Trong lịch sử phát triển kinh tế quốc dân, thời kỳ nào vai trò của hộ gia
đình cũng rất quan trọng, vì nó không những là “tế bào” của xã hội, là đơn vị
sản xuất và bảo đảm cuộc sống cho tất cả các thành viên trong gia đình, mà còn là chủ thể tiêu dùng rất đa dạng của nền kinh tế. Nhưng trước xu thế quốc tế hóa nền kinh tế đang diễn ra nhanh chóng hiện nay, phải nhận rõ những
khó khăn để có thêm những chính sách có tính chất đột phá nhằm tạo động lực mới, thật sự mạnh mẽ cho kinh tế hộ phát triển. Hộ gia đình được hiểu là tổ chức kinh tế, nó mang tính chất hành chính và địa lý. Trong thời kỳ hiện nay, người dân đang chịu tác động của quy luật phân loại, chuyển đổi các hoạt
động lao động nghề nghiệp, mỗi gia đình và cộng đồng đều có các hoạt động kinh tế nhằm thỏa mãn nhu cầu và phúc lợi vật chất cho các thành viên trong gia
đình, hoạt động kinh tế chủ yếu là các hoạt động dựa vào sản xuất nông nghiệp. Thông qua quá trình chọn mẫu điều tra tại địa bàn nghiên cứu, chọn ra
được tổng số 40 hộ điều tra tại 4 thôn: Phặc Tràng, Nà Ỏi, Bản Pẻn, Nà Pài, một số thông tin cơ bản về các hộ và đặc biệt là chủ hộđiều tra này được trình bày ở bảng 4.7.
Kết quả điều tra cho thấy: bình quân mỗi hộ điều tra có 3,75 nhân khẩu.
Điều đặc biệt là, hầu hết chủ hộđều là nam giới (35 hộ), với tuổi bình quân là 47,58 tuổi. Nếu tính theo cấp học phổ thông 3 cấp 1, 2 và 3 thì bình quân cấp học của chủ hộđã học là 6,075 (bảng 4.7).
Bảng 4.7: Thông tin chung về hộđiều tra
Chỉ tiêu Đơn vị tính Giá trị
Bình quân số nhân khẩu Khẩu/hộ 3,75 Bình quân tuổi của chủ hộ Tuổi 47,58 Số chủ hộ là nam giới Hộ 45 Số chủ hộ là nữ giới Hộ 5
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)
Trong tổng số 40 hộđiều tra tại 4 thôn: Phặc Tràng, Nà Ỏi, Bản Pẻn, Nà Pài, mỗi thôn điều tra 10 hộ. Nếu phân theo cấu trúc dân tộc trong tổng số 40 hộ điều tra, thì dân tộc Tày chiếm cao nhất (27 hộ, 67,5%), tiếp đến là dân tộc Kinh (8 hộ, chiếm 20,0%), dân tộc Nùng có 5 hộ, chiếm 12,5% (bảng 4.8).
Bảng 4.8: Cấu trúc dân tộc trong các hộđiều tra
Thôn Tày Kinh Nùng Tổng số
Nà Ỏi 7 2 1 10 Bản Pẻn 7 1 2 10 Phặc Tràng 7 3 0 10 Nà Pài 6 2 2 10 Tổng số 27 8 5 40 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)
Nếu theo tiêu chí phân loại kinh tế hộ thì, trong tổng số 40 hộ điều tra, nhóm nghèo là 4 hộ, chiếm 10%, nhóm cận nghèo có 7 hộ, chiếm 17,5%, cao nhất là nhóm không nghèo (29 hộ, chiếm tỷ lệ 72,5%). Chi tiết xem ở bảng 4.9.
Bảng 4.9: Cấu trúc phân loại hộđiều tra theo các thôn
Thôn Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ khác Tổng số Nà Ỏi 1 1 8 10 Bản Pẻn 1 3 6 10 Phặc Tràng 0 1 9 10 Nà Pài 2 2 6 10 Tổng số 4 7 29 40 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014) 4.2.2. Diện tích đất canh tác, rừng và đất rừng của các hộđiều tra
Sinh kế nông hộ phụ thuộc vào diện tích các loại đất của hộ, vì đất đai là nguồn tài nguyên quan trọng nhất đối với nông dân, là tư liệu sản xuất không thể thay thế của sản xuất nông nghiệp.
