4.2.2.1. Tình hình cơ bản của các hộđiều tra
Từ thực tế về qui mô trồng quýt ở xã Dương Phong em đã tiến hành điều tra ở 50 hộ nông dân thuộc các thôn: Bản Mún 2, Nà Coọng, Tổng Ngay, Tổng Mú. Qua thực tế điều tra em chia các hộ trồng quýt thành 3 nhóm hộ
chính như sau:
+ Nhóm I (Quy mô nhỏ) : Quy mô ≤ 1 ha
+ Nhóm II (Quy mô trung bình) : 1 ha ≤ Quy mô < 2 ha
+ Nhóm III (Quy mô lớn) : Quy mô ≥ 2 ha
Qua tổng hợp số liệu từ điều tra em đã thấy được tình hình cơ bản của các hộđược thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.7: Tình hình cơ bản của các hộ điều tra năm 2013
STT Chỉ tiêu ĐVT Nhóm I Nhóm II Nhóm III 1 Tổng số hộ Hộ 40 15 5 1.1 Tỉ lệ % 66,6 25 8,34 2 Tuổi bình quân của hộ Tuổi 40,12 38,7 37,3 3 Trình độ học vấn của hộ % 100 100 100 3.1 Cấp I % 35,3 50,00 16,70 3.2 Cấp II % 58,82 50,00 50,00 3.3 Cấp III % 5,88 0,00 33,3 3.4 Đại học, cao đẳng, TCCN % 0,00 0,00 0,00 (Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra, 2014)
Qua điều tra ta thấy tuổi trung bình của các hộ thuộc 3 nhóm có sự chênh lệch nhau rất ít. Tuy nhiên nhóm III có quy mô sản xuất lớn là thấp nhất với 37,3 tuổi (trong khi múc bình quân chung của ba nhóm là 39,5 tuổi), thấp hơn
nhóm hộ sản xuất trung bình (nhóm II) là 1,4 tuổi và thấp hơn nhóm hộ có quy mô sản xuất nhỏ (nhóm I) là 2,82 tuổi. Có sự chênh lệch này là do đa số
chủ hộ thuộc quy mô sản xuất lớn là những lao động trẻ tuổi, có trình độ nhận thức và khả năng tiếp cận với các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: phun thuốc BVTV bằng máy bơm nén khí áp xuất cao, trồng và chăm sóc theo quy trình kỹ thuật, sản xuất theo phương châm lấy ngắn nuôi dài… ham muốn vươn lên làm giàu, họ có điều kiện tiếp cận với kỹ thuật mới. Trình độ học vấn và chuyên môn của nhóm hộ có quy mô lớn cũng cao hơn 2 nhóm hộ trung bình và nhỏ…. Tuy nhiên số lượng hộ có quy mô lớn lại không nhiều chỉ chiếm 12% trong tổng số hộ sản xuất quýt, trong khi số hộ
sản xuất nhỏ lại chiếm tỷ lệ rất lớn với 68%.
Tỷ lệ nhân khẩu/hộ không ảnh hưởng rõ rệt đến việc sản xuất qui mô lớn hay qui mô nhỏ, mà ở đây thể hiện tư tưởng đổi mới trong cách suy nghĩ, tiếp cận thị trường và khoa học kỹ thuật. Các hộ sản xuất ở qui mô nhỏ là do đông con, đất không tập trung, thiếu điều kiện về vốn nên khả năng tổ chức sản xuất qui mô lớn là không thểđược.
4.2.2.2. Điều kiện canh tác quýt của các hộ tại xã Dương Phong
* Đất đai
Qua điều tra thực trạng sử dụng đất ở 3 nhóm hộ cho thấy phương thức sử dụng tài nguyên đất trồng quýt của các nhóm hộ trên là tương tự như nhau, và quy mô giữa các nhóm hộ với nhau cũng có sự chênh lệch rõ ràng.
-Diện tích đất quýt bình quân của nhóm hộ I là 0,65 ha. -Diện tích đất quýt bình quân của nhóm hộ II là 1,3 ha. -Diện tích đất quýt bình quân của nhóm hộ III là 2,1 ha.
Qua tính toán cho thấy: Đất trồng quýt của nhóm hộ III gấp 1,61 lần đất trồng quýt của nhóm hộ II và gấp 3,23 lần đất trồng quýt của nhóm hộ I.
Nhóm hộ I có diện tích quýt nhỏ là do đông nhân khẩu/hộ, phần lớn các hộ này làm ăn theo kiểu tự cung tự cấp, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật và mở rộng chuyển đổi diện tích canh tác, không có đủ lượng vốn cần thiết để có thể mở rộng quy mô sản xuất và tâm lý lo ngại không bán được cam do giá bán các năm gần đây thay đổi thất thường.
Nhóm hộ II có diện tích quýt cao hơn là do đã chuyển đổi một số cây trồng sang trồng quýt và mua thêm đất của các hộ thuộc nhóm I để sản xuất.
Nhóm hộ III là hộ sản xuất theo kiểu kinh doanh, thâm canh chuyên môn hóa, sản xuất hàng hóa. Hộđầu tư mua đất, chuyển đổi diện tích các cây trồng khác để sản xuất quýt.
* Vốn: Trong sản xuất nông nghiệp, nhất là cây quýt thì lượng vốn đòi hỏi cho đầu tư lớn, trong khi đó thời gian thu hồi vốn chậm, rủi ro trong sản xuất cao nên lượng vốn phục vụ cho sản xuất rất hạn chế. Để thấy được điều này ta xét bảng sau:
Bảng 4.8: Tình hình vốn phục vụ trồng quýt của các nhóm hộ điều tra tính bình quân cho 1 ha ĐVT:1000 đồng Chỉ tiêu Nhóm I Nhóm II Nhóm III TB 1. Đầu tư vốn thời kỳ bắt đầu trồng quýt 17.602 18.519 20.000 18.707 2. Đầu tư vốn thời kỳ kiến
thiết cơ bản (bình quân trong 1 năm)
15.930 17.789 18.110 17.276 3. Đầu tư vốn thời kỳ kinh
doanh (bình quân trong một năm 1 năm)
20.474 21.893 22.677 21.681
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2014)
Qua bảng số liệu ta thấy lượng vốn đầu tư vào 1 ha diện tích quýt trong một năm tương đối lớn. Trong đó nhóm III đầu tư lớn hơn nhóm II và nhóm I, tuy nhiên sự chênh lệch giữa các nhóm hộ không nhiều. Nguyên nhân nhóm hộ đầu tư thấp là do diện tích quýt nhỏ, sản xuất theo kiểu tự cung tự cấp, sản phẩm làm ra chủ yếu để phục vụ nhu cầu gia đình thừa thì mới đem bán, Thiếu vốn đểđầu tư sản xuất, mở rộng quy mô.
Nhóm III hóa nên lượng có điều kiện đất đai và nhận thức trong chuyển
quýt cũng lớn và vượt qua số vốn tích lũy của hộ, do đó nhiều hộ phải vay vốn thêm. Lượng vốn vay chủ yếu là của nhóm III.
Qua nghiên cứu tình hình vốn phục vụ vào sản xuất của các nhóm hộ
cho thấy: Số hộ thuộc nhóm III sử dụng lượng vốn đểđầu tư vào sản xuất lớn hơn các hộ thuộc nhóm I và II. Nguyên nhân là do quy mô đầu tư và sự
chuyển đổi sản xuất, khả năng kinh tế của các hộ, các hộ này vốn hiện nay là hầu hết để tái đầu tư sản xuất và mở rộng quy mô. Tuy nhiên lượng vốn cho vay của các tổ chức tín dụng, ngân hàng…. thấp, thời gian vay thì ngắn hạn và thủ tục phức tạp, trong khi thời gian bắt đầu cho thu hoạch 1 cây quýt lại dài thường thì phải từ 3 - 4 năm sau trồng quýt mới cho thu hoạch lựa quả đầu tiên, nên đã gây khó khăn không nhỏ cho các hộ, vì vậy các tổ chức tín dụng, ngân hàng, chính quyền các cấp cần có chính sách hỗ trợ người dân vay vốn
để phục vụ sản xuất của các hộ dân.