Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 57 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
57
Dung lượng
488,22 KB
Nội dung
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM MA BÍCH DIỆP Tên đề tài: ĐIỀU TRA SINH KẾ NÔNG HỘ TẠI XÃ DƯƠNG QUANG, THỊ XÃ BẮC KẠN, TỈNH BẮC KẠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khuyến nông Khoa : Kinh tế & PTNT Lớp : K42 - KN Khóa học : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Dương Văn Sơn Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Sau thời gian nghiên cứu và học tập tại khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, được sự giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo và bạn bè tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Điều tra sinh kế nông hộ tại xã Dương Quang, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn”. Hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn tới thầy giáo PGS.TS. Dương Văn Sơn là người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trông suốt quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, đồng thời cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn đã giúp tôi hoàn thành đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh, chị trong ban lãnh đạo UBND xã Dương Quang, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn, đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập tại địa phương. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, nên tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014 Sinh viên Ma Bích Diệp DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Dương Quang 17 Bảng 4.2: Diện tích các cây trồng chủ yếu của xã Dương Quang 18 Bảng 4.3: Thống kê vật nuôi của xã Dương Quang năm 2013 21 Bảng 4.4: Dân số và lao động của xã Dương Quang 22 Bảng 4.5: Thành phần dân tộc ở xã Dương Quang 23 Bảng 4.6: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính năm 2013 24 Bảng 4.7: Thông tin chung về hộ điều tra 26 Bảng 4.8: Cấu trúc dân tộc trong các hộ điều tra 26 Bảng 4.9: Cấu trúc phân loại hộ điều tra theo các thôn 27 Bảng 4.10: Bình quân diện tích canh tác theo nhóm hộ (ha/hộ) 27 Bảng 4.11: Bình quân diện tích đất canh tác theo dân tộc (ha/hộ) 28 Bảng 4.12: Bìnhquân diện tích rừng và đất rừng theo nhóm hộ (ha/hộ) 29 Bảng 4.13: Bình quân diện tích rừng và đất rừng phân theo thôn và dân tộc 29 Bảng 4.14: Bình quân(%) thu nhập về nông nghiệp theo thôn và nhóm hộ 30 Bảng 4.15: (%) Thu nhập về phi nông nghiệp theo thôn và nhóm hộ 31 Bảng 4.16: (%) Thu nhập về trồng trọt theo thôn và nhóm hộ 32 Bảng 4.17: Số hộ trồng và (%) thu nhập từ các cây trồng chủ yếu tại Dương Quang 33 Bảng 4.18: (%) Thu nhập về chăn nuôi theo thôn và nhóm hộ 34 Bảng 4.19: Số hộ chăn nuôi và (%) thu nhập từ các vật nuôi chủ yếu tại Dương Quang 35 MỤC LỤC Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan 4 2.1.1. Sinh kế, tiếp cận sinh kế và khung sinh kế 4 2.1.2.Các loại nguồn vốn 9 2.1.3. Hộ và kinh tế hộ 10 2.2. Một số nghiên cứu về sinh kế 12 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, địa điểm và thời gian nghiên cứu. 15 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 15 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 15 3.