Tác động của việc trồng dong riềng đến môi trường tự nhiên xã

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả của cây dong riềng tại xã Đổng Xá - huyện Na Rì - tỉnh Bắc Kạn. (Trang 49)

Việc sử dụng phân bón không đúng lúc đúng cách, đúng kỹ thuật đúng liều lượng đã và đang gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Đặc biệt nó còn tồn dư nhiều chất độc hại trong nông sản gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người. Phân bón có nhiều loại như phân chuồng, đạm, lân, kali. Bảng 4.9 sẽ cho chúng ta biết liệu người dân có sử dụng theo đúng quy trình không?

Bảng 4.9: Tình hình sử dụng phân bón trong sản xuất dong riềng

Loại phân Thực tế Quy tình kỹ thuật

Liều lượng Số lần Liều lượng Số lần

Phân chuồng 1-4 tạ/ sào 1 6-7 tạ/sào 1

Đạm 3-5 kg/sào 1 6-9kg/ sào 2

Lân 11-15kg/ sào 1 18-20 kg/ sào 1

Kali 3- 5 kg/sào 1 7-9 kg/sào 2

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Qua bảng trên ta thấy:

Nguồn phân hữu cơ sử dụng cho trồng dong riềng là nguồn phân đã được ủ hoai mục do vậy không gây ô nhiễm môi trường.

Ngoài ra phân bón cũng được sử dụng với liều lượng nhỏ hơn

Kết luận: Việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu cho trồng dong riềng ít ảnh hưởng tới môi trường và chất lượng củ dong riềng. Đây cũng là lý do mà cây dong riềng được khuyến kích trồng phổ biến.

Sau quá trình sản xuất lượng nguyên liệu dư thừa (ví dụ thân, lá cây dong riềng) của quá trình sản xuất đó lại được tận dụng làm thức ăn cho chăn nuôi, góp phần giảm nhẹ chi phí sản xuất cho ngành nông nghiệp, đồng thời giữ gìn củng cố và bảo vệ môi trường, do hạn chế hay sử dụng ít hơn lượng phân hóa học. Một trong những nguyên nhân đang gây suy thoái nghiêm trọng môi trường ở nước ta.

Phân bón là thức ăn của cây trồng, nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho cây phát triển. Trên từng loại đất, từng loại cây trồng cũng như ở các giai đoạn sinh trưởng và phát triển mà cây cần số lượng và chất lượng dinh dưỡng khác nhau. Theo khối lượng, chất dinh dưỡng có 2 nhóm, đa lượng: nitơ, photpho, kali và vi lượng: Mg, Mn, Bo, Zn,… Theo nguồn gốc, phân bón chia thành hai loại: Phân bón hữu cơ có nguồn gốc từđộng, thực vật và phân vô cơ được tổng hợp từ các loại hoá chất hoặc khoáng chất phân rã.

Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, phân bón đã góp phần đáng kể làm tăng năng suất và sản lượng cây trồng.

Cây dong riềng cũng cần bổ sung lượng phân bón cần thiết. Khi trồng dong riềng người dân sử dụng rất ít phân hoá học. Cho nên lượng phân bón còn tồn đọng lại trong đất và bị rửa trôi sẽ ít hơn các loại cây khác. Như vậy thì khả năng làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm sẽ ít hơn.

Người dân có sử dụng phân hữu cơ nhưng lại sử dụng rất ít. Mà phân hữu cơ lại có tác dụng làm cho đất có khả năng phục hồi và tái tạo lại thành phần dinh dưỡng có trong đất.

Ngoài ra trong quá trình trồng người dân cũng không sử dụng thuốc BVTV nên không ảnh hưởng đến sức khoẻ của người trồng và tới môi trường không khí cũng như môi trường xung quanh.

Vậy trồng dong riềng ít làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đất, nước cũng như không khí. Dong riềng là cây trồng thân thiện với môi trường vì nó sẽ góp phần làm sạch môi trường xung quanh.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả của cây dong riềng tại xã Đổng Xá - huyện Na Rì - tỉnh Bắc Kạn. (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)