1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Điều tra sinh kế nông hộ tại xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.

59 395 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 472,16 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM THỊ NGỌC ANH Tên đề tài: “ĐIỀU TRA SINH KẾ NÔNG HỘ TẠI XÃ VĨNH KIÊN, HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khuyến nông Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2010 - 2014 Thái Nguyên, năm 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM THỊ NGỌC ANH Tên đề tài: “ĐIỀU TRA SINH KẾ NÔNG HỘ TẠI XÃ VĨNH KIÊN, HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khuyến nông Khoa : Kinh tế & PTNT Lớp : K42 - KN Khóa học : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Dương Văn Sơn Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện, mỗi sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường ngoài những kiến thức lý thuyết đã được học thì thực hành thực tập là khâu vô cùng quan trọng. Việc trang bị kiến thức thực tế cho sinh viên là rất cần thiết, qua đó giúp sinh viên có điều kiện kiểm tra, kiểm nghiệm, áp dụng những kiến thức đó một cách có khoa học, linh hoạt vào thực tế sản xuất, giúp sinh viên có được thời gian nhất định để học hỏi, bổ sung hoàn chỉnh những kiến thức đã tiếp thu ở trường. Thực hiện phương châm “học đi đôi với hành - lý luận gắn với thực tiễn”, được sự nhất trí của ban chủ nhiệm khoa kinh tế và phát triển nông thôn, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS Dương Văn Sơn, tôi thực hiện đề tài: “Điều tra sinh kế nông hộ tại xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái”. Để hoàn thành đề tài này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Dương Văn Sơn, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Kinh tế & PTNT đã dậy dỗ tôi trong những năm tháng học tập tại trường. Tôi trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ UBND xã Vĩnh Kiên, các hộ điều tra ở Vĩnh Kiên đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và kiểm nghiệm những kết quả nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 5 năm 2014 Tác giả đề tài Phạm Thị Ngọc Anh DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Vĩnh Kiên 21 Bảng 4.2: Thống kê vật nuôi của xã Vĩnh Kiên năm 2013 25 Bảng 4.3: Thành phần dân tộc ở xã Vĩnh Kiên 27 Bảng 4.4: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính năm 2013 28 Bảng 4.5: Thông tin chung về hộ điều tra 30 Bảng 4.6: Cấu trúc dân tộc trong các hộ điều tra 31 Bảng 4.7: Cấu trúc phân loại hộ điều tra theo các thôn 31 Bảng 4.8: Bình quân diện tích canh tác theo thôn và nhóm hộ (ha/hộ) 32 Bảng 4.9: Bình quân diện tích đất canh tác theo thôn và dân tộc (ha/hộ) 32 Bảng 4.10: Diện tích đất canh tác (ha) theo thôn và theo nhóm hộ 33 Bảng 4.11: Diện tích đất rừng(ha) theo thôn và nhóm hộ 33 Bảng 4.12: Diện tích đất thuê mướn trong 12 tháng qua(ha) theo thôn và nhóm hộ 33 Bảng 4.13: Bình quân (%) thu nhập về nông nghiệp theo thôn và nhóm hộ 35 Bảng 4.14: Bình quân (%) thu nhập về phi nông nghiệp theo thôn và nhóm hộ . 35 Bảng 4.15: (%) Thu nhập về trồng trọt theo thôn và nhóm hộ 37 Bảng 4.16: Số hộ trồng và bình quân thu nhập từ các cây trồng chủ yếu tại Vĩnh Kiên 38 Bảng 4.17: (%) Thu nhập về chăn nuôi theo thôn và nhóm hộ 38 Bảng 4.18: Số hộ chăn nuôi và bình quân thu nhập từ các vật nuôi chủ yếu 39 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Khung phân tích sinh kế 6 Hình 4.1: Bản đồ huyện Yên Bình và xã Vĩnh Kiên 20 MỤC LỤC Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan 3 2.1.1. Sinh kế, tiếp cận sinh kế và khung sinh kế 3 2.1.2. Cơ sở lí luận về sinh kế 6 2.2. Cơ sở thực tiễn 10 2.3. Hộ và kinh tế hộ 11 2.4. Quá trình phát triển và một số nghiên cứu về sinh kế 13 2.4.1. Quá trình phát triển sinh kế hộ nông dân ở một số địa phương nước ta 13 2.4.2. Một số nghiên cứu về sinh kế 15 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, địa điểm và thời gian nghiên cứu 17 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 17 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 17 3.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 17 3.2. Nội dung nghiên cứu 17 3.3. Phương pháp nghiên cứu 18 3.3.1. Thu thập thông tin số liệu thứ cấp 18 3.3.2. Thu thập thông tin số liệu sơ cấp 18 3.3.3. Các phương pháp chung 19 3.3.4. Phương pháp phân tích sử lý số liệu 19 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 20 4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Vĩnh Kiên có liên quan đến sản xuất nông nghiệp 20 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 20 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 23 4.1.3. Cơ cấu cây trồng chính của xã Vĩnh Kiên 27 4.1.4. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế của xã Vĩnh Kiên 29 4.2. Các hoạt động sinh kế và thu nhập của cộng đồng dân tộc xã Vĩnh Kiên . 29 4.2.1. Thông tin về hộ và phân loại hộ điều tra 29 4.2.2. Diện tích đất canh tác, đất rừng và đất thuê mướn của các hộ điều tra 31 4.2.3. Thu nhập về nông nghiệp và phi nông nghiệp 34 4.2.4. Thu nhập về trồng trọt của các hộ điều tra 36 4.2.5. Thu nhập từ chăn nuôi của các hộ điều tra 38 4.3. Giải pháp cải thiện sinh kế nâng cao đời sống người dân 41 4.3.1. Giải pháp chung 41 4.3.2. Giải pháp cụ thể đối với từng nhóm hộ 43 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 46 5.1. Kết luận 46 5.2. Khuyến nghị 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO 48 1 Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là nước có nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp (với 80% dân số làm trong nông nghiệp), nằm trong nhóm các nước đang phát triển và thuộc trong số các nước nghèo trên thế giới. Với gần 70% dân số sống ở khu vực nông thôn, phát triển kinh tế nông thôn được xem là yếu tố quan trọng nhất đảm bảo cho sự phát triển bền vững của quốc gia. Trong khi đó cơ sở hạ tầng còn thấp kém, sản xuất nông nghiệp hay gặp rủi ro, hệ số doanh lợi thấp hơn so với các ngành khác, dân trí chưa phát triển theo kịp với yêu cầu của thị trường vì vậy sức hấp dẫn của nông dânđối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước thấp. Bên cạnh đó một thách thức to lớn của khu vực nông thôn là sức ép chi tiêu cho giáo dục, áp lực của tình trạng gia tăng ô nhiễm và suy thoái môi trường đến mức báo động. Bởi vậy với trình độ dân trí và tập quán canh tác còn hạn chế, năng suất lao động chưa cao, thu nhập của nông dân còn thấp nên tình trạng đói nghèo vẫn diễn ra rộng. Xây dựng các hoạt động sinh kế bền vững và xóa đói giảm nghèo là những chính sách xã hội cơ bản hướng vào phát triển con người, nhất là người nghèo, tạo cơ hội cho họ tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, để cho người nghèo có cơ hội và điều kiện tiếp cận các nguồn lực để phát triển sản xuất tự vươn lên thoát khỏi nghèo đói, có một cuộc sống ổn định hơn. Sinh kế của người dân nông thôn được hiểu là các hoạt động sản xuất nông nghiệp để nuôi sống cho chính gia đình họ. Vì vậy, xây dựng kế hoạch chiến lược cải thiện sinh kế góp phần phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Để cải thiện sinh kế cho nông dân, đặc biệt là các cộng đồng dân tộc thiểu số cần có sự quan tâm của Nhà nước và các tổ chức xã hội, thông qua các hoạt động phát triển sản xuất bền vững và sử dụng các cây trồng lương thực, thức ăn chăn nuôi cần được đầu tư cả về vốn, vật tư nông nghiệp, tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển nông nghiệp nông thôn, phát triển các hoạt động sinh kế, giúp người nông dân cải thiện cuộc sống. Qua đó ta thấy rằng sinh kế bền vững đang là một mối quan tâm đặt lên hàng đầu hiện nay 2 của con người. Nó là điều kiện cần thiết cho quá trình phát triển, nâng cao đời sống của con người nhưng vẫn đáp ứng được đòi hỏi về chất lượng môi trường tự nhiên. Trên thực tế, đã có nhiều chương trình, tổ chức dự án hỗ trợ cho cộng đồng để hướng đến mục tiêu phát triển ổn định và bền vững. Vĩnh Kiên là một xã thuộc huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái với đặc trưng là vùng trung du, đồi núi thấp, có sông Chảy đi qua và có hồ Thác Bà nên rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó tiểu thủ công nghiệp cũng khá phát triển – Vĩnh Kiên được coi là nguồn gốc chế biến tinh bột sắn ướt trong huyện Yên Bình. Tuy nhiên xã vẫn còn gặp nhiều khó khăn về trình độ dân trí người dân trong xã còn thấp, vấn đề về môi trường do các nhà máy chế biến, xã lại xa khu trung tâm không thuận lợi cho phát triển công nghiệp để chuyển dịch lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp, người dân gặp khó khăn trong việc tiếp cận khoa học kĩ thuật và các giống mới trong sản xuất. Chính vì vậy, những người dân nghèo, gặp rất nhiều khó khăn trở ngại trong việc tiếp cận sinh kế để từ đó tìm cho mình một kế sinh nhai để thoát nghèo một cách bền vững. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Điều tra sinh kế nông hộ tại xã Vĩnh Kiên , huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương có liên quan đến sản xuất nông nghiệp. - Điều tra, đánh giá các hoạt động sinh kế và thu nhập của cộng đồng các dân tộc địa phương. - Đề xuất giải pháp cải thiện sinh kế cộng đồng địa phương. 1.3. Ý nghĩa của đề tài + Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Giúp bản thân có thể vận dụng được những kiến thức đã học được để viết báo cáo tốt nghiệp phục vụ cho học tập nghiên cứu khoa học. - Nâng cao kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân. + Ý nghĩa trong thực tiễn - Đánh giá được đúng thực trạng của xã để đề ra các giải pháp phù hợp phát triển xã. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan 2.1.1. Sinh kế, tiếp cận sinh kế và khung sinh kế - Khái niệm sinh kế: Theo một số tác giả, sinh kế bao gồm năng lực tiềm tàng, tài sản (gồm các nguồn lực vật chất và xã hội như: cửa hàng, nguồn tài nguyên, đất đai, nước mặt, đường xá,…) cùng các hoạt động cần thiết làm phương tiện để kiếm sống của con người (Scoones, 1998). Sinh kế của nông hộ là hoạt động kiếm sống của con người, được thể hiện qua hai lĩnh vực chính là nông nghiệp và phi nông nghiệp. Hoạt động nông nghiệp bao gồm: Trồng trọt (lúa, ngô, khoai, sắn, lạc,…), chăn nuôi (lợn, gà, trâu, bò,…) và lâm nghiệp (trồng keo, bạch đàn, mỡ,…). Hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu bao gồm các dịch vụ, buôn bán và các ngành nghề khác. Như vậy, trong phạm vi báo cáo này, sinh kế của người dân nông thôn được hiểu là các hoạt động sản xuất nông nghiệp để nuôi sống cho chính gia đình họ. - Tiếp cận sinh kế: Tiếp cận sinh kế là khái niệm tương đối mới mẻ. Nó phản ánh bức tranh tổng hợp các sinh kế của người dân hay cộng đồng, chứ không chỉ theo phương thúc truyền thống chú trọng đến một hoặc hai sinh kế (chẳng hạn như nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp…). Tiếp cận sinh kế sẽ mang lại cho cộng đồng cũng như những người hỗ trợ từ bên ngoài cơ hội thoát nghèo, thích nghi với điều kiền tự nhiên xã hội và có những thay đổi tốt hơn cho chính họ và cho các thế hệ tiếp theo. - Khung sinh kế: + Sinh kế là sự kết hợp các hoạt động được thực hiện để sử dụng các nguồn lực để duy trì cuộc sống. Các nguồn lực có thể bao gồm các khả năng và [...]... tự nhiên; - Điều kiện kinh tế xã hội; - Tình hình sản xuất nông nghiệp; + Đánh giá và phân tích các hoạt động sinh kế, thu nhập của cộng đồng địa phương - Thông tin về các hộ điều tra tại xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái; - Diện tích đất canh tác, đất rừng và đất thuê mướn; 18 - Thu nhập về nông nghiệp và phi nông nghiệp của nông hộ; - Số hộ trồng và thu nhập về trồng trọt; - Số hộ nuôi và... liệu điều tra bảng hỏi được nhập vào máy tính trên Excel 20 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Vĩnh Kiên có liên quan đến sản xuất nông nghiệp 4.1.1 Điều kiện tự nhiên Hình 4.1: Bản đồ huyện Yên Bình và xã Vĩnh Kiên Vĩnh Kiên là một xã miền núi nằm ở phía nam của huyện Yên Bình Vĩnh Kiên có các tiếp giáp với: - Phía Đông giáp xã Yên Bình;... hoạt động sinh kế, thu nhập và thời gian giành cho các hoạt động sinh kế (nông nghiệp và phi nông nghiệp) của cộng đồng địa phương Đây là cơ sở để có các tác động của can thiệp liên quan nhằm cải thiện sinh kế của cộng đồng địa phương Số liệu được thu thập tại bốn thôn xác định là Khuân Đát, Đồng Tha, Đồng Tâm, Khe Tam (thuộc xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái) Tổng số có 40 phiếu điều tra đã... nghiên cứu tại xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái Thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài: + Thu thập số liệu điều tra nông hộ được thực hiện từ tháng 3 năm 2014 Thu thập các số liệu thứ cấp và phân tích số liệu được thực hiện từ ngày 14/02/2014 đến ngày 19/05/2014 3.2 Nội dung nghiên cứu + Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương có liên quan đến sản xuất nông nghiệp - Điều kiện... động sinh kế trong đề tài bao gồm hoạt động nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) và hoạt động phi nông nghiệp Thu nhập được tính trên thu nhập của nông nghiệp và phi nông nghiệp Nghiên cứu chọn mẫu 40 hộ trong vùng dự án tại 4 thôn: Khuân Đát, Đồng Tha, Đồng Tâm, Khe Tam thuộc xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái 3.1.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm thực hiện: Đề tài được nghiên cứu tại. .. pháp nhằm phát triển sinh kế bền vững, cải thiện và nâng cao giá trị sản xuất tại địa phương, giúp người dân ổn định cuộc sống 17 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu Là các hộ gia đình nông dân cùng với các hoạt động sinh kế của của họ tại xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái 3.1.2 Phạm... nghĩa về sinh kế bền vững như sau: Sinh kế bền vững bao gồm con người, năng lực và kế sinh nhai, gồm có lương thực, thu nhập và tài sản của họ Ba khía cạnh tài sản là tài nguyên, dự trữ, và tài sản vô hình như dư nợ và cơ hội Sinh kế bền vững khi nó bao gồm hoặc mở rộng tài sản địa phương và toàn cầu mà chúng phụ thuộc vào và lợi ích ròng tác động đến sinh kế khác Sinh kế bền vững về mặt xã hội khi... cao” Theo Nguyễn Sinh Cúc, trong phân tích điều tra nông thôn năm 2011 cho rằng: hộ nông nghiệp là những hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao động thường xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp (làm đất, thủy nông, giống cây trồng, bảo vệ thực vật…) và thông thường nguồn sống chính của hộ dựa vào nông nghiệp” - Kinh tế hộ nông dân: Về hộ nông dân, tác... là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn” Theo nhà khoa học Lê Đình Thắng (1993) cho rằng: nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn” 13 Tác giả Frank Ellis định nghĩa: hộ nông dân là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm sinh nhai trên những mảnh đất... tạo điều kiện cho các hoạt động được diễn ra (nguồn lực xã hội) + Theo DFID sinh kế bao gồm 3 thành tố chính: nguồn lực và khả năng con người có được, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế có quan niệm cho rằng sinh kế không đơn thuần chỉ là vấn đề kiếm sống, kiếm miếng ăn và nơi ở Mà nó còn đề cập đến vấn đề tiếp cận các quyền sở hữu, thông tin, kĩ năng, các mối quan hệ,….(Wallmann, 1984) Sinh kế cũng . ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHẠM THỊ NGỌC ANH Tên đề tài: “ĐIỀU TRA SINH KẾ NÔNG HỘ TẠI XÃ VĨNH KIÊN, HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI” KHÓA LUẬN TỐT. Tên đề tài: “ĐIỀU TRA SINH KẾ NÔNG HỘ TẠI XÃ VĨNH KIÊN, HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khuyến nông Khoa :. tế và phát triển nông thôn, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS Dương Văn Sơn, tôi thực hiện đề tài: Điều tra sinh kế nông hộ tại xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái . Để hoàn thành

Ngày đăng: 18/11/2020, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w