4.6.2.1. Nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho các hộ tham gia vào trồng dong riềng.
Sản xuất dong riềng được thực hiện trong thời gian có những diễn biến thất thường của thời tiết như: nắng nóng, mưa to, gió lớn… thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều lại thuận lợi cho một số loại sâu bệnh sinh trưởng và phát triển… Do đó, để cây dong riềng sinh trưởng và phát triển tốt thì vấn đềđảm bảo thực hiện đúng quy trình kỹ thuật là yếu tố hàng đầu. Đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật không những cây trồng tạo ra năng suất cao mà còn cho sản phẩm có chất lượng tốt. Chính vì vậy để cho mọi người dân tham gia vào sản xuất
dong riềng có thể đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật thì cần phải thực hiện một số giải pháp sau:
- Tăng cường số buổi tập huấn kỹ thuật giúp người dân nắm vững kỹ thuật, nhớ lâu hơn để dễ áp dụng vào thực tế.
- Tăng cường quá trình giám sát, cán bộ nông nghiệp phải thường xuyên kiểm tra nắm bắt tình hình sâu bệnh để có những khuyến cáo kịp thời cho nông dân.
- Tăng cường quá trình các hộ nông dân tự học hỏi lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm bằng cách tổ chức các buổi họp xóm trao đổi về việc sản xuất.
- Nâng cao năng lực cho hệ thống khuyến nông cơ sở bằng cách thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn dành cho cán bộ nông nghiệp tại cơ sở.
- Hỗ trợ nông dân về vật tư nông nghiệp góp phần đảm bảo quy trình kỹ thuật.
4.6.2.2. Giải pháp tăng cường vốn đầu tư cho sản xuất dong riềng
Sản xuất dong riềng yêu cầu vốn đầu tư không cao, chủ yếu là đầu tư vào việc mua phân bón và mua thuốc BVTV. Tuy không lớn nhưng đối với nhiều hộ nông dân thì đó thực sự và vấn đề khó khăn. Chính vì vậy để đảm bảo cho sự thành công trong việc sản xuất dong riềng thì giải pháp về vốn cũng là một yếu tố quan trọng cho sự thành công của dự án. Để giải quyết vấn đề này thì chính quyền địa phương và nhân dân cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Hỗ trợ nông dân bằng cách bán vật tư nông nghiệp theo hình thức trả sau khi thu hoạch.
- Hỗ trợ vốn cho nông dân bằng hiện vật (giống trâu, bò, lơn…) thông qua các tổ chức hội như hội nông dân, hội phụ nữ…
- Giúp cho nông dân tiếp cận hiểu biết thêm về các chính sách vốn, tín dụng của Nhà nước.
- Hoàn thiện hệ thống các thủ tục hành chính để nhân dân thuận tiện hơn trong việc vay vốn.
4.6.2.3. Tăng cường quản lý và mở rộng thị trường và cơ sở hạ tầng.
Thị trưởng là yếu tố quan trọng giúp người dân có thể tiêu thụđược sản phẩm nông nghiệp mà họ sản xuất ra.
- Cải thiện hệ thống giao thông tới vùng sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho khâu tiêu thụ.
- Cùng với việc đổi mới giống cây trồng nhất là các giống có chất lượng cao thì công tác ổn định thị trường đầu ra là hết sức cần thiết
- Mở các điểm thu mua ngay tại xã để giảm công vận chuyển.
- Mở rộng thị trường tiêu thụ để tạo ra sự cạnh tranh, dần nâng cao giá bán cho người dân.
Ngoài ra cán bộđịa phương cũng có thể chỉ cho người dân biết cách thu thập thông tin nhanh nhất và chính xác nhất. Khi đó người dân sẽ chủ động hơn trong quá trình sản xuất.
4.6.2.4. Giải pháp giải quyết vấn đềđầu ra cho dong riềng
Đầu ra cho sản phẩn quyết định sự tồn tại lâu dài của sản phẩm. Vì vậy dong riềng sản xuất ra cần tìm được đầu ra để ổn định sản xuất. Để giải quết vần đềđầu ra cho sản phẩm ta có các giải pháp sau:
Cần phải có sự gắn kết chặt chẽ giữa người dân với các công ty doanh nghiệp thông qua các bản hợp đồng mua bán sản phẩm. Khi 2 bên thoả thuận và ký kết mua bán dong riềng thì người dân sẽ không cần lo đến vấn đề tiêu thụ.
Tuy nhiên người dân thường không làm như hợp đồng làm cho các công ty không dám ký hợp đồng với người dân. Vì người dân không hiểu những kiến thức về việc ký kết đó. Để khắc phục được cần có các buổi tập huấn cho người dân hiểu hơn và không dẫn đến tình trạng phá vỡ hợp đồng. Hay cán bộđịa phương có thể giúp các công ty thu mua thông cảm với người dân hơn nữa.
