1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên của trường đại học tiền giang.doc

30 1,7K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 223 KB

Nội dung

Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên của trường đại học tiền giang

Trang 1

PHẦN NỘI DUNG

  

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

GIẢNG VIÊN TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC 1.1 Giảng viên và khái niệm đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên

1.1.1 Giảng viên

1.1.1.1 Khái niệm

Khái niệm giảng viên mang tính khái quát nhất chính là khái niệm mà Tiêuchuẩn chung các ngạch công chức chuyên ngành giáo dục và đào tạo ban hành kèmtheo Quyết định số 202/TCCP – VC ngày 08/06/1994 của Ban Tổ chức – Cán bộ

Chính phủ đã đưa ra Theo đó, giảng viên là viên chức chuyên môn đảm nhiệm việc giảng dạy và đào tạo ở bậc ĐH, CĐ thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường

ĐH hoặc CĐ Đây chính là khái niệm mà đề tài sử dụng.

Trong khuôn khổ đề tài này, đội ngũ giảng viên của trường ĐH Tiền Giang

sẽ chỉ được xác định là những giảng viên cơ hữu thuộc các Khoa và Bộ môn trực thuộc trường, không tính đến nhóm giảng viên kiêm nhiệm (là nhân lực cơ hữu ở

các đơn vị khác trong hoặc ngoài trường có tham gia giảng dạy) Việc xác địnhphạm vi nghiên cứu này sẽ giúp đề tài tránh được tính trùng (giảng viên cơ hữu của

Bộ môn, Khoa này có thể kiêm giảng ở Bộ môn, Khoa khác) cũng như xác địnhđúng nhóm đối tượng chính chịu ảnh hưởng công tác đào tạo, phát triển trongtrường

1.1.1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn và vai trò của giảng viên

Nhiệm vụ của giảng viên

Trong các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của giảngviên được xác định trên 2 phương diện Giảng viên, với tư cách là một bộ phận củanhững nhà giáo phải thực hiện những nhiệm vụ được quy định cho nhà giáo nóichung Theo Điều 72 Luật giáo dục 2005, nhà giáo có những nhiệm vụ sau đây:

Trang 2

1 Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ

và có chất lượng chương trình giáo dục, gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân,các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường;

2 Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách củangười học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đángcủa người học;

3 Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độchính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốtcho người học;

4 Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật

Giảng viên với tư cách là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong các

cơ sở giáo dục ĐH - một loại hình cơ sở giáo dục đặc biệt - lại có những nhiệm vụriêng được quy định trong tiêu chuẩn ngạch giảng viên bao gồm:

- Giảng dạy được phần giáo trình hay giáo trình môn học được phâncông

- Tham gia hướng dẫn và đánh giá, chấm luận văn, đề án tốt nghiệp ĐHhoặc CĐ, tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, chủ yếu ở cấp khoa hoặctrường, tham gia quản lý đào tạo (nếu có yêu cầu): chủ nhiệm lớp, chỉ đạo thực tập

- Soạn bài giảng, biên soạn tài liệu tham khảo môn học được phân côngđảm nhiệm, thực hiện đầy đủ các quy định về chuyên môn và nghiệp vụ theo quychế các trường ĐH

Quyền hạn của giảng viên

Theo Điều 73 Luật giáo dục được Quốc hội thông qua ngày 14/06/2005 thìnhà giáo có những quyền sau đây:

1 Được giảng dạy theo chuyên ngành đào tạo;

2 Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;

Trang 3

3 Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ

sở giáo dục khác và cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện bảo đảm thực hiệnđầy đủ nghĩa vụ nơi mình công tác;

4 Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự;

5 Được nghỉ hè, nghỉ Tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luậtLao động

Vai trò của giảng viên

Đứng ở góc độ trường ĐH, giảng viên là bộ phận quan trọng của đội ngũ cán

bộ viên chức Đó là lực lượng lao động trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo.Chất lượng giảng dạy của giảng viên là một trong những nhân tố quyết định đếnchất lượng của sinh viên ra trường - những kiến thức và kỹ năng về nghề nghiệp màsinh viên theo học

