Dương Phong
4.2.3.1. Tình hình sử dụng cây giống của các hộ trồng quýt
Chọn giống là một khâu rất quan trọng trong trồng trọt nói chung và trồng cây ăn quả nói riêng. Đặc biệt với nghề trồng quýt bởi cây quýt là cây rất rễ bị lây lan các dich bệnh như vàng lá Greening, Trerza, …Hiện nay nguồn giống được các hộ nông dân trong xã sử dụng gồm 2 loại cây giống là:
- Cành chiết từ vườn của các hộ dân trong xã. Loại cành này có đặc điểm là nhỏ, lượng rễ ít, thường bị một số loại bệnh lây truyền khi cấy như vàng lá Greening, Triteza,…
- Cây ghép từ trung tâm giống của tỉnh Bắc Kạn và các vườn ươm của các xã lân cận như xã Quang Thuận, đây là loại cây giống có nhiều ưu điểm như
sinh trưởng và phát triển nhanh, chất lượng quả tốt, có khả năng đề kháng với một số loại bệnh cao do được tuyển chọn kỹ lưỡng và theo quy trình kỹ thuật.
Tuy cây ghép có nhiều ưu điểm nhưng lại được rất ít hộ dân trong xã sử
Bảng 4.9: Tình hình sản xuất quýt theo giống của các hộ trồng quýt Loại giống Nhóm I Nhóm II Nhóm III Tổng Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Cành chiết 25 62,5 10 66,67 0 0,0 35 58,3 Cây ghép 15 37,5 5 33,3 5 100 25 41,6 Tổng số 40 100 15 100 5 100 60 100 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2014)
Qua bảng 4.8, ta thấy, tỷ lệ số hộ trồng quýt bằng cây ghép còn thấp chỉ
chiếm 41,6% trong khi số hộ trồng bằng cành chiết chiếm tỷ lệ cao lên tới 58,3%. Điểm khác biệt lớn nhất ở đây là tỷ lệ sử dụng cây ghép làm giống giữa các nhóm hộ có sự khác biệt rất lớn.
Tỷ lệ cành chiết được sử dụng trong nhóm I (QM < 1 ha) chủ yếu với 62,5%, trong khi tỷ lệ sử dụng cây ghép chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ với 37,5%.
Tỷ lệ sử dụng giống của nhóm II (1ha≤QM<2ha) cũng tương tự với nhóm I đa phần các hộ gia đình đều sử dụng cành chiết làm cây giống cụ thể
với 66,7% trên tổng số 15 hộ dùng cành chiết làm giống. Nguyên nhân chủ
yếu là do: Các hộ này có lượng vốn thấp, trong khi giá của một cành chiết (10 - 15 nghìn đồng/cây) rẻ hơn rất nhiều so với cây ghép (18 - 25 nghìn đồng/cây); Nhận thức về tầm quan trọng của chọn giống trong sản xuất của nhóm hộ có quy mô nhỏ còn thấp. Đây chính là nguyên nhân gây nên sự lây lan các dich bệnh trong nhóm hộ có quy mô nhỏ thường cao hơn các nhóm hộ khác nhiều lần. Do vậy việc nghiên cứu tạo giống mới sạch bệnh và đưa ra các giải pháp hỗ trợ về giá cây giống để cung cấp cho bà con nông dân là rất cần thiết.
100% các hộ thuộc nhóm III (QM ≥ 2 ha) đều sử dụng cây ghép để làm giống, điều này cho thấy nhận thức của các hộ này đã được nâng cao hơn so với 2 nhóm hộ còn lại. Nguyên nhân là do các nhóm hộ này có tinh thần học hỏi và mong muốn làm giàu cao. Bên cạnh đó đây cũng là nhóm hộ có điều kiện về vốn cao hơn so với các nhóm hộ còn lại, do vậy họ lựa chọn giải pháp sản xuất an toàn theo quy trình kỹ thuật nhằm thu được hiệu quả cao nhất.
Bên cạnh đó mật độ trồng cũng là yếu tố quyết định tới khả năng cho quả và chất lượng quả sau này. Qua số liệu điều tra mật độ quýt trồng tại xã Dương Phong bình quân là 560 cây/ha (mật độ khoảng 4x4,5 mét), trồng với mật độ khá dầy mà lại không tỉa cành tạo tán ngay từ thời kỳ kiết thiết cơ bản do đó cây quýt phát triển cành lá xum xê, quang hợp kém ảnh hưởng tới chất lượng mẫu mã sản phẩm.
4.2.3.2 Tình hình sử dụng phân bón của các hộ trồng quýt tại xã Dương Phong
* Tình hình đầu tư phân bón cho cây quýt trồng mới
Quýt là cây ăn quả có chu kỳ sản xuất - kinh doanh dài, nên ngay từ giai
đoạn trồng mới người sản xuất đã rất chú trọng đến các khâu chọn giống, sử
dụng phân bón, cải tạo đất, bố trí mật độ, khoảng cách, băng cây xanh và thời gian trồng. Đây là những yếu tốảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sản phẩm sau này. Qua điều tra thu được mức đầu tư trồng mới của các nhóm hộ như
sau:
Bảng 4.10: Tình hình đầu tư phân bón cho 1 ha quýt trồng mới của các hộ năm 2013
Chỉ tiêu Đơn giá (đồng/kg) Nhóm I Nhóm II Nhóm III Đầu tư (kg) Thành tiền (đồng) Đầu tư (kg) Thành tiền (đồng) Đầu tư (kg) Thành tiền (đồng) Phần chuồng 1000 12.780 12.780.000 13.970 13.970.000 15.590 15.590.000 Phân NPK 6.000 502,51 3.015,060 616,76 3.700,560 700,79 4.204,740 Đạm 12.000 73,94 887.280 82,39 988.680 98,82 1.185,840 Tổng 16.682.340 18.659.240 20.980.580 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2014)
Qua bảng 4.10 ta thấy tình hình sử dụng phân của nhóm 3 hộ trong khi trồng mới có sự chênh lệch nhau khá lớn. Cụ thể các hộ nhóm III đầu tư
20.980.580 đồng cao hơn so với nhóm II với 18.659.240 đồng và nhóm hộ đầu tư thấp nhất là nhóm I với 16.682.340 đồng. Giai đoạn này các hộ nông dân chủ yếu sử dụng phân chuồng, phân lân, để bón lót cho cây quýt.
* Tình hình đầu tư phân bón bình quân trong 1 năm cho quýt thời kỳ kiến thiết cơ bản
Thời kỳ kiến thiết cơ bản là yếu tố quan trọng quyết định khả năng sinh trưởng và phát triển sau này của cây. Thời kỳ này thường kéo dài từ 3- 4 năm,
đối với quýt ở thời kỳ kiến thiết cơ bản cần chăm sóc nhiều hơn vì nhu cầu dinh dưỡng của cây tăng, lúc này quýt bắt đầu ra lộc, khả năng chống chịu với môi trường kém là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh gây hại. Công việc ở giai đoạn này là bón phân, tưới nước, làm cỏ, phun thuốc bảo vệ thực vật, xới xáo tạo độ thoáng cho cây… Qua điều tra thu được mức đầu tư của các nhóm hộ như sau:
Bảng 4.11: Tình hình đầu tư phân bón bình quân trong 1 năm cho 1 ha quýt thời kỳ kiến thiết cơ bản của các hộ năm 2013
Chỉ tiêu Đơn giá
(đồng/kg) Nhóm I Nhóm II Nhóm III Đầu tư (kg) Thành tiền (đồng) Đầu tư (kg) Thành tiền (đồng) Đầu tư (kg) Thành tiền (đồng) Phần chuồng 1000 1.360 1.360.000 4.940 4.940.000 7.870 7.870.000 Phân đạm 12.000 148,53 1.782.360 163,21 1.958.520 172,05 2.064.600 Phân lân 6.000 604,81 3.628.860 717,98 4.307.880 826,77 4.960.620 Vôi 5.000 391,96 1.959.800 434,71 2.173.550 461,39 2.306.950 Tổng 8.371.020 13.379.950 17.202.170 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2014)
Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản cây quýt chưa cho sản phẩm, giai đoạn này cần chăm sóc cây tốt thì những năm về sau sẽ thu được sản phẩm chất lượng, do đó chi phí đầu tư phân bón lớn, cụ thể lượng vốn mua phân bón bình quân cho 1 ha quýt của nhóm I là 8.371.020 đồng, nhóm II là 13.379.950
đồng và nhóm III là 17.202.170 đồng. Do vốn đầu tư lớn nên chi phí được coi là chi phí cốđịnh, được tính khấu hao vào các năm kinh doanh.
Qua ưu điểm trên ta cũng thấy, tỷ lệ các loại phân bón được sử dụng không cân đối, các hộ chủ yếu sử dụng các loại phân hóa học để bón cho cây quýt và các loại phân chuồng được sử dụng rất ít chỉ 29 hộ trong tổng số 60
hộ được hỏi sử dụng phân chuồng (chiếm 48,3% tổng số hộ trồng quýt được phỏng vấn). Đây là nguyên nhân dẫn đến đất đai bị thoái hóa dần qua các năm sử dụng; năng xuất, chất lượng và tuổi thọ của cây quýt của xã Dương Phong thấp hơn so với các vùng quýt khác trong huyện Bạch Thông và các tỉnh chuyên canh quýt trong cả nước.
4.2.3.3 Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu của các hộ trồng quýt
Qua điều tra cho thấy thuốc bảo vệ thực vật được bà con nông dân sử
dụng trong sản xuất quýt rất khác nhau. Có rất nhiều loại thuốc hóa học được sử dụng. Công tác giám sát việc phun thuốc của bà con nông dân chưa được các cấp có thẩm quyền của xã Dương Phong chú trọng.
Xã Dương Phong là một trong những xã có diện tích quýt lớn của huyện. Sản phẩm quýt làm ra cung cấp cho nhu cầu của bà con nhân dân trong tỉnh chiếm chủ yếu một số ít được đưa ra các tỉnh lân cận thông qua các thương lái nhỏ. Qua điều tra cho thấy thực trạng người dân phun rất nhiều các loại thuốc sâu bệnh có xu hướng tăng cao. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến quýt Dương Phong chưa có thị trường tiêu thụ ổn định vì chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Tóm lại: Qua điều tra tình hình sử dụng thuốc hóa học trong phòng trừ
sâu bệnh trên cây quýt về cơ bản cho thấy người dân vẫn còn lạm dụng và phụ thuộc nhiều vào việc sử dụng thuốc BVTV. Nếu không có sự hỗ trợ về
việc tìm kiếm thị trường và sự quản lý chặt chẽ của các cấp có thẩm quyền chất lượng sản phẩm đang trở thành thách thức đối với ngành sản xuất quýt trong các năm tới khiến cho việc tìm chỗ đứng của quýt càng gặp nhiều khó khăn.