Xuất biện pháp phòng chống bệnh Oesophagostomosis cho lợn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh do giun tròn oesophagostomum spp trên lợn tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên và dùng thuốc điều trị (Trang 43 - 45)

- Xác định khối lượng lợn để xác định liều thuốc sử dụng.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đặc điểm dịch tễ bệnh Oesophagostomois ở lợn.

4.4. xuất biện pháp phòng chống bệnh Oesophagostomosis cho lợn.

Kết hợp những kết quả nghiên cứu của đề tài với nguyên lý phòng chống bệnh giun sán nói chung của các tác giả trong và ngoài nước, chúng tôi đề xuất quy trình tổng hợp phòng chống bệnh giun Oesophagostomum ở

1. Tẩy giun Oesophagostomum cho lợn: Có thể sử dụng hai loại thuốc Levamisol và Ivermectin để tẩy cho lợn, thuốc có hiệu quả cao, an toàn và thuận tiện khi sử dụng. Nên sử dụng thuốc phòng trị giun

Oesophagostomum đại trà cho toàn đàn lợn, chú ý cách ly điều trị những lợn

mắc bệnh nặng có biểu hiện lâm sàng. Thời điểm tẩy thích hợp lúc lợn 1,5 - 2 tháng tuổi và tẩy lần 2 cách lần 1 khoảng 1 - 1,5 tháng. Định kỳ tẩy giun

Oesophagostomum cho lợn nái và lợn đực giống, lợn nái tẩy vào thời điểm

chờ phối.

2. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo. Định kỳ phun hóa chất, thuốc sát trùng chuồng nuôi nhằm diệt trứng giun Oesophagostomum ở ngoại cảnh.

Định kỳ tẩy uế chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi bằng formalin 20% hoặc một trong các chất sau: siêu tiệt trùng TC-01: 1/150 – 1/400, Crezin 5%, nước vôi tôi 20%, Dinalon 1/200, Pacoma 1/400. Cửa ra vào chuồng đặt hố chứa chất sát trùng. Thực hiện nguyên tắc: “tất cả cùng xuất, tất cả cùng nhập” để tẩy uế chuồng trại được tiến hành dễ dàng và hiệu quả (Phan Thanh Phượng và cs, 2003 [22]) .

Công tác vệ sinh và khử trùng triệt để từng đợt nuôi thường mang lại hiệu quả và phá vỡ chu ký dịch bệnh. Việc áp dụng biện pháp quản lý xuất, nhập đàn lợn đồng loạt “cùng vào, cùng ra” (AIAO) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình làm vệ sinh và nâng cao năng suất đàn lợn (Lưu Kỷ, Đào Lệ Hằng (2008) [4]).

Có thể dùng Haniodine 10 % sát trùng trong thời gian nuôi lợn, sau mỗi chu kỳ nuôi nên tiêu độc chuồng trại bằng NaOH 2 % và Focmalin 10 %.

3. Xử lý phân để diệt trứng giun Oesophagostomum: Thu gom phân rác, tiến hành ủ sinh học để diệt vi sinh vật gây bệnh trong phân rác. Hàng ngày dọn sạch phân ở chuồng nuôi, vun thành đống, phủ bùn dày 10 - 15 cm, để sau 3 - 4 tuần nhiệt độ đống ủ tăng lên khoảng 35oC sẽ diệt được toàn bộ trứng giun Oesophagostomum. Có thể trộn tro bếp, vôi bột và lá xanh vào phân để tăng nhiệt độ của đống ủ. Hoặc đào hai hố ủ phân ở cạnh nhau ở phía sau chuồng nuôi lợn, hàng ngày gom phân vào một hố, khi đầy trát kín miệng

hố bằng bùn hoặc đắp đất, sau 3 - 4 tuần nhiệt độ hố ủ tăng lên 35oC - 40ºC sẽ diệt được trứng giun Oesophagostomum.

4. Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nhằm nâng cao sức đề kháng đối với các bệnh nói chung và bệnh giun Oesophagostomum nói riêng.

5. Khuyến cáo phát triển chăn nuôi lợn trang trại, tập trung theo hướng công nghiệp vừa đem lại hiệu quả kinh tế vừa hạn chế sự phát sinh và lưu hành của bệnh giun Oesophagostomum.

Phần 5

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh do giun tròn oesophagostomum spp trên lợn tại huyện phú lương, tỉnh thái nguyên và dùng thuốc điều trị (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w