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 15 3.2. Nội dung nghiên cứu 15 3.3. Phương pháp nghiên cứu 16 3.3.1. Thu thập thông tin số liệu thứ cấp 16 3.3.2. Thu thập thông tin số liệu sơ cấp 16 3.3.3. Phương pháp phân tích sử lý số liệu 16 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 17 4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Dương Quang có liên quan đến sản xuất nông nghiệp 17 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 17 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 19 4.1.3. Cơ cấu cây trồng chính của xã Dương Quang 24 4.2. Các hoạt động sinh kế và thu nhập của cộng đồng dân tộc xã Dương Quang 25 4.2.1. Thông tin về hộ và phân loại hộ điều tra 25 4.2.2. Diện tích đất canh tác, rừng và đất rừng của các hộ điều tra 27 4.2.3. Thu nhập về nông nghiệp và phi nông nghiệp 29 4.2.4. Thu nhập về trồng trọt của các hộ điều tra 32 4.2.5. Thu nhập từ chăn nuôi của các hộ điều tra 34 4.3. Khuyến nghị các giải pháp cải thiện sinh kế cộng đồng địa phương 38 4.3.1. Giải pháp chung 38 4.3.2. giải pháp riêng cho từng nhóm hộ 43 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 45 5.1. Kết luận 45 5.2. Khuyến nghị 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO 48 1 Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Sinh kế bền vững là một mối quan tâm đặt lên hàng đầu hiện nay của con người. Nó là điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển, nâng cao đời sống của con người nhưng vẫn đáp ứng được đòi hỏi về chất lượng môi trường tự nhiên. Trên thực tế cho thấy, việc lựa chọn những hoạt động sinh kế của người dân chịu ảnh hưởng rất lớn từ nhiều yếu tố: điều kiện tự nhiên, xã hội, yếu tố con người, vật chất, cơ sở hạ tầng. Việc điều tra các hoạt động sinh kế giúp chúng ta hiểu rõ hơn được những phương thức sinh kế của người dân có phù hợp với các điều kiện địa phương hay không. Các hoạt động sinh kế đó có bền vững, phát triển lâu dài và ổn định. Nước ta là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn và gần 70% lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Khu vực nông thôn có khoảng 13 triệu hộ, trong đó có khoảng hơn 11 triệu hộ chuyên sản xuất nông nghiệp. Với trình độ dân trí và tập quán canh tác còn hạn chế nên năng suất lao động chưa cao, thu nhập của nông dân còn thấp, tình trạng đói nghèo vẫn diễn ra rộng khắp các khu vực. Xây dựng các hoạt động sinh kế bền vững và xóa đói giảm nghèo là những chính sách xã hội cơ bản hướng vào phát triển con người, nhất là người nghèo, tạo cơ hội cho họ tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, để cho người nghèo có cơ hội và điều kiện tiếp cận các nguồn lực để phát triển sản xuất tự vươn lên thoát khỏi nghèo đói, có một cuộc sống ổn định hơn. Tuy nhiên thực tế hiện nay, người dân nghèo còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực để phát triển kinh tế. Họ ít có khả năng tiếp cận với các nguồn lực như tài chính, thông tin, cơ sở vật chất để kiếm kế sinh nhai. Để cải thiện sinh kế cho nông dân nghèo vùng cao, đặc biệt là các cộng đồng dân tộc thiểu số và phụ nữ cần có sự quan tâm của Nhà nước và các tổ chức xã hội, thông qua các hoạt động, thông qua hệ thống cây trồng/vật nuôi tổng hợp, phát triển sản xuất bền vững và sử dụng các cây trồng lương thực, thức ăn chăn nuôi, cần được đầu tư cả về vốn, vật tư nông nghiệp, tiến bộ 2 khoa học kỹ thuật, để phát triển nông nghiệp nông thôn, phát triển các hoạt động sinh kế, giúp người nông dân cải thiện cuộc sống. Qua đó ta thấy rằng sinh kế bền vững đang là một mối quan tâm đặt lên hàng đầu hiện nay của con người. Nó là điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển, nâng cao đời sống của con người nhưng vẫn đáp ứng được đòi hỏi về chất lượng môi trường tự nhiên. Để góp phần xây dựng, và củng cố thêm phần kiến thức đã học tại trường lớp vào địa phương đang ở, nhận thấy mặc dù xã Dương Quang là một xã gần trung tâm thị xã, nhưng điều kiện kinh tế của mọi người ở đó vẫn còn khó khăn, với 10 thôn tại xã nhưng vẫn còn rất nhiều hộ còn nghèo, không đủ ăn, không đủ trang trải cho cuộc sống gia đình, chủ yếu là họ chưa tìm ra cách để cải thiện sinh kế cho gia đình. Dương Quang là xã thuộc thị xã Bắc Kạn, mặc dù gần trung tâm thị xã nhưng do điều kiện về cơ sở hạ tầng, giao thông đi lại chưa hầu hết thuận tiện với một