Bảng 4.10: Bình quân diện tích canh tác theo nhóm hộ (ha/hộ)
Thôn Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ khác Trung bình thôn Nà Ỏi 1,00 1,12 1,40 1,48 Bản Pẻn 0,41 1,50 1,38 1,20 Phặc Tràng 0 1,00 1,23 1,52 Nà Pài 0,30 0,97 0,80 0,75 Trung bình 0,69 1,09 1,32 1,03 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)
Thực tế tại địa phương điều tra, chúng tôi thấy có hai loại đất quan trọng nhất đối với đồng bào địa phương là đất canh tác, rừng và đất rừng. Trong đó, đất canh tác là toàn bộđất mà hộ nông dân sử dụng để canh tác và trồng trọt các cây trồng nông nghiệp như lúa, ngô, sắn, dong riềng, rau màu các loại, đậu đỗ,… Diện tích đất canh tác trung bình các hộđiều tra tại 4 thôn phân theo nhóm hộđược trình bày ở bảng 4.10.
Số liệu điều tra cho thấy: Diện tích đất canh tác của các hộ có sự biến
động rất lớn tại các thôn khác nhau, từ 0,75 - 1,52 ha, thấp nhất ở thôn Nà Pài (0,75ha) và cao nhất là thôn Phặc Tràng (1,52 ha). Nếu tính theo phân loại hộ,
thì hộ nghèo có đất canh tác ít nhất (0,69 ha), sau đó là hộ cận nghèo (1,09 ha) và cao nhất là hộ có kinh tế trung bình (hộ khác) là (1,32 ha). Như vậy, có thể kết luận rằng: Những hộ nghèo là những hộ có ít đất canh tác, vì không có tư liệu đặc biệt, đó là đất đai để sản xuất nông nghiệp, do địa bàn khu vực ở khó khăn cho việc khai phá đất đai để trồng trọt, chăn nuôi, giao thông, buôn bán. (bảng 4.10).
Bảng 4.11: Bình quân diện tích đất canh tác theo dân tộc (ha/hộ)
Thôn Tày Kinh Nùng Trung bình
Nà Ỏi 1,94 1,51 0,39 1,28 Bản Pẻn 1,44 0,15 0,64 0,74 Phặc Tràng 1,65 0,54 0,85 1,01 Nà Pài 1.49 0,72 0,51 0,91 Trung bình 1,63 0,73 0,6 0,99 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)
Nếu tính theo cộng đồng dân tộc, thì dân tộc Nùng có ít đất canh tác nhất (0,6 ha/hộ), sau đó là đến cộng đồng dân tộc Kinh (0,73 ha/hộ), và cao nhất là dân tộc Tày (1,63 ha). (bảng 4.11).
Về rừng và đất rừng, Dương Quang là xã miền núi, nên đất đai nông nghiệp không nhiều, chủ yếu là rừng, bà con chưa biết cách khai phá đất đai
để phục vụ cho trồng trọt, chăn nuôi,… hầu hết là rừng tự nhiên, đất canh tác cũng đa số nhiều nhưng tập chung ở những vùng xa xôi, không có người ở, khó khăn cho việc khai thác để làm nhà ở cũng như phục vụ cho hoạt động chăn nuôi, trồng trọt tại địa phương.
Mặc dù là một xã miền núi nhưng lĩnh vực hoạt động trong lâm nghiệp không phải là một thế mạnh của địa phương, người dân chỉ trồng các loại cây như: tre, mỡ, keo…ở các đồi thấp nằm ven thôn. Tuy nhiên diện tích và số
lượng không lớn, sản lượng từ các loại gỗ ấy dùng để bán cho những thương nhân nhỏ, hoặc nhập cho các nhà máy sản xuất giấy về thu mua tại địa phương. Sở dĩ, hoạt động sản xuất trong lĩnh vực lâm nghiệp không phải là thế mạnh với người dân xã Dương Quang. Mặt khác, khả năng thu hồi và xoay vốn chậm thêm vào đó là năng lực tài chính của người dân không dồi dào cho nên để đầu tư vào hoạt động lâm nghiệp thực sự không phải một lựa chọn thông minh, và hợp lí trong điều kiện có hạn của người dân.
Kết quả điều tra cho thấy (bảng 4.12): Trung bình mỗi hộ có 2,15 ha
đất rừng và rừng, cao gấp hơn hai lần so với đất canh tác nông nghiệp (1,03 ha/hộ). Nếu tính theo nhóm hộ, thì thấp nhất ở nhóm hộ nghèo (1,82 ha/hộ),
sau đó là nhóm hộ cận nghèo (2,16 ha) và cao nhất là nhóm có thành phần kinh tế trung bình (4,15 ha/hộ). Như vậy, có thể nói những hộ có kinh tế khá giả là những hộ vừa có nhiều đất canh tác nông nghiệp, lại vừa có nhiều rừng và đất rừng.
Bảng 4.12: Bìnhquân diện tích rừng và đất rừng theo nhóm hộ (ha/hộ)
Thôn Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ khác Trung bình thôn Nà Ỏi 2,08 0,85 4,94 3,64 Bản Pẻn 1,18 2,21 4,55 2,98 Phặc Tràng 0 1,20 5,72 1,95 Nà Pài 1,15 1,67 4,1 1,55 Trung bình 1,82 2,16 4,15 2,15 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)
Bảng 4.13: Bình quân diện tích rừng và đất rừng phân theo thôn và dân tộc
Thôn Tày Kinh Nùng Trung bình
Thôn Nà Ỏi 2,96 1,33 0,65 1,65 Bản Pẻn 4,43 0,432 1,08 1,98 Phặc Tràng 3,59 2,28 0,00 1,96 Nà Pài 2,99 0,65 1,07 1,57 Trung bình 3,49 1,17 0,7 1,75 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)
Nếu tính theo cộng đồng dân tộc, thì dân tộc Tày là dân tộc có nhiều rừng và đất rừng nhất, ( bình quân có 3,49 ha rừng và đất rừng ), nhiều nhất trong 3 dân tộc chủ yếu tại 4 thôn điều tra, sau đó là tới công đồng dân tộc Kinh (bình quân có 1,17 ha/hộ), thấp nhất là dân tộc Nùng, bình quân mỗi hộ chỉ
có 0,7 ha rừng và đất rừng, thấp hơn so với bình quân chung của xã (bảng 4.13).
4.2.3. Thu nhập về nông nghiệp và phi nông nghiệp
Sinh kế là những hoạt động mà con người dựa vào đó để sinh nhai và tồn tại. Vì vậy, các khoản thu nhập được xem như một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sinh kế của cộng đồng nghiên cứu.
Đối với bà con nông dân, sinh kế của nông hộ bao gồm nông nghiệp và phi nông nghiệp. Hoạt động nông nghiệp gồm trồng trọt, chăn nuôi, nghề rừng.
Hoạt động phi nông nghiệp bao gồm buôn bán, thương mại, dịch vụ xay sát, chế
biến thực phẩm, chế biến đồ uống, tiền lương và phụ cấp, các khoản biếu tặng,…
Bảng 4.14: Bình quân(%) thu nhập về nông nghiệp theo thôn và nhóm hộ
Thôn Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ khác Trung bình Thôn Nà Ỏi 90,0 75,0 82,3 80,15 Bản Pẻn 100 98,0 70,1 86,7 Phặc Tràng 0 82,2 59,7 88,6 Nà Pài 97,1 80,1 66,1 73,3 Trung bình 89,01 86,1 75,4 85,28 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)
Kết quả điều tra cho thấy: Nhìn chung, nông nghiệp vẫn là nguồn thu nhập chính của bà con nông dân địa phương, chiếm từ 70,1 - 100%, chiếm lớn trong hoạt động của người dân trong xã, nông nghiệp luôn là chủ yếu, với hầu hết nhà nào cũng trồng lúa là cây chủ đạo. Nếu phân theo thôn, thì Nà Pài là thôn có thu nhập về nông nghiệp thấp nhất (73,3%), cao nhất là Phặc Tràng (88,6%). Nếu xét theo thành phần kinh tế nông hộ những hộ nghèo có thu nhập về nông nghiệp cao nhất (89,01%), hộ cận nghèo có thu nhập nông nghiệp chiếm 86,1%, hộ không nghèo, thu nhập về nông nghiệp chiếm thấp nhất 75,4% (bảng 4.14). Như vậy, chúng ta thấy: những hộ nghèo thường là những hộ không biết thương mại và kinh doanh. Họ rất chú trọng đến nông nghiệp, vì họ cho rằng tại đó không bám vào làm nông thì không còn biết cách nào khác để sinh sống, với diện tích đất trồng của mỗi gia đình, có gia
