1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Nghiên cứu ứng dụng Tetracyclin trong phòng và điều trị bệnh Hen(CRD) ở gà nuôi bán chăn thả tại huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên.

59 1,1K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 699,89 KB

Nội dung

Ngô Nhật Thắng và sự tiếp nhận của Công ty TNHH - PTNN Nam Sơn, em đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng Tetracyclin trong phòng và điều trị bệnh HenCRD ở gà nuôi bán chăn thả tại hu

Trang 1

HUYỆN PHÚ BÌNH - TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi Thú y Khoa : Chăn nuôi Thú y Khoá học : 2010 - 2014

Thái Nguyên, năm 2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HUYỆN PHÚ BÌNH - TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Chăn nuôi Thú y Khoa : Chăn nuôi Thú y Lớp : K42 - CNTY Khoá học : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn: TS Ngô Nhật Thắng

Thái Nguyên, năm 2014

Trang 3

Thái Nguyên cũng như thời gian về thực tập tại công ty TNHH phát triển nông thôn Nam Sơn huyện Phú Bình-Thái Nguyên, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của công ty đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn Trong suốt quá trình đó, em cũng đã nhận được sự khích

lệ động viên quý báu của gia đình và bạn bè

Sau 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại công ty TNHH Nam Sơn, em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình Nhân dịp này, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu trường Đại Học Nông lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiêm Khoa Chăn nuôi Thú y và các Thầy cô trong khoa Chăn Nuôi Thú y và đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn TS.Ngô Nhật Thắng, thầy đã trực tiếp hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp cho em hoàn thành tốt khóa luận của mình

Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình và bạn bè đã động viên khích lệ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này

Một lần nữa em xin trân trọng tất cả các thầy cô trong Hội đồng, các bạn bè sự biết ơn sâu sắc và lời chúc sức khỏe hạnh phúc và thành đạt

Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014

Sinh viên

Vũ Đình Nam

Trang 4

tiễn”, thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối trong chương trình đào tạo của các trường Đại học nói chung và trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng Đây là giai đoạn rất quan trọng với sinh viên trước khi ra trường Thực tập chính là khoảng thời gian cần thiết để sinh viên tiếp cận với thực tiễn sản xuất nhằm hệ thống, củng cố lại những kiến thức đã học trên giảng đường Từ

đó nâng cao được trình độ chuyên môn, rèn luyện cho sinh viên kĩ năng tổ chức, triển khai các hoạt động, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất Đồng thời tạo cho mình tác phong làm việc đúng đắn, sáng tạo để sau khi ra trở thành người cán bộ giỏi về chuyên môn, vững về tay nghề, đáp ứng được yêu cầu thực tế, góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước

Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cùng với sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS Ngô Nhật Thắng và sự tiếp nhận của Công ty TNHH - PTNN Nam Sơn, em đã thực

hiện đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng Tetracyclin trong phòng và điều trị bệnh Hen(CRD) ở gà nuôi bán chăn thả tại huyện Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên”

Do bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, kiến thức

chuyên môn chưa sâu, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều và thời gian thực tập ngắn nên bản khóa luận của em không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót

Em rất mong nhận dược những ý kiến đóng góp quý báu từ các thầy cô giáo cùng các bạn đồng nghiệp để bản khóa luận của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

Bảng 1.1: Lịch dung vaccine và phòng bệnh kháng sinh cho đàn gà 9

Bảng 1.2: Kết quả công tác phục vụ sản xuất 12

Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 31

Bảng 3.2: Thành phần giá trị dinh dưỡng trong thức ăn của gà thí nghiệm 32

Bảng 4.1: Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) 34

Bảng 4.2: Một số bệnh thường gặp ở đàn gà thả vườn 35

Bảng 4.3: Tỷ lệ nhiễm CRD trên đàn gà thả vườn theo tuần tuổi(%) 36

Bảng 4.4: Triệu chứng và bệnh tích của gà nhiễm bệnh Hen(CRD) 38

Bảng 4.5: Kết quả phòng bệnh Hen(CRD) của Tetracyclin và Lincomycin 39

Bảng 4.6: Kết quả điều trị bệnh Hen(CRD) của Tetracyclin và Lincomycin 40

Bảng 4.7: Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g/con) 41

Bảng 4.8: Hệ số chuyển hóa thức ăn(FCR) (gTĂ/gTăngkhối lượng) 43

Bảng 4.9: Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng Tetracyclin và Lincomycin trong chăn nuôi gà (đồng) 44

Trang 6

CRD : Chronic Respiratory Disease

ĐC : Đối chứng ĐVT : Đơn vị tính

MG : Mycoplasma Gallisepticum Nxb : Nhà xuất bản

SS : Sơ sinh STT : Số thứ tự TCLS : Triệu chứng lâm sàng

TN : Thí nghiệm

TT : Tăng trọng TTTĂ : Tiêu tốn thức ăn TNHH – PTNN : Trách nhiệm hữu hạn – Phát triển nông thôn

Trang 7

PHẦN 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1

1.1.Điều tra cơ bản 1

1.1.1.Điều kiện tự nhiên 1

1.1.1.1 Vị trí địa lý 1

1.1.1.2 Điều kiện đất đai 1

1.1.1.3 Điều kiện khí hậu thủy văn 2

1.1.2 Điều kiện kinh tế chính trị xã hội 3

1.1.2.1 Dân số và nguồn lao động 3

1.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty 3

1.1.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật 4

1.1.2.4 Tình hình sản xuất ngành trồng trọt 4

1.1.3 Nhận định chung 4

1.1.3.1 Thuận lợi 4

1.1.3.2 Khó khăn 4

1.2 Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất 5

1.2.1 Nội dung phục vụ sản xuất 5

1.2.2 Phương pháp tiến hành 5

1.2.3 Kết quả công tác phục vụ sản xuất 6

1.2.3.1 Công tác giống 6

1.2.3.2 Công tác thức ăn 6

1.2.3.3 Công tác chăm sóc nuôi dưỡng 6

1.2.3.4 Công tác vệ sinh thú y 8

1.2.3.5 Công tác phòng và điều trị bệnh 8

1.2.3.6 Công tác khác 11

1.2.3.7 Kết quả công tác phục vụ sản xuất 11

1.3 Kết luận và đề nghị 12

1.3.1 Kết luận 12

1.3.2 Đề nghị 12

PHẦN 2.CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 13

2.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 13

Trang 8

2.2.1.1 Một vài nét về giống gà thí nghiệm 14

2.2.1.2 Đặc điểm sinh lý, giải phẫu cơ quan hô hấp của gia cầm 15

2.2.1.3 Bệnh hô hấp mãn tính (CRD) ở gà 17

2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài 26

2.2.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 26

2.2.2.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 27

2.3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

2.3.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 28

2.3.2 Nội dung nghiên cứu 29

2.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi 29

2.3.4 Phương pháp nghiên cứu 29

2.3.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 29

2.3.4.2 Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu: 32

2.3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu 33

2.4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 34

2.4.1 Kết quả về tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm 34

2.4.2 Một số bênh thường gặp ở đàn gà thả vườn 35

2.4.3 Tình hình nhiễm CRD theo lứa tuổi ở đàn gà thả vườn 36

2.4.4 Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng và mổ khám bệnh tích của gà có biểu hiện nhiễm bệnh CRD 38

2.4.5 Hiệu lực phòng bệnh CRD của Tetracyclin và Lincomycin 39

2.4.6: Hiệu quả điều trị bệnh CRD của Tetracyclin và Lincomycin 40

2.4.7: Kết quả về khả năng sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm 41

2.4.8 Kết quả về hiệu quả sử dụng thức ăn cho gà thí nghiệm 42

2.4.9 Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng Tetracyclin và Lincomycin trong chăn nuôi gà 44

