Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác cây quýt tại xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.

74 533 0
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác cây quýt tại xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN TIẾN CƯỜNG Tên đề tài: “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CANH TÁC CÂY QUÝT TẠI XÃ DƯƠNG PHONG, HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khuyến Nông Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2010 – 2014 Thái Nguyên - 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN TIẾN CƯỜNG Tên đề tài: “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CANH TÁC CÂY QUÝT TẠI XÃ DƯƠNG PHONG, HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khuyến Nông Khoa : Kinh tế & PTNT Lớp : 42 – KN Khóa học : 2010 – 2014 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Lành Ngọc Tú Thái Nguyên - 2014 LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một phần rất quan trọng trong quá trình học tập của sinh viên. Trong thời gian thực tập tốt nghiệp sinh viên có nhiều cơ hội áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên có khả năng tự mình nghiên cứu, trau dồi và bổ sung thêm những kiến thức chuyên môn, rèn luyện tư cách đạo đức, phẩm chất, tác phong của người cán bộ khuyến nông. Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế & PTNT, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác cây quýt tại xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn”. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói chung và các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế & PTNT nói riêng, đã hướng dẫn, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập tại nhà trường và tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu đề tài này. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Ths. Lành Ngọc Tú đã giành nhiều thời gian chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài. Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bác, các cô, các chú cùng toàn thể các anh chị tại UBND xã Dương Phong và toàn thể bạn bè, gia đình và người dân địa phương đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài. Do thời gian có hạn và năng lực của bản thân còn nhiều hạn chế nên khóa luận của tôi không tránh được những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày… tháng 6 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Tiến Cường DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHOÁ LUẬN Từ viết tắt Nguyên ngữ BQ Bình quân BVTV Bảo vệ thực vật ĐB Đồng bằng ĐVT Đơn vị tính EU Liên minh Châu Âu KTCB Kiến thiết cơ bản QM Quy mô SWOT Điểm mạnh – Điểm yếu - Cơ hội - Thách thức TB Trung bình THCN Trung cấp chuyên nghiệp UBND Ủy ban nhân dân USD Đô la Mĩ WTO Tổ chức thương mại Thế giới FAO Tổ chức nông nghiệp và lương thực Liên Hợp Quốc NXB Nhà xuất bản đ Đồng DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình sản xuất quýt ở các vùng trên thế giới giai đoạn 2010 – 2012 12 Bảng 2.2: Tình hình sản xuất quýt ở một số nước vùng Châu Á năm 2012 13 Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lượng của một số cây ăn quả của nước ta giai đoạn 2010 – 2012 17 Bảng 2.4: Tình hình sản xuất cam, quýt theo vùng tại Việt Nam 18 Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2013 của xã Dương Phong 29 Bảng 4.2: Diễn biến lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm của huyện Bạch Thông năm 2012 30 Bảng 4.3: Dân số & Dân tộc xã Dương Phong năm 2013 31 Bảng 4.4: Tình hình lao động của xã Dương Phong trong năm 2013 32 Bảng 4.5: Diện tích, năng suất, sản lượng quýt xã Dương Phong qua 3 năm 2011 - 2013 36 Bảng 4.6: Diện tích trồng mới cây ăn quả tại các thôn trong xã năm 2013 37 Bảng 4.7: Tình hình cơ bản của các hộ điều tra năm 2013 38 Bảng 4.8: Tình hình vốn phục vụ trồng quýt của các nhóm hộ điều tra tính bình quân cho 1 ha 40 Bảng 4.9: Tình hình sản xuất quýt theo giống của các hộ trồng quýt 42 Bảng 