đình trồng xen lẫn nhiều loại cây khác nhau sẽ đem lại hiệu quả kinh tế khác nhau, đa dạng hơn, nhưng thực tế nhận thấy người dân nơi đây vẫn chưa biết cách khai phá, củng cố thêm đất đai, hay tận dụng những ngồn lực chủ yếu tại
địa phương để phục vụ cho nông nghiệp của gia đình cũng như nền kinh tế, những hộ nghèo, cận nghèo thường không biết làm gì khác ngoài việc làm nông, làm lúa, với canh tác ít ỏi, họ không mang lại phần thu nhập lớn cho gia
đình mình, cũng không dám mạnh dạn kinh doanh hay không có kiến thức về
kinh doanh để cải thiện thêm sinh kế đời sống cho gia đình, vì thế ông cha chúng ta có câu nói: “Phi thương bất phú” là như vậy.
Ngược lại với thu nhập về nông nghiệp, các hộ điều tra có thu nhập về
thì Nà Ỏi là thôn có thu nhập phi nông nghiệp cao nhất (31,2%), trong đó những hộ không nghèo (khá giả) có thể có thu nhập cao hơn, đến (24,16%).
Đây là thôn trung tâm, có nhiều hoạt động liên quan đến thị trường như làm bánh, nấu rượu, chế biến nông sản, thu mua lương thực thực phẩm, buôn bán, thương mại.
Bảng 4.15: (%) Thu nhập về phi nông nghiệp theo thôn và nhóm hộ
Thôn Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ khác Trung bình Thôn Nà Ỏi 13,3 20,0 20,2 31,2 Bản Pẻn 0 9,12 27,0 23,3 Phặc Tràng 0 5,1 20,9 21,0 Nà Pài 7,9 10,8 10,9 18,0 Trung bình 10,98 13,9 24,16 14,72 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)
Nếu tính theo thành phần kinh tế hộ, thì hộ nghèo có thu nhập phi nông nghiệp ít nhất (10,98%), sau đó là hộ cận nghèo (13,9%), cao nhất là hộ
không nghèo (kinh tế trung bình và khá), đạt tới (24,16%). (bảng 4.15).
Nhằm nâng cao thu nhập, tận dụng sức lao động lúc nông nhàn, ngoài việc đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, các hộ còn tham gia các hoạt
động ngoài lĩnh vực nông nghiệp. Đối với các hộ có vị trí thuận lợi về giao thông, địa lý có thể phát triển các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt. Bên cạnh đó cũng có hộ làm các dịch vụ như xay xát, tuốt lúa…phục vụ
trong và ngoài địa phương. Các hộ này phải có nguồn vốn, có lao động và khả
năng nắm bắt thị trường. Làm kinh doanh dịch vụ có thể đem lại thu nhập cao cũng có thể gặp phải rủi ro, chi phí đầu tư cho dịch vụ chủ yếu là vốn ban đầu. Vì vậy, chỉ có các hộ thuộc nhóm không nghèo (khá và trung bình) mới có khả
năng và dám mạnh dạn kinh doanh. Ngoài ra lao động của hộ còn đi làm các ngành nghề khác như: may, lâm sản, làm thuê, để tăng thêm thu nhập cho hộ.
Với mục đích phục vụ nhu cầu của người dân trong thôn về các dịch vụ
sử dụng vào lĩnh vực sinh hoạt hàng ngày. Tại đây cũng có các hộ buôn bán nhỏ lẻ các mặt hàng tạp hóa, hàng ăn, rau, theo thống kê, tại 4 thôn chọn mẫu 40 hộ có 6 hộ hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thương mại nhỏ lẻ. Tuy nhiên, quy mô hoạt động còn nhỏ lẻ manh mún, chỉ cung ứng đủ nhu cầu của người dân trong địa bàn thôn.
