở một mình…

Việc giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cho trẻ cách sống tích cực trong

xã hội hiện đại, xây dựng và rèn luyện cho trẻ các thói quen tốt, các kỹ năng cầnthiết trong cuộc sống…Nhưng hơn cả là việc trẻ biết vận dụng những kiến thứccủa mình để giải quyết những “ vấn đề” trong cuộc sống

Nhiều người nói rằng cho trẻ đi học kỹ năng sống tại các trung tâm, cácgiáo sư chuyên ngành…điều đó rất tốt nhưng có phải gia đình nào cũng có điều

Trang 4

kiện để làm được điều đó?! Với cá nhân, tôi nhận thấy rằng gia đình, cha mẹtrẻ, và đặc biệt là các cô giáo mầm non chính là người hình thành và phát triểntốt nhất cho trẻ những kỹ năng sống.

3 Đối tượng nghiên cứu

Với tôi, vì trẻ còn nhỏ nên việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ngay lúcnày là vô cùng cần thiết và hợp lý Điều quan trọng ở đây là tôi đã nghiên cứu,tìm tòi để lựa chọn kỹ năng sống và hình thức giáo dục kỹ năng sống sao chophù hợp với đối tượng của mình Nhìn trẻ trưởng thành, tự tin từng ngày làmong muốn lớn nhất của tôi

Dạy kỹ năng sống cho trẻ là truyền cho trẻ những kinh nghiệm sống củangười lớn Nhưng không đơn thuần là truyền dạy thụ động, tất cả những kinhnghiệm ấy trẻ phải được trải nghiệm, trẻ được đặt vào tình huống Có như thếnhững kinh nghiệm ấy mới là của trẻ

Qua những kinh nghiệm của bản thân khi thực hiện giáo dục kỹ năng sốngcho trẻ, tôi muốn trẻ của tôi phát triển khỏe mạnh, tự tin và hình thành đượcnhững kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi, để chúng luôn sẵn sàng đón nhậnnhững thách thức, khó khăn của cuộc sống, và chúng ta luôn yên tâm và dõi theochúng với con mắt tự hào

Từ những suy nghĩ trên tôi tìm tòi áp dụng “Một số kinh nghiệm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 24-36 tháng thông qua các hoạt động giáo dục tại trường Mầm non ”

Trong những năm học qua, lớp Nhà trẻ KiWi đã nhận được sự quan tâmcủa BGH cùng sự ủng hộ của chị em đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi chocác giáo viên trong lớp tổ chức tốt các hoạt động giáo dục cho trẻ hằng ngày

Thực trạng nhận thức của trẻ:

Tôi đã đưa ra một số tiêu trí để khảo sát trẻ ngay đầu năm học

Trang 5

4 Trẻ tò mò ham hiểu biết 22/60 36,6%

2 Thuận lợi và khó khăn

2.1 Thuận lợi

- Giáo viên: Là người đứng lớp nhiều năm ở lứa tuổi nhà trẻ, giáo viên cótrình độ trên chuẩn, yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình trong công việc

- Học sinh: Đồng đều về lứa tuổi, nhanh nhẹn, khỏe mạnh, nhận thức tốt

- Phụ huynh: Nhiệt tình quan tâm đến lớp, các con, thường xuyên trao đổivới giáo viên về tình hình con trẻ

- Cơ sở vật chất: Phòng lớp khang trang, rộng rãi, thoáng mát, có đầy dủánh sáng cho học tập, sinh hoạt và vui chơi

2.2 Khó khăn

- Giáo viên không ổn định, thường xuyên bị thay đổi vị trí, trong lớp cógiáo viên nuôi con nhỏ, trình độ không được đồng đều, còn thiếu sự linh hoạttrong công việc Hầu hết giáo viên rất lúng túng vì họ chưa thành thạo trong việc

sử dụng các phương pháp đa dạng để huấn luyện học sinh tiến hành các kỹ năng,chưa kể, bản thân họ cũng chưa sở hữu một số kỹ năng được yêu cầu dạy chohọc sinh: kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng tìm kiếm

hỗ trợ…

- Học sinh: Còn một số cháu quấy khóc nhiều, ngôn ngữ chưa phát triển,nghỉ ốm dài ngày, phụ huynh còn ôm ấp, bao bọc con nhiều dẫn đến trẻ chưamạnh dạn, tự tin

- Phụ huynh học sinh: Còn nuông chiều con nhỏ, chưa biết cách rèn chocon có những kỹ năng tự phục vụ bản thân

- Cơ sở vật chất: Phòng học đi mượn của nhà văn hóa Phường, không cónhà vệ sinh khép kín, không có các phòng nhỏ để chia tách trẻ tổ chức các hoạtđộng Xung quanh lớp học là các phòng hoạt động chức năng của nhà văn hóanên có nhiều tiếng ồn

3 Các biện pháp

Trang 6

3.1 Tìm hiểu đối tượng trẻ và lựa chọn kỹ năng sống phù hợp

3.1.1 Tìm hiểu về trẻ

Tìm hiểu đối tượng trẻ là phải nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý chung của lứatuổi Nắm bắt được rõ đặc điểm của lứa tuổi, người giáo viên sẽ dễ dàng hiểutrẻ, có cách giao tiếp phù hợp với trẻ, hay lựa chọn nội dung, hình thức giáo dụcphù hợp nhằm mang lại kết quả tốt nhất trong giảng dạy

Bên cạnh việc nắm bắt tâm sinh lý chung của lứa tuổi, giáo viên phải hiểu

rõ từng trẻ của mình: hoàn cảnh gia đình, thói quen của trẻ, tính cách trẻ, sởthích… Đây là việc hết sức quan trọng để giáo viên lập được kế hoạch giáo dụcchung cho cả lớp, bên cạnh đó đảm bảo yếu tố cá nhân từng trẻ Giáo viên chủđộng trò chuyện với trẻ mọi lúc khi có cơ hội, tạo cho trẻ niềm tin nơi cô, để trẻmạnh dạn chia sẻ những suy nghĩ của mình, hoặc không ngần ngại khi cần sựgiúp đỡ hay tò mò về một vấn đề cần giải đáp Làm được điều này không dễ,nên giáo viên cần kiên trì, thực lòng yêu thương trẻ chắc chắn cô sẽ là “ ngườibạn lớn” mà trẻ tin tưởng yêu quý, trẻ có thể chia sẻ mọi điều của bản thân

Sau khi đã nắm rõ những vấn đề trên, tôi đã phần nào trả lời được câu hỏi:trẻ của tôi cần nhận thức và nhận biết được những kỹ năng nào cần thiết chochính bản thân mình và mong muốn chính bản thân được tự làm những côngviệc vừa sức để có thể giúp đỡ cô và bạn bè, qua đó trẻ có thể dần dần tự tạo chomình có những kỹ năng tự phục vụ cần thiết Nhưng để thực sự có thề tìm đượcnhững sự lựa chọn phù hợp, thì trước hết tôi phải hiểu biết mục tiêu cần đạt của

độ tuổi mà mình đang dạy là gì? Lúc này đứng vai trò là người giáo viên, tôiphải nắm rõ chương trình giáo dục mầm non do Bộ giáo dục và đào tạo banhành Cùng với sự phối kết hợp giữa nhu cầu của trẻ và mục tiêu cần đạt của độ

tuổi tôi đang làm mà không chỉ dạy cho trẻ những điều trẻ cần mà còn phải cho trẻ những điều trẻ muốn.

3.1.2 Bồi dưỡng về giáo dục kỹ năng sống cho giáo viên tại lớp

- Nhiều giáo viên, trong đó có tôi đã từng rất băn khoăn, không biết giáodục kỹ năng sống cho trẻ bắt đầu từ đâu, giáo dục như thế nào cho phù hợp vàhiệu quả Kỹ năng sống chưa là một môn học riêng biệt, nó được thực hiện lồngghép trong các môn khác đối với giáo dục bậc tiểu học hay phổ thông, với mầmnon nó được lồng ghép trong các hoạt động trong ngày của trẻ Về kiến thức, cácgiáo viên có thể truyền đạt nhưng đã gọi là kỹ năng thì đòi hỏi phải thực hànhthao tác Vì vậy giáo viên trong lớp cùng nhau thảo luận, trao đổi những bănkhoăn thắc mắc của bản thân, để cùng nhau rút ra những cách giáo dục, truyềnthụ những kỹ năng cần thiết, gần gũi đến cho trẻ tốt nhất