Cần tìm ra nhiều công ty chiết suất các sản phẩm làm từ dong riềng hơn nữa để tránh tính trạng độc quyền và ép giá bà con nông dân.
Trong xã cũng nên lập ra các hội hay các hợp tác xã để họ cùng nhau tìm ra cách phát triển dong riềng một cách tốt nhất và có người đứng đầu giúp thành viên trong nhóm, hợp tác xã để liên kết với các kênh tiêu thụ tìm đầu ra cho sản phẩm.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua tìm hiểu, phân tích và đánh giá hiệu quả của cây dong riềng của các hộ nông dân trồng dong riềng trên địa bàn xã Đổng Xá tôi có kết luận sau:
Xã Đổng Xá là xã có điều kiện vềđất đai và điều kiện về kinh tế - xã hội thuận lợi cho xã phát triển. Trong những năm vừa qua ngành nông nghiệp của xã có những bước chuyển biến đáng kể. Nông dân mạnh dạn đưa các giống cây trồng mới có năng suất cao vào sản xuất để nâng cao thu nhập. Điển hình ởđây là cây dong riềng.
Về mặt kinh tế: Hiệu quả kinh tế sản xuất dong riềng tính trên một sào cao hơn tương đối so với cây ngô. Chi phí thấp, doanh thu và lợi nhuận cao chúng lần lượt là 984,5 nghìn đồng/sào, 3682,30 nghìn đồng/sào và 2697,8 nghìn đồng/kg. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất người dân cũng gặp phải không ít khó khăn như: người dân còn thiếu kiến thức, kỹ thuật trong sản xuất dong riềng, thiếu thông tin thị trường, quy mô sản xuất nhỏ, đầu ra của sản phẩm chưa có sự ký kết...
Về mặt xã hội: Trồng dong riềng đã tạo công ăn việc làm cho số lượng lớn lao động nông nhàn của địa phương. Góp phần làm tăng thu nhập cho người dân trồng dong riềng, đời sống của người dân được cải thiện, góp một phần nhỏ trong công tác xoá đói giảm nghèo và làm tăng hộ khá. Tuy nhiên, họ còn có những khó khăn như: Trình độ văn hóa của người dân còn thấp, người dân còn chưa chủ động tìm hiểu các kiến thức liên quan đến sản xuất dong riềng, các cấp chính quyền chưa quan tâm sát sao đến quá trình sản xuất dong riềng.
Để việc sản xuất dong riềng thu được kết quả tốt thì cần phải thực hiện các giải pháp về đảm bảo quy trình kỹ thuật, nâng cao trình độ, hỗ trợ vốn cho nông dân.Bên cạnh đó cũng cần chú ý tới khâu tiêu thụ của sản phẩm dong riềng.
5.2. Kiến nghị
- Cần có những chính sách hỗ trợ cho sự phát triển của cây dong riềng như: Có chính sách về vốn, giá cả. Ngoài ra nhà nước cũng cần đầu tư về xây dựng cơ sở hạ tầng của huyện Na Rì nói chung và xã Đổng Xá nói riêng.
- UBND huyện, xã và các xóm cần quan tâm nhiều hơn tới cây dong riềng và tổ chức công tác khuyến nông và công tác tiêu thụ sản phẩm đồng thời giúp người dân trồng dong riềng về vốn và kỹ thuật để người dân phát triển cây dong riềng
- Người dân cần đầu tư, chăm sóc đúng yêu cầu kỹ thuật, tích cực học hỏi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phải sử dụng hiệu quả nguồn lực sẵn có của gia đình như: Lao động, vốn, đất đai.
TÀI LIỆU LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt
1. GS. TS Vũ Thị Ngọc Phùng, 2005, Giáo trình Kinh tế phát triển, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Trần Văn Hà và Nguyễn Khánh Quắc, 1997. Khuyến nông học. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
3. Vũ Đình Thắng, 2006, Giáo trình kinh tế nông nghiệp, ĐH KTQD, NXB lao động.
4. Đặng Trung Thuận, 1999. Mô hình Hệ kinh tế sinh thái phục vụ phát triển. 5. Danh từ kinh tế, 1987, NXB Sự thật Hà Nội.
6. Tổng cục thống kê, cục thống kê Bắc Kạn, Báo cáo chính thức diện tích, năng suất, sản lượng cây hàng năm vụđông xuân năm 2013.
7. UBND xã Đổng Xá, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn, Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013.
II. Tài liệu từ internet
8. http://www.baomoi.com/Cay-dong-rieng-lam-giau/148/12861767.epi 9. http://nguyencuong.com.vn/VNews.aspx?IDPar=21&IDChild=1059 10. http://www.nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25/119150/Ky-thuat- nghe-nong/Bon-phan-NPS-S-Lam-Thao-cho-cay-dong-rieng.html 11.http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_kinhte/_mobile_chuyenlama n/item/57202.html