2.5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI 45

2.5.1 Kết luận 45

2.5.2 Tồn tại 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO 47

Trang 9

PHẦN 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1.1.Điều tra cơ bản

1.1.1.Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý của huyện Phú Bình được xác định như sau:

Huyện Phú Bình giáp huyện Đồng Hỷ về phía bắc; giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Phổ Yên về phía tây Phía đông và nam giáp tỉnh Bắc Giang (các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên và Yên Thế) Tọa độ địa lý của huyện:

21o23 33’ – 21o35 22’ vĩ Bắc; 105o51 – 106o02 kinh độ Đông

1.1.1.2 Điều kiện đất đai

Theo số liệu thống kê do Phòng Thống kê huyện Phú Bình cung cấp, năm 2007 Phú Bình có tổng diện tích đất tự nhiên 24.936 ha, trong đó đất nông nghiệp có 20.219 ha, (chiếm 81%), trong đó đất sản xuất nông nghiệp 13.570 ha (chiếm 54,3%), đất lâm nghiệp 6.218 ha (chiếm 25%), đất nuôi trồng thủy sản 431 ha (chiếm 1,7%); đất phi nông nghiệp 4.606 ha (chiếm 18,5 %) và đất chưa sử dụng 111 ha (chiếm 0,5%) Như vậy trong cơ cấu đất đai của huyện, đất sản xuất nông nghiệp chiếm tới 54,3% trong khi đất lâm nghiệp chỉ chiếm 25% Điều đó chứng tỏ nông nghiệp vẫn giữ vị trí hàng đầu trong kinh tế của huyện Về cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp, năm 2007, trong tổng số 13.570 ha, có 7.450 ha trồng lúa (chiếm 55%), 2.690 ha trồng cây hàng năm khác (chiếm 20%) và 3.430 ha trồng cây lâu năm (chiếm 25%) Như vậy mặc dù là một huyện trung du nhưng cây trồng chủ đạo vẫn là lúa,

và cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả không phải là thế mạnh của sản xuất nông nghiệp của huyện

Tài nguyên đất đai của Phú Bình có nhiều chủng loại nhưng phân bố không tập trung Nhìn chung đất đai Phú Bình được đánh giá là có chất lượng

Trang 10

xấu, nghèo chất dinh dưỡng, khả năng giữ nước và giữ ẩm kém, độ mùn tổng

số thấp từ 0,5% đên 0,7%, độ PH cao từ 4 đến 5 Với tài nguyên đất đai như vậy, hiệu quả sản xuất nông nghiệp không cao Tuy nhiên, đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khi cần lấy đất ở một số vùng để xây dựng các khu công nghiệp, chi phí đền bù đất sẽ thấp hơn nhiều so với các vùng đồng bằng trù phú và ít ảnh hưởng tới an ninh lương thực của quốc gia hơn

Trong diện tích đất lâm nghiệp của huyện hiện không còn rừng tự nhiên Toàn bộ diện tích 6.218 ha rừng của huyện là rừng trồng, chủ yếu là cây keo

Nhìn chung, diện tích đất đai nông nghiệp, lâm nghiệp của huyện trong thời gian qua tuy có giảm nhưng không biến động lớn Cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp cũng không thay đổi nhiều

Diện tích đất phi nông nghiệp tuy có tăng nhưng không nhiều Trong

đó đất ở ítthay đổi Diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên chủ yếu do xây

dựng cơ sở hạ tầng, phát triển một số khu công nghiệp và công trình công

cộng Diện tích đất chưa sử dụng của huyện không đáng kể, chỉ chiếm 0,5% diện tích đất tự nhiên Điều đó chứng tỏ qũi đất của huyện về cơ bản đã được khai thác hết

1.1.1.3 Điều kiện khí hậu thủy văn

Khí hậu của Phú Bình mang đặc tính của khí hậu của miền núi trung du Bắc Bộ Khí hậu của huyện thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, gồm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng tư năm sau Mùa hè có gió Đông Nam mang về khí hậu ẩm ướt Mùa đông có gió mùa Đông Bắc, thời tiết lạnh và khô

Theo số liệu của Tổng cục Khí tượng Thủy văn, nhiệt độ trung bình hàng năm của huyện giao động khoảng 23,1o – 24,4oC Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6 – 28,9oC) và tháng lạnh nhất (tháng 1 – 15,2oC)

là 13,7oC Tổng tích ôn hơn 8.000oC Tổng giờ nắng trong năm giao động từ 1.206 – 1.570 giờ Lượng bức xạ 155Kcal/cm2

Lượng mưa trung bình năm khoảng từ 2.000 đến 2.500 mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1 Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 81-82% Độ ẩm cao nhất vào tháng 6, 7, 8 và thấp nhất vào tháng 11, 12

Trang 11

Có thể nói điều kiện khí hậu – thủy văn của Phú Bình khá thuận lợi cho việc phát triển các ngành nông, lâm nghiệp với các cây trồng vật nuôi thích hợp với địa bàn trung du

1.1.2 Điều kiện kinh tế chính trị xã hội

1.1.2.1 Dân số và nguồn lao động

Theo số liệu do Phòng Thống kê và Phòng Lao động – Thương binh và

Xã hội huyện Phú Bình cung cấp, tính đến cuối năm 2008, dân số của toàn huyện Phú Bình là 146.086 người, với mật độ dân số trung bình là 586 người/km2 Mật độ dân số không đều giữa các xã trong huyện, các xã có mật

độ dân số cao trên 1000 người/km2

là Nhã Lộng, Thanh Ninh và Hà Châu Các xã có mật độ dân số thấp dưới 400 người/km2 gồm Bàn Đạt, Tân Khánh, Tân Kim và Tân Thành

Trong số 146.086 nhân khẩu có 83.269 người trong độ tuổi lao động, trong đó có 78.886 lao động đang làm việc trong nền kinh tế Đây vừa là nguồn lực cho phát triển kinh tế, vừa là sức ép đối với vấn đề lao động và việc làm của huyện trong những năm triển khai quy hoạch Năm 2008 có 2.266 lao động được giải quyết việc làm, 2.765 lao động được đào tạo nghề Phân theo ngành, năm 2008 lao động nông nghiệp có tỷ trọng lớn nhất với 67.500 người, chiếm 78% tổng số lao động của toàn huyện

Đánh giá một cách tổng quan, nguồn lao động của Phú Bình tuy khá

dồi dào nhưng chủ yếu là lao động giản đơn, sinh sống bằng nghề nông Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp Vấn đề tạo việc làm trên địa bàn bàn

huyện còn nhiều hạn chế Lực lượng lao động trẻ, được đào tạo nghề thường thoát ly khỏi địa bàn, đi tìm việc làm tại các huyện hoặc tỉnh khác Những đặc điểm về dân số và nguồn lao động như vậy sẽ tạo ra cho Phú Bình cả những thuận lợi và những khó khăn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong chuyển dịch cơ cấu kinh tếtheo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa

1.1.2.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty

Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu kinh nghiệm thực tế Ban lãnh đạo năng động, nhiệt tình và giàu nghị lực

Lao động gián tiếp có 14 người trong đó:

Trang 12

Công ty có một khu văn phòng, một quầy thuốc và một kho cám đầy đủ các cở sở vật chất

cả các khâu chăm sóc nuôi dưỡng trong chăn nuôi

Trang 13

1.2 Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất

1.2.1 Nội dung phục vụ sản xuất

Trong thời gian thực tập tại cơ sở, ngoài thời gian theo dõi về nội dung chuyên đề thực tập tốt nghiệp, em còn tham gia vào một số nội dung phục vụ sản xuất:

