Cơ cấu cây trồng chính của xã Dương Quang

Một phần của tài liệu Điều tra sinh kế nông hộ tại xã Dương Quang, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 29)

Đối với các vùng khác nhau thì điều kiện khí hậu và điều kiện tự nhiên cũng có sự khác nhau. Do đó cơ cấu cây trồng cũng khác nhau tùy thuộc vào

điều kiện vùng, từng khu vực trong xã. xã Dương Quang có cơ cấu diện tích cây trồng trong năm 2012 bảng dưới đây:

Bng 4.6: Din tích, năng sut, sn lượng mt s cây trng chính năm 2013

Loại cây trồng Diện tích

(ha) Tỷ lệ (%) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) Lúa 481,0 54,776 48 23,088 Ngô 204,12 23,245 39 7,961 Sắn 143,0 16,285 29 4,147 Khoai 8,0 0,911 15 120 Lạc 9,0 1,025 10 90 Đậu đỗ các loại 33 3,758 13 429 Tổng 878,12 100

(Nguồn: Khuyến nông xã Dương Quang, 2013)

Qua bảng 4.6 ta thấy cây lúa là cây chủ lực chính trong toàn xã vì điều kiện đất đai của xã Dương Quang rất phù hợp với cây lúa, diện tích và sản lượng cao nhất của xã 481,0 ha, chiếm 54,776% với tổng sản lượng là 23,088 tấn. Đứng thứ 2 là cây ngô với diện tích 204,12 ha, chiếm 23,245%, tổng sản lượng là 7,961 tấn. Sở dĩ cây lúa có diện tích trồng nhiều hơn ngô là do điều

kiện về đất đai của xã phù hợp cho cây lúa, nhất là giống lúa nước, và lúa nương. Đất đai rộng và phù hợp trồng lúa, với nhu cầu chính là cung cấp lương thực cho gia đình hàng ngày và buôn bán trao đổi hành hóa. Ngô cũng là cây trồng chủ yếu ở xã, vì trong những thôn nằm vị trí sâu hơn với thị xã Bắc Kạn và trung tâm xã, đất đai không được màu mỡ, núi nhiều vì thế trồng ngô cũng là nguồn thu lợi chính cho nông dân tại những thôn ở khu vực khó khăn. Đứng thứ 3 là cây sắn diện tích trồng 143,0ha, chiếm 16,285% với năng suất 29 tạ/ha, tổng sản lượng là 4,147 tấn. Tiếp theo là khoai, lạc, cây đậu đỗ, với diện tích và năng suất thấp hơn.

Tóm lại : Dương Quang là xã miền núi, nhưng với điều kiện gần với trung tâm thị xã hơn, nhưng đất đai còn ít, hạn hẹp, dẫn đến đất canh tác không được nhiều, nhưng lại phù hợp với đất trồng lúa nương, ngô, khoai, sắn… do điều kiện gần sông suối không thiếu nước sản xuất và sinh hoạt, nhưng bên cạnh đó thiên tai lũ lụt hàng năm cũng làm cho xã thiệt hại không hề nhỏ về sản xất nông nghiệp, do ngập úng, bên cạnh đó xã cũng thiếu vốn

đâu tư nên gây nhiều khó khăn cho đời sống bà con nhân dân địa phương. Không có những dự án phát triển cho những xã phường vì điều kiện địa lí gần với trung tâm thị xã Bắc Kạn. Vì vậy, bên cạnh đó rất cần có những sự can thiệp từ bên ngoài để góp phần cải thiện nhu cầu phát triển và đưa những phương hướng cải tiến mới hơn trong nông nghiệp sản xất đến với người dân, và nhất là sinh kế cho bà con nhân dân địa phương những khu vực thôn khó khăn xa trung tâm thị xã. Việc lựa chọn 4 thôn xác định (thôn Bản Pẻn, thôn Phặc Tràng, thôn Nà Pài, thôn Nà Ỏi), đại diện cho 2 tiểu vùng sinh thái khác nhau của xã Dương Quang sẽ góp phần cải thiện sinh kế và phát triển sản xuất nông nghiệp cho địa phương. Trong phần tiếp theo ngay sau đây, chúng tôi sẽ

trình bày kết quả phân tích và đánh giá về hoạt động sinh kế, thu nhập và thời gian giành cho các hoạt động sinh kế (nông nghiệp và phi nông nghiệp) của cộng đồng địa phương.

Một phần của tài liệu Điều tra sinh kế nông hộ tại xã Dương Quang, thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn. (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)