Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng tinh dịch của hai giống lợn Landrace, DU75 và điều tra một số bệnh thường gặp ở lợn đực giống nuôi tại Trạm truyền giống gia súc Thái Nguyên.
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 77 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
77
Dung lượng
684,86 KB
Nội dung
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––– PHÙNG THỊ KIỀU Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH CỦA HAI GIỐNG LỢN LANDRACE, DU75 VÀ ĐIỀU TRA MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở LỢN ĐỰC GIỐNG NUÔI TẠI TRẠM TRUYỀN GIỐNG GIA SÚC THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính Quy Chuyên ngành : Chăn nuôi thú y Khoa : Chăn nuôi thú y Khóa học : 2010 – 2014 THÁI NGUYÊN – 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––– PHÙNG THỊ KIỀU Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH CỦA HAI GIỐNG LỢN LANDRACE, DU75 VÀ ĐIỀU TRA MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở LỢN ĐỰC GIỐNG NUÔI TẠI TRẠM TRUYỀN GIỐNG GIA SÚC THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính Quy Chuyên ngành : Chăn nuôi thú y Lớp : K42 - CNTY Khoa : Chăn nuôi thú y Khóa học : 2010 – 2014 THÁI NGUYÊN – 2014 LỜI CẢM ƠN Sau 5 tháng thực tập tốt nghiệp, đến nay em đã hoàn thành xong khóa luận của mình. Có được kết quả này là nhờ sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện của nhà trường, của khoa chăn nuôi thú y và ban lãnh đạo Trạm truyền giống gia súc tỉnh Thái Nguyên. Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa chăn nuôi thú y, các thầy cô giáo trong khoa chăn nuôi thú y, anh chị ở trạm truyền giống gia súc tỉnh Thái Nguyên. Đặc biệt em xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự quan tâm giúp đỡ của Th.S. Đặng Thị Mai Lan đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Bên cạnh đó là sự quan tâm, khích lệ, động viên của gia đình và bạn bè. Một lần nữa em xin kính chúc các thầy cô giáo khoa Chăn nuôi thú y cùng ban lãnh đạo, các anh chị trong Trạm truyền giống gia súc tỉnh Thái Nguyên sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014 Sinh viên Phùng Thị Kiều LỜI NÓI ĐẦU Thời gian thực tập tốt nghiệp chính là cơ hội cho sinh viên củng cố và hệ thống lại toàn bộ những kiến thức đã học. Đồng thời giúp cho sinh viên làm quen với thực tế sản xuất, đúc rút kinh nghiệm qua sản xuất để từ đó nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, bồi dưỡng lòng hăng say nghề nghiệp. Thực tập tốt nghiệp không những tạo điều kiện để sinh viên áp dụng những kiến thức khoa học vào sản xuất mà còn tạo tính năng động, sáng tạo để sau này rời ghế nhà trường trở thành những kĩ sư chăn nuôi thú y có năng lực tốt, có trình độ chuyên môn giỏi đáp ứng yêu cầu của xã hội. Xuất phát từ cơ sở trên, được sự nhất trí của Nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa chăn nuôi thú y, tôi được phân công về thực tập tại Trạm truyền giống gia súc Thái Nguyên với đề tài: “Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng tinh dịch của hai giống lợn Landrace, DU75 và điều tra một số bệnh thường gặp ở lợn đực giống nuôi tại Trạm truyền giống gia súc Thái Nguyên”. Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức chuyên môn còn hạn chế, mới làm quen với thực tiễn sản xuất nên không tránh khỏi sai sót, tôi rất mong sự góp ý của các thầy, cô để bản khóa luận của tôi hoàn chỉnh hơn. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Việt BNN : Bộ nông nghiệp CS : Cộng sự KH : Khoa học KHKT : Khoa học kỹ thuật KTNN : Kỹ thuật nông nghiệp Nxb : Nhà xuất bản QĐ : Quyết định STT : Số thứ tự TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TT : Thể trọng MỤC LỤC PHẦN 1. CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1 1.1. Điều tra cơ bản 1 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1 1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 3 1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp 5 1.1.4. Tình hình hoạt động, phương hướng, thuận lợi, khó khăn của ……… 7 1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất 9 1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất 9 1.2.2. Phương pháp tiến hành 9 1.2.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 10 1.3. Kết luận, tồn tại và đề nghị 17 1.3.1. Kết luận 17 1.3.2. Tồn tại 17 1.3.3. Đề nghị 18 PHẦN 2. CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 19 2.1. Đặt vấn đề 19 2.1.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài 20 2.1.2. Ý nghĩa khoa học của đề tài 20 2.2. Tổng quan tài liệu 20 2.2.1. Cơ sở khoa học 20 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước 34 2.3. Đối tượng, nội dung, địa điểm và phương pháp nghiên cứu 37 2.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 37 2.3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 37 2.3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 37 2.3.4. Phương pháp nghiên cứu 37 2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu 43 2.4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 43 2.4.1. Kết quả đánh giá các chỉ tiêu về độ vẩn, màu sắc, mùi tinh dịch của hai giống lợn Landrace, DU75 (theo cảm quan) 43 2.4.2. Đánh giá các chỉ tiêu chất lượng tinh dịch 44 2.4.3. Kết quả đánh giá chất lượng tinh dịch qua các tháng theo dõi 48 2.4.4. Kết quả điều tra một số bệnh thường gặp ở lợn đực giống nuôi tại Trạm truyền giống gia súc Thái Nguyên 58 2.4.5. Kết quả điều trị một số bệnh thường gặp ở lợn đực giống 59 2.5. Kết luận, tồn tại và đề nghị 60 2.5.1. Kết luận 60 2.5.2. Tồn tại 61 2.5.3. Đề nghị 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO 63 DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Nhiệt độ, ẩm độ trung bình hàng năm của huyện Đồng Hỷ 3 Bảng 1.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 16 Bảng 2.1. Thang điểm đánh giá hoạt lực của tinh trùng 40 Bảng 2.2. Thang điểm đánh giá nồng độ tinh trùng dựa vào độ vẩn tinh dịch 40 Bảng 2.3. Độ vẩn, màu sắc, mùi của tinh dịch 44 Bảng 2.4. Các chỉ tiêu chất lượng tinh dịch qua các tháng theo dõi……… 44 Bảng 2.5. Khí hậu các tháng theo dõi 48 Bảng 2.6. Thể tích tinh dịch qua các tháng theo dõi 49 Bảng 2.7. Hoạt lực tinh trùng qua các tháng theo dõi 50 Bảng 2.8. Nồng độ tinh trùng qua các tháng theo dõi 52 Bảng 2.9. Sức kháng của tinh trùng qua các tháng theo dõi 54 Bảng 2.10. Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình qua các tháng theo dõi 55 Bảng 2.11. Chỉ tiêu tổng hợp V.A.C qua các tháng 56 Bảng 2.12. Chỉ tiêu pH của tinh dịch 57 Bảng 2.13. Kết quả điều tra tình hình mắc bệnh ở lợn đực giống 58 Bảng 2.14. Kết quả điều trị một số bệnh 59 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Biểu đồ thể tích tinh dịch qua các tháng theo dõi 49 Hình 2.2. Biểu đồ hoạt lực tinh trùng qua các tháng 51 Hình 2.3. Biểu đồ nồng độ tinh trùng qua các tháng 52 Hình 2.4. Biểu đồ sức kháng của tinh trùng qua các tháng 54 Hình 2.5. Biểu đồ tỷ lệ tinh trùng kỳ hình qua các tháng 55 Hình 2.6. Biểu đồ chỉ tiêu tổng hợp V.A.C qua các tháng………………………56 1 PHẦN 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1.1. Điều tra cơ bản 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1.1. Vị trí địa lý Trạm truyền giống gia súc tỉnh Thái Nguyên là một đơn vị thành viên trực thuộc Trung tâm giống vật nuôi tỉnh Thái Nguyên. Trạm nằm trên địa bàn xóm Tân Thái, xã Hoá Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Ranh giới của huyện Đồng Hỷ: - Phía Đông giáp huyện Yên Thế thuộc tỉnh Bắc Giang. - Phía Đông Bắc giáp huyện Võ Nhai. - Phía Tây giáp huyện Phú Lương. - Phía Nam giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Phú Bình. - Phía Bắc giáp huyện Chợ Mới thuộc tỉnh Bắc Kạn. Đồng Hỷ nằm trong toạ độ địa lý như sau: - 21 0 32 ’ đến 21 0 51’ độ vĩ Bắc. - 105 0 46 ’ đến 106 0 04’ độ kinh Đông. 1.1.1.2. Địa hình đất đai Huyện Đồng Hỷ có địa hình tương đối phức tạp, không bằng phẳng, chủ yếu là đồi núi xen lẫn các thung lũng. Do vậy, đất đai bị xói mòn và rửa trôi nhiều, đất trở nên bạc màu làm cho trồng trọt gặp nhiều khó khăn. Độ cao trung bình của huyện so với mặt nước biển là 21 - 25m, những nơi thấp là 20 - 21m, những nơi cao là 50 - 60m. Phía Nam của huyện địa hình phức tạp hơn. Do tính chất đa dạng của nền địa chất và địa hình, nên đã tạo ra nhiều đất có đặc trưng khác nhau. Theo kết quả trên bản đồ thổ nhưỡng của huyện cho thấy trên địa bàn có một số loại đất chính sau: + Đất phù sa: Đây là loại đất tốt, sử dụng chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp. [...]... lượng tinh dịch của hai giống lợn Landrace, DU75 và điều tra một số bệnh thường gặp ở lợn đực giống nuôi tại Trạm truyền giống gia súc Thái Nguyên” 2.1.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài - Đánh giá được một số chỉ tiêu về chất lượng tinh dịch của hai giống lợn Landrace và DU75 - Phát hiện và điều trị được một số bệnh thường gặp ở lợn đực giống nuôi tại Trạm - Trên cơ sở các đánh giá để áp dụng các biện... NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tên đề tài: Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng tinh dịch của hai giống lợn Landrace, DU75 và điều tra một số bệnh thường gặp ở lợn đực giống nuôi tại Trạm truyền giống gia súc Thái Nguyên” 2.1 Đặt vấn đề Ở nước ta, nghề chăn nuôi lợn đã có truyền thống lâu đời, đến nay con lợn vẫn được nuôi rộng rãi ở khắp mọi miền tổ quốc Tuy nhiên, trước sự phát triển của nền kinh tế thị trường cùng... chăn nuôi lợn 20 Do vậy, để không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng đàn lợn đang được nuôi thì việc kiểm tra số lượng và chất lượng tinh dịch, hiệu quả so sánh giữa các giống lợn thông qua một số chỉ tiêu cũng là một khâu rất quan trọng trong quy trình sử dụng lợn đực giống Xuất phát từ thực tế sản xuất chúng tôi tiến hành nghiên cứu chuyên đề: Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng tinh dịch của hai. .. cảm cho con đực dễ gây ức chế khó xuất tinh và tinh dịch thu được có số lượng và chất lượng tinh trùng thấp 2.2.1.5 Các chỉ tiêu kiểm tra thường xuyên và định kỳ - Các chỉ tiêu kiểm tra thường xuyên + Lượng tinh V (ml) Lượng tinh là thể tích tinh dịch bài xuất tối đa trong một lần xuất tinh sau khi đã loại bỏ keo phèn Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng sản xuất tinh ... học kĩ thuật vào sản xuất nhằm góp phần nâng cao năng suất chất lượng đàn lợn 6 Trạm truyền giống gia súc tỉnh Thái Nguyên cũng đã phát triển tăng lên với số lượng từ 65 con (2012) đến 85 con (2014) Chất lượng con giống cũng được nâng cao Nhằm cung cấp đủ số lượng và chất lượng tinh dịch cho đàn lợn nái để nâng cao năng suất trong chăn nuôi * Chăn nuôi gia cầm So với chăn nuôi lợn và chăn nuôi trâu bò... công tác khác Ngoài các công việc chăm sóc nuôi dưỡng, phát hiện, điều trị bệnh cho lợn và tiến hành chuyên đề nghiên cứu khoa học, tôi còn tham gia một số công việc sau: Huấn luyện lợn đực nhảy giá, pha chế và bảo tồn tinh dịch khai thác tinh, đóng và dán mác lọ tinh, kiểm tra chất lượng tinh hàng ngày * Huấn luyện lợn đực hậu bị và khai thác tinh dịch Đực giống già, sức sản xuất kém cần loại thải,... phụ, giai đoạn này tiết ra khoảng 150 - 200 ml, số lượng tinh trùng giai đoạn này ít, thời gian kéo dài 4 - 5 phút 23 2.2.1.3 Thành phần hóa học của tinh dịch Khi thực hiện thành công phản xạ sinh dục con đực tiết ra tinh dịch phóng vào đường sinh dục của con cái hoặc dụng cụ lấy tinh Tinh dịch lợn đực gồm hai phần là tinh thanh và tinh trùng * Tinh thanh Tinh thanh chiếm 84,7% khối lượng tinh dịch. .. kiến thức đã học vào thực tế sản xuất, biết cách chọn lọc giống, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng hợp lý cho lợn đực giống, quy trình khai thác, pha chế và bảo tồn tinh dịch lợn, huấn luyện lợn đực giống nhảy giá, biết cách sử dụng một số loại thuốc, vaccine, cách chẩn đoán và điều trị một số bệnh đực giống thường mắc phải, cách xử lý khi có dịch bệnh xảy ra… Hơn nữa đợt thực tập còn giúp tôi rèn luyện được... Bởi ảnh hưởng của lợn đực giống tới chất lượng đàn lợn con là rất lớn Nhiều đặc điểm mang tính trội ở con đực như màu sắc lông, thể chất khỏe mạnh, tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn/kgP giảm… Trần Đình Miên (1975) [16] đã chứng minh sức sống của đời sau phụ thuộc vào sức sống của tinh trùng Tinh trùng của lợn đực càng có sức sống cao thì khả năng sinh trưởng, phát dục, sức đề kháng bệnh tật của đời... công đàn lợn hậu bị Với tỷ lệ đạt 100% Bên cạnh đó, hàng ngày tôi cùng với cán bộ kỹ thuật của Trạm tiến hành khai thác tinh dịch lợn đực giống phục vụ sản xuất * Pha chế và bảo tồn tinh dịch Pha chế, bảo tồn nhằm mục đích tăng thể tích tinh dịch, kéo dài thời gian sống ngoài môi trường của tinh trùng Do đó, có thể nâng cao năng suất của lợn đực giống 16 Trong khi pha loãng và bảo tồn tinh dịch chúng . đề tài: Đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng tinh dịch của hai giống lợn Landrace, DU75 và điều tra một số bệnh thường gặp ở lợn đực giống nuôi tại Trạm truyền giống gia súc Thái Nguyên “ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH CỦA HAI GIỐNG LỢN LANDRACE, DU75 VÀ ĐIỀU TRA MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở LỢN ĐỰC GIỐNG NUÔI TẠI TRẠM TRUYỀN GIỐNG GIA SÚC THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN. quả đánh giá chất lượng tinh dịch qua các tháng theo dõi 48 2.4.4. Kết quả điều tra một số bệnh thường gặp ở lợn đực giống nuôi tại Trạm truyền giống gia súc Thái Nguyên 58 2.4.5. Kết quả điều