Ngoài các hoạt động sinh kế kể trên, tại 40 hộ có 3 hộ hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển, ngành vận chuyển trong thôn chủ yếu chở các loại
nguyên liệu như: sỏi, cát, gạch, đá. Để xây dựng nhà cửa cũng như các công trình nhỏ khác.
Có thể nói các hoạt động sinh kế của người dân đa dạng và phong phú, mỗi hình thức sinh kế đều có những thế mạnh và điểm yếu khác nhau. Nhưng tựu trung lại, có thể đánh giá rằng người dân địa phương tập chung chủ yếu vào nông nghiệp và hoạt động sản xất với cây lúa là chủ yếu, cũng là sinh kế
chính của người dân trong xã. Tuy nhiên để phát huy hết tiềm năng sẵn có trong vùng thì cần phải có một chiến lược phát triển lâu dài và hợp lí mới có thể xây dựng nên một mô hình sinh kế mới và bền vững hơn.
4.2.4. Thu nhập về trồng trọt của các hộđiều tra
Đối với Việt Nam, đất nước có nền văn minh lúa nước, vì vậy cùng với lúa nước, trồng trọt được coi là ngành quan trọng nhất, luôn luôn được đi trước một bước so với các ngành khác trong sinh kế nông hộ và có vai trò trung tâm trong hệ thống nông nghiệp.
Kết quả điều tra cho thấy: Thu nhập về trồng trọt biến động theo thôn và theo nhóm hộ khác nhau về điều kiện kinh tế. Nếu xét theo thôn, thì Phặc Tràng là thôn có thu nhập về trồng trọt cao nhất, đạt bình quân (70,0%), sau
đó là thôn Nà Ỏi (63,3%), đứng thứ 3 có thu nhập về trông trọt là thôn Nà Pài,
đạt bình quân (62,8%), cuối cùng có thu nhập thấp nhất về trồng trọt là thôn Bản Pẻn, (50,7%). (bảng 4.16).
Nếu tính theo nhóm hộ khác nhau về điều kiện kinh tế, thì nhóm hộ nghèo, có thu nhập về trồng trọt cao nhất (80,0%), sau đó là nhóm hộ cận nghèo (70,25%), thấp nhất là nhóm hộ không nghèo, (55,23%) (bảng 3.16). Qua đây, chúng ta thấy: nhìn chung, hộ càng nghèo thì càng có thu nhập về
trồng trọt càng cao, do người nghèo cần có cái ăn trước, mà để kiếm ăn từ
trồng trọt và canh tác có chi phí thấp hơn và dễ dàng hơn so với chăn nuôi vật nuôi và nuôi trồng thủy sản.
Bảng 4.16: (%) Thu nhập về trồng trọt theo thôn và nhóm hộ
Thôn Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ khác Trung bình Thôn Nà Ỏi 65,0 60,2 63,3 63,3 Bản Pẻn 50,0 42,8 50,2 50,7 Phặc Tràng 0 75,0 54,4 70,0 Nà Pài 70,2 50,5 53,0 62,8 Trung bình 80,0 70,25 55,23 63,23 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)
Các cây trồng chủ yếu được bà con nông dân địa phương canh tác gồm: lúa, ngô, sắn, dong riềng, lạc cây lâm nghiệp (mỡ, keo),… Số liệu điều tra cho thấy: Lúa và ngô là hai loại cây trồng được nhiều hộ trồng nhất, chiếm tới từ
97,5 - 62,5 %,với số hộ trồng lúa là 39/40 ( tổng số hộ trong 40 hộđiều tra, tại 4 thôn, và tổng số trồng ngô 25/40. Số hộđiều tra đa sốđều trồng lúa và ngô, chứng tỏ vai trò quan trọng của hai loại cây trồng lương thực này trong sinh kế đồng bào địa phương. Tuy nhiên, về thu nhập, lúa có thu nhập cao nhất, chiếm tới 94,72 % tổng thu nhập của hộ. Sau đó là ngô chiếm tới 10,08% thu