4.10: Tình hình đầu tư phân bón cho 1 ha quýt trồng mới của các hộ năm 2013 43 Bảng 4.11: Tình hình đầu tư phân bón bình quân trong 1 năm cho 1 ha quýt thời kỳ kiến thiết cơ bản của các hộ năm 2013 44 Bảng 4.12. So sánh hiệu quả kinh tế giữa 1 ha trồng Quýt và trồng Vải thời kỳ kinh doanh 46 Bảng 4.13: Phân tích SWOT về canh tác và thị trường tiêu thụ quýt tại xã Dương Phong 51 DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 4.1. Bản đồ hành chính xã Dương Phong – Bạch Thông – Bắc Kạn 27 Sơ đồ 4.1: Các kênh tiêu thụ sản phẩm quýt của xã Dương Phong 49 MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ Sở khoa học của đề tài 4 2.1.1. Cơ sở lý luận. 4 2.1.2 Cơ sở thực tiễn 7 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 11 2.2.1. Nguồn gốc và lịch sử nghề trồng cam quýt trên thế giới 11 2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam, quýt trên thế giới 12 2.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ quýt tại Việt Nam 16 2.3. Bài học kinh nghiệm 21 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 23 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 23 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 23 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 23 3.3. Nội dung nghiên cứu 23 3.4. Phương pháp nghiên cứu 24 3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp 24 3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp 24 3.4.3. Phương pháp phân tích so sánh 25 3.5. Hệ thống chỉ tiêu được sử dụng trong nghiên cứu 26 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27 4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của xã Dương Phong có liên quan đến canh tác quýt 27 4.1.1. Đánh giá về điều kiện tự nhiên 27 4.1.2. Đánh giá về điều kiện kinh tế - xã hội 31 4.1.3. Đánh giá thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến quá trình canh tác 34 4.2. Đánh giá thực trạng tình hình canh tác quýt tại xã Dương Phong huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn 35 4.2.1. Thực trạng phát triển quýt của xã Dương Phong 35 4.2.2. Thực trạng canh tác quýt của các hộ điều tra 38 4.2.3. Tình hình đầu tư thâm canh quýt của các hộ điều tra tại xã Dương Phong 41 4.2.4. So sánh kết quả và hiệu quả sản xuất của cây quýt với cây vải 45 4.3. Đánh giá thị trường tiêu thụ quýt tại xã Dương Phong huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn 47 4.3.1. Tình hình giá quýt của xã Dương Phong qua 3 năm gần đây 47 4.3.2. Tình hình tiêu thụ quýt của xã Dương Phong 48 4.3.3. Đánh giá thuận lợi và khó khăn gặp phải trong quá trình canh tác và tiêu thụ quýt tại xã Dương Phong 50 4.4. Đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ quýt tại địa bàn nghiên cứu 52 4.4.1. Những quan điểm định hướng của UBND xã Dương Phong 52 4.4.2. Giải pháp để phát triển quýt 54 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58 5.1. Kết luận 58 5.2. Kiến nghị 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với xu thế phát triển nông nghiệp hàng hóa hội nhập, bên cạnh việc đầu tư cho sản xuất cây lương thực, một yêu cầu bức thiết với nền nông nghiệp nước ta cần phải đa dạng các sản phẩm cây trồng, thay đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tăng tỷ trọng các cây trồng có giá trị kinh tế cao. Do đó, ngành trồng trọt không thể thiếu việc phát triển và nâng cao hiệu quả sản suất cây ăn quả theo thế mạnh của từng vùng. Đó là nhu cầu thiết thực, phát triển tích cực, khai thác lợi thế so sánh của các huyện miền núi nói riêng và nông thôn Việt Nam nói chung. Xuất phát từ thực tế đó, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách cụ thể, khuyến khích đầu tư cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp trên cơ sở phát huy lợi thế vùng, đặc biệt chú trọng đến các loài cây ăn quả đặc sản. Cây ăn quả có múi (cam, chanh, bưởi ) là những loài cây có giá trị dinh dưỡng và đem lại hiệu quả kinh tế cao, dễ sử dụng và được nhiều người ưa chuộng. Tuỳ từng loại, quả cam