số thôn bản cách xa trung tâm UBND xã và thị xã vẫn còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí của người dân còn thấp, chủ yếu là người dân tộc, diện tích đất canh tác chưa đáp ứng đủ để sản xuất cũng như chua đủ để cải thiện sinh kế hơn với bà con, chủ yếu là làm nông nghiệp, phụ thuộc vào nông nghệp là chính và đất rừng, chưa biết cách làm để phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp. Chính vì vậy, những người dân nghèo, gặp rất nhiều khó khăn trở ngại trong việc tiếp cận sinh kế để từ đó tìm cho mình một kế sinh nhai để thoát nghèo một cách bền vững. Điều tra, đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cũng như tìm hiểu tình hình thực trạng về các hoạt động sinh kế của người dân nơi đây sẽ là cơ sở cho việc xây dựng một mô hình phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân miền núi xã Dương Quang nói riêng cũng như người dân trong địa bàn tỉnh nói chung, làm tiền đề cho các can thiệp của dự án phát triển nông thôn, các chương trình xóa đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế… để nâng cao đời sống cho người dân. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Điều tra sinh kế nông hộ tại xã Dương Quang, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn” 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương có liên quan đến sản xuất nông nghiệp. - Điều tra, đánh giá các hoạt động sinh kế và thu nhập của cộng đồng các dân tộc địa phương để làm cơ sở cho các can thiệp. - Đề xuất giải pháp can thiệp sinh kế và nâng cao thu nhập cho cộng đồng địa phương. 1.3. Ý nghĩa của đề tài Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học : - Củng cố thêm kiến thức thực tế cho sinh viên trong quá trình đi thực tập cơ sở. - Năng cao khả năng tiếp cận, thu thập, xử lý thông tin của sinh viên trong quá trình nghiên cứu. Ý nghĩa trong thực tiễn : - Tìm hiểu những nhân tố thuận lợi, tích cực hỗ trợ người dân tiếp cận nguồn lực sinh kế, từ đó có các biện pháp thúc đẩy. - Tìm ra những trở ngại trong việc tiếp cận phát triển sinh kế của người dân để đưa ra các giải pháp khắc phục. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan 2.1.1. Sinh kế, tiếp cận sinh kế và khung sinh kế - Khái niệm sinh kế: Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về sinh kế. Theo một số tác giả, sinh kế bao gồm năng lực tiềm tàng, tài sản (gồm các nguồn lực vật chất và xã hội như: cửa hàng, nguồn tài nguyên, đất đai, nước mặt, đường xá,…) cùng các hoạt động cần thiết làm phương tiện để kiếm sống của con người (Scoones, 1998). Sinh kế của nông hộ là hoạt động kiếm sống của con người, được thể hiện qua hai lĩnh vực chính là nông nghiệp và phi nông nghiệp. Hoạt động nông nghiệp bao gồm: (1)Trồng trọt: Lúa, ngô, khoai, sắn, lạc, cây ăn quả, rau màu, (2) chăn nuôi: Lợn, gà, trâu, bò, cá, và (3) Lâm nghiệp: Trồng cây keo, bạch đàn, mỡ, rừng. Hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu bao gồm các dịch vụ, buôn bán và các ngành nghề khác. Như vậy, trong phạm vi báo cáo này, sinh kế của người dân nông thôn được hiểu là các hoạt động sản xuất nông nghiệp để nuôi sống cho chính gia đình họ. Vì vậy, xây dựng kế hoạch chiến lược cải thiện sinh kế chính là việc xây dựng các thí nghiệm trình diễn hiện trường để góp phần cải thiện sinh kế địa phương. Qua đó góp phần phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo. - Tiếp cận sinh kế: Tiếp cận sinh kế là khái niệm tương đối mới mẻ. Nó phản ánh bức tranh tổng hợp các sinh kế của người dân hay cộng đồng, chứ không chỉ theo phương thúc truyền thống chú trọng đến một hoặc hai sinh kế (chẳng hạn như nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp…). Tiếp cận sinh kế sẽ mang lại cho cộng đồng cũng như những người hỗ trợ từ bên ngoài cơ hội thoát nghèo, thích