4.4.2.1. Giải pháp về kinh tế
Dựa trên cơ sở các căn cứ pháp lý và tình hình thực tế của địa phương tôi
đưa ra một số giải pháp kinh tế nhằm điều chỉnh hoạt động sản xuất quýt tại xã Dương Phong:
Thứ nhất: Phải có quy hoạch tổng thể chi tiết cho các vùng chuyển đổi và các diện tích trồng quýt mới, cần tiến hành rà soát đánh giá thực trạng diện tích quýt hiện có tại địa phương. Ủy ban nhân dân xã phối hợp với các ngành chức năng tiến hành rà soát lập đề án đối với diện tích chuyển đổi giao lại cho nông dân, quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông, kênh mương, đập chứa nước phục vụ cho tưới tiêu. Khuyến khích các hộ sản xuất có quy mô lớn sản xuất theo hướng hàng hóa, đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng.
Thứ hai: Hoạt động sản xuất quýt tại xã Dương Phong còn mang tính tự
phát song song với các hoạt động này là các hoạt động kinh doanh, dịch vụ
của các tư thương để đáp ứng yêu cầu của sản xuất quýt trong lĩnh vực bảo vệ
ngoài cuộc, vì vậy cần nâng cao vai trò các hợp tác xã cung ứng dịch vụ bảo vệ thực vật, phân bón cho nông dân và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các hộ nông dân, đồng thời làm công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, thực hiện liên kết trong sản xuất theo 4 nhà, bao gồm: Nhà doanh nghiệp, nhà nông, nhà khoa học, nhà nước.
Thứ ba: Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, thị trường có vai trò quan trọng quyết định đến sự phát triển kinh tế, mở rộng sản xuất kinh doanh. Đối với hoạt động sản xuất quýt thì thị trường là nhân tố ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất và hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong những năm tới việc mở rộng quy mô sản xuất thì lượng sản phẩm cung ra thị trường sẽ tăng đòi hỏi vấn đề thị trường cần được quan tâm nhiều hơn. Bên cạnh quýt của xã Dương Phong, thị trường có nhiều mặt hàng hoa quả có ưu thế, đặc biệt quýt của xã Quang Thuận Huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn một xã lân cận đã có thương hiệu và cạnh tranh khốc liệt với quýt của xã Dương Phong.
Để mở rộng thị trường tiêu thụ và quýt có được chỗ đứng trên thị trường thì các ban ngành của Xã, Huyện, Tỉnh và Trung tâm cây ăn quả huyện Bạch Thông cần phát triển và phát huy vai trò dẫn đầu trong việc tìm kiếm thị trường và quảng bá thương hiệu quýt Dương Phong. Đẩy mạnh chiến lược marketing sản phẩm quýt trên các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, báo, dài,...
Đây là biện pháp cốt lõi để nâng cao sức cạnh tranh của quýt tại xã Dương Phong với thị trường trong nước và hướng ra xuất khẩu.
Ngoài ra cần xây dựng các nhà máy chế biến hoa quả tại Huyện Bạch Thông để bao tiêu sản phẩm quýt của bà con nhân dân của huyện Bạch Thông trong đó có xã Dương Phong, hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn chưa có một nhà máy chế biến để bao tiêu sản phẩm, đa dạng hóa các hình thức chế biến quýt, tham gia giới thiệu vào các hội chợ nông sản, đầy mạnh hoạt động marketing để tạo lập được thị trường vững chắc.
4.4.2.2. Giải pháp về kỹ thuật
Cây ăn quả có múi là loại cây trồng yêu cầu thâm canh hơn các loại cây
ăn quả khác. Nếu đầu tư thâm canh thấp hoặc trồng theo phương pháp quảng canh chỉ dựa vào độ phì nhiêu của đất thì hiệu quả kinh tế sẽ thấp và chu kỳ
kinh tế ngắn thậm chí cho kết quả ngược lại. Muốn nâng cao chất lượng mẫu mã sản phẩm cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác cần thiết như:
- Mật độ trồng: Trồng dày, thâm canh cao, với chu kỳ kinh doanh khai thác ngắn, nhanh chóng đạt sản lượng cao sớm thu hồi nhanh vốn đầu tư. Muốn trồng dày phải áp dụng trồng bằng cây ghép, nhanh chóng thực hiện các phương pháp tạo hình một thân, tán nhỏ, thấp để thuận tiện cho việc tạo hình tỉa lá, thu hoạch dễ. Coi trọng kỹ thuật chăm sóc, tạo tán sau mỗi kỳ thu hoạch, tạo thế cân đối cành - lá - quả nâng cao chất lượng mẫu mã sản phẩm quả tươi.
