Giải pháp riêng cho từng nhóm hộ

Một phần của tài liệu Điều tra sinh kế nông hộ tại xã Dương Quang, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 48)

* Hộ không nghèo

- Mạnh dạn vay vốn đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi. Thiết kế xây dựng mô hình cây trồng vật nuôi khép kín nhằm tiết kiệm đất, giá thành thức ăn, vệ sinh môi trường được đảm bảo.

- Đầu tư thời gian học các lớp bồi dưỡng kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt do cán bộ xã tổ chức hoặc các chương trình trên truyền hình. Tìm kiếm thông tin qua đài, báo, sách, tạp chí, các lớp học bồi dưỡng nhằm nâng cao sự hiểu biết về kĩ thuật nuôi trồng để áp dụng trực tiếp cho hộ của mình.

- Luôn cập nhật các thông tin mới về cây trồng vật nuôi mới nếu thấy phù hợp có thể thử nghiệm rồi áp dụng trên diện rộng.

- Đi thăm các mô hình trang trại của các hộ đã thành công để học hỏi và áp dụng.

- Tập trung các nhóm hộ thành lập hợp tác xã đầu tư phát triển một vài sản phẩm.

- Tìm hiểu về thị trường giá cả các mặt hàng nông sản trong và ngoài nước. Đối phó linh hoạt với thị trường và giá cả.

- Đầu tư phát triển mặt hàng luôn có sẵn với số lượng lớn tại địa phương, phát triển mặt hàng đó thành thương hiệu của địa phương.

* Hộ cận nghèo

- Vay vốn xây dựng trang trại phát triển chăn nuôi.

- Trồng thử các giống cây mới để tìm ra được giống phù hợp đạt năng suất cao.

- Học hỏi thêm kiến thức về kỹ thuật cây trồng vật nuôi, các giống mới và kĩ thuật, biện pháp cho nuôi trồng đạt hiệu quả cao.

- Tín dụng ưu đãi dành cho hộ cận nghèo, vay vốn với lãi xuất thấp để

sản xuất, kinh doanh, nuôi con ăn học…

- Học thêm các ngành nghề phổ biến đề cải thiện.

- Học hỏi các phương thức làm ăn của các hộ khá giả tại xã từ đó rút ra bài học, kinh nghiệm để áp dụng và phát triển kinh tế hộ theo phương pháp phù hợp.

* Hộ nghèo

- Tìm hiểu các hình thức cho vay vốn với lãi xuất thấp đối với hộ nghèo. Mạnh dạn vay và đầu tư phát triển chăn nuôi.

- Tìm hiểu và trồng các giống mới nhằm đạt được năng xuất cao.

- Học hỏi thêm kiến thức về kĩ thuật cây trồng vật nuôi, các giống mới và kĩ thuật, biện pháp vho nuôi trồng đạt hiệu quả cao.

- Đa dạng hóa để tăng thu nhập nông nghiệp bằng cách kết hợp trồng cây hàng hóa ngắn ngày, và phát triển chăn nuôi.

- Từng bước thâm canh một loại cây hàng hóa nhằm tăng thu nhập theo cách “lấy ngắn nuôi dài”.

- Tận dụng ngồn vố tự có như đất đai, rừng, để phục vụ cho trồng trọt thêm, để phát triển cải thiện thêm sinh kế cho gia đình.

- Chú ý những lớp tập huấn của cán bộ khuyến nông xã tới địa bàn cho người dân, nhằm đưa những giống cây trồng, vật nuôi mới, có sức chống chịu cũng như hiệu quả kinh kế cao cho việc nuôi trồng của gia đình.

- Với mục tiêu xóa đói giảm nghèo luôn luôn khuyến khích các hộ gia

đình đẩy mạnh kiến thức, hiểu biết hơn, như vậy mới có cơ hội thoát được nghèo đói.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Dương Quang là xã miền núi, nhưng được lợi thế hơn cả là gần trung tâm thị xã. Vì vậy diện tích đất canh tác của bà con nơi đây cũng không nhiều, chỉ thuận tiện cho việc giao thông, buôn bán hơn, nhưng bên cạnh đó nông nghiệp tại xã lại không mang lại thu nhập cao cho người dân tại đây, những thu nhập về nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi hầu hết là do những người có tuổi tại gia đình, địa phương làm là chủ yếu, vì vậy diện tích đất canh tác chưa

được khai phá triệt để, bên cạnh đó thì thế hệ sau, lại chọn những nghành nghề khác ( phi nông nghiệp). Vì vậy, an ninh lương thực vẫn chưa bền vững,

đảm bảo được hầu hết không còn đói nghèo cho các hộ trong xã nói chung, đã và đang trở thành vấn đề quan trọng đối với đồng bào trong địa phương, nhất là đối với đồng bào dân tộc ít người, do ít đất canh tác, thiếu trình độ học vấn, văn hóa, giao thông không thận tiện, khó khăn trong việc giao lưu buôn bán. Do đó, để xuất các can thiệp liên quan đến các hoạt động về trồng trọt và chăn nuôi nhằm cải thiện sinh kế của cộng đồng địa phương là sự lựa chọn đúng đắn nhằm giải quyết nhu cầu cấp thiết của cộng đồng địa phương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc nghiên cứu thực trạng các hoạt động sinh kế và kết quả sinh kế có thể nhận thấy rằng đời sống của người dân địa phương chủ yếu vẫn là nông nghiệp với các hoạt động lao động sản xuất thủ công, dựa vào sức lao động bằng chân tay, và phi nông nghiệp chiếm phần nhỏ trong nông nghiệp các thành phẩm sản xuất ra từ nông nghiệp như trồng trọt chăn nuôi k hết, để bán ra thành phẩm mang lại tiền mặt và thu nhập kinh tế thêm cho hộ nông dân. Thu nhập của người dân nơi đây chủ yếu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp (chiếm tới 85,28%); Hoạt động phi nông nghiệp có tỷ trọng còn thấp, chỉ

chiếm 14,72% thu nhập. Trong nông nghiệp, ngành trồng trọt đem lại thu nhập cao chiếm tới 43,53%, bên cạnh đó chăn nuôi đem lai thu nhập 10,35%, như vậy có thể thấy trồng trọt vẫn là chủ lực đem lại kinh tế cho hộ dân tại

đây, trồng trọt ta thấy chiếm hơn gấp 3 lần so với chăn nuôi. Các hoạt động sinh kế nông nghiệp quan trọng của cộng đồng địa phương được xác định là: trồng lúa, ngô, sắn, chăn nuôi trâu, nuôi lợn, gia cầm.

Bên cạnh những thu nhập về nông nghiệp là chủ yếu thì phi nông nghiệp cũng góp phần lớn trong thu nhập kinh tế của địa phương, do thấy nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi không mang lại thu nhập lớn cho gia đình, vì thế trong mỗi hộ dân ở đây, có bố mẹ làm nông nghiệp hoàn toàn thì con cái hầu hết là chọn những nghành ngoài nông nghiệp ( phi nông nghiệp) để

góp phần làm tăng thêm thu nhập cho gia đình.

5.2. Khuyến nghị

Cùng với sự ra đời của các chính sách kinh tế mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cơ cấu ngành, các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân được tham gia vào các dự án phát triển công đồng, tham gia vào các hoạt động sinh kế để nâng cao đời sống của người dân. Thông qua các nhu cầu về việc tăng thu nhập cho người dân xây dựng các dự án về sản xuất, chế biến nông sản, tiêu thụ sản phẩm, tạo đầu ra cho sản phẩm nông sản, giúp người dân tiếp cận

được với kinh tế thị trường. Nâng cao đời sống, tăng thu nhập, đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân nơi đây.

- Về xây dựng chiến lược sinh kế bền vững: Hướng tới việc xây dựng sinh kế mang tính bền vững, đào tạo, tập huấn nâng cao những kĩ năng, phương thức trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nói riêng và các hoạt động sinh kế khác nói chung. Đồng thời tập trung nâng cao năng lực cho tầng lớp thanh thiếu niên để thay đổi chiến lược sinh kế trong tương lai gần. Tuyên truyền, nâng cao ý thức và tạo điều kiện để người dân tham gia vào xây dựng mô hình phát triển kinh tế, đa dạng hóa các hoạt động sinh kế tận dụng hết nguồn lực sẵn có tại địa phương.

- Về xây dựng hệ thống chính sách: Cải thiện hệ thống thông tin, nâng cao khả năng tăng tiếp cận các thể chế chính sách cho người dân. Xây dựng một chiến lược sinh kế và cải tạo sinh kế riêng cho người dân gặp khó khăn trong tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn sinh kế. Tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với nguồn thông tin mới, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, vật tư nông nghiệp. - Tạo điều kiện để sinh kế hộ nông dân phát triển không những mang lại lợi ích về kinh tế mà còn giúp an sinh xã hội, rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.Từ đó khuyến nghị một số vấn đề đặt ra để phát triển sinh kế nông hộ trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

- Xây dựng tổ chức khối nông lâm nghiệp (Phòng Nông nghiệp và PTNT, trạm khuyến nông, Thú y, Bảo vệ thực vật) kết hợp các chương trình hỗ trợ của tổ chức trong và ngoài nước về vốn, kiến thức cho nông hộ phát triển kinh tế. Tạo điều kiện cho người dân nông thôn học tập nâng cao trình

độ văn hóa, kiến thức về sản xuất nông lâm nghiệp, các chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

- Nâng cao hơn nữa năng lực cho người dân nông thôn thông qua các lớp học dài ngày về trồng trọt, chăn nuôi, quản lý kinh tế gia đình cho người dân nông thôn trên địa bàn. Để có chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần nâng cao trình độ cho giáo viên giảng dạy tại trung tâm.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm), chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành, trong nội ngành nông lâm nghiệp gắn với phát triển thị trường, tạo điều kiện cho phát triển sinh kế hộ gia đình không phải đi làm

ăn xa, có điều kiện chia sẻ lẫn nhau trong thực hiện vai trò sản xuất.

- Các ngành các cấp, đoàn thể tăng cường công tác phối kết hợp thực hiện đồng bộ các giải pháp thúc đẩy sinh kế nông hộ phát triển giúp người dân nông thôn nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt

1. Nguyến Đức Quang, 2011. Phân tích sinh kế và xây dựng kế hoạch xã Kim Lư (huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn). Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp Đại học, khoa Kinh tế & Phát trển nông thôn. Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, 2011.

2. Dương Văn Sơn và Nguyễn Trường Kháng, 2010. Giáo trình Xã hội học nông thôn. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010.

3. Dương Văn Sơn, 2011. Bài giảng Giám sát đánh giá khuyến nông. Trường

Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

4. Nguyễn Mỹ Vân (2009), Bài giảng sinh kế bền vững, Đại học khoa học Huế. 5. Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế của Xã Dương Quang năm 2013.

6. Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế của Ban mặt trận thôn năm 2013.

7. Bộ kế hoạch và đầu tư, sử dụng phương pháp tiếp cận sinh kế và khung phân tích, 2003.

8. Báo cáo tổng kết khuyến nông Xã Dương Quang (2012-2013), UBND xã Dương Quang.

9.Quyết định số 09/2011/QĐ - TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai

đoạn 2011- 2015.

10. DFID, (2002). Tài liệu Hướng dẫn về Sinh kế Bền vững. Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh.

Tài liệu Internet

11. http://corenarm.org.vn/?pid=92&id=571 12. http://www.huaf.edu.vn (trường ĐH Nông Lâm Huế) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHIẾU ĐIỀU TRA SINH KẾ HỘ

Phiếu số:... Người điều tra: ………...

I. Thông tin chung về hộ 1.1. Họ tên chủ hộ:...Tuổi:...

1.2. Địa chỉ: Thôn... Xã ………...