- Tham gia một số hoạt động của công ty

- Tham gia công tác phòng bệnh cho trại gà của công ty

- Tham gia công tác thú y như: nhỏ, chủng và tiêm phòng vaccine; mổ khám, chuẩn đoán và điều trị bệnh cho trại gà của công ty

- Phổ biến những tiến bộ khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, thú y cho nhân dân quanh vùng

- Tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao tay nghề và kiến thức

1.2.2 Phương pháp tiến hành

Với mục đích tìm hiểu thực tế, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao kiến thức, tay nghề cho bản thân và để thực hiện tốt nội dung trong thực tập, chúng tôi đề ra biện pháp như sau:

- Tìm hiểu, nắm vững chủ trương, phương hướng và tình hình thực tế sản xuất của các trang trại để có kế hoạch hợp lý cho việc triển khai công tác ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật

- Luôn tuân thủ theo nội dung của Trường, của Khoa, quy định của công ty và yêu cầu của giáo viên hướng dẫn

- Nhiệt tình với công việc, luôn khiêm tốn học hỏi, sống hòa nhã với mọi người

- Chịu khó lắng nghe, vận dụng những kiến thức đã học, không ngừng học hỏi những kinh nghiệm của cán bộ kỹ thuật và những người đi trước để rút ra kinh nghiệm, bổ sung kiến thức cho bản thân

- Đi thăm và tìm hiểu các gia đình chăn nuôi lân cận, kết hợp với việc phổ biến các kiến thức khoa học kỹ thuật và công tác thú y đã học được tại trường giúp người dân thấy rõ mức độ nguy hiểm của bệnh tật và làm quen với các kỹ thuật chăn nuôi mới

Trang 14

1.2.3 Kết quả công tác phục vụ sản xuất

Được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy giáo hưỡng dẫn kết hợp với

sự nỗ lực cố gắng của bản thân, trong thời gian thực tập tốt nghiệp ngoài việc thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi đã học được nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn và đạt được một số kết quả nhất định giúp tôi trưởng thành, vững vàng hơn trong nghề nghiệp Tôi đã đạt được một số kết quả như sau:

1.2.3.2 Công tác thức ăn

Toàn bộ thức ăn sử dụng trong trại gà đều do Công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi Hoa kỳ cung cấp theo từng giai đoạn nuôi

1.2.3.3 Công tác chăm sóc nuôi dưỡng

Cùng với công tác giống và thức ăn, công tác chăm sóc, nuôi dưỡng cũng rất quan trọng Nó quyết định năng suất và hiệu quả chăn nuôi Mục đích của công tác này là đạt được đàn gia cầm đồng đều, có tỷ lệ nuôi sống cao và đạt khối lượng thịt cao

Trong thời gian thực tập tại cơ sở, tôi cùng kỹ thuật viên của trại đã tham gia chăm sóc , nuôi dưỡng đàn gà thịt theo đúng quy định kỹ thuật như sau:

Công tác chuẩn bị trước khi nuôi gà: Trước khi tiến hành nuôi gà, chúng tôi tiến hành chuẩn bị đầy đủ chuồng nuôi, kho chứa thức ăn, bể chứa nước, dụng cụ chăn nuôi, thuốc thú y, thức ăn, nước uống, chụp sưởi, lò sưởi cho gà, chất đốt…

Trang 15

Trước khi nhập gà về nuôi 5 ngày, chúng tôi tiến hành vệ sinh chuồng nuôi, chuồng được cọ rửa sạch sẽ từ phần trên xuống dưới nền chường, quét vôi nền, cửa ra vào và xung quanh tường với nồng độ 25% + CuSO4 5% Sau

đó phun sát trùng tường, nền, rèm cửa và xung quanh khu vực chuồng trại bằng Formol 2 %

Khi nền chuồng thật khô trải một lớp đệm lót có độ dầy tối thiểu là 5

cm được phun thuôc sát trùng, trong quá trình phun sát trùng đảo đều trấu, chuận bị cả trấu bổ sung khi cần thiết

Trước khi đưa gà vào nuôi 2 ngày, bố trí các dụng cụ úm gà vào chuông, kéo rèm che kín xung quanh rồi phun thuốc sát trùng thêm một lần nữa Dụng cụ úm gồm mèn che , quây úm bằng cót, bóng điện, máng ăn, máng uống

Chuồng nuôi khi đưa gà vào đảm bảo khô ráo, thoáng mát về mùa hè;

ấm áp về mùa đông, có rèm che, đèn chiếu sáng

Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng:

Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng gà thịt chia làm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1 – 21 ngày tuổi:

Trước khi đưa gà về 2 tiếng, chúng tôi bắt đầu thắp bòng điện trong quây úm, pha nước uống cho gà, nước uống sạch, có pha thêm vitamin C, glucoza, điện giải, và Tetracyline (0,5 g/lít nước) hoặc Colistin (0,1 g/lít nước) Mg/lít nước Gà mới nhập về nhúng ngay mỏ một vài con vào máng uống tồi nhanh chóng thả gà từ lồng ra quây, cho gà uống nước sau 10 tiếng thì cho gà ăn bằng khay ăn

Giai đoạn này nhiệt độ là yếu tố rất quan trọng vì lúc này gà con không

tự điều chỉnh thân nhiệt một cách hoàn chỉnh, từ 1 – 3 ngày tuổi nhiệt độ trong quây từ 32 - 34ºC, sau đó giảm dần Hàng ngày chúng tôi luôn theo dõi đàn gà để điều chỉnh chụo sưởi đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho đàn gà Chụp sưởi để các mặt nền 30 – 40 cm Điều chỉnh chụp sưởi cho gà tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường và tuổi của gà Dùng mắt thường để quan sát phản ứng của gà đối với nhiệt độ để điều chỉnh cho thích hợp:

+ Nhiệt độ vừa phải: Gà nằm rải rác đều trong quây, đi lại ăn uống bình thường

Trang 16

+ Nhiệt độ thấp: Gà tập trung lại gần nguôn nhiệt hoặc đứng co ro run rẩy, cần hạ thấp chụp sưởi hoặc thay bằng bóng điện có công suất lớn hơn

+ Nhiệt độ cao: Gà tản xa cụp sưởi, nằm há mỏ, giơ cánh, thở mạnh, uống nhiều nước, cần nâng cao chụp sưởi hoặc thay bằng bóng có công suất nhỏ hơn

+ Gió lùa: Gà nằm tụm lại một góc kín gió nhất trong quây

Nếu không giữ ấm tốt cho gà thì gà sẽ bị chết nhiều, còi cọc Chậm lớn

và trọng lượng của gà không đồng đều

Quây úm phải nới rộngdiện tích theo thời gian sinh trưởng của gà, mật

độ úm nền từ 50 – 60 gà/ m²

Giai đoạn này gà còn cần được chiếu sáng liên tục 24 giờ, vừa để điều chỉnh nhiệt độ vừa để đảm bảo đủ ánh sáng vừa có tác dụng chống chuột, mèo

và giúp gà con ăn uống được nhiều

Sử dụng cám AF.Plus 3010 cho giai đoạn 1 – 21 ngày tuổi Gà con được cho ăn nhiều bữa trong ngày, rải thức ăn mỗi lần một ít để thức ăn luôn được mới, thơm ngon Kích thích tính thèm ăn củ gà Mỗi lần cho thêm cám cần loại bỏ trấu và phân lẫn trong cám cũ

Gà thường được úm hai tuân Sau đó bỏ quây nhưng vẫn nuôi nhốt đến

21 ngày tuổi Nếu là mùa lạnh cũng chỉ úm đến hết tuần thứ 3 và sau đó chuyển sang nuôi ở nhiệt độ môi trường tự nhiên và có đèn sáng ban đêm