- Bón phân: Quýt là loại cây cho sản lượng cao nên yêu cầu nhiều dinh dưỡng để cây sinh trưởng, phát triển bù lại lượng dinh dưỡng đã mất đi theo sản phẩm thu hoạch. Quýt cần đầy đủ và cân đối các nguyên tố đa vi lượng như N, P, K và các nguyên tố vi lương như Zn, Fe, Cu… Tùy theo yêu cầu dinh dưỡng của cây và tính chất của các loại đất mà áp dụng bón các dạng phân cho phù hợp tạo điều kiện cho cây luôn xanh tốt.
- Giống: Do quýt là cây trồng lâu năm, giống được trồng từ cành chiết. Hiện nay nhiều vườn quýt đã phải chặt bỏ khi chưa bước vào thời kỳ kinh doanh, nguyên nhân là do các hộ tự chiết ghép từ nguồn nguyên liệu sẵn có, việc kiểm tra cây giống chỉ bằng kinh nghiệm nên chất lượng cây giống không đảm bảo. Bên cạnh đó thời kỳ kiến thiết cơ bản kéo dài 3 - 4 năm nếu cây giống không đảm bảo sẽ gây thiệt hại cho người sản xuất. Vậy để tránh thiệt hại cho người nông dân và để phát triển vùng quýt ổn định cho xã Dương Phong, các cơ quan ban ngành cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tiến hành, chọn lọc và phục tráng bảo tồn giống cam, quýt quý tại địa phương và lựa chọn giống quýt mới nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, có cơ sở sản xuất giống, cung cấp giống cho hộ nông dân.
- Hiện nay việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan làm giảm chất lượng nông sản phẩm. Bên cạnh đó thì điều kiện tự nhiên cũng như khả năng chống chịu sâu bệnh hại, cây quýt rất mẫn cảm với bệnh như bệnh Greening, Tristeza, sẹo loét... các loại côn trùng gây hại như sâu vẽ bùa, các loại nhện, các loại rệp, ruồi đục quả… chúng ăn lá, đục lá, hút dịch, đục thân, đục hoa,
đốt quả… làm cho mẫu mã quả xấu, chất lượng quả kém, đã và đang là những thử thách lớn đối với sản xuất quả có múi ở xã Dương Phong. Bởi vậy việc
tạo ra những giống tốt sạch bệnh và quản lý vườn cây từ khi trồng đến khi thu hoạch hàng năm là một vấn đề kỹ thuật cần phải nghiên cứu áp dụng thực hiện một cách nghiêm túc mới có thể phát triển và giữ được vùng quýt một cách ổn định và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Tưới tiêu: Quýt là cây ưa ẩm, chịu hạn kém, nhưng không chịu được úng vì rễ của quýt là loại rẽ nấm. Do đó nếu ngập nước rễ bị thiếu oxi rễ hoạt
động kém, ngập lâu làm rễ cây sẽ bị thổi, rụng lá làm cây chết. Nên cần chú trọng tưới nước giữ ẩm cho cây, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. Chú ý giữ đủ ẩm vào các thời kỳ phân hóa mầm non, thời kỳ kết quả
và quả phát triển. Đủ nước quả lớn nhanh, bóng mọng nước mẫu mã đẹp, thiếu nước quả khô, giám sần sùi, lõi nhỏ.