Ở tầm vĩ mô, vai trò của giảng viên trong các trường ĐH được thể hiện nhưsau:

Giảng viên tham gia đào tạo nguồn lực con người, tạo ra lực lượng lao độngmới, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng của nguồn nhân lực Trong lịch

sử phát triển đi lên của xã hội, nguồn lực con người luôn đóng vai trò quyết định.Con người thích nghi và cải tạo tự nhiên, những máy móc thiết bị tối tân cũng làsản phẩm của trí óc con người và chúng cần có con người điều khiển Nguồn nhânlực có chất lượng cao chính là động lực cho một xã hội phát triển

Vai trò của giảng viên còn được thể hiện ở sự góp phần nâng cao dân trí,phát triển nhân tài cho đất nước, tạo ra lớp những trí thức tài năng thông qua việctruyền đạt những kiến thức tiên tiến của văn minh nhân loại Và rồi những trí thứcnày lại tiếp tục phát triển, trí thức được nâng cao, trí thức sẽ lan truyền để tạo ra tríthức mới Tất cả những trí thức ấy sẽ góp phần xây dựng đất nước, nâng cao nội lựccủa quốc gia cho một vị thế cao hơn trên trường quốc tế

Trang 4

Giảng viên có vai trò nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia thôngqua hoạt động nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu triển khai Đảm nhận vai trò này,giảng viên đã, đang và sẽ góp phần nâng cao năng lực khoa học công nghệ củaquốc gia Đây cũng chính là một nội dung quan trọng trong nhiệm vụ của giảngviên Thực tế đã minh chứng cho đóng góp to lớn của đội ngũ giảng viên trong lĩnhvực này.

Trong quá trình hội nhập với nền văn hoá các nước trong khu vực và thếgiới, vai trò của giảng viên ĐH là xây dựng, bảo tồn và phát triển văn hoá ViệtNam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhânloại Là một bộ phận của trí thức dân tộc - những trí thức có trình độ học vấn vàvốn hiểu biết xã hội sâu rộng, có óc phân tích, phê bình sâu sắc, giảng viên có cơ sở

để đảm nhận tốt vai trò này Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay, khi mà cácluồng văn hoá tốt, xấu đan xen nhau thì vai trò này càng tỏ rõ tầm quan trọng

Giảng viên ĐH còn có vai trò tham gia phát triển kinh tế đất nước Theonghĩa đơn giản nhất, mỗi giảng viên là một công dân hoạt động đóng góp vào quátrình phát triển kinh tế quốc gia Hơn thế nữa, mỗi giảng viên có trách nhiệm pháthuy lượng kiến thức của mình bằng việc xây dựng, đề xuất các mô hình phát triểnkinh tế, tham gia tư vấn cho Chính phủ về các vấn đề kinh tế, xã hội khác nhau

Giảng viên là người trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo ĐH và sau ĐH,chuẩn bị nguồn nhân lực có trình độ từ cao đẳng trở lên, đáp ứng yêu cầu ngàycàng cao của sự phát triển kinh tế và xã hội Quá trình đào tạo ĐH và sau ĐH có sựtham gia của rất nhiều chủ thể trong đó, giảng viên và sinh viên/học viên là 2 chủthể trực tiếp Giảng viên là người truyền đạt, hướng dẫn còn sinh viên là người tiếpthu, chủ động học tập, rèn luyện các kiến thức, kỹ năng của một nghề nào đó

Giảng viên ĐH vừa là nhà giáo vừa là nhà khoa học Họ hội tụ đủ cả nănglực, phẩm chất của nhà giáo lẫn nhà khoa học Họ vừa giảng dạy, vừa tham giaNCKH Đó là lý do mà người ta gọi giảng viên là “bộ phận đặc thù của trí thứcViệt Nam”

Trang 5

Tóm lại, giảng viên có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của cáctrường ĐH nói riêng và đất nước nói chung.