quýt có các thành phần dinh dưỡng khác nhau, hàm lượng đường tổng số vào khoảng 6 đến hơn 10% (trừ các loại quả chua như chanh ), đạm từ 0,6 - 0,9%, chất béo khoảng 0,1 - 0,2%, vitamin C khoảng 50- 100 mg/100g quả tươi, axit hữu cơ 0,4 - 0,6%. Ngoài ra cam quýt còn có nhiều loại vitamin khác như B1, E nhiều loại khoáng như Ca, Fe, Zn, và khoảng 15 loại axit amin tự do khác nhau[12]. Dương Phong là một xã miền núi thuộc huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn có tổng diện tích đất tự nhiên là 4992 ha, với dân số 1.842 người (tính đến năm 2013). Toàn xã có 10 thôn (xóm), gồm nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống như: Kinh, Tày, Dao, Nùng. Cơ cấu kinh tế của xã chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp. Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước do Đảng Cộng Sản Việt Nạm khởi xướng và lãnh đạo, Dương Phong đã có nhiều chuyển biến tích cực trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng đặc biệt là cây ăn quả, cây đặc sản có giá trị kinh tế. Nhờ vậy diện tích cây ăn quả ngày càng tăng nhanh như: Cam, Quýt, Vải, Hồng Trong đó, cây cam, quýt được xác 2 định là cây chiến lược của xã Dương Phong, bởi nhờ có yếu tố điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu đặc thù so với các vùng khác nên cam, quýt có hương vị rất đặc biệt, màu sắc vàng tươi. Trong thời gian tới, quýt Dương Phong sẽ ngày càng nổi tiếng và mang lại hiệu quả kinh tế cao bằng việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. Để làm được điều đó, cần giải quyết một số vấn đề đặt ra về quy hoạch sản xuất, về biện pháp kinh tế - kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm quýt Dương Phong. Vì những lý do trên em lựa chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác cây quýt tại xã Dương Phong huyện Bạch Thông – tỉnh Bắc Kạn”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng sản xuất Quýt tại xã Dương Phong, từ đó đề xuất giải pháp chủ yếu cho sự phát triển sản xuất quýt trong những năm tới đưa cây quýt thực sự trở thành cây trồng có thế mạnh, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người dân địa phương trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu  Đánh giá được điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Dương Phong có liên quan đến quá trình canh tác quýt.  Đánh giá được thực trạng tình hình sản xuất quýt tại xã Dương Phong  Phân tích được thị trường tiêu thụ quýt tại xã Dương Phong huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.  Đề xuất được giải pháp để phát triển sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ quýt tại xã Dương Phong – Bạch Thông – Bắc Kạn. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Đề tài là thông tin cơ sở về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm quýt ở xã Dương Phong, huyện Bạch Thông - tỉnh Bắc Kạn. - Quá trình thực tập tốt nghiệp giúp cho sinh viên có điều kiện tiếp cận với thực tế, giúp sinh viên củng cố thêm những kiến thức, kỹ năng đã học. Đồng thời có cơ hội vận dụng vào sản xuất thực tế. - Biết cách thực hiện một đề tài khoa học và hoàn thành một khóa luận. [...]... Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn + Thực trạng phát triển canh tác quýt của xã Dương Phong + Thực trạng canh tác quýt của các hộ điều tra + Tình hình đầu tư thâm canh quýt của các hộ điều tra tại xã Dương Phong - Phân tích thị trường tiêu thụ quýt tại xã Dương Phong huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn + Tình biến động giá quýt từ 2010 – 2012 tại xã Dương Phong, Bạch Thông, Bắc Kạn + Tình hình tiêu thụ quýt. .. cứu tại xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn *Thời gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu từ ngày 10/01/2014 đến ngày 15/04/2014 3.3 Nội dung nghiên cứu - Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của xã Dương Phong có liên quan đến quá trình canh tác quýt + Đánh giá về điều kiện tự nhiên + Đánh giá về điều kiện kinh