Trang 7

Ví dụ: Khi đón trẻ vào lớp những ngày đầu trẻ còn bỡ ngỡ thậm chí khóchờn, cô bế trẻ âu yếm vỗ về rồi cho trẻ xem tranh và trò chuyện hoặc hát cho trẻnghe rồi kể chuyện, cùng trẻ chơi với các đồ chơi để trẻ quên đi nỗi nhớ nhà Rồinhững buổi đầu trẻ ăn cơm, ngủ tại trường với trẻ điều gì cũng mới mẻ cô ân cần

dỗ dành, động viên khuyến khích bón từng thìa cơm, ru trẻ vào giấc ngủ Dần dầntrẻ đã quen khi đến giờ ăn cô hướng dẫn trẻ tự ngồi vào bàn ăn, tập cho trẻ tự cầmthìa xúc cơm ăn, ăn không nói chuyện, không làm rơi vãi

- Qua ví dụ trên, tôi đã dần dần dạy cho trẻ kỹ năng hòa nhập với môitrường xã hội cụ thể là môi trường lớp học

- Cũng xuất phát từ tình hình thực tế, dựa vào đặc điểm sinh lý của trẻ tôi

đã đi sâu nghiên cứu, tìm tòi, tham khảo những tài liệu có nội dung về đề tài,học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, của bản thân, nhận thức đúng đắn, hiểuđược tầm quan trọng của vấn đề, nắm vững tình hình cụ thể của lớp Xác định rõnhững khó khăn và điều kiện thuận lợi của nhà trường, của lớp, của bản thân Từ

đó tìm ra biện pháp thực hiện hữu hiệu nhất

- Bản thân luôn học tập và nghiên cứu các văn bản, chỉ thị, nghị quyết và

“Quy chế nuôi dạy trẻ” của cấp trên đề ra để có kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻđược tốt hơn

- Luôn tham gia các buổi tập huấn chuyên môn do Phòng, nhà trường tổ chức

- Thường xuyên tìm tòi sách báo, nghiên cứu và tìm hiểu thêm về tầmquan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đưa trẻ vào nề nếp, thói quentrong học tập, trong sinh hoạt hàng ngày của trẻ

- Tham gia tốt các đợt thao giảng, dự giờ bạn đồng nghiệp để học hỏithêm kinh nghiệm về việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ

- Khi đã chuẩn bị tốt tất cả các điều kiện trên việc tiếp theo là lựa chọn kỹnăng sống phù hợp với độ tuổi và phù hợp với trẻ lớp tôi Có nhiều kỹ năng sốngnhư: sự hợp tác, tự kiểm soát, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu vàgiao tiếp Cụ thể hóa các kỹ năng ấy tôi lựa chọn các kỹ năng sau để giáo dụccho trẻ ở lớp mình: Kỹ năng tự tin, Kỹ năng hợp tác, Kỹ năng giao tiếp, Kỹ năngthích tò mò, ham học hỏi, Kỹ năng lao động tự phục vụ, giữ vệ sinh chung, vănhóa trong ăn uống…

Ảnh minh họa: Các giáo viên đang thảo luân tại nhóm lớp

(Ảnh 1- Phụ lục 1)

3.1.3 Đổi mới phương pháp dạy học

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạocủa trẻ gắn với thực tiễn, có tài liệu đồ dùng trực quan sinh động phong phú, sửdụng thiết bị dạy học và ứng dụng CNTT trong dạy học, luôn tạo cho các con

Trang 8

tính chủ động, tích cực, hứng thú trong học tập; phát huy tính sáng tạo, tạo đượcbầu không khí cởi mở thân thiện giữa cô với trẻ giữa trẻ với trẻ Trong giờ học,giáo viên cần tạo cơ hội động viên cho các con được nói, được trình bày trướcbạn, trước tập thể, nhất là các con còn hay rụt rè, khả năng giao tiếp kém qua đógóp phần tích lũy kỹ năng sống cho các em Đặc biệt cô giáo phải là tấm gươngsáng về hành vi ứng xử, về đạo đức

3.2 Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống và thực hiện giáo dục trẻ thông qua các hoạt động

3.2.1 Xây dựng kế hoạch theo chủ đề

- Tổ chức họp phụ huynh đầunăm, đề cập vấn đề để phụhuynh phối kết hợp thựchiện

- Tổ chức cho trẻ làm quenvới các bạn, các lớp học cáckhu trong trường,

- Rèn thói quen chào hỏi lễphép và tự cất đồ dùng cánhân

- Tổ chức văn nghệ cuối chủđiểm

- Trẻ biết lấy cất đồ chơi gọngàng.rèn tính ngăn nắp, tựphuc vụ

- Tiếp tục rèn nếp chào hỏi,cất đồ dùng các nhân, hướngdẫn trẻ lấy nước uống

- Rèn xếp hàng, rèn sựnhường nhịn, chia sẻ

- Tiếp tục rèn nếp chào hỏi,cất đồ dùng các nhân, hướngdẫn thao tác vệ sinh cá nhân:rửa tay lau mặt

Trang 9

- Rèn thói quen súc cơm, xincơm khi hết, mời cơm

- Rèn trẻ: Dạy trẻ biết cất bátthìa sau khi ăn

- yêu quý phong tục ngày tết,

lễ hội cổ truyền dân tộc

- Tiếp tục rèn các kỹ năngsống: cất đồ cá nhân, cất đồdùng đồ chơi đúng nơi quyđịnh

- Biết thể hiện tình cảm với

Nghe âm thanh đoán tênphương tiện

- Dạy trẻ biết khi qua đườngphải có người lớn dắt, ngồitrên xe không thò tay, thòđầu qua cửa

- Giúp cô cất dọn đồ dùng đồchơi Hợp tác chơi cùng bạn.Mùa hè

đến rồi

Tháng 5 Sử dụng thành thạo

kỹ năng phục vụ: Đi

vệ sinh, rót nướcuống, súc cơm, lấycất đồ dùng

- Biết ăn mặc phù hợp thờitiết

- Tiếp tục rèn các kỹ năng:giúp cô dọn đồ sau khi học,sau khi ăn, sau khi ngủ

- Thực hành bảo vệ môitrường

Kế hoạch trên tôi xây dựng riêng để lồng ghép giáo dục kỹ năng sống chotrẻ trong các hoạt động giáo dục

Trang 10

Khi đã lên kế hoạch, tôi thực hiện các nội dung giáo dục kỹ năng sốngcho phù hợp và hệ thống, nhưng luôn đảm bảo nguyên tắc:

“Việc gì trẻ có thể làm được hãy để trẻ làm

Việc gì trẻ chưa làm được hãy thử hướng dẫn trẻ Luôn tạo cơ hội cho trẻ được hoat động, trải nghiệm Hãy quan sát trẻ và giúp đỡ khi cần thiết

Là cách tốt nhất để phát huy khả năng của trẻ”

3.2.2 Giáo dục kỹ năng sống lồng ghép trong hoạt động một ngày

Với trẻ mầm non, giáo dục kỹ năng sống không thể tách riêng thành mộtmôn học riêng biệt, nó phải được tiến hành thông qua các hoạt động giáo dụckhác trong ngày, ở mọi lúc mọi nơi Người giáo viên cần tìm tòi đổi mới cáchình thức tổ chức để mọi kiến thức giáo dục mình muốn truyền tải đến trẻ đềunhẹ nhàng, tự nhiên và hiệu quả Vì vậy tôi luôn chú ý lồng ghép việc giáo dục

kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động

cô sẽ cùng cất đồ dùng của trẻ, sau nhiều lần như vậy trẻ sẽ nhớ vị trí tủ cá nhâncủa mình, tự cất dép ba lô đúng nơi quy định Cô cũng nên trao đổi với phụhuynh không làm hộ trẻ, cho trẻ tự cất lấy và mang đồ các nhân của mình Cô

phải cho trẻ tự ý thức rằng đó là công việc của mình không cần người lớn phải

nhắc nhở

Ảnh minh họa: Bé tự cất balo (Ảnh 2 - Phụ lục 1)

b Rèn kỹ năng giao tiếp:

