Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 58 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
58
Dung lượng
448,67 KB
Nội dung
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐÀM THỊ DIỄM Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÂY DONG RIỀNG TẠI XÃ ĐỔNG XÁ - HUYỆN NA RÌ - TỈNH BẮC KẠN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khuyến Nông Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2010 - 2014 Thái Nguyên - 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐÀM THỊ DIỄM Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÂY DONG RIỀNG TẠI XÃ ĐỔNG XÁ - HUYỆN NA RÌ - TỈNH BẮC KẠN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khuyến Nông Khoa : Kinh tế & PTNT Lớp : 42 - KN Khóa học : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn : Ths. Nguyễn Mạnh Thắng Thái Nguyên - 2014 LỜI CẢM ƠN Qua quá trình thực tập tốt nghiệp, tôi đã bước đầu được tiếp cận với kiến thức thực tế, đây là tiền đề giúp tôi nâng cao kiến thức và trải nghiệm so với những gì tôi đã tiếp thu được ở trường nhằm đáp ứng nhu cầu lao động hiện nay và hoàn thành khóa học của mình. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu Nhà trường. Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế & PTNT, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo ThS. Nguyễn Mạnh Thắng tôi đã thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả của cây dong riềng tại xã Đổng Xá - huyện Na Rì - tỉnh Bắc Kạn”. Sau một thời gian tìm hiểu tại địa phương, đến nay đề tài đã được hoàn thiện. Ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của các tập thể và cá nhân. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS. Nguyễn Mạnh Thắng người đã tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm dạy bảo của các thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, UBND xã Đồng Xá, các phòng ban trong xã đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp một cách tốt nhất. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 6 năm 2014 Sinh viên Đàm Thị Diễm DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVTV : Bảo vệ thực vật NN - PTNT : Nông nghiệp - phát triển nông thôn UBND : Ủy ban nhân dân THCS : Trung học cơ sở DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1. Diện tích và cơ cấu các loại đất của xã Đổng Xá 20 Bảng 4.2:Tình hình dân số và lao động của xã Đổng Xá trong năm 2013 22 Bảng 4.3: Diện tích, năng suất và sản lượng dong riềng của các hộ điều tra tại xã Đổng Xá 28 Bảng 4.4: So sánh chi phí sản xuất cho 1 sào dong riềng và chi phí sản xuất cho 1 sào ngô 32 Bảng 4.5: So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế dong riềng và ngô năm 2013 34 Bảng 4.6: Số lượt nông dân tập huấn kỹ thuật của các xóm trong xã Đổng xá qua 3 năm 2011 - 2013 36 Bảng 4.7: Ý kiến của các hộ được phỏng vấn về kết quả tập huấn 37 Bảng 4.8: Sự tham gia của nam giới và nữ giới trong quá trình sản xuất dong riềng 39 Bảng 4.9: Tình hình sử dụng phân bón trong sản xuất dong riềng 41 Bảng 4.10: Tính bền vững của mô hình 43 DANH MỤC HÌNH Hình 4.1: Kênh tiêu thụ 1 29 Hình 4.2: Kênh tiêu thụ 2 30 Hình 4.3: Kênh tiêu thụ 3 30 MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở lý luận về mô hình 4 2.1.1. Lý luận chung về mô hình 4 2.1.2. Đánh giá khuyến nông 6 2.2. Cở sở thực tiễn của đề tài 12 2.2.1. Một số đặc tính nông học của dong riềng 12 2.2.2. Giá trị kinh tế của dong riềng 12 2.2.3. Tình hình trồng dong riềng tại xã Đổng Xá 13 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 3.1. Đối tượng nghiên cứu 14 3.2. Phạm vi nghiên cứu 14 3.3. Nội dung nghiên cứu 14 3.4. Phương pháp nghiên cứu 14 3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu 14 3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu 15 3.4.3. Phương pháp so sánh 15 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 16 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Đổng Xá 16 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 16 4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của xã Đổng Xá 19 4.1.3. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và lao động của xã Đổng Xá ảnh hưởng đến sản xuất. 26 4.2. Thực trạng của việc sản xuất dong riềng trong các năm vừa qua 28 4.2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng dong riềng năm 2011 - 2013 của các hộ điều tra 28 4.2.2. Tình hình tiêu thụ dong riềng của xã Đổng Xá 29 4.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất dong riềng 31 4.3.1. So sánh chi phí sản xuất của dong riềng với chi phí sản xuất của ngô 32 4.3.2. So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế dong riềng và ngô năm 201334 4.3.3. Đánh giá hiệu quả xã hội của mô hình dong riềng 36 4.4. Phân tích tác động và tính bền vững của việc sản xuất dong riềng 39 4.4.1. Tác động của việc trồng dong riềng đến vấn đề xã hội 39 4.4.2. Tác động của việc trồng dong riềng đến môi trường tự nhiên xã Đổng Xá 41 4.4.3. Tính bền vững của việc sản xuất dong riềng 42 4.5. Đánh giá những thuận lợi khó khăn khi thực hiện trồng dong riềng 44 4.6. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của cây dong riềng 45 4.6.1. Giải pháp chung 45 4.6.2. Giải pháp cụ thể 45 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48 5.1. Kết luận 48 5.2. Kiến nghị 49 TÀI LIỆU LIỆU THAM KHẢO 50 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nông nghiệp giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế, nhất là ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, ngay cả những nước có nền công nghiệp phát triển cao, mặc dù tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp không lớn nhưng khối lượng sản phẩm nông nghiệp vẫn không ngừng tăng lên và giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Thực tiễn lịch sử của các nước trên thế giới đã chứng minh chỉ có thể phát triển kinh tế nhanh chóng chừng nào đã có sự an toàn lương thực. Nếu không đảm bảo an toàn lương thực thì khó có thể ổn định về chính trị và thiếu sự đảm bảo cơ sở pháp lý, kinh tế cho sự phát triển. Cùng với sự nghiệp đổi mới của đất nước nền nông nghiệp nông thôn của nước ta đã có những bước phát triển nhanh, liên tục và khá toàn diện. Đặc biệt là sản xuất lương thực đã góp phần quan trọng vào ổn định đời sống, chính trị tạo cơ sở thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Những năm qua, cây dong riềng chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng của tỉnh Bắc Kạn. Có thể nói cả hệ thống chính trị của tỉnh Bắc Kạn đã vào cuộc cho sự phát triển của cây dong riềng và sản phẩm miến dong. Tỉnh lấy nông-lâm nghiệp là trọng tâm trong phát triển kinh tế và cây dong riềng được chọn là cây mũi nhọn, bởi lợi thế của loại cây này: Dễ trồng, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và cho giá trị kinh tế cao. Ở tỉnh Bắc Kạn, địa hình hiểm trở, chủ yếu là đồi núi, độ dốc cao, từ trước đến nay, chưa có loại cây nào dễ trồng, trồng trên diện rộng, phù hợp với trình độ canh tác của nông dân chủ yếu là người dân tộc thiểu số mà lại mang lại hiệu quả kinh tế cao như cây dong riềng. Dong riềng là cây dễ trồng, phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu nên phát triển tốt, bán được giá nên diện tích trồng ở tỉnh Bắc Kạn tăng nhanh, năm 2012 đạt 1.848 ha, gấp hơn ba lần so với năm 2011. Bước vào vụ dong riềng năm 2013, được sự quan tâm của tỉnh, huyện và các ngành chức năng, đến nay trên địa bàn huyện Na Rì đã thành lập được 50 cơ sở, hợp tác xã chế biến tinh bột, sản xuất miến dong (tăng 8 cơ sở so với năm 2012) [11]. Hầu hết các cơ sở này đều có dây chuyền sản xuất với công suất chế biến từ 5 tấn củ/ngày trở lên. Trong 50 cơ sở chế biến tinh bột 2 và miến dong thì có 21 cơ sở sản xuất miến và 29 cơ sở chế biến tinh bột từ 6 - 10 tấn củ/ngày trở lên. Với những chính sách như hỗ trợ giống, hỗ trợ 2/3 kinh phí cho những hộ mới trồng dong riềng năm đầu khi mua giống, khuyến khích hỗ trợ các hợp tác xã chế biến dong riềng mới thành lập, thực hiện hỗ trợ vôi bột để xử lý giống dong riềng trước khi trồng đang được triển khai đã giúp chính quyền các cấp ở huyện Na Rì đạt được những kết quả nhất định trong việc duy trì ổn định diện tích trồng và chế biến dong riềng ở địa phương. cây dong riềng trên địa bàn huyện Na Rì đã tăng lên nhanh chóng, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ dân trên địa bàn. Dong riềng đã trở thành một trong những loại cây trồng có thế mạnh, giúp nhiều hộ dân huyện Na Rì nói chung, xã Đổng Xá nói riêng thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Mục tiêu của huyện Na Rì là khuyến khích bà con trồng và hỗ trợ đầu tư máy móc, giống, phân bón cho nông dân trồng và chế biến, tiêu thụ sản phẩm nhằm phát triển ổn định trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên Đổng Xá là một xã có địa hình miền núi khá phức tạp, đất đai bị chia cắt bởi nhiều hệ thống khe suối và đồi núi cao do đặc thù đất đai còn manh mún nhỏ lẻ, độ màu mỡ thấp, hệ thống kênh mương đã có nhưng vẫn chưa được đảm bảo, mà năng suất chất lượng cây trồng, vật nuôi chưa cao, đời sống nhân dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Vậy hiệu quả kinh tế cây dong riềng mang lại là như thế nào? Có mang lại lợi ích kinh tế cao hơn các cây trồng khác không? Dong riềng thu nhập có tăng lên, đời sống của người dân có cải thiện không? Tại sao diện tích trồng dong riềng lại tăng lên như vậy? Trong quá trình trồng dong riềng người dân gặp phải những khó khăn gì? Đề tài của tôi tập trung trả lời các câu hỏi nêu trên và trên cơ sở đó tìm các giải pháp giải quyết những khó khăn tồn đọng, xuất phát từ mô hình trên tôi đã tiến hành chọn và nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả của cây dong riềng tại xã Đổng Xá - huyện Na Rì - tỉnh Bắc Kạn ”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá hiệu quả của cây dong riềng tại xã Đổng Xá - huyện Na Rì - tỉnh Bắc Kạn. [...]... Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được thực trạng sản xuất dong riềng tại xã Đổng Xá – Na Rì – Bắc Kạn - Đánh giá được mức độ tham gia của người dân đối với sản xuất dong riềng - Đánh giá được hiệu quả của sản xuất dong riềng tại xã Đổng Xá – huyện Na Rì – tỉnh Bắc Kạn - Phân tích tính bền vững của việc sản xuất dong riềng - Tìm ra được những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện sản sản xuất dong riềng, đề xuất... cứu: hiệu quả của việc sản xuất dong riềng tại xã Đổng Xá – Na Rì – Bắc Kạn 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: Xã Đổng Xá – Na rì – Bắc Kạn - Thời gian nghiên cứu: 14/2/2014 đến 25/4/2014 3.3 Nội dung nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường của địa bàn nghiên cứu - Thực trạng của việc sản xuất dong riềng tại xã Đổng Xá – huyện Na Rì – Bắc Kạn - Đánh giá hiệu quả kinh... tham gia trồng dong riềng tại xã Đổng Xá - Chọn mẫu điều tra: Tổng số mẫu điều tra là 50 hộ, bao gồm tất cả các hộ tham gia trồng dong riềng tại xã Đổng Xá – Na Rì – Bắc Kạn trên cơ sở danh sách các hộ trồng dong riềng do UBND xã Đổng Xá cung cấp 15 Trước tiên chọn 3 trong số 13 thôn trong toàn xã có thực hiện trồng dong riềng Trong đó thôn Khuổi Nà có diện tích thực hiện trồng dong riềng là lớn nhất,... Đổng Xá là địa phương nằm trong vùng miền núi phía Bắc, cách trung tâm huyện Na Rì 40 km về phía Nam, cách thị xã Bắc kạn 56 km và tiếp giáp với các xã như sau: Phía Bắc giáp với xã Quang Phong, Dương Sơn huyện Na Rì Phía Nam giáp xã Yên Cư huyện Chợ Mới Phía Đông giáp xã Xuân Dương và Liêm thủy huyện Na Rì Xã có 13 thôn gồm: Thôn Nà Cà, Nà Khanh, Nà Quản, Nà Vạng, Nặm Giàng, Kẹn Cò, Khuổi Cáy, Khuổi... được kết quả đó [8] Hiệu quả kinh tế = Kết quả thu được/Chi phí sản xuất Hay H = Q/C Trong đó: H là hiệu quả kinh tế Q là kết quả thu được C là chi phí sản xuất + Công thức 2: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng hiệu số giữa giá trị kết quả thu được và chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó Hiệu quả kinh tế = Kết quả thu được – Chi phí sản xuất Hay H=Q-C 2.1.3.2 Hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội của bất... Xá – huyện Na Rì – Bắc Kạn - Đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất cây dong riềng so với cây ngô - Phân tích tác động và tính bền vững của việc sản xuất dong riềng - Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất dong riềng - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất dong riềng tại xã Đổng Xá – Na rì – Bắc Kạn trong những năm tiếp theo 3.4 Phương pháp nghiên... Ý nghĩa thực tiễn - Từ kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đưa ra được tình hình sản suất cây dong riềng tại địa phương Từ đó đưa ra những nhận xét về hiệu quả, tiềm năng, thế mạnh và những khó khăn, trở ngại trong quá trình sản xuất dong riềng và đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả của cây dong riềng - Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên của các lớp khóa sau... lấy mẫu theo phương pháp thống kê 7 - Việc đánh giá sẽ tiến hành đo lường định kỳ theo giai đoạn - Việc đánh giá sẽ tập trung vào các chỉ số kết quả và đánh giá tác động 2.1.2.2 Các loại đánh giá Đánh giá có nhiều loại khác nhau Phạm vi ở đây có thể sắp xếp thành 3 loại chính như sau: * Đánh giá tiền khả thi/ khả thi Đánh giá tiền khả thi là đánh giá tính khả thi của hoạt động hay mô hình, để xem xét... dùng cho đánh giá Các loại chỉ tiêu dùng cho hoạt động đánh giá là các chỉ tiêu mang tính toàn diện hơn Việc xác định các chỉ tiêu đánh giá phải căn cứ vào mục đích và hoạt động của mô hình, thường có các nhóm chỉ tiêu sau đây: - Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả của hoạt động khuyến nông theo mục tiêu đã đề ra: diện tích, năng xuất, cơ cấu, đầu tư, sử dụng vốn… - Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của mô... hệ giữa hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường hiện tại và lâu dài Đó là quan điểm đúng đủ trong kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế hiện nay * Một số công thức nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế + Giá trị sản xuất: GO (Gross output) là toàn bộ giá trị của cải và dịch vụ được tạo ra trong một thời kì nhất định (thường là 1 năm), đây là tổng thu của hộ . tài: Đánh giá hiệu quả của cây dong riềng tại xã Đổng Xá - huyện Na Rì - tỉnh Bắc Kạn ”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá hiệu quả của cây dong riềng tại xã Đổng. Đổng Xá - huyện Na Rì - tỉnh Bắc Kạn. 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được thực trạng sản xuất dong riềng tại xã Đổng Xá – Na Rì – Bắc Kạn. - Đánh giá được mức độ tham gia của người. với sản xuất dong riềng. - Đánh giá được hiệu quả của sản xuất dong riềng tại xã Đổng Xá – huyện Na Rì – tỉnh Bắc Kạn. - Phân tích tính bền vững của việc sản xuất dong riềng. - Tìm ra được