- Mở thêm các lớp tập huấn cho bà con nông dân về các kỹ thuật như
trồng, chăm sóc, phòng trừ các loại sâu bệnh, và bảo quản sau thu hoạch để đảm bảo chất lượng quýt.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua kết quả điều tra, phân tích quá trình canh tác và tiêu thụ quýt của các hộ gia đình ở xã Dương Phong em rút ra một số kết luận sau:
- Dương Phong là một xã nằm ở phía đông bắc huyện Bạch Thông, có
điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội rất ưu đãi có chế độ nhiệt, độ ẩm đều thích hợp với yêu cầu sinh trưởng và phát triển của cây quýt. Vị trí địa lý của xã Dương Phong khá thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội với các
địa phương khác. Trên địa bàn xã có đường tỉnh lộ 257, đường giao thông liên xã, liên thôn đang dần được xây dựng mới, tuy nhiên việc đi lại, vận chuyển quýt vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Lực lượng lao động đông đảo đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều ngành nghề sản xuất đặc biệt sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên xã Dương Phong cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ của điều kiện tự nhiên khắc nghiệt: hạn hán, thiếu nước sản xuất... ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
- Hoạt động canh tác quýt ở xã Dương Phong đã có những bước tiến
đáng kể, hiện nay đã có nhiều hộ nông dân sản xuất theo quy mô lớn, diện tích ngày càng gia tăng đáng kể theo những dự án cũng như bản thân người dân trong địa phương nhận thấy hiệu quả từ cây quýt mang lại. Nhiều hộ gia
đình đã sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Không những mang lại hiệu quả về kinh tế sản xuất quýt tại xã Dương Phong còn đem lại hiệu quả xã hội, môi trường, cơ sở hạ tầng, cũng như góp phần đa dạng cho môi trường sinh học. Tuy nhiên sản xuất quýt cũng ảnh hưởng xấu tới môi trường do lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan gây ô nhiễm môi trường. Quá trình sản xuất còn gặp phải nhiều khó khăn như: thiếu vốn, chi phí phân bón và thuốc trừ sâu tăng cao, sâu bệnh hại nhiều vì vậy cần đề ra một số giải pháp về kinh tế, kỹ thuật nhằm giải quyết những khó khăn cho người trồng quýt trong tương lai, giúp vùng quýt Dương Phong có thể phát triển lâu dài và bền vững.
- Hiện nay nhu cầu về sản phẩm quýt sạch của thị trường tăng cao, nhiều kênh tiêu thụ được mở ra thông qua thị trường giúp người dân yên tâm sản xuất không lo tới đầu ra của sản phẩm, đồng thời quýt của xã Dương Phong
đã được mang thương hiệu “Quýt Bắc Kạn” và có chỉ dẫn địa lý cho vùng quýt Dương Phong, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ và bình ổn giá quýt. Tuy nhiên nhiều hộ sản xuất quýt vẫn chưa tận dụng
được điều đó làm ảnh hưởng đến thương hiệu quýt của xã Dương Phong nói riêng và của huyện Bạch Thông nói chung.
5.2. Kiến nghị
* Đối với nhà nước
Sản xuất quýt đem lại hiệu quả kinh tế cao, do đó cần có chính sách hỗ trợ
về vốn, kỹ thuật cho người sản xuất đồng thời khuyến khích liên kết 4 nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nước.
* Đối với tỉnh
Cần có sự đầu tư khuyến khích để phát huy lợi thế của vùng quýt Dương Phong, xây dựng các trung tâm, trạm, trại nghiên cứu chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, xây dựng nhà máy chế biến hoa quả.
* Đối với địa phương
Đầu tư, tổ chức xây dựng cơ sở hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp như: Hệ thống giao thông, điện, thủy lợi.
Tổ chức cơ sở nhân giống, thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về
giống cây ăn quả, đảm bảo đúng giống có chất lượng cao khi đưa vào sản xuất nhất là đối với diện tích trồng mới.
Đào tạo chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho người trồng quýt.
Tích cực quảng bá, thương hiệu, tạo thị trường tiêu thụổn định, để nâng cao hiệu quả kinh tế của cây quýt, nâng cao đời sống nhân dân. Có chính sách cho hộ nông dân vay đầu tư thỏa đáng cả sản xuất cũng như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
Ký kết hợp đồng đầu tư, đặt hàng, tiêu thụ sản phẩm hộ nông dân. Vận
động nhân dân liên kết các tổ hợp tác xã, hợp tác xã để tăng cường năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh, tổ chức hình thành cá chuỗi sản xuất và chuỗi giá trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng Việt
1. Vũ Công Hậu (1996), Trồng cây ăn quảở Việt Nam, NXB Nông nghiệp.
2. Hoàng Mạnh Hùng (2011), Thực trạng và một số giải pháp phát triển sản xuất cây quýt vàng trên địa bàn huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
3. Nguyễn Mạnh Hà (2007), Thực trạng và một số giải pháp phát triển cây
ăn quả theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Lục Ngạn – Bắc Giang.