- Giai đoạn 22 ngày tuổi – xuất bán

Thay khay ăn bằng máng ăn dài và dùng máng uống loại 6 lít Sử dụng cám AF Plus 3020 và AF Plus 3030 cho gà ở giai đoạn này

1.2.3.4 Công tác vệ sinh thú y

Để đảm bảo chất lượng con giống và an toàn cho sản xuất, trại gà luôn quan tâm đến công tác vệ sinh thú y, đảm bảo an toàn sinh học trong khu vực trại Trước khi xuống chuồng nuôi Mọi người phải thay quần áo bảo hộ lao động đã được khử trùng và đi ủng

1.2.3.5 Công tác phòng và điều trị bệnh

Công tác phòng bệnh

Công tác phòng bệnh cho đàn gà luôn được đặt lên hàng đầu vì nó ảnh hưởng lớn rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi Trong quá trình chăn nuôi, chúng

Trang 17

tôi thường xuyên quét dọn, vệ sinh chuồng trại, khai thông cống rãnh, phát quanh bụi rậm, phun thuốc sát trùng , cọ rửa máng ăn, máng uống Quy trình phòng bệnh cho đàn gà của cơ sở được thể hiện ở bảng sau

Bảng 1.1: Lịch dung vaccine và phòng bệnh kháng sinh cho đàn gà Ngày

tuổi Loại vaccine và loại thuốc Phòng bệnh Cách dùng

1

Marek vaccine (0,1ml/gà) Marek Tiêm dưới

da cổ Glucoza (10g/lít nước)+ VTM C

(1g/lít nước)

Trợ lực, chống Stress

Pha nước uống

(1g/lít nước)

Trợ lực, chống stress

Pha nước uống

8 - 10

Rigecoccin – WS (1g/10 – 12 lít

Pha nước uống Hoặc Salinomycin ( 1g/8kg TĂ) Cầu trùng Trộn thức ăn

Pha nước uống

14 - 16 Glucoza ( 10g/ lít nước) +

VTM C ( 1g/lít nước )

Trợ lực, chống stress

Pha nước uống

22 Vaccine Lasota lần 2 Gà rù Nhở mắt, mũi

25 Vaccine Gumboro lần 2 Gumboro Pha nước

uống 28-30

Rigecoccin – WS (1g/10 – 12 lít

Pha nước uống Hoặc Salinomycin (1g/8kg TĂ) Cầu trùng Trộn thức ăn

36 Tayzu (1g/4-5 kg TT) Giun tròn Trộn thức ăn

38 - 42 ColiTetravet (1g/lít nước) Đường tiêu hóa

và hô hấp

Pha nước uống Hoặc Tetracyclin (1g/lít nước)

Trang 18

Công tác điều trị bênh

Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gà của cơ sở , chúng tôi luôn theo dõi tình hình sức khỏe của đàn gà để chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời Thời gian thực tập ở cơ sở, chúng tôi thường gặp một số bệnh sau:

- Bệnh cầu trùng

+ Nguyên nhân: Do các loại cầu trùng thuộc giống Eimeria gây ra Gà con 9 – 10 ngày tuổi bắt đầu nhiễm bệnh nhưng tỷ lệ nhiễm cao nhất ở giai đoạn từ 15 – 45 ngày tuổi Gà bị nhiễm do nuốt phải noãn nang cầu trùng có trong thức ăn, nước uống Bệnh xẩy ra quanh năm nhưng trầm trọng nhất là vào vụ xuân hè khi thời tiết nóng ẩm

+ Triệu chứng: gà bệnh ủ rũ, ăn ít, uống nhiều nước, xù lông, cánh sã, chậm chạp, phân dính quanh hậu môn, phân loãng, sệt, có mầu socola hoặc đen như bùn Nếu gà bị bệnh nặng thì phân lẫn máu tươi gà mất thăng bằng, cánh tê liệt, niêm mạc nhợt nhạt, da và mào tái nhợt do mất máu Tỷ lệ ốm cao, nhiều gà chết

+ Bệnh tích:

Cầu trùng manh tràng: manh tràng sưng to và chứ đầy máu

Cầu trùng ruột non: ruột non căng phồng, xuất huyết bề mặt ruột có nhiều đốm trắng xám, bên trong ruột có dịch nhầy màu hồng

+ Điều trị: dùng Rigencoccin – WS 1g/2lít nước trong 3 – 4 ngày; ESB3 1g/lít nước trong 4 ngày Kết hợp tiêm bắp VTM K chống mất máu và cho uống VTM C để tăng sức đề kháng cho gà

+ Bệnh tích: Gan và lách có nhiều điểm hoại tử trắng lấm tấm như đầu đinh ghim Trong đoạn ruột cuối, thức ăn không tiêu bị cô đặc màu vàng, lòng

đỏ chưa tiêu, thành ruột dầy lên

Trang 19

+ Điều trị: Dùng 1 trong các loại thuốc sau:

Colistin: liều 1g/2lít nươc cho gà uống liên tục trong 4 – 5 ngày

Ampi – Coli: 1g/lít nước cho uống liên tục 3 – 5 ngày

Nor – floxacin: 1ml/2lít nước uống, dùng liên tục 4 – 5 ngày

- Bệnh hô hấp mãn tính ở gà ( Chronic Respiratory Disease – CRD) + Nguyên nhân: Do Mycoplasma gallisepticum gây bệnh làm kế phát các vi khuẩn, virut gây bệnh khác và dưới tác động xấu của môi trường bênh tái phát Bệnh truyền từ gà ốm sang gà khỏe, từ gà mẹ sang gà con, qua thức

ăn nước uống và dung cụ chăn nuôi

+ Triệu chứng: Gà bị bệnh kém ăn, chậm lớn, còi cọc Gà thường chảy nước mắt, nước mũi, 2 cánh mở rộng, mỏ há to, thở dồn dập và khò khè, Gà hay lắc đầu, vẩy mỏ, đứng ủ rũ Gà đẻ trứng thì tỷ lệ đẻ giảm

+ Bệnh tích: tụ huyết ở thanh quản, khí quản; tiết dịch nhầy ở xoang mũi và khí quản; túi khí viêm, đục mờ trông như vệt khói

+ Điều trị: dung 1 trong các thuốc sau:

Tetracyclin liều 1g/lít nước, uống liên tục 3 – 5 ngày

CRD – Stop, liều 1g/lít nước, uống liên tục 3 – 5 ngày

Tiamulin 1g/4lít nước, uống liên tục 3 – 5 ngày

1.2.3.6 Công tác khác

Ngoài các công việc chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gà, bản thân em còn tham gia một số công việc khác như:

- Tiều độc, khử trùng vệ sinh chuồng trại và khu vực xung quanh

- chăm sóc, nuôi dưỡng lợn

- Tiêm sắt cho lợn con

1.2.3.7 Kết quả công tác phục vụ sản xuất

Trang 20

Bảng 1.2: Kết quả công tác phục vụ sản xuất

Nội dung công việc Sốlượng (con) Kết quả An toàn/khỏi (con) Tỷ lệ (%)

I Chăm sóc nuôi dưỡng

mê với công việc, tích luỹ được rất nhiều kiến thức thực tiễn phục vụ cho công việc, cho nghề nghiệp sau này

Trang 21

PHẦN 2 CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Tên đề tài:

“Nghiên cứu ứng dụng Tetracyclin trong phòng và điều trị bệnh Hen(CRD) ở gà nuôi bán chăn thả tại huyện Phú Bình – tỉnh Thái Nguyên”

2.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo, có tới

80 % dân cư sống dựa vào nghề nông nghiệp Nền nông nghiệp nước ta bao gồm ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi Trong đó, chăn nuôi là một trong hai lĩnh vực rất quan trọng Nó đã trở nên phổ biến và phát triển mạnh mẽ ở nước ta với nhiều quy mô lớn nhỏ khác nhau, từ các hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ đến các trang trại chăn nuôi lớn Đáng kể là chăn nuôi gia cầm, nó đã trở thành nghề chăn nuôi truyền thống ở Việt Nam Sản phẩm gia cầm (thịt, trứng,…) đã đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho con người, đặc biệt thịt gà không chỉ là nguồn cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao mà còn in đậm trong đời sống xã hội bởi một nền văn hóa ẩm thực với cả yếu tố tâm linh, nó được sử dụng nhiều trong những ngày giỗ, ngày tết và lễ hội Ngoài ra, chăn nuôi gia cầm còn tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề khác và đóng góp một phần rất lớn cho nền kinh tế quốc dân

Bên cạnh đó, dịch bệnh luôn là mối nguy hiểm không ngừng đe dọa đến đàn gia cầm Chúng là một trong những yếu tố gây thiệt hại nặng nề nhất, ảnh hưởng không nhỏ cho ngành chăn nuôi về năng suất và chất lượng cũng như làm cho hiệu quả kinh tế thấp Một trong những bệnh thường xuyên gặp nhất cho đàn gia cầm phải kể đến là bệnh CRD ở gà Đây là bệnh do vi khuẩn gây ra và gà làm cho gà chậm lớn, tiêu tốn thức ăn cao, thuốc điều trị tốn kém Bệnh CRD phát triển quanh năm, tuy nhiên bệnh thường phát triển mạnh hơn khi chuồng trại không sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè và kín gió, ấm áp vào mùa đông

Xuất phát từ thực tiễn trên em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng Tetracyclin trong phòng và điều trị bệnh Hen(CRD) ở gà nuôi bán chăn thả tại huyện Phú Bình – tỉnh Thái Nguyên”

Trang 22

* Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định tỷ lệ nhiễm bệnh CRD trên đàn gà thả vườn theo lứa tuổi

- Xác định hiệu lực của thuốc Tetracyclin và Lincomycin trong phòng

và trị bệnh CRD ở gà thí nghiệm Kết quả thu được là cơ sở khoa học để đưa

ra các giải pháp kỹ thuật thích hợp nhằm nâng cao khả năng sản xuất của đàn

gà cơ sở

- Đánh giá ảnh hưởng của thuốc Tetracyclin và Lincomycin tới tỷ lệ nuôi sống và khả năng sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm

- Làm quen với việc tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học

- Tìm hiểu một số kỹ năng ở người cán bộ chuyên môn thú y sau khi ra trường

2.2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.2.1 Cơ sở khoa học của đề tài

2.2.1.1 Một vài nét về giống gà thí nghiệm

* Nguồn gốc, đặc điểm gà Lương Phượng

- Nguôn gốc: Gà Lương Phượng là giống gà kiêm dụng lông mầu có xuất xứ từ vùng ven sông Lương Phượng, do xí nghiệp nuôi gà thành phố Nam ninh, tỉnh Quảng Tây(Trung Quốc) lai tạo thành cồn sau hơn chục năm nghiên cứu, sử dụng dòng trống địa phương và dòng mái nhập ngoại từ nước ngoài như kakir, Discan… Gà Lương Phượng được nhập vào nước ta trong những năm gần đây Gà Lương Phượng dễ nuôi, tính thích nghi cao, chịu đựng tốt với điều kiện khí hậu nóng ẩm và nhất là thịt thơm ngon nên được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng

- Đặc điểm: Con mái lông màu vàng nhạt, điểm các đốm đen ở cổ, cánh Con trống lông sặc sỡ nhiều mầu: sắc tía ở cổ, nâu cánh dán ở lưng, nâu xanh đen ở đuôi Da, mỏ, chân đều màu vàng Mào, tích, tai phát triển; mào đơn, đỏ tươi, ức sâu nhiều thịt, thịt thơm ngon Gà thích nghi cao với nuôi chăn thả và bán chăn thả

- Chỉ tiêu năng suất gà Lương Phượng

Theo tài liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2007) [1] cho biết: khối lượng gà lương phượng nuôi thịt đến 12 tuần tuổi là 2,0 – 2,5kg; tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là 3,0 – 3,2 kg Khối lượng gà vào

Trang 23

lúc đẻ: 1,9 – 2,1 kg ( gà mái); 2,8 – 3,2 kg ( gà trống) Sản lượng trứng/ 10 tháng đẻ là 150 – 170 quả/mái Tỷ lệ ấp nở 80 – 85%

* Nguồn gốc, đặc điểm gà Mía

Nguyễn Hữu Vũ và Nguyễn Đức Lưu (1999) [2] cho biết:

Gà Mía có nguôn gốc từ Trùng thiên, Sơn Tây

Con trống có màu lông đỏ sẫm xen kẽ lông đen ở đuôi, đùi, lườn, hai hàng lông cánh chính xanh biếc Con mái có màu lông vàng nhạt xen kẽ lông đen ở cánh và đuôi, lông cổ có màu nâu

Gà Mía là giống gà hướng thịt, có tầm vóc to, ngoại hình thô, đi lại chậm

- Trọng lượng trưởng thành: gà mái 2,5 – 3kg; gà trống 4,4,kg

- Thời gian đạt trọng lượng thịt: 5 tháng

- Sản lượng trứng thấp: 55 – 60 quả/ năm

- Thời gian gà mái bắt đầu đẻ: 7 tháng

* Đặc điểm gà lai F1 (trống Mía × mái Lương Phượng):

Gà lai F1 giữa trống Mía và mái Lương Phượng là gà giống màu có chất lượng cao, có khả năng thích nghi cao với điều kiện khí hậu nước ta, tốc

độ sinh trưởng và trao đổi chất nhanh, sức kháng bệnh tốt, chất lượng thịt thơm ngon, hiệu quả kinh tế lớn, thích hợp với phương thức nuôi nhốt, bán chăn thả, chăn thả

2.2.1.2 Đặc điểm sinh lý, giải phẫu cơ quan hô hấp của gia cầm

Theo Nguyễn Duy Hoan và cs (1999) [3] cho biết: hệ hô hấp của gia cầm gồm: lỗ mũi, xoang mũi, khí quản, 2 phế quản, 2 phổi + 9 túi khí

- Hai lỗ mũi nằm ở gốc mỏ và có đường kính rất nhỏ Ở gà, phía ngoài hai lỗ mũi có “van mũi hóa sừng bất động” và xung quanh lỗ mũi có lông cứng nhằm ngăn ngừa bụi và nước

- Xoang mũi được phát triển từ xoang miệng sơ cấp ở ngày ấp thứ 7 Xoang mũi ngắn, chia ra 2 phần: phần xương và phần sụn Xoang mũi nằm ở

mỏ trên Xoang mũi là cơ quan thu nhận và lọc khí rồi chuyển vào khí quản, ở

gà thanh quản dưới có hai nếp gắp liên kết, hai nếp gấp đó bị dao động bởi không khí và tạo nên âm thanh

Trang 24

- Khí quản là ống tương đối dài bao gồm nhiều vòng sụn và nhiều vòng hóa xương Số vòng khí quản ở gà là 110 – 120 và hầu hết là sụn, còn ở thủy cầm hầu hết đã hóa xương Khí quản tương đối cong queo, thành khí quản được cấu tạo bởi màng nhầy, màng xo đàn hồi và màng thanh dịch ngoài

- Khí quản chia ra làm hai phế quản ở xoang ngực phía sau xương ngực Mỗi phế quản dài 6 – 7 cm và có đượng kính 5 – 6 mm Một ống phế quản nối với lá phổi bên trái, còn một ống nối với là phổi bên phải Thành phế quản cấu tạo bởi màng nhầy ( ở đó có nhiều tuyến nhỏ tạo ra các dịch nhầy, màng xơ đàn hồi), có các bán khuyên sụn trong suốt và thanh dịch ngoài

