Thu nhập từ chăn nuôi của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Điều tra sinh kế nông hộ tại xã Dương Quang, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 39)

Cùng với trồng trọt, chăn nuôi cũng có đóng góp quan trọng trong sinh kế cộng động địa phương, đặc biệt đối với các hộ không nghèo, có kinh tế

trung bình và khá giả. Số liệu điều tra cho thấy (bảng 4.18): Nếu tính theo thôn, thì Nà Ỏi là thôn có thu nhập về chăn nuôi thấp nhất (20,3%), sau đó là thôn Bản Pẻn (25,1%). Thôn cao nhất là thôn Nà Pài có thu nhập từ chăn nuôi là (48,2%), sau đó đứng thứ 2 là thôn Phặc Tràng có thu nhập chăn nuôi là (38,6%), do các thôn này có nhiều điều kiện về thức ăn để phát triển chăn nuôi trâu, lợn và gia cầm nhiều hơn so với 2 thôn Nà Ỏi và Bản Pẻn.

Nếu tính theo điều kiện kinh tế hộ, thì các hộ có kinh tế nghèo có thu nhập về chăn nuôi thấp nhất, chỉ đạt bình quân 20,0%, tiếp đến là nhóm hộ

cận nghèo (29,75%). Nhóm hộ không nghèo, (kinh tế trung bình và khá giả) có thu nhập về chăn nuôi cao nhất, đạt 44,76% (bảng 4.18).

Những loài vật nuôi được bà con nông dân địa phương chăn nuôi là: lợn, trâu, bò, gà, vịt, cá . Kết quả điều tra cho thấy (bảng 4.19): Có 16 hộ trên tổng số 40 hộđiều tra có nuôi gà (chiếm tỷ lệ 40,0%), đem lai thu nhập 19,4% cho những hộ nuôi gà; có 7 hộ trên tổng số 40 hộ điều tra chăn nuôi ao cá, chiếm tỷ lệ 17,5% tổng số hộ điều tra, đem lại thu nhập bình quân khá cao tới 24,6% cho những hộ có nuôi ao cá.

Bng 4.18: (%) Thu nhp v chăn nuôi theo thôn và nhóm h

Thôn Hộ nghèo Hộ cận nghèo Hộ khác Trung bình Thôn Nà Ỏi 10,0 20,2 58,1 20,3 Bản Pẻn 30,0 35,0 36,2 25,9 Phặc Tràng 0 29,8 49,0 38,6 Nà Pài 39,1 30,0 40,0 48,2 Trung bình 20,0 29,75 44,76 36,77 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)

Các ngành chăn nuôi của hộ vẫn chưa được phát triển mạnh, chưa có các loại hình chăn nuôi lớn, mà chỉ sản xuất nhỏ lẻ để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Cùng các loài vật nuôi thuộc nhóm nhai lại được cộng đồng địa phương chăn nuôi nhiều. Kết quả điều tra có tới 17,5% tổng số hộđiều tra có nuôi trâu, và 5,0% tổng hộ nuôi bò là 5 hộ trên tổng số 40 hộđiều tra. Hầu hết

các hộ trong thôn, xã nhìn chung mỗi gia đình nếu được xét vào hộ nuôi trung bình, có thu nhập tương đối khá giả thì mỗi gia đình đều có 1 con bò hay 1 con trâu, bên cạnh những việc trồng trọt thì chăn nuôi thêm trâu bò với số vốn khá cao/con nhưng nó lại góp phần làm tăng lên kinh tế hộ cho mỗi gia đình tại địa phương.

Lợn có thể nói cũng là 1 loài vật nuôi chủ yếu tại địa phương. Số liệu

điều tra cho thấy: có 8 trên tổng số 40 hộ điều tra có nuôi lơn, chiếm tỷ lệ

20,0%, đem lại thu nhập bình quân 10,1% cho những hộ có nuôi lợn, vì lợn là loài động vật mang lại thu nhập khá cao và ổn định đối với bà con ở vùng này, cho nên quy mô nuôi lợn ở mỗi gia đình gồm cả đất trồng trọt lúa, ngô.. thì nuôi lợn với trang trại vừa và nhỏ của gia đình cũng tầm 20-30 con trở lên, góp phần đem lại thu nhập kinh tế cho người dân gia đình nuôi lơn. Và sau đó có 6 hộ nuôi vịt, tỷ lệ hộ nuôi là 15,0% số hộđiều tra có nuôi vịt, đem lại thu nhập là 5,71% cho những hộ có nuôi loài thủy cầm này (bảng 4.19). Đó là những vật nuôi đa số chủ yếu có tại 4 thôn xác định điều tra, mang lại thu nhập cũng như nền kinh tế cho từng gia đình hộ nuôi, bên cạnh đó còn 1 số

loại vật nuôi thêm của gia đình nhằm mục đích củng cố thêm cho gia đình như chim cảnh, chó, mèo.

Bng 4.19: S h chăn nuôi và (%) thu nhp t các vt nuôi ch yếu ti Dương Quang

TT Tên vật nuôi Số hộ nuôi Tỷ lệ hộ nuôi (%) % thu nhập

1 Bò 2 5,0 0,46 2 Trâu 7 17,5 0,91 3 Lợn 8 20,0 10,1 4 Gà 16 40,0 19,4 5 Vịt 6 15,0 5,71 6 Cá 7 17,5 24,6 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)

Qua bảng 4.19 số hộ chăn nuôi và % thu nhập từ các vật nuôi chủ yếu tại xã chúng ta có thể thấy các hộ gia đình vẫn còn chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún, chủ yếu chăn nuôi thêm một số con vật với số lượng khá ít để tăng thêm một số

kinh tế cho gia đình, trong 40 hộ điều tra ở tại 4 thôn vẫn chưa thấy có hộ nào cải tiến với số lượng lớn, nhiều vật nuôi hay gia cầm để làm trang trại có giá trị

cao về kinh tế, người dân tại địa phương cũng cho biết do điều kiện gia đình còn khó khăn, không có vốn đầu tư nhiều, sợ rủi do cao, các dịch bệnh từ vật nuôi, chưa có đủ kinh nhiệm và kiến thức để nuôi hay phòng và nuôi các loại vật nuôi, gia cầm, chính vì vậy mà họ chỉ dam nuôi nhỏ lẻ từ 10 - 20 con gà, hay có nhà chỉ 5 - 10 con.

Với các số liệu trên đây, chúng ta thấy rõ ràng một bức tranh về hoạt

động sinh kế của cộng đồng các dân tộc đia phương tại xã Dương Quang. Ta có thể nhận thấy % mức thu nhập ước tính hoàn toàn khác nhau đối với ba loại hộ điều tra, hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ khác. Trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp, hộ nghèo luôn có mức thu nhập về nông nghiệp cao nhất, và phi nông nghiệp thấp, vì lí do chủ yếu là người dân chỉ

trông đợi vào nền nông nghiệp tại gia đình, mà không biết cách làm mới những hình thức sinh kế khác, tiếp sau đó là hộ cận nghèo có mức thu nhập về

nông nghiệp đứng thứ hai, hộ khác “hộ không nghèo” có mức thu về nông nghiệp không đáng kể vì lí do chính họ đã không hẳn phụ thuộc sinh kế gia

đình vào mỗi nông nghiệp, họ đã biết cách đẩy mạnh nông nghiệp, khai thác và kinh doanh với những mặt hàng nông nghiệp làm được, đẩy mạnh phi nông nghiệp để có cơ hội nâng cao thu nhập hơn.

Có thể thấy hoạt động về lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi có số chênh lệnh hoàn toàn khác nhau, vì đặc điểm đất đai, khi hậu, địa hình địa điểm tại

địa phương mà nhận thấy trên tổng số 40 hộđiều tra trên 4 thôn trong xã, tập trung vào những thôn có địa hình gần trung tâm xã nhất và những thôn có địa hình, địa điểm xa trung tâm xã, điều kiện đi lại hơi khó khăn và đất đai nghèo khó, không thuận tiện cho việc đi lại, những thôn khó khăn như vậy có thể

thấy tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao hơn so với những thôn ở gần trung tâm xã, với điều kiện giao thông đi lại cũng nhưđịa hình đất đai thuận tiện hơn, và chúng ta cũng có thể thấy, trồng trọt tại địa phương luôn cao hơn với chăn nuôi, vì từ xa xưa với việc canh tác đất đai để trồng trọt đối với bà con ở khu vực này vẫn là chủ yếu hơn cả, nhất là đối với cây lúa, nó mang lại nguồn sinh sống hàng ngày cho nông dân tại khu vực cũng như là của cải cần thiết của mỗi gia đình, vì thế ít nhất gia đình nào cũng có 1 số diện tích đất trồng nhất định. Còn theo người dân cho biết: chăn nuôi cũng mang lại rất nhiều

khoản thu cho nền kinh tế gia đình, nhưng chủ yếu là họ chưa biết cách để

nuôi các loại vật nuôi, sợ dịch bệnh, mất mát lớn, chưa có kinh nghiệm nhiều, không dám mạo hiểm cũng như nguồn vốn có hạn, không thể tập trung đầu tư

những trang trại lớn, quy mô, kinh ngiệm chưa chắc chắn.

- Điều tra sinh kế nông hộ trên địa bàn, đã ước tính được phần nào thu nhập về nông nghiệp và phi nông nghiệp trong địa bàn xã, hoạt động nông nghiệp bao gồm trồn trọt và chăn nuôi, và đã cho thấy sự không ngừng phát triển trên cơ sở kết hợp đa dạng và chuyên môn hóa sản xuất theo yêu cầu của thị trường. Nhiều hộ nông dân đã tiếp cận được với công nghệ sản xuất tiên tiến và không ngừng vươn lên làm giàu. Trong trồng trọt đã tạo ra nhiều nông sản như lúa, gạo, ngô, khoai, dong riềng và cây lâm nghiệp…trong trồng trọt vẫn là chủ yếu đẩy mạnh và chăn nuôi, đại gia súc phát triển, chủ yếu là đàn trâu bò, lợn và các loại gia cầm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Những vấn đềđặt ra cần phải nghiên cứu.

Bên cạnh những thành tựu về phát triển kinh tế hộ như trên, trên địa bàn xã còn có một số vấn đề cần phải nghiên cứu giải quyết đó là: Tuy sinh kế

hộ vẫn còn chậm, chưa khai thác hết tiềm năng lợi thế của vùng. Phần lớn các hộ nghèo, cận nghèo, chủ yếu là hoạt động về nông nghiệp la chính, còn mang tính sản xuất tự cấp, tự túc, cơ cấu kinh tế chưa thoát khỏi một nền nông nghiệp độc canh hoặc đa canh manh mún. Năng suất cây trồng, vật nuôi còn thấp, nhiều nông hộ bố trí cây trồng chưa phù hợp, năng suất lao động thấp và nguồn lợi thu được chưa nhiều.

Trình độ học vấn của các chủ hộ, nhất là trình độ chuyên môn nhìn chung còn thấp, chủ yếu không qua đào tạo, chỉ một số ít đã được qua lớp tập huấn hoặc tự nghiên cứu. Trình độ canh tác và tiếp cận thị trường còn mang tính chất truyền thống và có nhiều hạn chế. Các hộ thiếu chủ động và tính toán trong sản xuất, việc áp dụng khoa học kỹ thuật cũng còn nhiều hạn chế, chỉ tập trung chủ yếu vào các hộ khá, dịch vụ kỹ thuật chưa phát triển, công tác khuyến nông còn nhiều bất cập, các giống cây con mới và tốt còn ít.

Để cải thiện sinh kế cho nông hộ tại địa bàn, trước hết phải xác định

được vào vốn tự có là chủ yếu, sau đó là kĩ thuật canh tác cũng như sản xuất của gia đình, góp phần cải thiện sinh kế trong hộ gia đình của từng vùng phù

hợp điều kiện đất đai, tự nhiên. Do đó nhiều hộ có ý thức phát triển kinh tế

nhưng không có đủ điều kiện, cũng như đất đai, kĩ thuật canh tác không có hay chưa phù hợp, nguồn vốn vay hoặc sự hỗ trợ từ các dự án phát triển,thì chắc chắn sinh kế nông hộ của vùng sẽ phát triển mạnh hơn.

Hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn, đáng chú ý là mạng lưới giao thông, thủy lợi, chế biến còn kém dẫn đến thị trường giao lưu hàng hóa chậm phát triển làm cho tiêu thụ nông sản khó khăn, người sản xuất dễ bị thua lỗ bởi các yếu tố này.

Hệ thống chính sách chưa đồng bộ, vấn đề cụ thể hóa từng vùng nhằm khuyến khích phát triển kinh tế hộ nông dân còn chậm. Cần quan tâm hơn nữa các chính sách ruộng đất.

Đẩy mạnh phát triển hơn nữa về nông nghiệp cả trồng trọt lẫn chăn nuôi, bên cạnh đó là phi nông nghiệp, các ngành ngoài nông nghiệp, luôn góp phần tạo điều kiện kinh tế lớn hơn với các hộ nông dân trong xã, góp phần xóa đói giảm nghèo, giúp người dân trong xã không còn hộ nghèo, luôn phát triển với sinh kế nông hộ bền vững.

Một phần của tài liệu Điều tra sinh kế nông hộ tại xã Dương Quang, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 39)