1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh do giun tròn oesophagostomum spp trên lợn tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên và dùng thuốc điều trị

55 795 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 822 KB

Nội dung

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài. Nước ta có hơn 75% dân số làm nông nghiệp, trong đó ngành chăn nuôi chiếm một vị trí quan trọng. Chăn nuôi lợn là nghề truyền thống của người nông dân. Từ việc chỉ chăn nuôi nhỏ, lẻ để tận dụng các phế phụ phẩm nông nghiệp, hiện nay đã có nhiều phương thức chăn nuôi đa dạng, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Chăn nuôi lợn có một vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi gia súc ở các nước trên thế giới cũng như ở nước ta. Nghề nuôi lợn luôn được chú ý phát triển, ngày càng chiếm ưu thế và có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống nhân dân. Con lợn đã cung cấp 70 - 80% nhu cầu về thịt cho thị trường trong nước và xuất khẩu, đồng thời cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến và phân bón cho ngành trồng trọt. Để đáp ứng được nhu cầu thị trường, trong những năm gần đây chăn nuôi lợn đã có những bước phát triển vượt bậc, tăng nhanh cả về chất lượng và số lượng. Ngoài những điều kiện thuận lợi, chúng ta còn có nhiều khó khăn, hạn chế trong việc phát triển chăn nuôi lợn, nhất là các tổn thất do dịch bệnh gây ra. Thực tiễn ngành chăn nuôi lợn cho thấy, có nhiều loại dịch bệnh gây tổn thất đáng kể cho người chăn nuôi. Ngoài những bệnh truyền nhiễm thường gặp như: dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn… còn phải kể đến các bệnh ký sinh trùng. Trong đó, có một số loài ký sinh trùng phổ biến mà lợn nhiễm với tỷ lệ và cường độ cao như: bệnh sán lá, bệnh giun tròn, bệnh ghẻ. Những bệnh trên đã gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của lợn, đặc biệt là tiêu tốn thức ăn tăng, giảm tăng trọng từ 15 - 20% so với lợn không bị bệnh. Thái Nguyên là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam có nghề chăn nuôi lợn khá phát triển. Tuy nhiên, các bệnh do giun tròn gây nên vẫn chưa được chú ý và nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện. Trong những bệnh giun tròn ở lợn, bệnh Oesophagostomosis rất phổ biến, tuy không gây ra thể bệnh cấp tính làm chết lợn hàng loạt, nhưng bệnh Oesophagostomosis làm cho lợn gầy yếu, giảm tăng trọng gây thiệt hại đáng kể về kinh tế cho chăn nuôi lợn. Từ yêu cầu cấp thiết của việc khống chế dịch bệnh, đảm bảo sức khỏe cho đàn lợn, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi lợn ở tỉnh Thái Nguyên, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh do giun tròn Oesophagostomum spp trên lợn tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và dùng thuốc điều trị”. 1.2. Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh, đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trị bệnh do giun tròn Oesophagostomum spp gây ra ở lợn. 1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Những thông tin khoa học thu được sau khi thực hiện đề tài về một số đặc điểm dịch tễ bệnh và đặc điểm sinh học giun tròn Oesophagostomum spp ở lợn, sẽ góp phần quan trọng cho việc nghiên cứu các biện pháp phòng và điều trị bệnh Oesophagostomosis ở lợn. Từ đó, đề xuất các biện pháp phòng, trị bệnh cho lợn. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn. Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học để khuyến cáo người chăn nuôi về bệnh giun Oesophagostomum spp ở lợn để từ đó áp dụng quy trình phòng, trị bệnh giun Oesophagostomum spp cho lợn. Nhằm hạn chế tác hại đối với lợn, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi. PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận. 2.1.1. Đặc điểm sinh học của giun tròn Oesophagostomum spp. 2.1.1.1. Vị trí của giun kết hạt Oesophagostomum Oesophagostomum dentatum và Oesophagostomum longicaudum thuộc giống Oesophagostomum, là tác nhân gây ra bệnh giun kết hạt ở lợn. Theo S.krjabin, Petrov A.M (1977) [30] giun kết hạt Oesophagostomum ở lợn có vị trí trong hệ thống phân loại động vật như sau: Ngành: Nemathelminthes Shneider, 1873 Phân ngành: Nemathelmintha Shneider và Schulz, 1940 Lớp: Nematoda Rudolphi, 1808 Phân lớp: Secerentea Chitwood, 1933 Bộ: Rhabditida Chitwood, 1933 Phân bộ: Strogylata Railliet, 1916 Họ: Trichonematidae Cram, 1927 Phân họ: Oesophagostomatinae Railliet et Henr, 1913 Giống: Oesophagostomum Molin, 1861 Loài: Oesophagostomum dentatum Rudolphi, 1803 Loài: Oesophagostomum longicaudum Goodey, 1925 Nghiên cứu của Phạm Sỹ Lăng và cs (2009) [12] về vị trí của giun Oesophagostomum trong hệ thống phân loại động vật như sau : Lớp giun tròn : Nematoda Phân lớp: Secerentea Bộ: Rhabditida Phân bộ: Strogylata Họ: Trichonematida Giống: Oesophagostomum Loài: Oesophagostomum dentatum 2.1.1.2. Đặc điểm hình thái và cấu tạo của Oesophagostomum S.krjabin, Petrov A.M (1977) [30] cho biết: Loài Oesophagostomum dentatum: Dài từ 7 - 14 mm, đầu được giới hạn với thân rõ rệt bởi ngăn bụng sâu. Bao miệng dài tới thực quản hình đinh ghim. Con đưc có túi đuôi, 2 gai giao hợp bằng nhau dài 0,90 – 0,94 mm. Con cái âm hộ nằm gần hậu môn, hậu môn ở cách mút đuôi 0,255 – 0,265 mm. Loài Oesophagostomum logicaudum: Con đực dài 8,8 – 9,5 mm; con cái dài 8 - 11 mm, đuôi rất dài và thon, nhọn. Hậu môn nằm cách mút đuôi 0,453m – 0,543 mm. Âm hộ cách đuôi 0,906 – 0,951 mm. Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [5], các loài thuộc giống Oesophagostomum có đặc điểm hình thái chung là túi miệng hình ống rất nhỏ, quanh miệng có một bờ gồ lên hình đĩa, có các tua ở quanh miệng, có rãnh cổ, phía trước rãnh cổ biểu bì nở ra tạo thành túi đầu, sau rãnh cổ có gai cổ, giun đực có túi đuôi và một gai giao hợp dài bằng nhau, âm hộ giun cái ở gần hậu môn. Loài Oesophagostomum ký sinh ở ruột già của lợn, là loài giun tròn nhỏ, không có cánh đầu, có 9 tua ngoài và 18 tua trong, túi đầu to, gai cổ ở hai bên chỗ phình to của thực quản. Giun đực dài 8 – 9 mm rộng 0,14 – 0,37 mm, có túi đuôi, hai gai giao hợp dài 1 – 1,14 mm. Giun cái dài 8 – 11,2 mm, âm đạo dài 0,1 – 0,15 mm hơi xuyên vào cơ quan thải trứng. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Lê (1998) [17], Trương Lăng, Xuân Giao (2002) [10], Phạm Sỹ Lăng và cs (2005) [11], Phan Lục (2006) [19]: Oesophagostomum dentatum ký sinh ở ruột già lợn, không có cánh đầu. Túi miệng rộng, có 9 tua ngoài và 18 tua trong, túi đầu to, gai cổ ở hai bên chỗ phình to của thực quản. Con đực dài 8 – 9 mm x 0,37 mm có túi đuôi. Sườn bụng song song nhau, đầu mút của sườn này gắn liền với rìa mép của túi đuôi. Ba sườn hông bắt nguồn ở cùng một gốc, sườn hông trước tách rời hai sườn kia, còn sườn hông giữa và sau song song với nhau, sườn lưng chia thàng sườn lưng ngoài và sườn lưng trong, sườn lưng trong lại chia thành hai nhánh, có hai gai giao hợp dài 1 – 1,14 mm. Phạm Sỹ Lăng và cs (2009) [12] cho biết thêm: Giun cái dài 8 – 11,3 mm, đuôi dài 0,117 – 0,374 mm. Âm hộ ở trước hậu môn, cách hậu môn 0,208 – 0,388 mm. Âm đạo rộng về trước, dài 0,1 – 1,15 mm hơi xuyên vào cơ quan thải trứng. Giun Oesophagostomum dentatum là loài giun tròn nhỏ không có cánh đầu. Giun đực có kích thước (7,6 – 8,8) x (0,35 – 0,38) mm có túi đuôi, có hai gai giao hợp dài 0,792 – 1,037 mm. Giun cái dài (7,8 – 12,5) x (0,38 – 0,43) mm, đuôi dài 0,405 – 0,430 mm, dài 0,1 – 1,15, hơi xuyên vào cơ quan thải trứng. Trứng có hình ovan, kích thước (0,036 – 0,071) x (0,032 – 0,045) mm. Hình 1.1. Loài O. dentatum 1, 2. Phần đầu cơ thể, 3. Phần đuôi cá thể, 4. Mút và gốc gai giao phối, 5. Cơ quan điều chỉnh, 6. Túi đuôi cá thể đực, 7. Nón sinh dục Hình 1.2. Loài O. longicaudum 1. Đầu, 2. Đuôi của con cái, 3. Đuôi của con đực, 4. Phần cuối gai giao hợp, 5. Lái, 6. Nón sinh dục của con đực 2.1.1.3. Vòng đời giun kết hạt lợn. Những nghiên cứu của Trương Lăng, Xuân Giao (2002) [10], Phạm Sỹ Lăng và cs (2005) [11], Phạm Sỹ Lăng và cs (2009) [12] cho biết: Vòng đời của giun kết hạt không cần vật chủ trung gian. Trứng 70 – 74 μ x 40 – 42 μ. Gồm 8 – 16 hạt trong vỏ trứng khi mới nở nhiệt độ 25 – 27ºC sau 10 – 17 giờ trứng nở thành ấu trùng (theo Shoulsby cần 24 giờ). Ấu trùng I đo được 304 – 307 μ, lúc mới nở, sau phát triển đo được 425 – 433 μ. Ấu trùng I sau 24h ở nhiệt độ 22 - 24ºC phát dục thành ấu trung II dài 440 - 645 μ. Ấu trùng II phát triển được 2 ngày thì ấu trùng gây nhiễm III, dài 515 – 532 μ kể cả vỏ dài 660 – 720 μ. Hình 1.3.Sơ đồ vòng đời giun kết hạt. Thời gian hoàn thành vòng đời là 24 – 43 ngày. Trứng theo phân ra ngoài, gặp nhiệt độ 25 – 27ºC, sau 10 – 17 giờ nở thành ấu trùng, qua hai lần lột xác, sau 7 – 8 ngày thành ấu trùng gây nhiễm. Khi ký chủ nuốt phải, ấu trùng này tới ruột thì chui vào niêm mạc ruột tạo thành những u kén, lột xác lần thứ 3 tới 6 – 8 ngày thì thành ấu trùng kỳ IV, sau đó rời khỏi niêm mạc ruột vào xoang ruột và lột xác lần nữa tạo thành giun trưởng thành (Phạm Sỹ Lăng, 1997) [9]. 2.1.1.4. Sự phát triển và sức đề kháng của trứng giun kết hạt ở ngoại cảnh. Theo S.krjabin và cs (1977) [30]: Ở nhiệt độ thích hợp (30ºC), trong trứng ấu trùng phát triển rất nhanh, chỉ qua 16 – 18 giờ mới nở ra và vào môi trường bên ngoài. Ở nhiệt độ cao 45 – 50ºC trứng bị chết, còn ở nhiệt độ thấp 3ºC trứng không phát triển. Archie (2000) [28] nhận xét: Sự phát triển, khả năng sống của ấu trùng cảm nhiễm môi trường trước hết phụ thuộc vào khí hậu. Gặp nhiệt độ Phân 25-27ºC 10-17 giờ Trứng Ấu trùng có sức gây nhiễm Ruột Lột xác lần 3 Ấu trùng kỳ IV Lột xác lần 4 Rời khỏi u kén Giun kết hạt trưởng thành (ký sinh ở ruột già lợn) Ấu trùng Qua 2 lần lột xác Ký chủ nuốt phải và độ ẩm thích hợp, sau 5 – 6 ngày trứng phát triển thành ấu trùng cảm nhiễm. Khi nhiệt độ thấp trứng giun nở và phát triển chậm hơn. Theo Phan Địch Lân và cs (2002) [14], Phan Lục, Nguyễn Đức Tâm (2000) [18], Nguyễn Thị Kim Lan và cs (2008) [7]: Trứng giun kết hạt theo phân ra ngoài, gặp điều kiện nhiệt độ 25 - 27ºC, sau 10 – 17 giờ nở thành ấu trùng. 2.1.1.5. Khả năng sống của ấu trùng cảm nhiễm ở ngoại cảnh. Alicata (1935) cho biết ấu trùng Oesophagostomum dentatum có sức đề kháng tốt với nhiệt độ để ở -19ºC đến -29ºC qua 10 ngày vẫn sống và chết cũng để ở -19ºC đến -29ºC đến 31 ngày, để ở nhiệt độ phòng bình thường ấu trùng có thể sống 1 năm. Ấu trùng rất nhạy cảm với khô ráo. Ấu trùng này lẫn vào thức ăn nước uống mà vào ký chủ. Khi tới mật chui vào niêm mạc ruột tạo thành những u kén (trích theo Phạm Sỹ Lăng và cs, 2005) [11] . S.krjabin, Petrov A.M (1977) [30] cho biết: Ấu trùng cảm nhiễm Oesophagostomum sống lâu hơn ở môi trường ẩm thấp, súc vật nhiễm bệnh này chủ yếu trên đồng cỏ ẩm ướt và khi uống nước ở những ao, đầm nhỏ cũng như máng nước lâu ngày không cọ rửa. Những ấu trùng cảm nhiễm có sức đề kháng với nhiệt độ cao và nhiệt độ thấp, với sự làm khô và với tác động của các nhân tố hóa học tốt hơn so với ấu trùng các giai đoạn trước. Nhiệt độ cao sẽ tác động bất lợi đến sự phát triển của ấu trùng và ấu trùng có thể bị chết. Mưa có ảnh hưởng quan trọng đến sự phân tán của ấu trùng, làm ấu trùng cảm nhiễm di chuyển xa 90 cm so với vị trí ban đầu và di chuyển vào trong đất ở độ sâu 15 cm. Có lẽ khả năng này giúp cho ấu trùng sống sót được trong những điều kiện bất lợi và tránh được sức nóng môi trường (Strom berg B.E, 1997 [36]). Nghiên cứu về ấu trùng cảm nhiễm của giun kết hạt, người ta thấy sức đề kháng của nó với nhiệt độ khá cao: Ở - 15ºC, 93% ấu trùng cảm nhiễm sau 24 giờ có khả năng hoạt động trở lại khi đưa về nhiệt độ môi trường xung quanh. Các ấu trùng này cũng có thể sống sót trong môi trường axit được tổng hợp nhân tạo tương tự như môi trường axit trong dạ dày (Pit D.S.S. và cs, 2000) [35]. Phạm Sỹ Lăng và cs (2009) [12] cho biết: Ấu trùng có sức đề kháng tốt với nhiệt độ thấp, để ở - 19ºC đến - 29ºC qua 10 ngày ấu trùng vẫn sống, để ở nhiệt độ phòng bình thường ấu trùng có thể sống 1 năm. 2.1.2. Bệnh do giun kết hạt gây ra ở lợn. 2.1.2.1. Những thiệt haị kinh tế do giun kết hạt gây ra: Bệnh ký sinh trùng ở gia súc, gia cầm nói chung và bệnh ký sinh trùng ở đường tiêu hóa của lợn nói riêng không tạo thành các ổ dịch lớn như bệnh truyền nhiễm do virut, vi khuẩn gây ra, nhưng bệnh thường kéo dài âm ỉ, ảnh hưởng đến tình trạng và sức khỏe vật chủ, làm hạn chế sự ảnh hưởng và phát triển của lợn, tăng tiêu tốn thức ăn và các chi phí khác như thuốc điều trị, thuốc sát trùng, công chăm sóc, nuôi dưỡng và đặc biệt là mở đường cho các bệnh khác xâm nhập. 2.1.2.2. Đặc điểm dịch tễ của bệnh. Theo Trịnh Văn Thịnh (1963) [23], Phan Thế Việt và cs (1977) [27], Phan Lục (2006) và cs [20], Phạm Sỹ Lăng và cs (2009) [12]: Bệnh giun kết hạt là một trong các bệnh giun tròn phổ biến gây hại cho lợn, phổ biến rộng trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, bệnh có ở tất cả các vùng sinh thái từ Bắc đến Nam. - Tỷ lệ nhiễm giun kết hạt theo tuổi gia súc: Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [5] cho biết, tỷ lệ nhiễm giun kết hạt theo tuổi lợn như sau: Lợn con có tỷ lệ nhiễm giun kết hạt nhỏ và cường độ nhẹ, ở lợn con bị nhiễm bệnh không có nhiều u kén ở ruột. Ở lợn lớn tỷ lệ nhiễm cao và cường độ nhiễm nặng. Khi lợn lớn bị bệnh có rất nhiều u kén ở ruột. Lợn càng lớn, tỷ lệ nhiễm càng cao (lợn <2 tháng tuổi nhiễm: 46,9%, lợn >8 tháng tuổi: 73,3%) (Chu Thị Thơm và cs, 2006 [25]). Phạm Sỹ Lăng và cs (2005) [11], Phan Địch Lân và cs (2005) [15] nhận xét: tỷ lệ nhiễm giun kết hạt ở lợn <2 tháng tuổi, 3 - 4 tháng tuổi, 5 - 7 tháng tuổi và >8 tháng tuổi lần lượt như sau: 46,9%, 67,4%, 72,1%, 73,3%. Các tác giả cũng cho biết thêm: Vì lợn có sức đề kháng đối với giun kết hạt nên tỷ lệ nhiễm thấp, tuy ấu trùng gây nhiễm vào lợn con nhưng không gây ra những u kén ở ruột, ngược lại đối với lợn lớn sau khi ấu trùng gây nhiễm vào thì gây ra bệnh rất nặng và trên ruột có rất nhiều u kén. Ngoài ra do thời gian sống của Oesophagostomum dentatum ở cơ thể lợn tương đối dài từ 8 – 10 tháng. Nghiên cứu của Phạm Sỹ Lăng và cs (2009) [12] cho biết: Tỷ lệ nhiễm đối với lợn < 2 tháng tuổi, 3 – 7 tháng tuổi và >8 tháng tuổi lần lượt là: 46,9%, 72,4% và 73,3%. - Tỷ lệ nhiễm theo mùa vụ: Theo Phan Địch Lân và cs (2002) [14]: Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun kết hạt phụ thuộc vào phương thức chăn nuôi. Tỷ lệ nhiễm giun kết hạt lợn cao ở vụ hè – thu và giảm đi ở vụ đông – xuân. - Tỷ lệ nhiễm theo phương thức chăn nuôi: Lợn nuôi theo phương pháp truyền thống (tận dụng) có tỷ lệ và cường độ nhiễm cao hơn nhiều so với lợn nuôi theo phương thức công nghiệp (Nguyễn Thị Bích Ngà và cs, 2011 [21]). 2.1.3. Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng của bệnh. 2.1.3.1. Đặc điểm bệnh lý: Ngoài tác động chiếm đoạt chất dinh dưỡng của lợn, giun tóc còn gây những tác hại khác cho lợn. - Tác động cơ giới: Phần đầu cắm vào thành ruột để chiếm đoạt chất dinh dưỡng, gây tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây viêm ruột già. Các tổn thương cũng có thể gây xuất huyết ruột già, làm cho lợn có hội chứng lỵ. - Tác động mang trùng: Giun kết hạt ký sinh gây tổn thương, tạo điều kiện cho các nhân tố khác xâm nhập, là nhân tố gây kế phát các bệnh ký sinh trùng khác. - Tác động độc tố: Giun kết hạt ký sinh, các độc tố do giun bài tiết ra làm cho ký chủ trúng độc, gầy còm, thiếu máu, gây rối loạn tiêu hóa. 2.1.3.2. Triệu chứng lâm sàng [...]... NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu - Lợn các lứa tuổi nuôi tại một số xã thuộc huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên - Bệnh do giun tròn Oesophagostomum spp ở lợn 3.1.2 Vật liệu nghiên cứu - Mẫu phân tươi của lợn nuôi ở các lứa tuổi tại một số xã tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên - Kính hiển vi quang học - Buồng đếm Mc Master và các dụng... Nông Lâm Thái Nguyên 3.2.2 Thời gian nghiên cứu Từ ngày 9 tháng 12 năm 2013 đến ngày 31 tháng 5 năm 2014 3.3 Nội dung nghiên cứu 3.3.1 Nghiên cứu về tình hình nhiễm Oesophagostomum spp - Điều tra về thực trạng chăn nuôi và phòng chống bệnh ký sinh trùng cho lợn tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên - Tỷ lệ và cường độ nhiễm Oesophagostomum spp ở lợn tại một số xã của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. .. khác - Dung dịch muối NaCl bão hòa - Thuốc tẩy giun tròn Oesophagostomum cho lợn - Các hóa chất và dụng cụ thí nghiệm khác 3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.2.1 Địa điểm nghiên cứu - Địa điểm triển khai đề tài: Đề tài được thực hiện ở các hộ gia đình và các trang trại chăn nuôi lợn với quy mô khác nhau ở một số xã tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên - Địa điểm xét nghiệm, phân tích và xử lý mẫu:... Cổ Lũng, Sơn Cẩm và Vô Tranh Bảng 4.1 Thực trạng phòng chống bệnh ký sinh trùng nói chung và bệnh Oesophagostomosis cho lợn ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên Địa phương (xã) Phấn Mễ Cổ Lũng Sơn Cẩm Vô Tranh Số hộ điều tra Số hộ áp dụng Tỷ lệ (%) Số hộ điều tra Số hộ áp dụng Tỷ lệ (%) Số hộ điều tra Số hộ áp dụng Tỷ lệ (%) Số hộ điều tra Số hộ áp dụng Tỷ lệ (%) Không có chuồng trại 308 0 0 267 0 0... lực với giun Oesophagostomum nhưng chưa triệt để - Xác định độ an toàn của thuốc trị Oesophagostomum: Độ an toàn của thuốc được xác định thông qua theo dõi phản ứng của lợn sau khi dùng thuốc (trạng thái cơ thể, sự vận động, ăn uống ) 3.4.11 Đề xuất quy trình phòng trừ tổng hợp bệnh do Oesophagostomum gây ra cho lợn Từ đặc điểm dịch tễ đề xuất biện pháp phòng bệnh cho lợn 3.5 Phương pháp xử lý số liệu... 3.5.1 Một số công thức tính tỷ lệ Số lợn nhiễm Tỷ lệ nhiễm (%) = x 100 Số lợn kiểm tra Cường độ nhiễm (%) = Số lợn nhiễm ở mỗi cường độ x 100 Số lợn nhiễm Số lợn (-) sau khi tẩy Hiệu lực tẩy của thuốc (%) = x 100 Số lợn được tẩy 3.5.2 Một số tham số thống kê: + Số trung bình cộng ( X ): X = x1 + x2 + x3 +…+xn n Với n ≤ 30 + Độ lệch tiêu chuẩn (S x ): Sx = ± ∑X − 2 (∑ X ) 2 n −1 n + Sai số của số trung... Thái Nguyên - Tỷ lệ và cường độ nhiễm Oesophagostomum spp theo tuổi lợn - Tỷ lệ và cường độ nhiễm Oesophagostomum spp theo giống lợn - Tỷ lệ và cường độ nhiễm Oesophagostomum spp theo tháng trong năm - Tỷ lệ và cường độ nhiễm Oesophagostomum spp theo phương thức chăn nuôi - Tỷ lệ lợn có triệu chứng lâm sàng của bệnh giun Oesophagostomum 3.3.2 Nghiên cứu sự phát triển của trứng Oesophagostomum ở ngoại... thấy, lợn ở 4 xã nhiễm giun kết hạt ở mức độ khác nhau Mức độ nhiễm này phụ thuộc vào các yếu tố: tuổi lợn, mùa vụ, tình trạng vệ sinh thú y và chăm sóc lợn Hình 4.1 Biểu đồ tỷ lệ nhiễm giun kết hạt ở một số xã thuộc huyện Phú Lương Hình 4.2 Biểu đồ tỷ lệ cường độ nhiễm giun kết hạt ở một số xã thuộc huyện Phú Lương Bảng 4.3 Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun Oesophagostomum theo tuổi lợn Tuổi của lợn cũng... định tính và nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định tính nhằm xác định có hoặc không có giun Oesophagostomum ký sinh Đây là phương pháp thông dụng để đánh giá tình hình nhiễm giun Oesophagostomum ở lợn Nghiên cứu định lượng nhằm xác định số lượng trứng trong phân để đánh giá mức độ nhiễm và hiệu quả của một số thuốc tẩy giun Phương pháp chẩn đoán lâm sàng kết hợp với đặc điểm dịch tễ: Những triệu chứng... đối với giun kết hạt; thuốc Piperazine có hiệu quả một phần (+) và thuốc Thiabendazole không có hiệu quả trong điều trị bệnh giun kết hạt lợn (-) Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2010) [26] cho biết: Tỷ lệ lợn nhiễm giun kết hạt ở Cần Thơ là 53,33% với cường độ nhiễm nhẹ và trung bình Thuốc Albendazole với liều 5 mg/kg TT và thuốc Ivermectin 0,3 mg/kg TT cho hiệu quả tẩy giun kết hạt lợn là 100% sau một lần tẩy . Lương, tỉnh Thái Nguyên và dùng thuốc điều trị . 1.2. Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh, đặc điểm sinh học và biện pháp phòng trị bệnh do giun tròn Oesophagostomum spp. đàn lợn, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi lợn ở tỉnh Thái Nguyên, tôi thực hiện đề tài: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh do giun tròn Oesophagostomum spp trên lợn tại huyện Phú Lương,. DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu. 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu. - Lợn các lứa tuổi nuôi tại một số xã thuộc huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. - Bệnh do giun tròn

Ngày đăng: 19/12/2014, 17:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Phạm Khắc Hiếu (2009), Giáo trình dược lý học thú y, Nxb Giáo dục Việt Nam, tr. 124 – 127 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình dược lý học thú y
Tác giả: Phạm Khắc Hiếu
Nhà XB: Nxb Giáo dụcViệt Nam
Năm: 2009
5. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Quang Tuyên (1999), Giáo trình ký sinh trùng thú y (Giáo trình dùng cho bậc Đại học), Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr 166 – 170 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình ký sinh trùng thú y (Giáo trình dùng cho bậc Đạihọc)
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Quang Tuyên
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1999
6. Nguyễn Thị Kim Lan, Lê Minh, Nguyễn Thị Ngân (2006), “Vai trò của ký sinh trùng đường tiêu hóa trong hội chứng tiêu chảy ở lợn sau cai sữa ở Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, tập VII (số 3), tr. 36 – 40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai tròcủa ký sinh trùng đường tiêu hóa trong hội chứng tiêu chảy ở lợn saucai sữa ở Thái Nguyên”, "Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Lan, Lê Minh, Nguyễn Thị Ngân
Năm: 2006
7. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Lê, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang (2008), Ký sinh trùng học thú y (Giáo trình dùng cho bậc cao học), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 103 – 110 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ký sinh trùng học thú y (Giáo trình dùng cho bậc caohọc)
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Lê, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2008
8. Nguyễn Thị Kim Lan (2012), Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 52 – 56 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng thúy
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Lan
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2012
9. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (1997), Bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr. 54 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh phổbiến ở lợn và biện pháp phòng trị
Tác giả: Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1997
10. Trương Lăng, Xuân Giao (2002), Hướng dẫn điều trị các bệnh lợn, Nxb Lao động xã hội, tr. 65 – 67 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn điều trị các bệnh lợn
Tác giả: Trương Lăng, Xuân Giao
Nhà XB: Nxb Lao động xã hội
Năm: 2002
11.Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2005), Bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trị (tập II), Nxb Nông nghiệp, tr. 20 – 24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh phổbiến ở lợn và biện pháp phòng trị (tập II)
Tác giả: Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2005
12.Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Thị Kim Lan, Lê Ngọc Mỹ, Nguyễn Thị kim Thành, Nguyễn Văn Thụ, Chu Đình Tới (2009), Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng ở vật nuôi, Nxb Giáo dục Việt Nam, tr. 204 – 207 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ký sinh trùng vàbệnh ký sinh trùng ở vật nuôi
Tác giả: Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Thị Kim Lan, Lê Ngọc Mỹ, Nguyễn Thị kim Thành, Nguyễn Văn Thụ, Chu Đình Tới
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2009
13. Bùi Lập (1978), “Khu hệ giun sán của lợn miền trung trung bộ”, tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học và kĩ thuật nông nghiệp, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr. 138 – 139 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khu hệ giun sán của lợn miền trung trung bộ”,"tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học và kĩ thuật nôngnghiệp
Tác giả: Bùi Lập
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1978
14. Phan Địch Lân, Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang (2002), Bệnh ký sinh trùng ở đàn dê Việt Nam, Nxb Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr. 75 – 79 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh ký sinh trùng ở đàn dê Việt Nam
Tác giả: Phan Địch Lân, Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang
Nhà XB: Nxb Nxb Nông nghiệp HàNội
Năm: 2002
15. Phan Địch Lân, Phạm Sỹ Lăng, Đoàn Văn Phúc (2005), Bệnh giun tròn của vật nuôi ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr. 27, 52 - 56 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh giuntròn của vật nuôi ở Việt Nam
Tác giả: Phan Địch Lân, Phạm Sỹ Lăng, Đoàn Văn Phúc
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2005
16. Nguyễn Thị Lê, Phạm Văn Lực, Hà Duy Ngọ, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Thị Minh (1996), Giun sán ký sinh ở gia súc Việt Nam, Nxb Khoa học – kỹ thuật, tr. 157 – 158 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giun sán ký sinh ở gia súc Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Lê, Phạm Văn Lực, Hà Duy Ngọ, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Thị Minh
Nhà XB: NxbKhoa học – kỹ thuật
Năm: 1996
17. Nguyễn Thị Lê (1998), Ký sinh trùng học đại cương, Nxb Khoa học – kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ký sinh trùng học đại cương
Tác giả: Nguyễn Thị Lê
Nhà XB: Nxb Khoa học– kỹ thuật
Năm: 1998
18. Phan Lục, Nguyễn Đức Tâm (2000), “Giun tròn chủ yếu ký sinh ở lợn và hiệu quả của thuốc tẩy”, tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr. 124 – 126 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giun tròn chủ yếu ký sinh ởlợn và hiệu quả của thuốc tẩy”, "tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y
Tác giả: Phan Lục, Nguyễn Đức Tâm
Nhà XB: NxbNông nghiệp Hà Nội
Năm: 2000
19. Phan Lục (2006), Giáo trình bệnh ký sinh trùng thú y, Nxb Hà Nội, tr. 124 – 127 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình bệnh ký sinh trùng thú y
Tác giả: Phan Lục
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 2006
20. Phan Lục, Ngô Thị Hòa, Phan Tuấn Dũng (2006), Giáo trình bệnh ký sinh trùng thú y, Nxb Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình bệnh kýsinh trùng thú y
Tác giả: Phan Lục, Ngô Thị Hòa, Phan Tuấn Dũng
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2006
21. Nguyễn Thị Bích Ngà, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Thị Kim Lan, Trương Thị Tính (2011), “Tình hình nhiễm giun Oesophagostomum spp. tại tỉnh Thái Nguyên ”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, Tập XVIII, số 5, tr. 73 – 77 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình nhiễm giun Oesophagostomumspp. tại tỉnh Thái Nguyên ”, "Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y
Tác giả: Nguyễn Thị Bích Ngà, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Thị Kim Lan, Trương Thị Tính
Năm: 2011
22. Phan Thanh Phượng, Trần Thị Hạnh, Phạm Công Hoạt (2003), Bốn bệnh đỏ của lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr.168 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bốnbệnh đỏ của lợn và biện pháp phòng trị
Tác giả: Phan Thanh Phượng, Trần Thị Hạnh, Phạm Công Hoạt
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2003
23. Trịnh Văn Thịnh (1963), Ký sinh trùng thú y, Nxb Nông thôn, Hà Nội, tr. 265 – 266 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ký sinh trùng thú y
Tác giả: Trịnh Văn Thịnh
Nhà XB: Nxb Nông thôn
Năm: 1963

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w