Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả trên địa bàn Thành Phố Thái Nguyên, giai đoaạn 2013 - 2015.

69 296 1
Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả trên địa bàn Thành Phố Thái Nguyên, giai đoaạn 2013 - 2015.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  PHẠM BÁ ĐẠT Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT HIỆU QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, GIAI ĐOẠN 2013 - 2015” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoa : Tài nguyên và Môi trường Khoá học : 2009 - 2013 Giáo viên hướng dẫn: Th. S Nguyễn Minh Cảnh Khoa Môi trường - Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên Thái Nguyên, năm 2013 LỜI CẢM ƠN Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại UBND Thành phố Thái Nguyên từ ngày 24 tháng 12 năm 2012 đến ngày 03 tháng 4 năm 2013. Trong quá trình thực tập cũng như hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của Ban chủ nhiệm khoa Tài nguyên và Môi trường, sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo ThS. Nguyễn Minh Cảnh. Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các thầy cô giáo trong khoa đã dạy dỗ em trong suốt quá trình học tập rèn luyện tại trường, cảm ơn UBND Thành phố Thái Nguyên cùng tất cả các bạn sinh viên đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành đề tài một cách thuận lợi và có hiệu quả tốt nhất. Thái Nguyên, ngày 21 tháng 5 năm 2013 Sinh viên Phạm Bá Đạt DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT FAO Food and agriculture organization: tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc. LUT Land use type: loại hình sử dụng đất UBND Uỷ ban nhân dân VH Rất cao (very high) H Cao (high) M Trung bình (medium) L Thấp (low) VL Rất thấp (very low) DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng của Việt Nam 13 Bảng 2.2: Cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng của TP. Thái Nguyên 14 Bảng 4.1: Tình hình dân số của TP Thái Nguyên 27 Bảng 4.2: Cơ cấu Dân tộc của TP. Thái Nguyên 29 Bảng 4.3: Hiện trạng sử dụng đất vào các mục đích năm 2012 32 Bảng 4.4: Biến động diện tích đất đai theo mục đích sử dụng giai đoạn 2010 – 2012 33 Bảng 4.5: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp 34 Bảng 4.6: Năng suất, sản lượng một số cây trồng chính năm 2012 36 Bảng 4.7: Các LUT sản xuất nông nghiệp của TP. Thái Nguyên 37 Bảng 4.8: Một số đặc điểm của các LUT trồng cây hàng năm 38 Bảng 4.9: Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng chính (tính bình quân cho 1 ha) 42 Bảng 4.10: Hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất 43 Bảng 4.11: Hiệu quả kinh tế của LUT chè (Tính bình quân trên 1ha) 46 Bảng 4.12: Hiệu quả môi trường của các LUT 49 MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU 2 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3 1.3. Yêu cầu của đề tài 3 1.4. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài 4 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 2.1. Đất và vai trò của đất đối với sản xuất nông nghiệp 5 2.1.1. Khái niệm về đất và đất nông nghiệp 5 2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất nông nghiệp 6 2.2. Sử dụng đất và những quan điểm về sử dụng đất 6 2.2.1. Sử dụng đất và những nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất 6 2.2.1.1. Sử dụng đất là gì? 6 2.2.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất 7 2.2.1.3. Cơ cấu cây trồng trong sử dụng đất 8 2.2.2. Quan điểm sử dụng đất bền vững 9 2.3. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và việt nam 13 2.3.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới 13 2.3.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam 13 2.3.3. Tình hình sử dụng đất của TP Thái Nguyên. 15 2.4. Hiệu quả và tính bền vững trong sử dụng đất 16 2.4.1. Khái quát hiệu quả sử dụng đất 16 2.4.2. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất 19 2.4.3. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất 19 2.5. Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 20 2.5.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn trong đề xuất sử dụng đất 20 2.5.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 20 2.5.3. Định hướng sử dụng đất 21 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 23 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 23 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 23 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 23 3.3. Nội dung nghiên cứu 23 3.4. Phương pháp nghiên cứu 23 3.4.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp 23 3.4.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp 23 3.4.3. Phương pháp phân vùng nghiên cứu 24 3.4.4. Phương pháp xác định các đặc tính đất đai 24 3.4.5. Phương pháp tính hiệu quả các loại hình sử dụng đất. 24 3.4.5.1. Hiệu quả kinh tế 24 3.4.5.2. Hiệu quả xã hội 24 3.4.5.3. Hiệu quả môi trường 25 3.4.6. Phương pháp đánh giá tính bền vững 25 3.4.7 Phương pháp tính toán phân tích số liệu 25 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - Xã hội của TP. Thái Nguyên – Thái Nguyên 26 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và môi trường 26 4.1.1.1. Vị trí địa lý 26 4.1.1.2. Địa hình, địa mạo 26 4.1.1.3. Điều kiện khí hậu 27 4.1.1.4. Tài nguyên đất 27 4.1.1.5. Tài nguyên nước 28 4.1.1.6. Tài nguyên rừng 29 4.1.1.7. Tài nguyên khoáng sản 29 4.1.1.8. Cảnh quan môi trường 29 4.1.1.9. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên Error! Bookmark not defined. 