- Phổi và phế quản được hình thành từ các nếp gấp ống hầu ở cuối khí quản vào ngày ấp thứ 4, ở ngày ấp thứ 5 xuất hiện túi phổi có mầu dạng phế quản Ở ngày ấp thứ 9 phổi đang phát triển và chia ra mạng lưới phế quản, ở phần cưới của nó hình thành các ống hô hấp Phổi của gia cầm mầu đỏ tươi, cấu trúc xốp, có dạng bọc nhỏ kéo dài, ít đàn hồi

- Túi khí là tổ chức mỏng bên trong chứa đầy khí Các túi khí là sự mở rộng và tiếp dài của phế quản Cơ thể gia cầm có 9 túi khí chính, trong đó có 4 đôi xếp đối xứng, còn 1 túi khí đơn Các đôi túi khí xếp đối xứnglà đôi túi khí xương đòn, đôi túi khí ngực trước, đôi túi khí ngực sau, đôi túi khí bụng Túi khí đơn là túi khí cổ Các túi khí thực ra không phải xoang tận cùng của phế quản sơ cấp và phế quản thứ cấp mà tất cả chỉ là phế nang khổng lồ

- Theo Hoàng Toàn Thắng và cs (2006) [4]: Tần số hô hấp dao động trong khoảng rất lớn, nó phụ thuộc vào loài, tuổi, sức sản xuất, trạng thái sinh

lý của gia cầm và điều kiện thức ăn, nuôi dưỡng, nhiệt độ, độ ẩm, thành phần không khí Trong điều kiện nuôi dưỡng tốt, tần số hô hấp tương đối ổn định Gia cầm càng lớn thì tần số hô hấp càng nhỏ Ban đêm tần số hô hấp giảm chậm xuống30 – 40% Nhiệt độ tăng tần số hô hấp cũng tăng Nếu nhiệt độ tăng tới 37ºC thì nhịp thở của gà lên tới 150 lần/ phút Tần số hô hấp ở gà trưởng thành là 25 – 45 lần/ phút Gà từ 4 – 20 ngày tuổi là 30 – 40 lần/phút

- Cơ chế hô hấp của gia cầm gồm động tác hít vào và động tác thở ra với sự hoạt động của phổi và hệ thống 9 túi khí chính

Trang 25

- Vận động xương sườn đóng vai trò quan trọng trong cử động hô hấp

Lúc giãn, không khí xoang ngực giãn và mở rộng làm cho áp lực xoang ngực

thấp hơn áp lực bên ngoài, do đó không khí từ ngoài đi vào trong phổi Lúc

hít vào, không khí qua phổi vào các nhánh nhỏ và vào các túi khí Lúc thở ra

thì ngược lại, không khí đi từ các túi khí đi ra ngoài qua phổi lần thứ hai, vì

vậy người ta gọi là cơ chế hô hấp kép Vì phổi gia cầm nhỏ nhưng do không

khí tuần hoàn hai lần nên lượng oxygen cung cấp vẫn đảm bảo

- Trong thời gian ngủ quá trình trao đổi chất nói chung giảm xuống 50

% Trong thời gian hoạt động mạnh ( bay, chạy, nhảy…) quá trình trao đổi

chất tăng lên và mức độ trao đổi khí tăng lên 60 – 100%

- Hoạt động của phổi và túi khí của gia cầm bao gồm: khí lưu thông,

khí hít thêm, khí thở ra thêm Hoạt động của phổi và túi khí nói lên khả năng

hô hấp lớn nhất của gia cầm

- Sau khi thở ra thêm, trong phổi vẫn còn một lượng khí nhỏ lưu lại gọi

là khí cặn Hoạt động phổi và túi khí của gà tổng cộng là 169 cm³

- Nhu cầu O2 và lượng CO2thải ra sau một giờ tính trên 1 kg thể trọng

của gà như sau:

Tuổi gà Nhu cầu O 2 (lít) CO 2 thải ra (lít)

Gà con 1 – 20 ngày tuổi 2,0 – 2,4 1,4 – 1,6

Gà dò 21 – 150 ngày tuổi 1,0 – 1,8 0,7 – 1,2

- Một lượng nhỏ khí O2 được hòa tan vào máu và theo máu đến các mô

bảo, còn phần lớn kết hợp với hemoglobin trong hồng cầu để tạo oxy –

hemoglobin vận chuyển theo tuần hoàn máu Lượng O2 tối đa kết hợp với

hemoglobin gọi là dung lượng O2 máu, dao động trong khoảng 12 – 21 cm3

(Nguyễn Duy Hoan, 1998) [5]

2.2.1.3 Bệnh hô hấp mãn tính (CRD) ở gà

* Đặc điểm chung

Bệnh hô hấp mãn tính ở gà do nhiều loại mycoplasma gây ra, trong đó

quan trọng nhất là Mycoplasma gallisepticum và Mycoplasma synoviae Mầm

bệnh MG là nguyên nhân chính gây bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà

Trang 26

Bệnh này chủ yếu làm cho gà chậm lớn, tiêu tốn thức ăn cao, thuốc điều trị tốn kém (Đào thị Hòa, 2007) [6]

Bệnh do Mycoplasma gây ra những tổn thất khá lớn đối với nghành chăn nuôi già cầm ở mọi nơi trên thế giới Cho đến nay có 16 loài Mycoplasma phân lập được từ gà và gà tây, 7 loài được phân lập từ ngỗng và vịt và 3 loài khác nhau được phân lập từ bồ câu Trong số đó có 4 loài gây bệnh cho gia cầm được quan tâm đó là M.gallisepticum; M.synoviae; M.meleagridis và M iowae

Phạm Sỹ Lăng (2002) [7] đã tổng hợp: CRD có thời gian ủ bệnh kéo dài nên khó phát hiện trong giai đoạn đầu Nếu chủ quan không theo dõi phát hiện sớm, bệnh sẽ trở thành mãn tính, chữa sẽ khó khăn và tốn nhiều thuốc vì khí đó mũi, túi khí, niêm mạc thành phế quản đã biến đổi gây cản trở hô hấp

*Căn bệnh

Lúc đầu, nhiều tác giả trên thế giới đã cho rằng bệnh CRD là do virus gây ra, các tác giả E.Jenson, J.Sullian trong các thí nghiệm sau đó xác định rằng bênh đường hô hấp ở gà con và bệnh viêm xoang truyền nhiễm ở gà tây gây ra bởi các vi sinh vật thuộc dạng cầu khuẩn, nằm trung gian giữa virus và

vi trùng có tính chất đặc trưng đối với nhóm vi sinh vật viêm màng phổi – phổi PPLO Từ đó Berjey đã đặt tên cho vi trùng viêm màng phổi – phổi gây bệnh đường hô hấp mãn tính và viêm xoang mũi gà tây là Mycoplasma gallisepticum Đén háng 5/ 1961, Hội nghị tổ chức dịch tễ thế giới đã cho phép đổi tên bệnh đường hô hấp mãn tính thành bệnh Mycoplasma gallisepticum (Nguyễn Xuân Bình và cs, 2004) [8]

Trần Thị Hạnh (2009) [9] cho biết: CRD do 3 loài Mycoplasma gây ra:

M.Gallisepticum, M.Synoviae, M.Meleagridis nhưng chủ yếu là loài

M.Gallisepticum Mycoplasma có nghĩa là “Dạng nấm”, nhìn dưới kính hiển

vi thì giống như tê bào động vật nhỏ, không nhân, gallisepticum có nghĩa là

“gây độc cho gà mái” Điều này được thấy rõ tỷ lệ nhiễm bệnh ở gà trứng rất cao và sản lượng trứng giảm đáng kể

Bệnh hô hấp mãn tính là một bệnh kế phát, chỉ phát thành triệu chứng khi sức đè kháng của cơ thể giảm sút do mắc các bệnh virus, ký sinh trùng,

Trang 27

các yếu tố dinh dưỡng và môi trường chăn nuôi…Ngoài ra, tiêm phòng các loại vacxin giảm độc cũng dễ làm trổi dậy bệnh Mycoplasmosis

* Sự lây truyền

Sự lây truyền MG rất dễ dàng từ con này sang con khác thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp Khi MG khu trú ở đường hô hấp trên, một lượng lớn mầm bệnh được giải phóng ra môi trường xung quanh bằng sự xuất tiết của dịch rỉ mũi qua hô hấp, ho Sự truyền lây phụ thuộc vào kích thước của vùng khu trú mầm bệnh, số lượng cá thể mẫn cảm và khoảng cách giữa chúng Khi con vật bị nhiễm bênh này thì nó bị coi là mang khuẩn suốt đời vì mầm bệnh có khả năng thay đổi hình thức của cấu trúc kháng nguyên bề mặt một cách rất tinh vi, nhờ vậy nó có thể tạo ra sự thay đổi liên tục về sự biểu hiện của kháng nguyên bề mặt và tránh được sự tấn công của hệ thống miễn dịch của vật chủ Sự mang bệnh lâu như vậy cho nên một đàn gà bị nhiễm bệnh thì đó là nguồn bệnh cho các đàn gà khác trong quá trình nhiễm bệnh mới Đây là một điều đáng lưu ý trong quá trình tạo giống khi các dòng khác được đưa vào lai ghép.Những đàn gà bị nhiễm bệnh mà phải đối đầu với các tác động bất lợi khác như nồng độ amoniac ở ngoài môi trường cao, thời tiết thay đổi đột ngột, các mầm bệnh khác,… thì có thể làm tăng bài tiết mầm bệnh MG (Phạm Sỹ Lăng, 2002) [10]

Các yếu tố ngoại cảnh bất lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của gà như: thời tiết thay đổi đột ngột, thức ăn không đảm bảo chất lượng, gà bị vận chuyển xa, chuồng trại kém vệ sinh, mật độ nuôi nhốt cao, ẩm độ cao, chuồng nuôi không thông thoáng, nồng độ các chất thải cao,… sẽ làm bệnh phát sinh

ra nhanh và rộng, gây nhiều thiệt hại về kinh tế

Bùi Đức Lũng (2003) [11] cho biết: Khi gà con trưởng thành thì con đường xâm nhập của mầm bệnh chủ yếu qua không khí và đường hô hấp Từ

đó các vi khuẩn khác lây nhiễm kế phát qua vết thương làm cho bệnh phát ra trầm trọng với nhiều triệu chứng và bệnh tích khác nhau gây khó khăn cho chuẩn đoán

Lê Hồng Mận (2007) [12] CRD nếu chỉ có một mình loại Mycoplasma

gây bệnh thì nhẹ nhưng nếu kế phát thì nặng hơn hoặc bệnh phát ra trong điều

Trang 28

kiện mới tiêm phòng các bệnh khác hay môi trường ẩm thấp, dơ bẩn, khí NH3 trong chuồng nuôi quá cao thì bệnh sẽ phát nặng hơn Đặc biệt nếu ghép 3 bệnh: viêm thanh khí quản truyền nhiễm (do virus), viêm phế quản truyền nhiễm (do virus), bệnh cúm (do virus + vi khuẩn Haemophylus) thì bệnh càng kéo dài trầm trọng và không chữa trị được

Thời gian tồn tại của MG ở ngoài cơ thể vật chủ thì khác nhau từ 1 – 14 ngày tùy thuộc vào nhiệt độ của vật mà nó bám vào Vì vậy việc vệ sinh quần

áo, đồ dùng, dụng cụ chăn nuôi mà kém thì đó cũng là một con đường truyền lây của bệnh Thời gian tồn tại của bệnh được quan sát ở lòng trắng trứng là 3 tuần ở 5ºC, 4 ngày ở tủ ấp, 6 ngày ở nhiệt độ phòng; ở lòng đỏ mầm bệnh tồn tại 18 tuần ở 37ºC, 6 tuần ở 20ºC Như vậy những quả trứng dập, vỡ trong máy ấp có thể là nguồn lây lan bệnh Điều đáng chú ý là mầm bệnh có thể tồn tại trong tóc, da của người từ 1 – 2 ngày, vì vậy người làm việc trong đàn gà bệnh có thể là yếu tố trung gian truyền bệnh

Một con đường truyền lây khác được mô tả kỹ càng đó là sự truyền lây qua trứng Ở giai đoạn cấp tính, MG dễ dàng tiến đến buồng trứng, tử cung và định cư ở đó, những con gà mái này sẽ đẻ ra trứng nhiễm bệnh Mầm bệnh xâm nhập vào phôi và gây chết phôi, chúng có thể xâm nhập ngay trong lúc mới nở do mầm bệnh có sẵn ở ngoài vỏ trứng vào gà con qua đường hô hấp

MG không những được phân lập từ phôi mà còn phân lập được từ lòng đỏ của trứng tươi, một phần phôi bị nhiễm bệnh bị chết trong quá trình ấp, một phần

nở ra sẽ là nguồn lây nhiễm bệnh cho đàn gà Trong một số trường hợp cụ thể,

sự lây nhiễm có thể thực hiện thông qua việc sử dụng vaccine virus mà không được làm từ trứng sạch bệnh.MG còn được tìm thấy trong tinh dịch của gà trống bị bệnh Vì vậy sự truyền lây có thể thực hiện qua con đường thụ tinh nhân tạo và từ gà trống truyền cho gà mái

* Dịch tễ học

Trong thiên nhiên gà, gà tây, gà lôi dễ mắc bệnh Bồ câu, vịt, ngan, ngỗng ít cảm thụ Gà dò và gà mái đẻ dễ mắc bệnh hơn gà con, gà nuôi theo phương thức tập trung công nghiệp dễ mắc bệnh hơn gà nuôi chăn thả vườn

Bệnh Mycoplasmosis liên quan rất chặt chẽ với sức đề kháng của cơ

thể, khi các điều kiện thức ăn, chuồng trại, vận chuyển, thời tiết khí hậu…

Trang 29

thay đổi làm phát sinh triệu chứng lâm sàng của bệnh Ở gà 2 – 12 tuần tuổi

và gà sắp đẻ dễ nhiễm bệnh này hơn các lứa tuổi khác, thường hay phát bệnh vào vụ đông khi có mưa phùn, gió mùa, độ ẩm không khí cao

* Cơ chế sinh bệnh

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, Mycoplasma ký sinh tại đường hô hấp,

gây viêm nhẹ niêm mạc mũi, đường hô hấp và các xoang quanh mũi, niêm mạc viêm, bị phù nhẹ, lớp dưới bị thâm nhiễm các tế bào lympho và histoxit tạo nên các hạt nhỏ lấm tấm Nếu sức đề kháng của cơ thể cao, bệnh tích này

sẽ nhẹ, có khi không nhìn thấy Nếu sức đề kháng của cơ thể thấp, bệnh tích này sẽ nặng lên và lan tràn Bệnh càng thể hiện rõ khi niêm mạc đường hô

hấp bị viêm thanh dịch có fibrin Trường hợp này gọi là thể Mycoplasmosis

tạp nhiễm Con vật gầy yếu, kiệt sức dần và chết

gà ta thấy gà thở rất mạnh nhưng quan sát kỹ gà rất khí thở, hay lắc đầu, kèm theo tiếng thở phát ra là tiếng khẹc khẹc ướt

