Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác cây quýt tại xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 29)

Quýt là sản phẩm nông nghiệp đang dần trở nên quan trọng trong cuộc sống thường ngày của người tiêu dùng, vì chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ chính vì vậy thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng cả trong nước cũng như trên thế giới. Sự đòi hỏi về chất lượng ngày càng cao của người tiêu dùng cũng được chú ý và quan tâm. Trên thế giới hiện nay đã có nhiều thương hiệu cam, quýt nổi tiếng và có thị trường tiêu thụ dồi dào vì vậy vấn đề đầu tư phát triển sản xuất trong nước ta nói chung đặc biệt là vùng

quýt Dương Phong nói riêng là vô cùng quan trọng, nhất là khi tại địa phương

đang có tiềm năng phát triển. Mặc dù hiện nay quýt đang được đầu tư phát triển mạnh và có thị trường tiêu thụ rộng nhưng đối với sự sản xuất quýt ở xã Dương Phong trong những năm gần đây có một số kinh nghiệm cần rút ra như sau:

-Nhà nước cần đầu tư mạnh mẽ cho nông nghiệp nông thôn thông qua các chương trình như: nghiên cứu khoa học nông nghiệp tạo ra các giống cam, quýt có năng suất cao, chất lượng tốt; đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng nông thôn đặc biệt là gia thông.

-Tạo thương hiệu cho quýt của địa phương nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ.

-Thúc đẩy mạnh mẽ quá trình sản xuất, mở rộng quy mô nhằm tăng năng suất cũng như sản lượng kết hợp sản xuất bền vững lâu dài.

-Cần đẩy mạnh công tác khuyến nông ở địa phương, đặc biệt là thường xuyên mở các lớp tập huấn để cung cấp kiến thức, hướng dẫn người dân trong việc chăm sóc cho cây quýt, nghiên cứu và cung cấp các giống quýt mới có năng suất và chất lượng tốt, phù hợp khí hậu thổ nhưỡng của địa phương và các biện pháp kỹ thuật cho nông dân để họ áp dụng vào trong sản xuất giúp nâng cao năng suất cây trồng.

-Cần nhiều hơn nữa các chính sách hỗ trợ người dân sản xuất như: hỗ

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Các vấn đề trong quá trình canh tác và thị trường tiêu thụ quýt của các hộ nông dân trên địa bàn xã Dương Phong.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Điều tra những hộ trồng quýt trên địa bàn xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

* Địa điểm: Đề tài nghiên cứu tại xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.

*Thời gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu từ ngày 10/01/2014 đến ngày 15/04/2014.

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của xã Dương Phong có liên quan đến quá trình canh tác quýt.

+ Đánh giá vềđiều kiện tự nhiên.

+ Đánh giá vềđiều kiện kinh tế - xã hội.

-Đánh giá thực trạng tình hình sản xuất quýt tại xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn

+ Thực trạng phát triển canh tác quýt của xã Dương Phong. + Thực trạng canh tác quýt của các hộđiều tra.

+ Tình hình đầu tư thâm canh quýt của các hộđiều tra tại xã Dương Phong.

- Phân tích thị trường tiêu thụ quýt tại xã Dương Phong huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.

+ Tình biến động giá quýt từ 2010 – 2012 tại xã Dương Phong, Bạch Thông, Bắc Kạn

+ Tình hình tiêu thụ quýt của xã Dương Phong

=> Đánh giá thuận lợi và khó khăn gặp phải trong quá trình canh tác và tiêu thụ quýt tại xã Dương Phong.

- Đề xuất các giải pháp phát triển canh tác và mở rộng thị trường tiêu thụ quýt tại địa bàn nghiên cứu.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu có sẵn đã được công bố, đảm bảo tính đại diện và khách quan của đề tài nghiên cứu. Những số liệu này mang tính tổng quát, giúp cho người nghiên cứu có bước đầu hình dung tình hình sản xuất, những vấn đề

thuận lợi khó khăn mà người dân gặp phải. Các thông tin này thường được thu thập từ các cơ quan, tổ chức, văn phòng dự án,…

Trong phạm vi đề tài này, phương pháp thu thập thông tin thứ cấp sử

dụng để có được các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn từ UBND xã, cán bộ

khuyến nông.