Đầu năm cô chào trẻ trước với lời nói dịu dàng, vòng tay trước ngực sau

đó yêu cầu trẻ chào lại cô Cô nhắc trẻ chào cô lễ phép, sau đó vòng tay chàongười đưa mình tới lớp Tuy nhiên các cô cũng thường xuyên quan sát để nhắcnhở trẻ kịp thời Với những trẻ quá hiếu động hay trẻ hay mè nheo thì cô cũngkiên trì và chú ý đến những trẻ đó nhiều hơn

Bên cạnh đó giáo viên cũng phải dung hòa tránh gò ép trẻ làm trẻ khônghứng thú khi đến lớp Cô thường xuyên khuyến khích để trẻ biết tự cất dép, cất

Trang 11

ba lô, hay tự đi dép… và cùng trẻ hướng dẫn bạn để thông qua việc này trẻ sẽtiếp nhận được nhanh hơn, dễ dàng hơn Cô cũng cần để ý đến những phụ huynhchưa hợp tác, chưa thoải mái việc rèn tính tự lập cho trẻ để trò chuyện trong giờđón, tránh phụ huynh thấy bất an khi cô cho con tự phục vụ những việc như vậy.

Ảnh minh họa: Bé chào cô khi đến lớp (Ảnh 3 - Phụ lục 1)

Ảnh minh họa: Bé chào các bạn khi ra về (Ảnh 4 - Phụ lục 1)

Trong hoạt động học:

Rèn kỹ năng sống cho trẻ là rèn các kỹ năng ứng xử phù hợp với các tìnhhuống trong cuộc sống, rèn luyện sức khỏe, ý thức bảo vệ sức khỏe, phòng tránhtai nạn và những nơi nguy hiểm cho bản thân

Trong giờ học cô tạo cơ hội cho trẻ được tham gia từ các hoạt động chuẩn

bị cùng cô: lấy rổ, tranh ảnh, đồ dùng, kê ghế… rồi đến khi kết thúc hoạt độngtrẻ lại cùng cô cất dọn và trẻ phải biết cất lấy đồ dùng, đồ chơi đúng nơi quyđịnh

Tôi thiết nghĩ với trẻ nhỏ, điều đầu tiên cần dạy con là mạnh dạn, tự tin vàbản lĩnh chứ không phải là kiến thức Để trẻ có được điều đó không gì tốt hơn làcác hoạt động tập thể, các trò chơi Khi tham gia vào các hoạt động trẻ sẽ năngđộng hoạt bát, hòa nhập tốt hơn và dần học cách hoạt động theo nhóm Ngoàiviệc quan tâm tới từng trẻ trong việc đảm bảo chế độ ăn ngủ ở trường, tôi đã tổchức các hoạt động rèn luyện thể chất, các trò chơi vận động, các hoạt động vănnghệ tập thể Cùng với các hoạt động này, trẻ được phát triển về mặt thể chấtnâng cao sức khỏe, sức đề kháng của cơ thể, khi trẻ khỏe mạnh trẻ sẽ hòa đồng,

tự tin và nhanh nhẹn hơn

Ảnh minh họa: Bé nhặt đồ chơi cất vào rổ (Ảnh 5 - Phụ lục 1)

Ảnh minh họa: Bé giúp cô cất đồ dùng (Ảnh 6 - Phụ lục 1)

c.Kỹ năng lao động tự phục vụ, giữ vệ sinh chung:

- Với kỹ năng tự phục vụ của trẻ: tự rót nước uống

Các cô hướng dẫn trẻ cần lưu ý nên hướng dẫn như hướng dẫn hoạt động

vệ sinh cho trẻ Cô cho cả lớp quan sát cô thực hiện thao tác rót nước uống, cônhắc trẻ lấy đúng ký hiệu Cô hướng dẫn trẻ tỉ mỉ từ mở tủ cốc như thế nào?, lấycốc hứng dưới vòi ra sao?, rót bao nhiêu là vừa?, mắt quan sát cốc….khi uốngxong cất cốc ra sao?, đóng tủ thế nào? Ngoài ra cô còn cho trẻ biết cách sử dụngnước hiệu quả và tiết kiệm Vì thế với học sinh lứa tuổi nhà trẻ mọi việc muốntrẻ thực hiện tốt nhất thì tôi luôn hướng dẫn trẻ cẩn thận, tỉ mỉ để trẻ biết rõ cáchlàm Khi trẻ đã rõ thao tác cơ bản thì trẻ sẽ thực hiện theo Hạn chế việc giáoviên chỉ biết trẻ lấy được nước uống không quan tâm trẻ lấy thế nào, cất cốc ra

Trang 12

sao Vì vô tình không quan tâm tới việc hướng dẫn trẻ cẩn thận nên có tình trạngtrẻ làm đổ nước, vứt cốc linh tinh khi uống nước.

Trong việc trẻ đi uống nước cô cũng rèn trẻ sao cho trẻ biết nhường nhịn,chờ đến lượt Việc này tôi đã dành nhiều thời gian để trò chuyện cùng trẻ, chotrẻ xem các hình ảnh văn minh của các bạn nhỏ khác khi biết xếp hàng chờ lượt

* Với các kỹ năng sống khác: Tôi luôn lồng ghép thêm một số các kỹnăng khác như: giúp trẻ yêu thiên nhiên, thân thiện với môi trường, nhận biếtnhững nơi an toàn hay không an toàn trong mọi hoạt động của trẻ, giáo viên cầnquan sát và nắm bắt các cơ hội để trẻ được cung cấp kỹ năng, thực hành, trảinghiệm và thể hiện bản thân

Chủ điểm thực vật tôi cho trẻ khám phá các cây quen thuộc trong trườnggần gũi với trẻ, cho trẻ trồng cây, gieo hạt…trẻ biết yêu cây xanh, yêu lao động,hứng thú và tự hào khi nhìn cây lớn

VD: Chơi ở sân trường trời nắng, cô ngồi ở bóng râm và không gọi theotrẻ nào Một lúc sau các cháu cùng ra bóng râm ngồi cùng cô, lúc đó cô hỏi trẻ:

- Sao các con lại ra đây ngồi ?

- Ngồi trong bóng râm thấy thế nào?

- Không có cây xanh có bóng râm không ?

- Đi trời nắng phải làm gì?

- Không chạy nhảy nô đùa hay xô ngã bạn ở sân chơi

Với trẻ kinh nghiệm sống còn ít, khả năng ghi nhớ hạn chế vì vậy để khắcsâu mọi điều cho trẻ ta phải cho trẻ được trải nghiệm trong những tình huống cụthể

Trước đây dạy trẻ nhận ra những tình huống, nguy cơ không an toàn côgiáo chỉ nhắc nhở trẻ đơn thuần, hay qua một vài câu chuyện, bài thơ ít ỏi trongchương trình Việc giáo dục ấy cũng chỉ là câu dặn dò trên hoạt động học củabài thơ, câu chuyện Vì vậy tôi đã chọn một số tình huống hay gặp phải và giáodục trẻ thông qua những câu chuyện, bài thơ trong và ngoài chương trình

Ngoài các tình huống trên cô giáo có thể đưa ra nhiều tình huống bằng cáccâu chuyện phù hợp với các chủ điểm Tình huống: ở nhà một mình có người lạ

gõ cửa vào nhà, thấy khói hay cháy ở đâu phải làm thế nào? Không chốt, khôngkhóa cửa tùy tiện khi ở một mình

Không chỉ thông qua các câu chuyện, cô giáo có thể khai thác trêninternet các đoạn băng hình phù hợp và đặt lời thành câu chuyện, bài thơ lồngghép giáo dục trẻ về kỹ năng sống cho trẻ

Với việc khuyến khích trẻ đặt câu hỏi cho cô tôi đã dần cho trẻ tự tin hơn,mạnh dạn hơn dám hỏi điều chưa biết và dám nói suy nghĩ của mình

Ngày đăng: 24/07/2015, 17:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w