4. Nguyễn Văn Luận, Cây ăn quả có múi và kỹ thuật trồng, NXB Văn Hoá Dân Tộc.
5. Tạ Văn Nam (2012), Đánh giá sản xuất và thị trường tiêu thụ Cam sành tại xã Tân Thành, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
6. Trần Công Quân (2010), Quản trị sản xuất nông nghiệp.NXB Nông nghiệp
7. Dương Văn Sơn (2011). Bài giảng Giám sát đánh giá khuyến nông
8. Dương Văn Sơn - Bùi Đình Hòa (2009), Giáo trình khuyến nông thị
trường.
9. Trần Thế Tục (1995), Các vùng trồng cây ăn quả NXB Nông nghiệp.
10.UBND xã Dương Phong (2013), Đề án xây dụng nông thôn mới của xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.
11. UBND xã Dương Phong (2013), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
kinh tế - xã hội.
B. Tài liệu Internet
12.Website của Bộ Công thương, http://www.rauhoaquavietnam.vn/
13.Website của Bộ Nông nghiệp, http://www.agroviet.gov.vn/
14.Website của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
http://www.vbard.com/
15.Website của Tổng cục Thống kê Việt Nam, http//www.gso.gov.vn
16.Website của tổ chức nông nghiệp và lương thực Liên Hợp Quốc
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ
“THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CANH TÁC CÂY QUÝT TẠI XÃ DƯƠNG PHONG – BẠCH THÔNG –BẮC KẠN”
Điều tra viên: Nguyễn Tiến Cường I. Thông tin cơ bản của nông hộ
1.Họ và tên người được phỏng vấn:……… 2. Giới tính: Nam Nữ
3. Tuổi:…………..4. Trình độ học vấn:……….5. Dântộc:……… 6. Tổng số nhân khẩu:……….(người)
7. Số lao động chính:………(lao động)
8. Địa chỉ: thôn (xóm)……….. xã Dương Phong - huyện Bạch Thông - tỉnh Bắc Kạn
II. Thông tin chi tiết về trồng và tiêu thụ quýt
1. Diện tích đất trồng quýt của gia đình (ha)? ……… 2. Gia đình trồng quýt từ năm nào?
……… 3.Giống quýt đang trồng của gia đình……… 4. Năng suất quýt bình quân qua các năm của gia đình.
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Năng suất bình quân (tấn/ha)
5. Gia đình tự trồng quýt hay có sự hỗ trợ từ bên ngoài?
……… Cơ quan nào hỗ trợ……… 6.Loại giống gia đình đang trồng là loại nào?
Cây ghép Cành chiết
7. Khoản vốn đầu tư cho sản xuất quýt của gia đình? - Giai đoạn trồng mới………
Số phiếu:
- Giai đoạn kiến thiết……… - Giai đoạn kinh doanh……… 8. Các khoản chi phí của gia đình cho sản xuất quýt
Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Giá thành ( nghìn đồng) Thành tiền (nghìn đồng)
Các giai đoạn TM KT KD TM KT KD TM KT KD
Giống Cây
Phân đạm Kg
Phân lân Kg
Phân chuồng Kg
Thuốc trừ sâu Lọ, túi
Vôi bột Kg
Chi phí khác Công
Tổng
9. Gia đình thu hoạch quýt bằng phương pháp nào?
Hái tay Phương pháp khác 10. Gia đình có áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất không? Có Không
11. Gia đình có được tập huấn kỹ thuật không?
Có Không
12. Sau các buổi tập huấn gia đình nắm bắt kỹ thuật như thế nào? Nắm chắc kỹ thuật
Nắm được kỹ thuật Nắm chưa chắc kỹ thuật Không rõ
13. Mức độ áp dụng kỹ thuật vào thực tế của gia đình như thế nào?
Áp dụng hoàn toàn Không áp dụng
Áp dụng một phần 14. Gia đình có được hỗ trợ gì trong quá trình trồng quýt
Vốn Phân bón Giống Không được hỗ trợ gì
15. Gia đình có thiếu vốn sản xuất không?
Có Không
16. Cây quýt của gia đình thường gặp phải những loại sâu bệnh gì và biện pháp xử lý?
STT Sâu bệnh Biện pháp xử lý Ghi chú