tế - xã hội - Đánh giá thực trạng tình hình sản xuất quýt tại xã Dương Phong,. .. Bắc huyện Bạch Thông, cách trung tâm thị trấn Bạch Thông, huyện Bạch Thông 45 km về phía đông bắc Tiếp giáp với các đơn vị hành chính như sau: + Phía Bắc giáp: Xã Đôn Phong huyện Bạch Thông + Phía Đông giáp: Xã Quang Thuận huyện Bạch Thông + Phía Nam giáp: Xã Mai Lạp - Chợ Mới, Xã Yên Mỹ - Chợ Đồn + Phía Tây giáp: Xã Đại Sảo, xã Đông Viên - huyện Chợ Đồn Hình 4.1 Bản đồ hành chính xã Dương Phong – Bạch. .. Tình hình tiêu thụ quýt của xã Dương Phong => Đánh giá thuận lợi và khó khăn gặp phải trong quá trình canh tác và tiêu thụ quýt tại xã Dương Phong 24 - Đề xuất các giải pháp phát triển canh tác và mở rộng thị trường tiêu thụ quýt tại địa bàn nghiên cứu 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp là phương pháp thu thập các thông tin,... Đây là những cành có tỷ lệ quả cao Nhánh mang quả không có lá, có nhiều nhánh mọc trên một cành, cuống hoa thường ngắn Với cây quýt chỉ có cành hoa đơn chính vì vậy có tỷ lệ đậu quả cao hơn cây cam Cành quả của cây quýt đều là cành mùa xuân Ở các tỉnh phía nam nước ta, cây quýt thường ra quả trên các cành phát triển vào đầu và cuối mùa mưa Cây quýt nếu nhân giống bằng phương pháp gieo hạt thì sau khoảng... hỗ trợ vốn, giống quýt mới,… 23 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu Các vấn đề trong quá trình canh tác và thị trường tiêu thụ quýt của các hộ nông dân trên địa bàn xã Dương Phong 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu Điều tra những hộ trồng quýt trên địa bàn xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn 3.2 Địa điểm và thời gian nghiên... nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất và tìm kiếm thị trường nhằm nâng cao giá trị kinh tế cho cây quýt trồng tại xã Dương Phong và các nơi có điều kiện sinh thái tương tự trên địa bàn huyện Bạch Thông 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ Sở khoa học của đề tài 2.1.1 Cơ sở lý luận 2.1.1.1 Lý luận về phát triển sản xuất Quýt là cây. .. 15.000lux Cây quýt ưa ánh sáng tán xạ, không ưa ánh sáng trực xạ Nhưng cũng không trồng chúng dưới các bóng các tán cây Để có hiệu quả cao khi trồng cần trồng với mật độ dày và bố trí cây trồng sao cho hợp lý sao cho vừa đảm bảo đủ ánh sáng cho cây sinh trưởng và phát triển Nước: Quýt là loại cây có tính ưa ẩm và kém chịu hạn Quýt có nhu cầu nước lớn vào thời kỳ nảy mầm, phân hóa mầm hoa, kết quả và quả phát... Mú: điều tra 15 hộ + Thôn Bản Mún 2: điều tra 15 hộ Từ kết quả thu thập được có thể đưa ra đánh giá chung và khách quan hơn cho đề tài nghiên cứu * Phương pháp phân nhóm hộ Áp dụng phương pháp này nhằm thu được kết quả khách quan nhất về các hộ điều tra tại xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn Qua thực tế điều tra tôi chia các hộ trồng quýt thành 3 nhóm hộ chính như sau: + Nhóm I (Quy mô nhỏ)... tỷ lệ thấp khoảng 3 – 4% Năng suất và chất lượng quả của quýt phụ thuộc vào giống, đất đai và chế độ chăm sóc Vậy người trồng cần cần phải căn cứ vào các yếu tố đó để có chế độ chăm sóc hợp lý đạt hiệu quả cao nhất[4] 2.2 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.2.1 Nguồn gốc và lịch sử nghề trồng cam quýt trên thế giới Trong các loại cây ăn quả, cùng với nho,cam quýt có lịch sử trồng trọt lâu đời . NGUYỄN TIẾN CƯỜNG Tên đề tài: “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CANH TÁC CÂY QUÝT TẠI XÃ DƯƠNG PHONG, HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC . NGUYỄN TIẾN CƯỜNG Tên đề tài: “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CANH TÁC CÂY QUÝT TẠI XÃ DƯƠNG PHONG, HUYỆN BẠCH THÔNG, TỈNH BẮC KẠN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC . PTNT, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác cây quýt tại xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn . Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy

Ngày đăng: 23/07/2015, 18:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan