Tình hình tiêu thụ quýt của xã Dương Phong

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác cây quýt tại xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 56 - 58)

Tiêu thụ là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là công

đoạn quan trọng quyết định đến kết quả vả hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đối với sản xuất quýt cùng như bất kỳ ngành sản xuất nào, giải quyết được vấn đề

tiêu thụ sản phẩm (đầu ra) thì sản xuất kinh doanh mới có thể tồn tại và phát triển, quá trình tiêu thụ quýt trên thị trường bị chi phối bởi nhiều yếu tố như: thị hiếu người tiêu dùng, giá, các loại nông sản hoa quả khác và cả điều kiện thời tiết… Sản phẩm quýt được tiêu thụ theo một hình thức là bán tươi (chưa có nhà máy chế biến đặt hàng), sản phẩm sau khi thu hoạch có thể bán trực tiếp cho người tiêu dùng, chủ yếu là bán qua các khâu trung gian từ đó hình thành mạng lưới các kênh tiêu thụ, cụ thể qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 4.1: Các kênh tiêu thụ sản phẩm quýt của xã Dương Phong

Các hộ sản xuất quýt trên địa bà xã Dương Phong hầu hết được tiêu thụ

sản phẩm chủ yếu qua các kênh sau:

Kênh 1: Sản phẩm được bán trực tiếp cho người tiêu dùng: quýt được tiêu thụ ở kênh này là do khách hàng đến mua sản phẩm ngay tại hộ để tiêu dùng hoặc các hộ sản xuất mang sản phẩm ra bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Nếu bán bằng con đường trực tiếp này thì giá bán sẽ cao hơn so với bán cho thương lái tới tận nhà mua, tuy nhiên rất mất thời gian và lượng bán nhỏ

lẻ vì khách hàng thường mua về làm quà biếu hoặc sử dụng trực tiếp, theo kênh trực tiếp (kênh 1) này lượng sản phẩm có sức tiêu thụ ít vì xã Dương Phong chỉ nằm trên tuyến đường liên huyện vì vậy khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm qua kênh này.

Kênh 2: Sản phẩm được bán trực tiếp cho người bán bán lẻ, sau đó từ

người bán lẻ được phân phối đến người tiêu dùng. Sản phẩm quýt được tiêu thụ qua kênh này cũng chỉ chiếm một phần nhỏ sản lượng quýt được tiêu thụ

vì là bán lẻ nên lượng sản phẩm tiêu thụ kém. Mặt khác quýt trong mùa chín rộ do thiếu kỹ thuật bảo quản vì vậy sản phẩm của các hộ chủ yếu không giữ được trong thời gian lâu vì vậy kênh tiêu thụ này chỉ được áp dụng cho các hộ

gia đình có sản lượng thấp, sau khi cung cấp đủ nhu cầu trong gia đình thì sẽ

mang lượng sản phẩm dư thừa để bán. Giá của sản phẩm lúc này sẽ bị người bán lẻ hạ thấp sau đó bán ra với gia cao nhằm kiếm lợi nhuận cao.

Kênh 3: Sản phẩm được các hộ gia đình bán luôn với số lượng lớn cho người bán buôn sau đó sản phẩm sẽ được chia nhỏ ra và được chuyển đến người bán lẻ (các cửa hàng hoa quả, chợ đầu mối…), hoặc được bán trực tiếp

Hộ sản xuất

Người bán buôn

Người bán lẻ Người tiêu dùng

1

2

cho người tiêu dùng. Sản phẩm của người dân trong địa phương chủ yếu được tiêu thụ qua kênh này. Tuy nhiên người dân thường bị tư thương ép giá vì vậy giá của sản phẩm tiêu thụ qua kênh này thấp nhất trong 3 kênh gây ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh tế của các hộ gia đình trong địa phương.

Nhìn chung: Thị trường đầu ra của các hộ sản xuất quýt tại xã Dương Phong khá thuận lợi. Tuy nhiên sản lượng quýt của xã phần lớn bán cho các tư thương buôn bán nhỏ lẻ, do vậy mang tính chất bột phát, không chắc chắn, các hộ nông dân thường là những người phải gánh chịu những bất lợi này. Do vậy các cơ quan chính quyền, hợp tác xã và các cơ quan liên quan cần tìm ta các giải pháp nhằm tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, tránh để tư thương ép giá, quan tâm phát triển thương hiệu cho quýt Dương Phong.

Các hộ đều tiêu thụ hết lượng quả thu hoạch dưới hình thức bán buôn và bán lẻ nhưng giá bán buôn thấp hơn giá bán lẻ, tuy nhiên nhóm III lại chon hình thức bán buôn là chủ yếu. Nguyên nhân là thị trường bán lẻ của bà con nông dân trồng quýt chủ yếu ở chợ thị xã Bắc Kạn và các Chợ lân cận của các xã khác. Số lượng chợ và người tiêu dùng trong huyện ít trong khi quýt chín rộ với số lượng rất lớn vào vụ chính khiến các hộ có quy mô từ 1 ha trở lên không thể bán lẻ được.

Giá quýt bán buôn và bán lẻ của các nhóm hộ khác nhau, trong đó giá bán buôn và bán lẻ của nhóm III đạt cao nhất, sau đó đến nhóm II và nhóm I là thấp nhất, Nguyên nhân chính là nhóm III thường đầu tư rất nhiều vào chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh do vậy chất lượng và mẫu mã quýt đồng đều hơn các hộ có quy mô nhỏ. Ở các nhóm hộ giá bán lẻ cao hơn giá bán buôn đó là do khối lượng bán lẻ nhỏ, khi bán người sản xuất mất nhiều công, tỷ lệ hao hụt cao, các sản phẩm bán lẻđều có mẫu mã, chất lượng tốt.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác cây quýt tại xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 56 - 58)