Theo dõi khi gà ngủ thấy thở khò khè, còn khi gà ăn uống thỉnh thoảng thấy gà vẩy mỏ khẹt khẹt, phân gà hơi xanh hoặc hơi trắng ( Lê Văn Năm 2003) [14]

Theo Võ Bá Thọ, (1996) [15]: Gà con và gà dò bị bệnh viêm kết mạc, chảy nước mắt, ít dịch thanh dịch ở lỗ mũi và mi mắt Nhiều con mi sưng tấy và dính vào nhau Thở khò khè có tiếng ran khí quản dễ phát hiện vào buổi đêm yên tĩnh Gà xù lông, thở khó bỏ ăn, bệnh kéo dài làm gà gầy nhanh và chết

Một số con bị ỉa chẩy, sưng ở vùng ngoài hốc mắt Những triệu chứng trên biểu hiện ở cường độ khác nhau và kéo dài hàng tháng, bệnh về mùa hè diễn biến nhẹ hơn mùa đông, Tỷ lệ chết của gà con từ 10 – 25% và tập trung

Ngày đăng: 18/11/2020, 14:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (2007), Kỹ thuật chăn nuôi gà nông hộ, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật chăn nuôi gà nông hộ
Tác giả: Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 2007
2. Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức Lưu (1999), Bí quyết thành công trong chăn nuôi gà, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bí quyết thành công trong chăn nuôi gà
Tác giả: Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức Lưu
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
Năm: 1999
3. Nguyễn Duy Hoan, Bùi Đức Lũng, Đoàn Xuân Trúc (1999), Chăn nuôi gia cầm (Giáo trình dành cho cao học và nghiên cứu sinh nghành chăn nuôi), Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chăn nuôi gia cầm (Giáo trình dành cho cao học và nghiên cứu sinh nghành chăn nuôi)
Tác giả: Nguyễn Duy Hoan, Bùi Đức Lũng, Đoàn Xuân Trúc
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
Năm: 1999
4. Hoàng Toàn Thắng, Cao Vân (2006), Giáo trình sinh lý học vật nuôi, Nxb Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình sinh lý học vật nuôi
Tác giả: Hoàng Toàn Thắng, Cao Vân
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
Năm: 2006
5.Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân(1998), Giáo trình chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình chăn nuôi gia cầm
Tác giả: Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1998
6.Đào Thị Hảo, Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Đỗ Ngọc Thúy, Nguyễn Xuân Huyên(2007), “Chế kháng huyết thanh tối miễn dịch qua thỏ để xác định vi khuẩn gây bệnh CRD ở Gà”, Tạp chí khoa học kĩ thuật thú y, tập 14 số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế kháng huyết thanh tối miễn dịch qua thỏ để xác định vi khuẩn gây bệnh CRD ở Gà”, "Tạp chí khoa học kĩ thuật thú y
Tác giả: Đào Thị Hảo, Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Đỗ Ngọc Thúy, Nguyễn Xuân Huyên
Năm: 2007
7. Phạm Sỹ Lăng, Trương Văn Dũng, Nguyễn Ngọc Nhiên, Lê Văn Tạo, Nguyễn Hữu Vũ(2002), Một số bệnh mới do vi khuẩn và Mycoplasma ở gia súc gia cầm nhập nội và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số bệnh mới do vi khuẩn và Mycoplasma ở gia súc gia cầm nhập nội và biện pháp phòng trị
Tác giả: Phạm Sỹ Lăng, Trương Văn Dũng, Nguyễn Ngọc Nhiên, Lê Văn Tạo, Nguyễn Hữu Vũ
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2002
8. Nguyễn Xuân Bình, Trần Xuân Hạnh, Tô Thị Phấn(2004), 109 Bệnh gia cầm và cách phòng trị, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 109 Bệnh gia cầm và cách phòng trị
Tác giả: Nguyễn Xuân Bình, Trần Xuân Hạnh, Tô Thị Phấn
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
Năm: 2004
9. Trần Thị Hạnh, Tô Thị Phấn(2009), 109 Bệnh gia cầm và cách phòng trị bệnh, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 109 Bệnh gia cầm và cách phòng trị bệnh
Tác giả: Trần Thị Hạnh, Tô Thị Phấn
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
Năm: 2009
10. Phạm Sỹ Lăng, Trương Văn Dũng, Nguyễn Ngọc Nhiên, Lê Văn Tạo, Nguyễn Hữu Vũ(2002), Một số bệnh mới do vi khuẩn và Mycoplasma ở gia súc gia cầm nhập nội và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số bệnh mới do vi khuẩn và Mycoplasma ở gia súc gia cầm nhập nội và biện pháp phòng trị
Tác giả: Phạm Sỹ Lăng, Trương Văn Dũng, Nguyễn Ngọc Nhiên, Lê Văn Tạo, Nguyễn Hữu Vũ
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2002
11. Bùi Đức Lũng(2003), Nuôi Gà thịt công nghiệp và lông màu thả vườn năng suất cao, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nuôi Gà thịt công nghiệp và lông màu thả vườn năng suất cao
Tác giả: Bùi Đức Lũng
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
Năm: 2003
12. Lê Hồng Mận(2007), Kĩ thuật chăn nuôi gà thả vườn, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kĩ thuật chăn nuôi gà thả vườn
Tác giả: Lê Hồng Mận
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
Năm: 2007
13. Lê Văn Năm, Nguyễn Thị Hương(1996), 60 Câu hỏi đáp dành cho người chăn nuôi gà công nghiệp, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 60 Câu hỏi đáp dành cho người chăn nuôi gà công nghiệp
Tác giả: Lê Văn Năm, Nguyễn Thị Hương
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
Năm: 1996
14.Lê Văn Năm(2003), Hướng dẫn điều trị các bệnh ghép phức tạp ở gà, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn điều trị các bệnh ghép phức tạp ở gà
Tác giả: Lê Văn Năm
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
Năm: 2003
15.Võ Bá Thọ(1996), Kĩ thuật chăn nuôi gà thịt thương phẩm, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kĩ thuật chăn nuôi gà thịt thương phẩm
Tác giả: Võ Bá Thọ
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
Năm: 1996
16.Hội Chăn nuôi Việt Nam(2002), Cẩm nang chăn nuôi gia súc gia cầm. Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang chăn nuôi gia súc gia cầm
Tác giả: Hội Chăn nuôi Việt Nam
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 2002
17. Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ(2001), Bệnh gia cầm, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh gia cầm
Tác giả: Nguyễn Đức Lưu, Nguyễn Hữu Vũ
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
Năm: 2001
18. Nguyễn Quang Tuyên, Nguyễn Thị Liên(1993), Giáo trình vi sinh vật thú y 19.Lê Văn Năm(1999), Hướng dẫn điều trị các bệnh ghép phức tạp ở gà, NxbNông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình vi sinh vật thú y "19.Lê Văn Năm(1999), "Hướng dẫn điều trị các bệnh ghép phức tạp ở gà
Tác giả: Nguyễn Quang Tuyên, Nguyễn Thị Liên(1993), Giáo trình vi sinh vật thú y 19.Lê Văn Năm
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1999
20. Nguyễn Văn Thiện(2002), Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi
Tác giả: Nguyễn Văn Thiện
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
Năm: 2002
21. Nhữ Văn Thụ, lê Thị Thủy, J. Spergser,R.Rosengarten (2002),PCR Based Detection of Avian Mycoplasma in the Respiratory Trac of Vietnamese Chicken, 14thInternational IOM congress, 7 – 12/7/2002. Vienna – Austria. Abstract.* Tài liệu Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: PCR Based Detection of Avian Mycoplasma in the Respiratory Trac of Vietnamese Chicken
Tác giả: Nhữ Văn Thụ, lê Thị Thủy, J. Spergser,R.Rosengarten
Năm: 2002

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w