Thực trạng phát triển quýt của xã Dương Phong

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác cây quýt tại xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 43 - 46)

4.2.1.1. Khái quát tình hình canh tác quýt của xã Dương Phong

Về điều kiện đất đai ở xã Dương Phong phần lớn là đất đồi núi, màu mỡ, thích hợp cho cây quýt phát triển, trong những năm gần đây diện tích được mở rộng nhanh chóng. Qua tìm hiểu thực trạng canh tác quýt tại xã Dương Phong đã thu được một số kết quả sau:

Bảng 4.5: Diện tích, năng suất, sản lượng quýt xã Dương Phong qua 3 năm 2011 - 2013 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 (ha) Năm 2012 (ha) Năm 2013 (ha) 1. Tổng diện tích Ha 230,5 250 336 Diện tích trồng mới Ha 20 39,5 106 Diện tích cho thu hoạch Ha 190 210,5 230 3. Năng suất Tấn/Ha 12 10 11,5 4. Sản lượng Tấn 2.280 2.105 2.645

(Nguồn: UBND xã Dương Phong, 2013)

Qua bảng 4.4 ta thấy tình hình sản xuất, canh tác quýt của xã Dương Phong qua 3 năm 2011 – 2013 như sau: Tổng diện tích qua 3 năm đều tăng dần từ 2011 đến năm 2012 tăng 19,7 ha. Từ năm 2012 đến năm 2013 diện tích

được mở rộng thêm 86 ha. Điều đó khẳng định người dần trong địa phương

đã dần hiểu được giá trị quan trọng từ cây quýt đem lại. Tuy nhiên năng suất vẫn không ổn định vì sảy ra nhiều dịch bệnh vào đúng thời gian cây quýt đậu quả chính vì vậy gây ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất và sản lượng.

Diện tích trồng cam, quýt phân bốđều, rải rác ở hầu hết các thôn của xã

ở đây được Dương Phong gồm: Bản Mún 1, Bản Mún 2 Tổng Ngay, Tổng Mú, Nà Coọng. Trong mấy năm trở lại gần đây diện tích cây ăn quả có múi mở rộng nhanh chóng, phát triển với diện tích ngày càng tăng, năng suất đạt khá cao, nhiều hộ gia đình có thu nhập cao từ 100 triệu đồng/năm trở lên. Qua nghiên cứu em đã thu thập được diện tích của các vùng trồng cam, quýt và một số ít các loại cây ăn quả khác như vải, hồng, ổi của xã được thống kê qua bảng sau.

Bảng 4.6: Diện tích trồng mới cây ăn quả tại các thôn trong xã năm 2013

STT Thôn Diện tích (ha)

1 Bản Mún 1 66,66 2 Bản Mún 2 21,81 3 Nà Coọng 42,23 4 Khuổi Cò 50,80 5 Bản Chàn 13,27 6 Tổng Ngay 50,87 7 Tổng Mú 39,76 8 Bản Mèn 20,06 9 Nà Chèn 2,93 Tổng 265,58

(Nguồn: UBND Xã Dương Phong, 2013)

Qua bảng 4.5 ta thấy thôn Tổng Ngay có diện tích lớn nhất với 50,87ha, còn thôn Nà Chèn có diện tích nhỏ nhất với 2,93ha. Bên cạnh đó các thôn khác cũng có diện tích tương đối lớn là: Nà Coọng, Tổng Mú và Bản Mún 2. Theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã Dương Phong đã xác định cây trồng mũi nhọn của địa phương là quýt chính vì vậy diện tích sẽ ngày càng gia tăng theo từng năm.

4.2.1.2. Tình hình canh tác quýt theo giống của xã Dương Phong

Quýt tại xã Dương Phong chỉ có 2 giống chủ yếu là quýt hạt và quýt

đường, trong đó quýt hạt có số lượng lớn, chiếm tỷ trọng cao, được trồng thành vùng tập trung quy mô. Quýt đường chiếm tỷ trọng thấp, trồng rải rác, năng suất và giá bán quýt hạt cao hơn quýt đường. Tuy nhiên tỷ lệ cơ cấu chưa phù hợp, tập trung nhiều quá vào quýt hạt, Thời gian chín quýt tập chung vào tháng 11 đến tháng 2. Do sự độc canh như vậy nên khi bước vào thu hoạch lượng quýt xuất vườn nhiều dẫn tới sản phẩm bị ứ đọng với số

lượng lớn, không có nhà máy chế biến và phần lớn sản phẩm được tiêu thụ

nhờ các thương lái nhỏ do đó sản phẩm bị ép giá xuống thấp hơn so với giá của thị trường trong nước.

Ngoài 2 giống quýt trên còn có các giống quýt đỏ, quýt chum cũng chiếm tỷ trọng thấp, mức độ phát triển chưa nhiều.

Do trồng lâu đời việc nhân giống quýt bằng chiết cành, tự trao đổi trong các hộ trồng quýt, công tác quản lý giống chưa được chặt chẽ, chiết cả cành già cỗi, cành vườn quýt non chưa ra quả hoặc chiết ở những vườn quýt đang bị bệnh đem trồng làm lây lan dịch bệnh, dẫn đến giống quýt dần dần bị thoái hóa, mã quả kém, năng suất giảm sút, có những vườn quýt chưa cho thu hoạch đã chết hàng loạt

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác cây quýt tại xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)