1.1.1.3 Tiêu chuẩn các ngạch giảng viên

Đối với giảng viên, viên chức chuyên môn đảm nhiệm việc giảng dạy và đàotạo ở bậc ĐH, CĐ thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường ĐH hoặc CĐ, thìyêu cầu về trình độ bao gồm:

1 Có bằng cử nhân trở lên, sử dụng được một ngoại ngữ ở trình độ B

1 Đã qua thời gian tập sự giảng viên theo quy định hiện hành

1 Có ít nhấy 2 chứng chỉ bồi dưỡng sau ĐH:

 Chương trình chính trị, triết học nâng cao cho nghiên cứu sinh và cao học

 Những vần đề cơ bản của tâm lý học và lý luận dạy học bộ môn ở bậc đạihọc

Giảng viên chính là viên chức chuyên môn đảm nhiệm vai trò chủ chốt tronggiảng dạy và đào tạo ở bậc ĐH và sau ĐH thuộc một chuyên ngành đào tạo củatrường ĐH Như vậy, tiêu chuẩn để được công nhận là 1 giảng viên chính bao gồm:

1 Có bằng thạc sỹ trở lên

2 Có thâm niên ở ngạch giảng viên ít nhất là 9 năm

3 Sử dụng được một ngoại ngữ trong chuyên môn ở trình độ C

4 Có đề án hoặc công trình sáng tạo được cấp khoa hoặc trường công nhận

và được áp dụng có kết quả trong công việc

1.1.2 Khái niệm đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên

1.1.2.1 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Theo “Đào tạo nguồn nhân lực” của Business Edge thì đào tạo là một quytrình có hoạch định và có tổ chức nhằm tăng kết quả thực hiện công việc của nhânviên thông qua việc cung cấp cho họ kỹ năng và kiến thức mới

Theo tài liệu về Quản lý và Phát triển nguồn nhân lực của Trung tâm Nângcao năng lực cộng đồng, nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực ở 1 tổ chức được hiểugồm:

Trang 6

1 Việc học tập của tổ chức và mỗi cá nhân: phát triển tổ chức thành “tổchức cầu thị”; tạo cơ hội học tập cho nhân viên để phát huy năng lực của họ, tạo cơhội phát triển nghề nghiệp và khả năng giải quyết công việc.

1 Phát triển năng lực quản lý: tạo những cơ hội học tập và phát triển nhằmnâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý để họ đóng góp hiệu quả vào mục tiêucủa cơ quan

1 Quản lý phát triển nghề: lập kế hoạch và thực hiện việc phát triển nghềnghiệp cho nhân viên có tiềm năng

Giáo trình Quản trị nhân lực của trường ĐH Kinh tế Quốc dân lại đưa ra mộtkhái niệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực khác tổng quát hơn Theo đó, nộidung phát triển nguồn nhân lực bao gồm 3 loại hoạt động là giáo dục, đào tạo vàphát triển

1 Giáo dục: được hiểu là các hoạt động học tập để chuẩn bị cho con ngườibước vào một nghề nghiệp hoặc chuyển sang một nghề mới, thích hợp hơn trongtương lai

1 Đào tạo: được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người laođộng có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình Đó chính làquá trình học tập làm cho người lao động nằm vững hơn về công việc của mình, lànhững hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thựchiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn

1 Phát triển: là các hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi công việc trướcmắt của người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sởnhững định hướng tương lai của tổ chức

Như vậy, bản chất của đào tạo và phát triển đều là những hoạt động học tậpgiúp nâng cao trình độ của người lao động Tuy nhiên, giữa đào tạo và phát triểnnguồn nhân lực có những điểm khác biệt sau:

Bảng 1.1: Phân biệt đào tạo và phát triển

Trang 7

1 Tập trung Công việc hiện tại Công việc tương lai

4 Mục đích Khắc phục sự thiếu hụt về kiến

thức và kỹ năng hiện tại Chuẩn bị cho tương lai

1.1.2.2 Đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên

Để xác định khái niệm đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên, tác giả sửdụng khái niệm đào tạo và phát triển của giáo trình Quản trị nhân lực - NEU Trên

cơ sở đó, khái niệm đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên được hiểu như sau:

1 Đào tạo đội ngũ giảng viên là các hoạt động học tập để nâng cao trình

độ, kỹ năng của người giảng viên, làm cho người giảng viên nắm vững hơn công việc của mình, từ đó có thể thực hiện hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của người giảng viên

1 Phát triển đội ngũ giảng viên là các hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm

vi công việc trước mắt của người giảng viên, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở những định hướng tương lai của nhà trường.

Sự khác biệt trong 2 khái niệm đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên chính

là sự khác biệt trong 2 khái niệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Về bản chất,

2 khái niệm này đều đề cập tới những hoạt động học tập và sự khác biệt lớn nhấtgiữa chúng chỉ là mục tiêu của việc thực hiện hoạt động học tập đó

1.2 Các phương pháp đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên

Để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, người ta có thể thực hiện nhiềuphương pháp khác nhau song không phải phương pháp nào cũng thích hợp đối vớigiảng viên Dựa trên cách phân nhóm các phương pháp đào tạo và phát triển củagiáo trình Quản trị nhân lực - trường ĐH NEU, tác giả xin đưa ra một số phươngpháp có thể được áp dụng để đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên:

1.2.1 Đào tạo trong công việc

Trang 8

Đào tạo trong công việc là các phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi là việc,trong đó người học sẽ học được những kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việcthông qua thực tế thực hiện công việc và thường là dưới sự hướng dẫn của nhữngngười lao động lành nghề hơn Trong 4 phương pháp thuộc nhóm này, tác giả chorằng chỉ có Kèm cặp và chỉ bảo là có thể áp dụng cho đối tượng là giảng viên vàchủ yếu là giảng viên tập sự Theo đó, các giảng viên trẻ sẽ được những giảng viên

có thâm niên và trình độ cao hơn kèm cặp, chỉ bảo, hướng dẫn cả về chuyên mônlẫn nghiệp vụ sư phạm trong quá trình tham gia trợ giảng hoặc ngay cả khi đã bắtđầu trực tiếp đứng lớp Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi trong lĩnh vực đượcđào tạo phải có giảng viên đủ khả năng làm hướng dẫn (không áp dụng được đốivới việc đào tạo giảng viên để giảng dạy một lĩnh vực mới) và việc áp dụng phươngpháp này đối với những người đã có một quá trình giảng dạy nhất định thì tốn thờigian mà không hiệu quả

1.2.2 Đào tạo ngoài công việc

Đào tạo ngoài công việc là phương pháp đào tạo trong đó người học đượctách ra khỏi sự thực hiện các công việc thực tế Do đặc thù công việc của giảngviên không phải thường xuyên có mặt tại trường nên việc áp dụng các phương phápngoài công việc để đào tạo và phát triển rất thuận lợi Một số phương pháp có thểđược sử dụng là:

1 Mở các khoá bồi dưỡng ngắn hạn hoặc dài hạn

Việc bồi dưỡng ngắn hạn thường được áp dụng để đào tạo các kỹ năng,nghiệp vụ còn bồi dưỡng dài hạn nhìn chung rất ít được dùng đến, nếu có thườngchỉ áp dụng đối với lĩnh vực ngoại ngữ Hoàn thành khóa bồi dưỡng, các giảng viên

sẽ có được chứng chỉ xác nhận quá trình học tập của mình

2 Cử đi học Thạc sỹ và Tiến sỹ

Đây là hình thức đào tạo tập trung, hiệu quả cao và mang lại bằng cấp nên rấtđược giảng viên ưa chuộng Tuy nhiên, đối với tổ chức thì việc đào tạo và pháttriển người lao động theo phương pháp này rất khó khăn do việc đi học đòi hỏi

Trang 9

nhiều thời gian, ảnh hưởng đến bố trí cán bộ làm việc Nếu việc đào tạo được tiếnhành trong nước thì giảng viên còn có thể đi làm nhưng nếu là cử đi học ở nướcngoài thì giảng viên sẽ không thể giảng dạy cho trường và trường phải bố trí cán bộlàm thay Đây cũng là vấn đề nan giải với những nước chậm phát triển như ViệtNam, khi mà việc đào tạo tại nước ngoài thường có chất lượng hơn vì đào tạo trongnước chưa thể sánh với trình độ của khu vực và thế giới.

3 Tổ chức hay cử đi tham gia các hội nghị, hội thảo

Phương pháp này thường được sử dụng để bồi dưỡng chuyên môn cho giảngviên Nó giúp giảng viên cập nhật thông tin rất dễ dàng và việc bố trí cho giảngviên tham gia hội nghị, hội thảo cũng rất thuận lợi do thời gian dành cho việc nàyrất ít so với nhiều phương pháp đào tạo khác Mặt khác, các cuộc hội nghị, hội thảomang lại cơ hội trao đổi giữa nhiều người có cùng chuyên môn, cùng trình độ nêncàng hiệu quả và là một phương pháp rất phổ biến trong giới trí thức

4 Tổ chức những buổi trao đổi, sinh hoạt chuyên môn, toạ đàm khoa học

Phương pháp tổ chức hội nghị, hội thảo có nhiều ưu điểm song việc tổ chứcđược nó thì không đơn giản do quy mô lớn, thường phải hội tụ nhiều người, từnhiều đơn vị trong và ngoài trường tham gia, thậm chí còn mang tầm quốc tế với sựtham gia của những nhà khoa học có quốc tịch khác nhau nên khó có thể tổ chứcthường xuyên Trong các trường ĐH, thay vì tổ chức hội nghị, hội thảo thì các đơn

vị có thể tổ chức các buổi trao đổi, sinh hoạt chuyên môn hoặc toạ đàm khoa học.Những hình thức tổ chức này đơn giản hơn hội nghị, hội thảo rất nhiều, có thể có

sự tham gia từ bên ngoài nhưng cũng có thể hoàn toàn do đơn vị tổ chức mà cũngkhông nhất thiết phải là cấp Khoa mà có thể và thường là do Bộ môn, thậm chí tổchuyên môn tổ chức

5 Tổ chức các chuyến đi khảo sát thực địa

Đây cũng là một phương pháp đào tạo rất hiệu quả vì cho phép thực hànhtrên thực tế một số vấn đề nghiên cứu (chẳng hạn điều tra, tham khảo ý kiến…)hoặc thu thập những kiến thức thực tế phục vụ cho giảng dạy, xây dựng nghiên cứu

Trang 10

điển hình Tuy nhiên, việc tổ chức những chuyến đi như thế này đòi hỏi rất nhiềuthời gian, công sức và đặc biệt là việc tổ chức phải thật khoa học, nếu không, kếtquả thu được sẽ rất ít hoặc không có nhiều giá trị.

Nhìn vào 2 nhóm phương pháp đào tạo, phát triển, tác giả cho rằng nhómđào tạo trong công việc chỉ có 1 phương pháp có thể sử dụng cho giảng viên nhưngchủ yếu chỉ áp dụng đối với những giảng viên trẻ, giảng viên tập sự trong khi đàotạo ngoài công việc lại có nhiều phương pháp linh hoạt hơn Rõ ràng, nhóm phươngpháp ngoài công việc sẽ là nhóm phương pháp chủ yếu để đào tạo, phát triển độingũ giảng viên các trường ĐH Tuy nhiên, việc kèm cặp, hướng dẫn đối với nhữnggiảng viên tập sự cũng hết sức quan trọng vì nó giúp cho họ có thể thực hiện tốtnhững bước đi đầu tiên trong nghề giảng dạy nên đây có thể coi là phương phápthiết yếu đối với những giảng viên tập sự

1.3 Nội dung công tác đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên

Công tác đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên gồm 7 nội dung chính cóquan hệ với nhau theo một quy trình chặt chẽ:

1.3.1 Xác định nhu cầu đào tạo

Xác định nhu cầu đào tạo là xác định khi nào, ở bộ phận nào cần phải đàotạo, đào tạo những cái gì, cho loại lao động nào và bao nhiêu người Nhu cầu đàotạo được xác định dựa trên phân tích nhu cầu lao động của tổ chức, các yêu cầu vềkiến thức, kỹ năng cần thiết cho việc thực hiện công việc và phân tích trình độ, kiếnthức, kỹ năng hiện có của người lao động

Để xác định liệu nhu cầu đào tạo là có thực sự tồn tại hay không, người taphải tiến hành đánh giá nhu cầu Đây là một quá trình thu thập và phân tích thôngtin để làm rõ nhu cầu cải thiện kết quả thực hiện công việc và xác định liệu đào tạo

có phải là giải pháp Việc đánh giá nhu cầu gồm 3 bước chính:

1 Xác định khoảng cách trong kết quả thực hiện công việc

1 Phân tích nguyên nhân gây ra khoảng cách

1 Xác định liệu đào tạo có phải là giải pháp phù hợp

Trang 11

Xác định khoảng cách trong kết quả thực hiện công việc được tiến hànhthông qua việc tìm hiểu kết quả thực hiện công việc mà người lao động đạt đượctrong thực tế, tìm hiểu yêu cầu về kết quả thực hiện công việc rồi so sánh nhữngyêu cầu với kết quả đạt được trong thực tế để tìm ra khoảng cách

Yêu cầu về kết quả thực hiện công việcKết quả thực tế đạt

được

Khoảng cách trong kết quả công

việcKhoảng cách trong kết quả thực hiện công việc có thể xuất phát từ nhiềunguyên nhân như chính sách khen thưởng và đánh giá, cơ cấu tổ chức, động cơ làmviệc cá nhân…nhưng chỉ có nguyên nhân thiếu kỹ năng và kiến thức mới làm xuấthiện nhu cầu đào tạo

1.3.2 Xác định mục tiêu đào tạo

Xác định mục tiêu đào tạo là xác định kết quả cần đạt được của chương trìnhđào tạo bao gồm những kiến thức, kỹ năng cần được đào tạo và trình độ đạt đượcsau đào tạo, số lượng và cơ cấu học viên, thời gian đào tạo Việc xác định mục tiêuđào tạo sẽ được thực hiện dựa trên cơ sở đánh giá nhu cầu đã đề cập ở trên

1.3.3 Lựa chọn đối tượng đào tạo

Là lựa chọn người cụ thể để đào tạo, dựa trên nghiên cứu và xác định nhucầu, động cơ đào tạo của người lao động, tác dụng của đào tạo đối với người laođộng và khả năng nghề nghiệp của từng người Việc đào tạo - phát triển tuy đượcthực hiện theo nhu cầu của tổ chức nhưng phải kết hợp với nguyện vọng cá nhânthì mới mang lại hiệu quả cao trong đào tạo

1.3.4 Xây dựng chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo

Chương trình đào tạo là một hệ thống các môn học và bài học được dạy, chothấy những kiến thức nào, kỹ năng nào cần được dạy và dạy trong bao lâu Chươngtrình đào tạo được xác định dựa trên nhu cầu, mục tiêu và đối tượng được đào tạo.Sau đó, những căn cứ trên kết hợp chương trình đào tạo sẽ là cơ sở để lựa chọnphương pháp đào tạo phù hợp

Trang 12

Đối với đào tạo giảng viên, chương trình đào tạo thường bao gồm 2 lĩnh vựcchính là đào tạo chuyên môn và đào tạo ngoài chuyên môn Các chương trình đàotạo ngoài chuyên môn sẽ cung cấp cho người giảng viên kiến thức, kỹ năng về sưphạm, ngoại ngữ, tin học…

1.3.5 Dự tính chi phí đào tạo

Chi phí đào tạo quyết định việc lựa chọn các phương án đào tạo, bao gồmcác chi phí cho việc học, chi phí cho việc giảng dạy Việc dự tính chi phí đào tạobao gồm việc xác định nguồn quỹ và mức chi cho từng hoạt động đào tạo - pháttriển

1.3.6 Lựa chọn và đào tạo giáo viên

Có thể lựa chọn giáo viên từ những người thuộc đội ngũ lao động của tổchức hoặc thuê ngoài Để có thể thiết kế nội dung chương trình đào tạo phù hợpnhất với thực tế của tổ chức, có thể kết hợp giáo viên thuê ngoài và những người cókinh nghiệm lâu năm trong tổ chức Việc kết hợp này cho phép người học tiếp cậnvới kiến thức mới đồng thời không xa rời với thực tiễn tại tổ chức Các giáo viêncần phải được tập huấn đề nắm vững mục tiêu và cơ cấu của chương trình đào tạochung

1.3.7 Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo và phát triển

Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo - phát triển là một sự đánh giá tổng thểnhiều khía cạnh như đánh giá việc tổ chức thực hiện, đánh giá chương trình, đánhgiá hiệu quả đào tạo

Chương trình đào tạo có thể được đánh giá theo các tiêu thức như: mục tiêuđào tạo có đạt được hay không? Những điểm yếu, điểm mạnh của chương trình đàotạo và đặc tính hiệu quả kinh tế của việc đào tạo thông qua đánh giá chi phí và kếtquả của chương trình, từ đó so sánh chi phí và lợi ích của chương trình đào tạo

Hiệu quả đào tạo có thể được đánh giá dựa trên các tiêu thức: kết quả nhậnthức, sự thoả mãn của người học đối với chương trình đào tạo, khả năng vận dụngnhững kiến thức và kỹ năng lĩnh hội được từ chương trình đào tạo, sự thay đổi hành

Trang 13

vi theo hướng tích cực…Để đo lường các kết quả trên có thể sử dụng các phươngpháp như phỏng vấn, điều tra thông qua bảng hỏi, quan sát, yêu cầu người học làmbài kiểm tra.

Kết quả đánh giá công tác đào tạo - phát triển giúp ta điều chỉnh lại các bướckhác trong quy trình đào tạo - phát triển như xác định mục tiêu, lựa chọn đối tượng,xây dựng chương trình…cho phù hợp

1.4 Sự cần thiết phải tiến hành đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên tại trường ĐH Tiền Giang

Tính tất yếu của việc tiến hành đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên trongtrường ĐH Tiền Giang có 2 cơ sở chính - với những đặc điểm chung như 1 trường

ĐH và với những đặc điểm riêng của chính trường ĐH Tiền Giang

1.4.1 Xuất phát đặc điểm hoạt động chung của các trường ĐH

Trước tiên, trường ĐH là một cơ sở giáo dục có những quyền tự chủ nhấtđịnh về xây dựng chương trình đào tạo; quản lý, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán

bộ, giảng viên; tổ chức hoạt động giáo dục - đào tạo; quan hệ với các tổ chức khác

về các hoạt động trong khuôn khổ tuân thủ pháp luật Chất lượng và hiệu quả đàotạo là một trong những thước đo quan trọng xác định vị trí và sự đóng góp của mộttrường ĐH Còn giảng viên là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu quyếtđịnh đến chất lượng đào tạo

Mặt khác, trường ĐH còn là một cơ sở nghiên cứu khoa học và ứng dụng,chuyển giao tiến bộ khoa học – công nghệ Một trường ĐH có những đơn vị, cánhân nghiên cứu khoa học mạnh, có nhiều đóng góp trong phát triển khoa học –công nghệ sẽ vừa góp phần tích cực vào chất lượng và hiệu quả đào tạo, vừa xáclập uy tín của mình trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước Hoạt động đào tạo

và nghiên cứu khoa học của một trường ĐH cũng chính là hoạt động của từnggiảng viên trong nhà trường Tuỳ thuộc vào các nhiệm vụ được giao mà các giảngviên có các hoạt động cụ thể, đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của nhàtrường Cũng có thể nói rằng: sức mạnh của một trường ĐH trước hết bắt nguồn từ

Trang 14

thế mạnh của từng thành viên trong nhà trường trên cơ sở ý chí, quyết tâm xâydựng nhà trường ngày càng lớn mạnh.

Chính vì vậy, công tác đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên phải được lãnhđạo các trường ĐH cũng như cán bộ, giảng viên của trường coi trọng và quan tâmđặc biệt

Để thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của một trường ĐH, nhà trườngcần có một đội ngũ giảng viên giỏi, có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạmvững vàng, có thể đáp ứng được yêu cầu giảng dạy ĐH Điều này đặt ra yêu cầucấp thiết đối với nhà trường là phải đẩy mạnh cũng như hoàn thiện công tác đào tạo

và phát triển đội ngũ giảng viên nhằm bồi dưỡng, nâng cao trình độ của giảng viêntrong nhà trường

Thời gian gần đây, Nhà nước ta đang có chủ trương khuyến khich các cơ sởđào tạo chuyển sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạtđộng, tổ chức và tài chính của trường Do vậy, sự tồn tại và phát triển của trườngphụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đào tạo

Ngoài ra, sự cần thiết tiến hành đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên trongtrường ĐH còn đến từ vai trò to lớn của hoạt động giảng dạy trong trường ĐH Vaitrò của trường ĐH là đào tạo nhân lực chất lượng cao Việc này chỉ có thể thực hiệnthông qua việc giảng dạy Do đó, nếu việc giảng dạy không có chất lượng thì khôngbao giờ việc đào tạo lại có chất lượng cả Vai trò của người thầy cũng đã được thểhiện rõ ở những phân tích nêu trên tuy nhiên, ta còn cần lưu ý thêm một điều nữa làđào tạo một thầy thì được 1 thế hệ trò, đào tạo 1 trò thì chỉ được 1 trò mà thôi Dovậy, vấn đề đào tạo, phát triển giảng viên lại càng quan trọng hơn vì không chỉ ảnhhưởng đến hạt động của trường mà còn tác động đến thế hệ trí thức sau này của đấtnước

Song hành với sự phát triển của khoa học là sự ra đời hàng loạt những ngànhkhoa học mới phục vụ cho cuộc sống Để đáp ứng nhu cầu lao động cho nhữngngành nghề mới, các trường ĐH phải đi tiên phong trong việc tìm kiếm, mở ra

Trang 15

những ngành đào tạo mới Việc này chỉ có thể thực hiện được nếu có một đội ngũgiảng viên đảm nhiệm giảng dạy những ngành nghề đó nhưng trước hết, họ cần

được đào tạo để có thể chuyển sang giảng dạy một lĩnh vực chuyên môn khác

Tóm lại, nếu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một vấn đề rất quantrọng trong các tổ chức ngày nay thì trong trường ĐH, công tác này lại càng cầnthiết hơn do mối liên quan chặt chẽ giữa giảng viên và chất lượng đào tạo, giảngviên và sinh viên cũng như tầm ảnh hưởng rộng lớn của nó

1.4.2 Xuất phát từ những đặc điểm riêng của trường ĐH Tiền Giang

Đối với riêng trường ĐH Tiền Giang, ngoài những lý do trên, ta còn thấymột số yếu tố khác quyết định việc cần thiết phải tiến hành đào tạo, phát triển độingũ giảng viên của trường

Trường ĐH Tiền Giang chính là cái máy sản xuất ra đội ngũ trí thức trẻ chođịa phương nói riêng và cho ĐBSCL nói chung Do vậy, vấn đề đào tạo giảng viên

ở đây càng có ý nghĩa quan trọng, liên quan đến sự sống còn của trường và ảnhhưởng đến đội ngũ trí thức trẻ trong tương lai

Cùng với sự phát triển của nền giáo dục cả nước, Trường ĐH Tiền Giangkhông ngừng mở rộng, phát triển với tầm nhìn đến năm 2020 trở thành Trường ĐHđứng đầu ĐBSCL Để có thể thực hiện tầm nhìn chiến lược trên, việc đào tạo vàphát triển đội ngũ giảng viên chính là một trong các yếu tố then chốt Nó giúpTrường ĐH Tiền Giang giải quyết được các vấn đề về tổ chức, chuẩn bị đội ngũcán bộ quản lý, chuyên môn kế cận, và giúp Trường ĐH Tiền Giang thích ứng kịpthời với sự thay đổi của nền giáo dục xã hội

Có thể nói, việc đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên là vấn đề tất yếu đốivới tất cả các trường ĐH, trong đó có trường ĐH Tiền Giang

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG 2.1 Tổng quan về Trường ĐH Tiền Giang

Ngày đăng: 22/09/2012, 16:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w