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 30 4.1.2.1. Tình hình dân số và lao động 30 4.1.2.2. Cơ sở hạ tầng 31 4.1.2.3. Dân tộc 32 4.1.2.4. Tình hình sản xuất một số ngành 33 4.1.2.5. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế - xã hội của TP Thái Nguyên 34 4.2. Hiện trạng sử dụng đất đai của TP Thái Nguyên. 35 4.2.1. Tình hình sử dụng đất vào các mục đích 35 4.2.1.1 Hiện trạng sử dụng đất 35 4.2.1.2. Tình hình biến động đất đai 35 4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của TP Thái Nguyên. 37 4.2.3. Hiện trạng các cây trồng chính năm 2011 38 4.3. Xác định các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của TP Thái Nguyên 40 4.3.1. Các loại hình sử dụng đất của TP 40 4.3.2. Mô tả các loại hình sử dụng đất 41 4.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 44 4.4.1. Hiệu quả kinh tế 44 4.4.1.1. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất trồng cây hàng năm 45 4.4.1.3. Hiệu quả kinh tế cây chè 48 4.4.2. Hiệu quả Xã hội 50 4.4.3. Hiệu quả môi trường 52 4.5. Lựa chọn và định hướng sử dụng đất nông nghiệp cho TP. Thái Nguyên 53 4.5.1. Quan điểm khai thác sử dụng đất 53 4.5.2. Lựa chọn và định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 54 4.6. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cho TP Thái Nguyên 55 4.6.1. Giải pháp chung 55 4.6.2. Giải pháp cụ thể 57 4.6.2.1. LUTs trồng cây hàng năm 57 4.6.2.2. LUTs trồng cây lâu năm 57 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61 5.1. Kết luận 61 5.2. Kiến nghị 62 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Không có đất thì không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, không có một quá trình lao động nào diễn ra và cũng không có sự tồn tại của Xã hội loài người. Đất đai là nền tảng của mọi quá trình hoạt động của con người, nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Đất là cơ sở của sản xuất nông nghiệp, là yếu tố đầu vào có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tạo ra lương thực, thực phẩm nuôi sống con người. Việc sử dụng đất một cách có hiệu quả và bền vững đang trở thành vấn đề cấp thiết với mỗi quốc gia, nhằm duy trì sức sản xuất của đất đai cho hiện tại và cho tương lai. Ngày nay, Xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về lương thực và thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, Xã hội. Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng đó. Các hoạt động ấy đã làm cho diện tích đất nông nghiệp vốn có hạn về diện tích ngày càng bị thu hẹp, đồng thời làm giảm độ màu mỡ và giảm tính bền vững trong sử dụng đất. Ngoài ra, với quá trình đô thị hoá làm cho quỹ đất nông nghiệp ngày càng giảm, trong khi khả năng khai hoang đất mới và các loại đất khác chuyển sang đất nông nghiệp lại rất hạn chế. Do vậy, việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp từ đó lựa chọn các loại hình sử dụng đất có hiệu quả, để sử dụng hợp lý theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu đang được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Đối với một nước có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu như ở Việt Nam, nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Từ khi xây dựng và trưởng thành cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội của đất nước, Thành phố Thái Nguyên trở thành một trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên và của vùng Đông Bắc.Nằm ngay ở cửa ngõ phía Bắc Hà Nội cùng với nhiều tiềm năng , thế mạnh ngay từ khi thành lập đã 2 được Đảng và Nhà nước quan tâm chú trọng đầu tư phát trển trở thành một trung tâm công nghiệp quan trọng của miền Bắc. Tháng 10 /2002, TP Thái Nguyên được công nhận là đô thị loại II, đây là thuận lợi để Thành Phố phát triển kinh tế - xã hội , tuy nhiên cũng đòi hỏi quy mô Thành Phố phải mở rộng cho tương xưng với tầm của một đô thị loại II Cùng với sự phát trển của Thành Phố điện tích đất nói chung và diện tích đất nông nghiệp nói riêng có sự thay đổi , chu chuyển cho phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị . Với xu thế công nghiệp hóa và mở rộng đô thị hóa , diện tích sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp dần mà ở một Thành Phố lớn như TP Thái Nguyên, thì nguy cơ của sự phát triển mặt bằng đô thị dạng khối liên tục và quá lớn là điều rất dễ xảy ra. Do đó, theo đà phát triển của kinh tế đòi hỏi chất lượng cuộc sống của mọi tầng lớp nhân dân phải được nâng lên và đáp ứng một cách kịp thời. Xuất phát từ mục tiêu phát triển kinh tế của Thành Phố cũng như thực trạng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thành Phố Thái Nguyên và với những thực tiễn và nhu cầu sử dụng đất, được sự đồng ý của Ban Chủ Nhiệm Khoa Tài Nguyên & Môi Trường – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đồng thời dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo: ThS. Nguyễn Minh Cảnh, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả trên địa bàn Thành Phố Thái Nguyên, giai đoaạn 2013 - 2015”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trên địa bàn Thành Phố và đề xuất hướng sử dụng đất có hiệu quả cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - Xã hội của TP Thái Nguyên. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Đánh giá các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế - Xã hội ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. - Đánh giá hiệu quả của các loại hình sử dụng đất. 3 - Lựa chọn được loại hình sử dụng đất có hiệu quả cao. - Đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 1.4. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài - Củng cố kiến thức đã được tiếp thu trong nhà trường và những kiến thức thực tế cho sinh viên trong quá trình thực tập tại cơ sở. - Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin của sinh viên trong quá trình làm đề tài. - Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp từ đó đề xuất được những giải pháp sử dụng đất đạt hiệu quả cao và bền vững, phù hợp với điều kiện của địa phương. [...]... cần thiết Đề tài: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông 21 nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả trên địa bàn TP Thái Nguyên – Thái Nguyên” không nằm ngoài mục tiêu trên 22 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu - Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp - Tiềm năng đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp - Điều kiện... tế - Xã hội và tập quán sản xuất 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn TP Thái Nguyên – Thái Nguyên 3.2 Chọn điểm nghiên cứu - Địa điểm: TP Thái Nguyên -Thái Nguyên 3.3 Nội dung nghiên cứu - Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, Xã hội của TP Thái NguyênThái Nguyên - Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp - Xác định các loại hình sử dụng đất sản xuất. .. quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của Xã hội loài người Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệp về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và đất sử dụng vào mục đích bảo vệ, phát triển rừng: Bao gồm đất sản xuất nông 5 nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác... tế - Xã hội của địa phương - Khai thác sử dụng đất phải dựa trên cơ sở quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất “Quản lý đất đai thông qua quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất đai vừa đảm bảo tính thống nhất của quản lý nhà nước về đất đai vừa tạo điều kiện để phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc sử dụng đất (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 1999)[2] - Khai thác sử dụng đất phải đạt hiệu. .. nông nghiệp - Xác định các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn TP - Đánh giá hiệu quả kinh tế, Xã hội, môi trường của các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp - Lựa chọn các loại hình sử dụng đất thích hợp theo nguyên tắc sử dụng đất bền vững - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các loại hình sử dụng đất trong tương lai 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương... 2.4.3 Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất Trong quá trình sử dụng đất đai tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá hiệu quả là mức độ đáp ứng nhu cầu của Xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí các nguồn tài nguyên, sự ổn định lâu dài có hiệu quả Do đó tiêu chuẩn đánh giá việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất nông – lâm nghiệp là mức độ tăng thêm các kết quả sản xuất trong điều kiện... tư liệu sản xuất dùng trong nông nghiệp chỉ có đất mới có chức năng này (Lương Văn Hinh và CS, 2003) [6] 2.2 Sử dụng đất và những quan điểm về sử dụng đất 2.2.1 Sử dụng đất và những nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất 2.2.1.1 Sử dụng đất là gì? Sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người - đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường Căn cứ vào quy luật... 19 2.5 Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 2.5.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn trong đề xuất sử dụng đất - Truyền thống, kinh nghiệm và tập quán sử dụng đất lâu đời của nhân dân Việt Nam - Những số liệu, tài liệu thống kê định kỳ về sử dụng đất (diện tích, năng suất, sản lượng), sự biến động và xu hướng phát triển - Chiến lược phát triển của các ngành: Nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, xây... phí các nguồn lực khi sản xuất ra một khối lượng nông – lâm sản nhất định Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất là mức độ đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường (Đỗ Thị Lan, Đỗ Anh Tài, 2007) [4] Hiệu quả sử dụng đất có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông - lâm nghiệp ,sử dụng đất phải tuân theo quan điểm sử dụng đất bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường”... phủ, hệ số sử dụng đất, mối quan 18 hệ giữa các hệ thống phụ trợ trong sản xuất nông nghiệp như: chế độ thủy văn, bảo quản chế biến, tiêu thụ hàng hóa 2.4.2 Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất “Thế giới đang sử dụng khoảng 1,5 tỷ ha đất cho sản xuất nông nghiệp Tiềm năng đất nông nghiệp của thế giới khoảng 3 – 5 tỷ ha Nhân loại đang làm hư hại đất nông nghiệp khoảng 1,4 tỷ ha đất và hiện nay . cứu đề tài: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả trên địa bàn Thành Phố Thái Nguyên, giai đoaạn 2013 - 2015 . 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  PHẠM BÁ ĐẠT Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT HIỆU QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI. dụng đất 16 2.4.1. Khái quát hiệu quả sử dụng đất 16 2.4.2. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất 19 2.4.3. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất 19 2.5. Định hướng sử dụng đất

Ngày đăng: 23/07/2015, 12:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan