Hiệu quả kinh tế luôn là mục tiêu hàng đầu của bất kỳ nhà sản xuất nào và nó cũng không ngoại lệ với người nông dân. Trên mảnh đất của mình họ phải tính toán kỹ để đưa ra quyết định trồng loại cây gì để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.
Bảng 4.4: So sánh chi phí sản xuất cho 1 sào dong riềng và chi phí sản xuất cho 1 sào ngô
STT
Giống
Chi phí
Dong riềng Ngô
Ngô/Dong riềng Số lượng Giá (1000đ/kg) Thành tiền (1000đ) Số lượng Giá (1000đ/kg) Thành tiền (1000đ)
1 1. Chi phí trung gian 284,5 466,95 1,64
2 Giống (Kg) 0 0 0 0,9 35,5 31,95 0 3 Phân hữu cơ (Kg) 100 0,75 75 214 0,75 160,5 2,14 4 Phân NPK (Kg) 11 8 88 0 8 0 0 5 Phân đạm (Kg) 3 10 30 10,5 10 105 3,5 6 Phân lân (Kg) 11 5,5 60,5 15,6 5,5 85,8 1,42 7 Phân kali (Kg) 2 15,5 31 5,4 15,5 83,7 2,7 8 Thuốc BVTV (Ống) 0 0 0 0 0 0 0 9 2. Công lao động (Công) 7 100 700 7 100 700 1 10 Tổng chi phí 984,5 1.166,95 1,19
Qua bảng trên cho ta thấy chi phí sản xuất trung gian của dong riềng nhỏ hơn chi phí sản xuất trung gian của ngô là 1,64 lần. Trong đó:
- Chi phí phân hữu cơ dùng cho sản xuất dong riềng thấp hơn dùng cho sản xuất ngô là 2,14 lần, chi phí phân đạm dùng cho sản xuất dong riềng thấp hơn dùng cho sản xuất ngô là 3,5 lần.
- Trong sản xuất dong riềng người dân được hỗ trợ giống và sử dụng phân lân và phân kali với một lượng ít. Còn đối với ngô thì chi phí giống, phân lân và phân kali lần lượt là 31,95 nghìn đồng, 85,8 nghìn đồng và 83,7 nghìn đồng. Điều này đã làm nên sự chênh lệch trong chi phí trung gian cũng như tổng chi phí.
- Trong sản xuất dong riềng chi phí phân NPK là 88 nghìn đồng còn ngô không sử dụng phân NPK.
- Dong riềng không sử dụng thuốc BVTV. Do không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên trồng dong riềng sẽ không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh hay cây dong riềng là cây thân thiện với môi trường.
Vậy chi phí trung gian của dong riềng thấp hơn chi phí trung gian của ngô là do ngô sử dụng nhiều phân bón hơn dong riềng. Nếu tính chi phí thực tế của chi phí trung gian thì lượng phân chuồng có thể không tính, vì người dân đã tận dụng từ chất thải của chăn nuôi trong gia đình để bón bãi, vườn, ruộng. Người dân đã sử dụng phân hữu cơ để bón cho dong riềng như vậy sẽ tốt cho khả năng phục hồi và tái tạo lại tính chất của đất. Tuy nhiên lượng phân hữu cơ này vẫn rất là nhỏ người dân nên đầu tư thêm phân hữu cơ hơn nữa. Người dân cũng bón rất ít phân vô cơ điều này rất thân thiện với môi trường nhưng như vậy thì năng suất mà dong riềng thu được sẽ không phải là tối đa.
Chi phí nhân công trong sản xuất dong riềng bằng chi phí nhân công trong sản xuất ngô. Vậy sự chênh lệch về chi phí sản xuất thì chi phí nhân công không phải là nguyên nhân gây nên.
Vì những nguyên nhân trên mà tổng chi phí cho sản xuất dong riềng thấp hơn tổng chi phí cho sản xuất ngô là 1,19 lần. Sự chênh lệch này là do có sự chênh lệch trong chi phí trung gian.
4.3.2. So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế dong riềng và ngô năm 2013
Để thấy được kết quả và hiệu quả của dong riềng và ngô thu được sau khi đầu tư chi phí vào sản xuất ta so sánh kết quả và hiệu quả của dong riềng
với kết quả và hiệu quả của ngô. Ta có bảng so sánh sau:
Bảng 4.5: So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế dong riềng và ngô năm 2013
Chỉ tiêu Đơn vị tính Dong riềng Ngô Dong riềng/ngô (lần) 1. Năng suất bình quân Kg/sào 1142,06 167,4 6,82 2. Giá bình quân 1.000đ/kg 1,7 7 0,24 3. Tổng giá trị sản xuất (GO) 1000đ 1941,5 1171,8 1,66 4. Chi phí trung gian (IC) 1.000đ 284,5 466,95 0,61 5. Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 1657 704,85 2,35 6. Công lao động (CLĐ) 1.000đ 700 700 1,00 7. Tổng chi phí (TC) 1.000đ 984,5 1166,95 0,84 8. Lợi nhuận (TPr) 1000đ 957 4,85 197,32 9. Trên 1000đ tổng chi phí GO/IC Lần 6,82 2,51 2,71 VA/IC Lần 5,82 1,51 3,85 TPr/IC Lần 3,36 0,010 336
10. Trên 1 công lao động
GO/CLĐ 1000đ 2,77 1,67 1,66
VA/CLĐ 1000đ 2,37 1,007 2,35
TPr/CLĐ 1000đ 1,37 0,0069 198,6
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Tổng giá trị sản xuất thu được từ dong riềng là 1941,5 nghìn đồng và của ngô là 1.171,8 nghìn đồng. Tổng giá trị sản xuất của dong riềng cao hơn tổng giá trị sản xuất của ngô là 1,66 lần. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy giá bán của dong riềng thấp hơn ngô nhưng năng suất của dong riềng cao hơn của ngô là 6,82 lần nên tổng giá trị sản xuất của dong riềng cao hơn của ngô. Vậy kết quả thu được của dong riềng cao hơn kết quả thu được của ngô.
ngô và của dong riềng cao hơn so với của ngô lần lượt là 2,35 và 197,32 lần. Nhìn vào bảng trên ta thấy được là giá trị sản xuất, giá trị gia tăng và lợi nhuận trên 1000 đồng chi phí trung gian của cây dong riềng đều cao hơn so với cây ngô. Đối với dong riềng thể hiện qua các chỉ tiêu và lần lượt là 6,82; 5,82; 3,36. Còn đối với cây ngô thì lần lượt là 2,51; 1,51; 0,010. Giá trị sản xuất, giá trị gia tăng và lợi nhuận trên 1000 đồng chi phí trung gian của cây dong riềng cao hơn so với cây ngô - lần lượt là 2,71; 3,85 và 336 lần. Vậy việc sử dụng 1 đồng vốn để đầu tư cho cây dong riềng mang lại hiệu quả cao hơn việc sử dụng 1 đồng vốn đểđầu tư cho cây ngô.
Nhưng khi đánh giá hiệu quả kinh tế mà 2 cây trồng này đem lại ta không chỉ đánh giá chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn mà ta muốn đánh giá được chính xác và chặt chẽ hơn ta cần phải xem xét đến việc sử dụng hiệu quả sử dụng lao động của các hộ nữa. Qua bảng trên ta có thể thấy được hiệu quả sử dụng vốn của hộ thông qua các chỉ tiêu là: Chỉ tiêu GO/CLĐ; VA/CLĐ và TPr/CLĐ. Thông qua bảng trên ta thấy: Đối với cây dong riềng các chỉ tiêu này lần lượt là 2,77 nghìn đồng, 2,37 nghìn đồng và 1,37 nghìn đồng; đối với cây ngô lần lượt là 1,67 nghìn đồng, 1,007 nghìn đồng và 0,0069 nghìn đồng. Ta có thể thấy rõ hơn khi so sánh các chỉ tiêu GO/CLĐ; VA/CLĐ và TPr/CLĐ của dong riềng với ngô. Các chỉ tiêu GO/CLĐ; VA/CLĐ và TPr/CLĐ của dong riềng cao hơn so với ngô lần lượt là 1,66; 2,35 và 198,6 lần. Các chỉ tiêu GO/CLĐ; VA/CLĐ và TPr/CLĐ của dong riềng cao hơn so với ngô nhưng chi phí công lao động của dong riềng bằng với công lao động của ngô nên sự chênh lệch này là do tổng giá trị thu được, giá trị gia tăng và lợi nhuận của dong riềng cao hơn của ngô.
Qua những phân tích trên ta có thể thấy việc sản xuất dong riềng đem lại hiệu quả cao hơn so với cây ngô do đó người dân nên mở rộng diện tích sản xuất dong riềng để tăng thêm thu nhập. Nhưng khi quyết định mở rộng diện tích người dân nên có kế hoạch và tính toán thăm dò những thông tin thị trường chính xác, để tránh tình trạng bị ép giá và tránh được những rủi ro trong quá trình tiêu thụ.
4.3.3. Đánh giá hiệu quả xã hội của việc sản xuất dong riềng
Từ kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế của cây dong riềng cho ta thấy thu nhập của những hộ trồng dong riềng không ngừng tăng lên, chất lượng cuộc sống đã được nâng cao đáng kể, góp phần vào công cuộc chung xóa đói giảm nghèo ổn định cuộc sống. Đặc biệt đối với cây dong riềng trên địa bàn huyện rất thích hợp với điều kiện tự nhiên cũng như xã hội, nếu áp dụng đúng kỹ thuật sẽ cho hiệu quả rất lớn và hiệu quả về mặt xã hội cụ thể.
4.3.3.1. Đánh giá khả năng nâng cao nhận thức của người dân thông qua thực hiện sản xuất dong riềng.
Từ khi cây dong riềng đưa về thực hiện tại xã năm 2011, thì cứđến đầu mỗi vụ (vụ mùa) UBND xã (cán bộ nông nghiệp xã) kết hợp với cán bộ nông nghiệp của Phòng NN & PTNT huyện Na Rì đã tổ chức các buổi tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch dong riềng. Giúp người dân nắm bắt được kỹ thuật và vận dụng vào thực tế với mục tiêu giảm thiểu chi phí, nâng cao năng suất và hiệu quả khi trồng. Số lượng các buổi tập huấn được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.6: Số lượt nông dân tập huấn kỹ thuật của các xóm trong xã Đổng xá qua 3 năm 2011 - 2013
Xóm
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số hộ tập huấn Hộ được Số hộ tập huấn Hộ được Số hộ tập huấn Hộ được
Nà Cà 43 45 26 47 16 Nà Vạng 35 37 39 16 Nà Khanh 45 9 48 18 40 20 Nà Quản 48 8 50 13 53 15 Nặm Giàng 34 36 38 15 Kẹn Cò 31 33 34 12 Khuổi Cáy 42 45 47 Khuổi Nà 62 24 66 29 69 14 Khuổi Nạc 12 13 15 14 8 Nà Thác 97 12 103 28 108 16 Lũng Tao 23 24 25 11 Chợ Chùa 61 19 65 23 68 22 Thôn Chợ 68 12 72 11 76 19 Tổng số 601 84 637 163 668 184 Số lượt tập huấn 2 2 3 ( Nguồn: UBND xã Đổng Xá)
Qua bảng 4.6 cho thấy:
Từ năm 2011 hàng năm Phòng NN & PTNT vẫn thường tổ chức các buổi tập huấn mỗi năm 1 lần cho các thôn có tham gia trồng dong riềng. Năm 2011 số thôn tham gia thực hiện mô hình có 6 thôn và có 2 buổi tập huấn dành cho 84 hộ tham gia trồng dong riềng, năm 2012 số thôn tham gia trồng dong riềng tăng lên 2 thôn nên số hộđược tham gia tập huấn cũng tăng lên, cả xã có 163 hộ được tham gia tập huấn. Năm 2013 khi việc trồng cây dong riềng được triển khai rộng thì có 12/13 thôn tham gia trồng thì số hộđược tập huấn là 184 hộ, số lượt được tập huấn là 3 lần. Những lần được tập huấn kỹ thuật được tổ chức tập chung tại hội trường nhà đa năng UBND xã.
Qua kết quả thống kê của Phòng NN & PTNT huyện Na Rì thì hầu hết các hộ thực hiện trồng dong riềng đều tham gia tập huấn. Số lượng người tham gia rất đông nhưng liệu sau lượt tập huấn này họ có tiếp thu được hay không? Qua quá trình điều tra thu thập thông tin và tổng hợp số liệu điều tra thì ý kiến của các hộ nông dân về mức độ hiểu và áp dụng quy trình kỹ thuật sau khi tập huấn, được thể hiện tại bảng 4.7 sau:
Bảng 4.7: Ý kiến của các hộ được phỏng vấn về kết quả tập huấn Ý kiến của các hộ về kết quả tập huấn Số lượng hộ
(hộ)
Tỷ lệ (%)
Hiểu và áp dụng hoàn toàn kỹ thuật 29 58
Áp dụng một phần kỹ thuật 14 28 Không áp dụng kỹ thuật 7 14 Không rõ 0 0 Tổng 50 100 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Qua bảng 4.7 cho thấy:
Trong tổng số 50 hộđược điều tra thì có đến 29 hộ có ý kiến cho rằng họ đã hiểu và áp dụng hoàn toàn kỹ thuật sau khi tham gia các buổi tập huấn và trong tổng số 29 hộ này thì gần như 100% các hộ đã tham gia trồng dong riềng từ trước đó. Có 14 hộ có ý kiến đã áp dụng một phần kỹ thuật chiếm 28
%, chỉ có 7 hộ Không áp dụng kỹ thuật, các hộ này chủ yếu là các hộ mới trồng vụđầu, hoặc không có thời gian nên nhờ con cái đi thay về phổ biến lại.
Như vậy sau các buổi tập huấn, nhờ sự hướng dẫn tận tình của cán bộ kỹ thuật, nhân dân trong xã hầu như đã hiểu được kỹ thuật trồng, chăm sóc. Từ đó nâng cao được nhận thức của người dân về hiệu quả trồng dong riềng. Cũng qua tổng hợp số liệu điều tra tôi thu được bảng sau:
Hầu hết các hộ đều áp dụng kỹ thuật đã được tập huấn vào thực tế sản xuất. Nhưng độ áp dụng thì không giống nhau.
Có 14 hộ áp dụng một phần kỹ thuật khi trồng do nhiều nguyên nhân như chưa hiểu được kỹ thuật, điều kiện kinh tế của gia đình hay họ ít có thời gian chăm sóc...
Như vậy thông qua các buổi tập huấn, đa số người dân đã hiểu được kỹ thuật để áp dụng nó vào thực tế, nhờ vậy năng suất và chất lượng của cây dong riềng ngày càng được nâng cao.
Việc đưa sản xuất dong riềng vào thực tiễn sản xuất đã góp phần từng bước thay đổi tập quán canh tác cho người dân trong vùng thực hiện trồng, nâng cao trình độ thâm canh cây trồng, góp phần chuyển đổi cơ cấu giống, quy trình canh tác, từng bước nhân rộng sản xuất dong riềng ra các địa phương khác trong địa bàn toàn huyện.
Sản xuất dong riềng đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân.
4.3.3.2. Đánh giá khả năng giải quyết việc làm từ việc sản xuất dong riềng
Nước ta là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống bằng nghề nông nghiệp. Chính vì vậy việc tìm ra phương thức sản xuất mới, giống cây trồng mới mang lại hiệu quả kinh tế cao là rất có ý nghĩa với người nông dân. Việc thực hiện thành công sản xuất dong riềng, tạo thu nhập, phát triển kinh tế cũng như xóa đói giảm nghèo là mong ước không những của người dân trong xã mà còn là mong muốn của nhân dân toàn huyện. Nhưng do việc sản xuất dong riềng mang tính thời vụ nên không mang lại công ăn việc làm thường xuyên cho người dân.
Trong quá trình sản xuất dong riềng có rất nhiều khâu yêu cầu sử dụng lao động việc đó không chỉ tạo công ăn việc làm cho người lao động mà còn
thu hút nhiều người trên và dưới độ tuổi lao động tham gia. Nó không chỉ giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập mà còn góp phần giảm tệ nạn xã hội trên địa bàn và tích cực làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Tuy nhiên do đặc thù của sản xuất nông nghiệp, thời gian làm nông nhàn nhiều, sản xuất dong riềng giúp người dân tận dụng quỹ thời gian đó một cách có hiệu quả mà không phải rời bỏ gia đình, quê hương đi nơi khác làm ăn kéo theo nhiều gánh nặng xã hội. Đây là giải pháp khả thi để giải quyết vấn đề công ăn việc làm nông nghiệp nông thôn ngày nay.
4.4. Phân tích tác động và tính bền vững của việc sản xuất dong riềng
4.4.1. Tác động của việc trồng dong riềng đến vấn đề xã hội
4.4.1.1. Đánh giá sự bình đẳng giới trong khi thực hiện trồng dong riềng.
Dong riềng không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân mà nó còn mang đến những hiệu quả về xã hội. Trong quá trình trồng dong riềng người dân đã sử dụng một lượng lao động lớn đã góp phần tạo công ăn việc làm cho những lao động nhàn dỗi. Thu nhập của người dân tăng, đời sống của người dân được nâng cao. Họ có điều kiện hơn trong việc chăm sóc gia đình, con cái và con của họ có điều kiện học hành đầy đủ.
Ngoài ra trong quá trình trồng dong riềng còn góp phần làm giảm sự bất bình đẳng giới để thấy rõ hơn ta có bảng sau:
Bảng 4.8: Sự tham gia của nam giới và nữ giới trong quá trình sản xuất dong riềng
Công việc Số hộ điều tra Sự tham gia sản xuất dong riềng
Nam Nữ Cả hai Làm đất 50 3 16 31 Gieo trồng 50 32 18 0 Chăm sóc 50 0 44 6 Thu hoạch 50 0 2 48 Tiêu thụ 50 0 23 27