nghi với điều kiền tự nhiên xã hội và có những thay đổi tốt hơn cho chính họ và cho các thế hệ tiếp theo. - Khung sinh kế: Có nhiều khái niệm về sinh kế như sau: + Sinh kế là sự kết hợp các hoạt động được thực hiện để sử dụng các nguồn lực để duy trì cuộc sống. Các nguồn lực có thể bao gồm các khả năng và kỹ năng cá nhân (nguồn lực con người), đất đai, tiền tích luỹ và các thiết bị 5 (nguồn lực tự nhiên, tài chính, và vật chất) và các nhóm trợ giúp chính thức hay các hệ thống trợ giúp không chính thức tạo điều kiện cho các hoạt động được diễn ra (nguồn lực xã hội). + Một sinh kế bao gồm năng lực tiềm tàng, tài sản (cửa hàng, nguồn tài nguyên, đất đai, đường xá) và các hoạt động cần có để kiếm sống. + Sinh kế của con người phụ thuộc vào khối lượng và chất lượng của những nguồn vốn mà họ có hoặc có thể tiếp cận. Sự thành công của các chiến lược và hoạt động sinh kế tùy thuộc và mức độ hiểu biết mà con người có thể kết hợp cũng như quản lý những nguồn lực mà họ có. Vì thế, bàn về sinh kế và sinh kế bền vững có rất nhiều ý kiến, cách tiếp cận khác nhau. + Có ý kiến cho rằng sinh kế là phương tiện/ cách thức để kiếm sống. Có ý kiến cho rằng sinh kế của một hộ gia đình hay của một cộng đồng còn được gọi là kế sinh nhai, là cách thức kiếm sống. Hoặc sinh kế là thu nhập ổn định có được nhờ áp dụng các phương thức/ biện pháp khác nhau. Và có ý kiến cho rằng sinh kế có thể được miêu tả như những quyết định, những hàng động mà họ sẽ được thực hiện không những để kiếm sống mà còn để đạt được những ước vọng của họ. + Ta có thể miêu tả một sinh kế như là sự kết hợp các hoạt động được thực hiện để sử dụng các nguồn lực để duy trì cuộc sống. Các nguồn lực có thể bao gồm các khả năng và kỹ năng cá nhân (nguồn lực con người), đất đai, tiền tích luỹ và các thiết bị (nguồn lực tự nhiên, tài chính, và vật chất) và các nhóm trợ giúp chính thức hay các hệ thống trợ giúp không chính thức tạo điều kiện cho các hoạt động được diễn ra (nguồn lực xã hội). + Theo DFID sinh kế bao gồm 3 thành tố chính: nguồn lực và khả năng con người có được, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế. có quan niệm cho rằng sinh kế không đơn thuần chỉ là vấn đề kiếm sống, kiếm miếng ăn và nơi ở. Mà nó còn đề cập đến vấn đề tiếp cận các quyền sở hữu, thông tin, kĩ năng, các mối quan hệ, (Wallmann, 1984). Sinh kế cũng được xem như là “sự tập hợp các nguồn lực và khả năng mà con người có được kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ”(DFID). Về cơ bản các hoạt động sinh kế là do mỗi cá nhân hay hộ gia đình tự quyết định dựa vào năng lực và khả năng của họ và đồng thời chịu tác động của các thể chế chính sách và các mối quan hệ xã hội và mỗi cá nhân và hộ gia đình tự thiết lập trong cộng đồng. [...]... họ tại xã Dương Quang, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu Các hoạt động sinh kế trong đề tài bao gồm hoạt động nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) và hoạt động phi nông nghiệp Thu nhập được tính trên thu nhập của nông nghiệp và phi nông nghiệp Nghiên cứu chọn mẫu 40 hộ trong vùng tại 4 thôn: Phặc Tràng, Nà Ỏi, Bản Pẻn, Nà Pài, phân bổ đều ở khu vực trong toàn xã Dương Quang, thị xã. .. đây: - Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Dương Quang, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn có liên quan đến sản xuất nông nghiệp + Điều kiện tự nhiên + Điều kiện kinh tế xã hội + Cơ cấu cây trồng chính của địa phương - Đánh giá và phân tích các hoạt động sinh kế và thu nhập của cộng đồng các dân tộc địa phương trong vùng dự án + Thông tin về các hộ và phân loại hộ tại địa bàn nghiên cứu;... vào sản xuất nông nghiệp Thông qua quá trình chọn mẫu điều tra tại địa bàn nghiên cứu, chọn ra được tổng số 40 hộ điều tra tại 4 thôn: Phặc Tràng, Nà