1.3. Dân tộc:... 1.4. Trình độ học vấn ………...…………...

1.5. Số nhân khẩu……….… 1.6. Số lao động…………...………....

1.7. Chuyên môn đào tạo (chưa đào tạo, sơ cấp, trung cấp, đại học)………...

1.8. Phân loại hộ theo nghề nghiệp (thuần nông, hỗn hợp, phi nông nghiệp)…...

1.9. Phân loại kinh tế hộ (không nghèo, cận nghèo, nghèo):...

2. Sinh tế nông nghiệp của hộ

Sinh kế ngành trồng trọt (kể cả lâm nghiệp)

2.1. Diện tích đất canh tác của hộ: ……… ha

2.2. Diện tích rừng và đất rừng ……… ha

2.3. Diện tích đất thuê trong 12 tháng qua ………. ha

2.4. Diện tích các cây trồng (kể cả cây lâm nghiệp) của hộ trong năm 2013

TT Cây trồng Diện tích (ha) Ghi chú

1 Lúa 2 Ngô 3 Sắn 4 Dong riềng 5 Khoai lang 6 Lạc 7 Đậu tương

8 Cây lâm nghiệp

9 Cây khác 1 (xin chỉ rõ)

10 Cây khác 2 (xin chỉ rõ)

2.5. Thu nhập về trồng trọt và lâm nghiệp

Cây trồng Phần trăm thu nhập từ trồng trọt và lâm nghiệp

Lúa Ngô Sắn Dong riềng Khoai lang Lạc Đậu tương

Cây lâm nghiệp

Cây khác 1 (xin chỉ rõ) Cây khác 2 (xin chỉ rõ) Cây khác 3 (xin chỉ rõ) Tổng cộng 100% Sinh kế ngành chăn nuôi 2.6. Sốđầu vật nuôi năm 2013

TT Vật nuôi Số con Ghi chú

1 Bò 2 Trâu 3 Dê 4 Ngựa 5 Lợn 6 Gà 7 Vịt 8 Ao cá (mét vuông) 9 Vật nuôi khác 1 (xin chỉ rõ) 10 Vật nuôi khác 2 (xin chỉ rõ) 11 Vật nuôi khác 3 (xin chỉ rõ)

2.7. Thu nhập về chăn nuôi Vật nuôi % thu nhập từ vật nuôi Bò Trâu Dê Ngựa Lợn Gà Vịt Cá Vật nuôi khác 1 (xin chỉ rõ) Vật nuôi khác 2 (xin chỉ rõ) Vật nuôi khác 3 (xin chỉ rõ) Tổng cộng 100%

3. Sinh tế phi nông nghiệp và cơ cấu thu nhập của hộ

3.1. Hoạt động phi nông nghiệp nào sau đây gia đình đang thực hiện? (x vào ô thích hợp) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TT Hoạt động phi nông nghiệp

Tích X vào ô thích hợp Mô tả chi tiết 1 Thương mại, buôn bán 2 Dịch vụ (sản xuất, đời sống) 3 Chế biến nông lâm sản 4 Ngành nghề

5 Phi nông nghiệp khác 1 (xin chỉ

rõ)

6 Phi nông nghiệp khác 2 (xin chỉ

rõ)

7 Phi nông nghiệp khác 3 (xin chỉ

3.2. Cơ cấu thu nhập về phi nông nghiệp

TT Hoạt động phi nông nghiệp % thu nhập phi nông nghiệp

1 Thương mại, buôn bán 2 Dịch vụ (sản xuất, đời sống) 3 Chế biến nông lâm sản

4 Ngành nghề

5 Phi nông nghiệp khác 1 (xin chỉ rõ) 6 Phi nông nghiệp khác 2 (xin chỉ rõ) 7 Phi nông nghiệp khác 3 (xin chỉ rõ)

Tổng cộng 100%

3.3. Thu nhập: Nông nghiệp …….%, phi nông nghiệp ……% (tổng cộng là 100%) 3.4. Thu nhập: Trồng trọt ………%, chăn nuôi ……….% (tổng cộng là 100%)

Một phần của tài liệu Điều tra sinh kế nông hộ tại xã Dương Quang, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 48)