3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu chưa từng được công bố ở bất kỳ tài liệu nào, người thu thập có được thông qua tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nghiên cứu bằng những phương pháp khác nhau như: Tìm hiểu, quan sát thực tế, đánh giá nông thôn…

Để có số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu và nhằm thu được kết quả khách quan, có tính đại diện cao, tôi tiến hành điều tra 60 hộ nông dân sản xuất quýt tại 4 thôn Tổng Ngay, Nà Coọng, Tổng Mú và Bản Mún 2 Với bộ câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn. số liệu thu thập được trong quá trình

điều tra có thể tổng hợp vào các bảng biểu.

Ngoài ra, cần sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp trong quá trình

điều tra bằng bảng hỏi để có được có thể đối chiếu với những thông tin thu thập được trong bảng hỏi. Từ đó đưa ra những đánh giá về quá trình sản xuất và tiêu thụ quýt của bà con nhân dân trong xã Dương Phong.

* Cách chọn mẫu điều tra

Mẫu được chọn để tiến hành điều tra là 60 hộ gia đình chia đều cho 4 thôn điển hình trong sản xuất quýt của xã Dương Phong. Các hộ này được

chọn hoàn toàn ngẫu nhiên theo hình thức chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản có

điều kiện (không lặp lại) các hộ trồng quýt của 4 thôn. Số lượng hộ tham gia cụ thể như sau:

+ Thôn Tổng Ngay: điều tra 15 hộ. + Thôn Nà Coọng: điều tra 15 hộ. + Thôn Tổng Mú: điều tra 15 hộ. + Thôn Bản Mún 2: điều tra 15 hộ

Từ kết quả thu thập được có thể đưa ra đánh giá chung và khách quan hơn cho đề tài nghiên cứu.

* Phương pháp phân nhóm hộ

Áp dụng phương pháp này nhằm thu được kết quả khách quan nhất về

các hộ điều tra tại xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Qua thực tế điều tra tôi chia các hộ trồng quýt thành 3 nhóm hộ chính như sau:

+ Nhóm I (Quy mô nhỏ) : Quy mô ≤ 1 ha

+ Nhóm II (Quy mô trung bình) : 1 ha ≤ Quy mô < 2 ha + Nhóm III (Quy mô lớn) : Quy mô ≥ 2 ha

* Phương pháp phân tích SWOT

Đây là phương pháp nhằm giúp cộng đồng có thể tự tìm ta các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của địa phương nơi họđang sinh sống.

Từ những kết quả phân tích đó có thể đề xuất hoặc đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm phát huy điểm mạnh, tận dụng cơ hội, đẩy lùi điểm yếu và vượt qua thách thức trong tương lai.

3.4.3. Phương pháp phân tích so sánh

Là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Dùng để so sánh các yếu tố định lượng hoặc định tính, so sánh các chỉ số

chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế - xã hội đã được lượng hóa có cùng nội dung, tính chất tương tự nhau để xác định mức độ biến động của các nội dung.

3.5. Hệ thống chỉ tiêu được sử dụng trong nghiên cứu

- Năng suất cây trồng: Là khối lượng sản phẩm thu được của từng loại cây trồng trên một vị trí diện tích nhất định (1ha) trong một chu kỳ sản xuất cụ thể nào đó. Năng suất = Q/S Trong đó: N: Năng suất. Q: sản lượng. S: diện tích. - Số bình quân: Phản ánh mức độ chung nhất, mức độ đại biểu điển hình nhất của các hiện tượng nghiên cứu quá trình biến động theo thời gian của từng hiện tượng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lợi nhuận

Lợi nhuận kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh phần giá trị thặng dư hoặc mức hiệu quả kinh doanh mà đơn vị cơ sở thu được từ các hoạt động kinh doanh.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của xã Dương Phong có liên quan đến canh tác quýt liên quan đến canh tác quýt

4.1.1. Đánh giá về điều kiện tự nhiên

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Xã Dương Phong có tổng diện tích tự nhiên 4.992 ha, với dân số 1.842 người là xã nằm phía Đông Bắc huyện Bạch Thông, cách trung tâm thị trấn Bạch Thông, huyện Bạch Thông 45 km về phía đông bắc. Tiếp giáp với các

đơn vị hành chính như sau:

+ Phía Bắc giáp: Xã Đôn Phong huyện Bạch Thông. + Phía Đông giáp: Xã Quang Thuận huyện Bạch Thông.

+ Phía Nam giáp: Xã Mai Lạp - Chợ Mới, Xã Yên Mỹ - ChợĐồn. + Phía Tây giáp: Xã Đại Sảo, xã Đông Viên - huyện ChợĐồn.

Trên địa bàn xã còn có đường tỉnh lộ 257 chạy qua, đây cũng là trục đường quan trọng cho giao thông đi lại, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế - xã hội với các xã trong và ngoài huyện.

Sông cầu chảy qua địa bàn xã theo hướng Tây Đông song song với

đường tỉnh lộ 257 ngoài ra trong địa bàn xã còn có các sông phụ chảy qua như: Khuổi Huốp, Khuổi Quang, Khuổi Lẻng, Thôm Pùng, Khuổi Quăn, Khuổi Quồng, Khuổi Vài...Tạo điều kiện cung cấp đầy đủ nước tưới tiêu cho các vườn quýt của nhiều hộ dân trong địa bàn.

4.1.1.2. Điều kiện địa hình đất đai

Xã Dương Phong, với địa hình đặc trưng miền núi, thấp dần từ Bắc xuống Nam, độ cao trung bình 150 - 250 mét. Địa hình của xã không bằng phẳng, dạng

địa hình bán sơn địa và phù xa ven sông Cầu, Độ dốc trung bình từ 50 - 200, tầng canh tác dày từ 50 - 100cm. Nhìn chung địa hình cao thấp không đồng đều gây không ít khó khăn cho việc đi lại, sản xuất và giao lưu hàng hóa của người dân trong xã.

* Hiện trạng sử dụng đất

Hiện trạng sử dụng đất chính là mô tả việc sử dụng đất của một địa phương và phản ánh trình độ, tập quán, khả năng sản xuất nông nghiệp của người nông dân, của địa phương đó. Muốn thúc đẩy sản xuất phát triển đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất tăng năng suất cây trồng, tăng khối lượng và chất lượng sản phẩm thì chúng ta phải đánh giá đúng hiện trạng sử dụng đất

Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2013 của xã Dương Phong

STT Mục đích sử dụng Diện tích

(Ha) Tỷ Lệ(%)

Tổng diện tích đất 4.773,36 100

1 Đất sản xuất nông nghiệp 156,15 3,271

1.1 Đất trồng cây hàng năm 84,40 1.1.1 Đất trồng lúa 73,26 1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 11,14 1.2 Đất trồng cây lâu năm 71,75 2 Đất lâm nghiệp 4.614,96 96,681 2.1 Đất rừng sản xuất 3.266,18 2.1.1 Đất có rừng tự nhiên sản xuất 393,58 2.1.2 Đất có rừng trồng sản xuất 1.296,61 2.1.3 Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất 1.575,99 2.1.4 Đất rừng phòng hộ 1.348,78 3 Đất nuôi trồng thủy sản 2,25 0,047

(Nguồn: UBND xã Dương Phong, 2013)

Qua bảng 4.1, Ta thy xã Dương Phong là một xã sản xuất nông nghiệp thuần túy với tổng diện tích đất nông nghiệp là 4.773,36 ha, Trong đất nông nghiệp thì diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn hơn cả 4.614,96 ha. Đất nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng thấp do hoạt động kém hiệu quả chỉ chiếm 0,047% diện tích đất nông nghiệp. Với diện tích đất khá rộng lớn của địa phương hiện có so với tiềm năng trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp đặc biệt là cây ăn quả có múi của xã là quá thấp, khả năng khai thác đất đai để phát triển cây ăn quả còn rất nhiều, Đất trồng lúa của xã Dương Phong chiếm diện tích khá khiêm tốn với diện tích 73,26 ha do vậy phải có quy hoạch và có biện pháp khai thác hợp lý những nơi trồng được cây ăn quả có như vậy thì diện tích đất sản xuất nông nghiệp sẽ ngày càng được mở rộng do một phần đất lâm nghiệp được chuyển sang và một phần đất chưa sử dụng được khai phá

4.1.1.3. Điều kiện khí hậu, thủy văn

Huyện Bạch Thông nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới, khí hậu gió mùa có mùa hè nóng, ẩm và mùa đông lạnh. Thể hiện ở bảng 4.2.

Bảng 4.2: Diễn biến lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm của huyện Bạch Thông năm 2013 Tháng Nhiệt độ trung bình (t0c) Độ ẩm không khí (%) Lượng mưa (mm) 1 11,5 90 18,5 2 16,2 87 13,6 3 17,7 88 110,1 4 21,6 83 45,5 5 24,9 84 140,6 6 28,5 90 159,7 7 27,5 87 193,4 8 29,9 88 206,8 9 27,5 90 235,7 10 24,5 89 130,1 11 23,5 87 18,8 12 17,5 84 4,4 BQ 22,56 87,25 103,01 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: UBND xã Dương Phong, 2013)

Qua bảng trên ta thấy:

Điều kiện khí hậu

Lượng mưa bình quân là 103,01 mm, lượng mưa phân bố không đều, trong năm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô bắt đầu từ

tháng 11 đến tháng 2 năm sau; độẩm không khí trung bình là 87,25 %. Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố khí hậu, dẫn đến một số kết quả sau: + Về nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 22,560C, tháng lạnh nhất là tháng 1 nhiệt độ trung bình là 11,50C. Tháng nóng nhất là tháng 8 nhiệt độ

trung bình là 29,90C. Như vậy nhiệt độ trên so với yêu cầu nhiệt độ của cây quýt là hoàn toàn phù hợp.

+ Mưa và độ ẩm: Mưa cũng là một trong những yếu tố khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, năng suất và phẩm chất cây ăn quả có múi nói

chung và cây quýt nói riêng. Lượng mưa tương đối đồng đều từ tháng 5 đến tháng 10 đều ở trên mức 100 mm, biến động lượng mưa giữa các tháng và giữa hai mùa nóng lạnh khá lớn.

Thủy văn

Xã Dương Phong có chế độ thuỷ văn chịu ảnh hưởng chính của Sông Cầu, chảy từ phía tây sang phía đông của xã. Ngoài ra trên địa bàn xã Dương Phong còn có các dòng song, khe suối nhỏ tạo thành mạng lưới thuỷ văn chính như: Khuổi Huốp, Khuổi Quang, Khuổi Lẻng,... Đây là nguồn cung cấp nước phục vụ

cho sản xuất, sinh hoạt của người dân trong xã. Tuy nhiên do có độ dốc lớn mùa mưa gây sạt lởđất cho những vùng có địa hình thấp tại địa phương.

Nhìn chung điều kiện thời tiết khí hậu trên phù hợp cho việc phát triển các loại cây trồng nông lâm nghiệp và đặc biệt là cam, quýt. Tuy nhiên với lượng mưa lớn tập trung ở một số tháng gây ngập úng do lượng nước quá dư thừa dẫn đến rễ

bị thối, sâu bệnh phát sinh và phát triển mạnh. Trái lại mùa khô thường có lượng mưa giảm mạnh gây thiếu nước ảnh hưởng không ít đến sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng đặc biệt là cây quýt tại địa phương.

4.1.2. Đánh giá về điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Dân số và nguồn lực lao động

Bảng 4.3: Dân số & Dân tộc xã Dương Phong năm 2013 TT Thôn/ dân tộc Tổng số hộ Kinh Số dân Tày Số dân Nùn gSố dân Dao Số dân Sán Chí số dân Dân tộc khác Tổng số dân 1 Nà Chèn 17 16 57 1 74 2 Bản Pè 27 19 98 1 145 3 Bản Mèn 69 25 200 225 4 Tổng Mú 46 30 130 1 3 164 5 Tổng Ngay 72 24 221 2 5 252 6 Nà Coọng 67 20 199 9 1 299 7 Bản Mún I 54 14 1 1 227 243 8 Bản Mún II 23 6 76 3 108 9 Bản Chàn 34 24 13 87 124

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả canh tác cây quýt tại xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 29)