Ỏi, Bản Pẻn, Nà Pài, một số thông tin cơ bản về các hộ và đặc biệt là chủ hộ điều tra này được trình bày ở bảng 4.7 Kết quả điều tra cho thấy: bình quân mỗi hộ điều tra có 3,75 nhân khẩu Điều đặc biệt là, hầu hết chủ hộ đều là nam giới (35 hộ) , với tuổi... dụng - Số liệu điều tra bảng hỏi được nhập vào máy tính trên Excel 17 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Dương Quang có liên quan đến sản xuất nông nghiệp 4.1.1 Điều kiện tự nhiên Dương Quang là một xã miền núi nằm ở phía Bắc của thị xã Bắc Kạn, có tổng diện tích tự nhiên 2.593,70 ha, chiếm 19,66 % diện tích đất tự nhiên của thị xã được xác định... quân cấp học của chủ hộ đã học là 6,075 (bảng 4.7) Bảng 4.7: Thông tin chung về hộ điều tra Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị Bình quân số nhân khẩu Khẩu /hộ 3,75 Bình quân tuổi của chủ hộ Tuổi 47,58 Số chủ hộ là nam giới Hộ 45 Số chủ hộ là nữ giới Hộ 5 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014) Trong tổng số 40 hộ điều tra tại 4 thôn: Phặc Tràng, Nà Ỏi, Bản Pẻn, Nà Pài, mỗi thôn điều tra 10 hộ Nếu phân theo cấu... hoạt động sinh kế, thu nhập và thời gian giành cho các hoạt động sinh kế (nông nghiệp và phi nông nghiệp) của cộng đồng địa phương 4.2 Các hoạt động sinh kế và thu nhập của cộng đồng dân tộc xã Dương Quang 4.2.1 Thông tin về hộ và phân loại hộ điều tra Trong lịch sử phát triển kinh tế quốc dân, thời kỳ nào vai trò của hộ gia đình cũng rất quan trọng, vì nó không những là “tế bào” của xã hội, là đơn... viên - Hộ nông dân: Theo ông Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn” Theo nhà khoa học Lê Đình Thắng (1993) cho rằng: nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn” Tác giả Frank Ellis định nghĩa: hộ nông dân là các hộ. .. Phặc Tràng, Nà Ỏi, Bản Pẻn, Nà Pài, phân bổ đều ở khu vực trong toàn xã Dương Quang, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắn Kạn 3.1.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm thực hiện: Đề tài được nghiên cứu tại xã Dương Quang, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn Thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài: + Thu thập số liệu điều tra nông hộ được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2014 + Thu thập các số liệu thứ cấp và phân... Thu nhập về nông nghiệp và phi nông nghiệp Sinh kế là những hoạt động mà con người dựa vào đó để sinh nhai và tồn tại Vì vậy, các khoản thu nhập được xem như một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sinh kế của cộng đồng nghiên cứu Đối với bà con nông dân, sinh kế của nông hộ bao gồm nông nghiệp và phi nông nghiệp Hoạt động nông nghiệp gồm trồng trọt, chăn nuôi, nghề rừng 30 Hoạt động phi nông nghiệp bao... thị trường,… Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung phân tích và đánh giá các hoạt động sinh kế, thu nhập (nông nghiệp và phi nông nghiệp) của cộng đồng địa phương Đây là cơ sở để có các tác động của can thiệp liên quan nhằm cải thiện sinh kế của cộng đồng địa phương Số liệu được thu thập tại bốn thôn xác định là Nà Ỏi, Bản Pẻn, Phặc Tràng, Nà Pài (thuộc xã Dương Quang, thị xã Bắc Kạn, tỉnh . trong toàn xã Dương Quang, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắn Kạn. 3.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm thực hiện: Đề tài được nghiên cứu tại xã Dương Quang, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. Thời. cứu Là các hộ gia đình nông dân trong xã, cùng với các hoạt động sinh kế của của họ tại xã Dương Quang, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Các hoạt động sinh kế trong đề. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM MA BÍCH DIỆP Tên đề tài: ĐIỀU TRA SINH KẾ NÔNG HỘ TẠI XÃ DƯƠNG QUANG, THỊ XÃ BẮC KẠN, TỈNH BẮC KẠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI