Cảnh quan môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả trên địa bàn Thành Phố Thái Nguyên, giai đoaạn 2013 - 2015. (Trang 35)

Môi trường có vai trò quan trọng đối với đời sống con người và sinh vật, liên quan chặt chẽ với nguồn tài nguyên thiên nhiên, với sự phát triển kinh tế - Xã hội và sự sống của con người.

Cảnh quan của thành phố mang đặc điểm chung của cảnh quan vùng trung du, miền núi bắc bộ với các núi, đồi chè, đồng ruộng đan xen với khu dân cư. Cho đến nay, cảnh quan thiên nhiên của thành phố hầu như chưa bị tác động mạnh mẽ, môi trường còn tương đối trong lành, chưa bị ô nhiễm (một phần quan trọng là do Thành phố có diện tích đất rừng, mặt nước lớn và nền kinh tế nông nghiệp). Tuy nhiên, trong những năm gần đây cảnh quan môi trường cũng đã có những biến đổi theo hướng tiêu cực do bị ảnh hưởng bởi các hoạt động nhân sinh mà trong đó các nguyên nhân chủ yếu là: Nạn khai thác rừng không theo quy hoạch trước đây; Khai thác khoáng sản, quá trình đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội (đô thị hóa), sản xuất nông nghiệp…

Nhận thức được tầm quan trọng của môi trường xanh, sạch, đẹp trong những năm qua Thành phố đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện các công

tác bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, nguồn nước…thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, tăng độ che phủ rừng, từ đó cải thiện chất lượng môi trường nước, không khí.

4.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi 4.1.2.1. Tình hình dân s và lao động * Dân s

Theo số liệu thống kê năm 2010, dân số toàn thành phố là 279.710 người, được chia làm 19 phường và 9 xã. Tình hình dân số của thành phố được thể hiện trong bảng 4.1.

Bng 4.1: Tình hình dân s ca TP Thái Nguyên

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012

Tổng số nhân khẩu Người 279.710 300.103 330.707 Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên % 1,25 1,01 0,96

(Ngun: UBND TP Thái Nguyên.)

Qua bảng 4.1 ta thấy, dân số trên địa bàn thành phố tăng lên qua các năm, năm 2010 là 279.710 người, đến năm 2012 là 330.707 người. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm dần, năm 2010 là 1,25% đến năm 2012 chỉ còn 0,96%.

Thành Phố đã từng bước đổi mới công tác tuyên truyền về vận động kế hoạch hóa gia đình để ổn định dân số và giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên. Duy trì thường xuyên chế độ giao ban hàng tháng nhằm nắm vững sự biến động về dân số trên địa bàn.

Các khu dân cư thường phân bố tập trung ven chân núi, dọc các trục đường giao thông, nơi có hệ thống giao thông thuận tiện và có nguồn nước đảm bảo phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt.

* Lao động

- Nhìn chung số lượng lao động phi nông nghiệp của thành phố Thái Nguyên tăng liên tục ( bình quân 3,55% / năm) phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố theo hương công nghiệp, hiện đại. Mặc dù tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động Thành phố không phải là thấp nhưng trong tương lai nếu chỉ duy trì như ở mức giai đoạn này thì số lượng lao động

tăng thêm có khả năng sẽ không đủ để đáp ứng yêu câu phát triển nhanh Thành phố.

4.1.2.2. Cơ s h tng * Giao thông

Mạng lưới giao thông Thành phố được xác định là yếu tố quan trọng để

phát triển nền kinh tế của Thành Phố.Hệ thống đường giao thông của toàn Thành phố khá đa dạng và phong phú chúng góp phần vào việc giao lưu hàng hóa với các huyện lân cận , Thành phố có các tuyến quốc lộ chạy qua với tuyến đường này đã thúc đẩy nhanh việc lưu thông hàng hóa và đi lại của nhân dân ra các tỉnh bên ngoài như: Hà Nội , Lạng Sơn , Bắc Giang , Cao Bằng , Bắc Can, Tuyên Quang …

- Đường sắt : Có 2 tuyến quốc gia Hà Nội – Thái Nguyên , Thái Nguyên- Kép- Bãi Cháy , ngoài ra còn có tuyến chuyên dụng Lưu Xá – Gang Thép – Cán thép Gia Sàng . Tuyến Quán Triều – nhà máy điện Cao Ngạn hiện nay không sử dụng .Ga đường sắt có 3 ga : Quán Triều, Thái Nguyên ,Lưu Xá.

- Đường bộ :

+ Tuyến quốc lộ 3 nối Thái Nguyên với thủ đô Hà Nội , san bay quốc tế Nội Bài và Cao Bằng.

+ Tuyến quốc lộ 1B nối Thái Nguyên – Đồng Đăng. + Tuyến quốc lộ 16 nối Thái Nguyên- Kép

+ Tuyến quốc lộ 19 nối Thái Nguyên – Bắc Giang , quốc lộ 13E nối Thái Nguyên – Tuyên Quang.

Các tuyến đường quốc lộ mặt rải nhựa, đá dăm, chiều rộng trung bình 5- 7m, chất lượng đường xấu thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp 4 ( trừ đường quốc lộ 3 mới được nâng cấp).

- Giao thông bên trong Thành phố : tổng chiều dài mạng lưới đường 70km. Trong đó đường nhựa là 64,10km, đường đá 4,82km, đường cấp phối 1,08km.

- Giao thông nông thôn ở các xã hầu như đã được phát triển cải thiện, đi lại thuận tiện.

- Đường thủy : Sông Cầu đoạn đi qua Thành phố khoảng 15km nhưng lại bị đập thác Huống chắn ngang nen giao thông đường thủy bị hạn chế, chủ yếu chuyên chở lâm thổ sản như : luồn, nứa , lá cọ,…

* Thy li

Tủy lợi được xác định là nhưng yếu tố quan trọng là nhưng yếu tố quan trọng để phát triển nông nghiệp của Thành phố. Hai hệ thống thủy nông sông Cầu, sông Công có đủ điều kiện để tưới tiêu ổn định phát triển nông nghiệp.Hiện nay Thành phố đã phê duyệt 7 công trình thủy lợi, trong đó có 1 số công trình trọng điểm đã được thi công như đập Phúc Sen, đập Hồ Cây Si, kênh NTA xã Thịnh Đán , kênh tự chảy phường Tân Thành , kênh NB xã Tích Lương,…Phía Tây Thành phố có công trình Hồ Núi Cốc, đặc trưng kỹ thuật hồ : Dung tích toàn bộ 178 triệu m3 nước; dung tích hữu ích 165 triệu m3 nước: Cao độ đỉnh đập chính 46,2m, kênh dẫn nước dài 18km.Phía Đông các công trình hệ thống bơm điện tưới nước . Các công trình trị thủy gôm : hệ thống đê Mỏ Bạch , đê công viên Sông Cầu, đoạn đê từ bến Tượng xuống kho xăng Thành phố để bảo vệ phía Bắc Thành phố, …

4.1.2.3. Dân tc

TP Thái Nguyên có 9 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số (Chiếm 73,32% tổng dân số), cơ cấu dân tộc của Thành phố được thể hiện trong bảng 4.2.

Bng 4.2: Cơ cu Dân tc ca Tp. Thái Nguyên

STT Dân tộc Số lượng (người) Tỷ lê (%)

1 Kinh 200.610 73,32 2 Cao Lan 25.625 9,82 3 Sán Chí 19.882 7,03 4 Sán rìu 15.135 4,58 5 Nùng 10.290 2,93 6 Tày 5.081 1,86 7 Dân tộc khác 3.987 0,46 Tổng 279.710 100

Thành phần dân tộc đa dạng, mỗi dân tộc có những đặc trưng về nếp sống, phong tục, tập quán canh tác khác nhau. Qua quá trình canh tác lâu đời người dân đúc kết được những kinh nghiệm canh tác quý báu, phù hợp với điều kiện địa phương, những kinh nghiệm này được kế thừa và áp dụng phổ biến ngay cả khi đưa các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Tuy nhiên, ở các khu vực tập trung dân cư là dân tộc ít người (phía Tây TP) còn giữ nhiều hủ tục, sản xuất mang tính tự cung tự cấp, canh tác chủ yếu dựa trên các kinh nghiệm truyền đời, chậm tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiến bộ, đây là một khó khăn cho việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất cũng như nâng cao đời sống nông hộ.

4.1.2.4. Tình hình sn xut mt s ngành

Vượt qua khó khăn như thiên tai, dịch bệnh, suy thoái kinh tế toàn cầu, kinh tế địa phương vẫn tăng trưởng khá. Cơ cấu kinh tế được xác định: nông lâm nghiệp - công nghiệp - thương mại, dịch vụ, trong đó tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp chiếm 62%, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp chiếm 12%, thương mại dịch vụ chiếm 26%. Chuyển dịch kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, cây chè và chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển mạnh.

* Ngành nông nghip

Sản xuất, chế biến, chè đã có bước phát triển, các giống chè có năng suất, chất lượng cao được đưa vào sản xuất thay thế dần giống chè cũ, một số giống đang được mở rộng là chè san tuyết, chè 777…Năm 2005, tổng diện tích chè có 258 ha, trong đó có 250 ha chè kinh doanh, sản lượng ước đạt 1875 tấn. năm 2009, có 276 ha trong đó có 266 ha chè kinh doanh, sản lượng ước đạt 2397 tấn, tăng 8%. Năm 2011, tổng diện tích chè là 281 ha trong đó có 272 ha chè kinh doanh, sản lượng chè búp tươi đạt 2529,6 tấn = 100,86 kế hoạch, tăng so với cùng kỳ 0,26%.

* Ngành công nghip- tiu th công nghip

Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn Thành phố đã và đang từng bước phát triển, ước tính năm 2010 giá trị ngành công nghiệp, xây dựng trên địa bàn là 9,5 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2005 - 2010 đạt 30%. Các ngành nghề như sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến chè, cơ khí gò hàn, chế biến gỗ đã có nhiều cố gắng trong đầu tư và sản xuất, khai thác khoáng sản mang lại thu nhập cao cho người dân và thu hút được lao động trên địa bàn (thu hút 500 - 600 lao động mùa vụ).

* Ngành thương mi - dch v

Thành phố Thái Nguyên có điều kiện thuận lợi cho giao lưu, trao đổi hàng hóa với các đơn vị bạn, hiện Thành phố có một chợ (Chợ Thái) phục vụ nhu cầu trao đổi hàng hóa, sản phẩm chủ yếu là chè búp và các mặt hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống, sinh hoạt của người dân song còn hạn chế về diện tích và cơ sở hạ tầng. Ngoài chợ Thái, trên địa bàn còn hình thành các điểm buôn bán lẻ ở các khu trung tâm các xã phường.

Ước tính năm 2010, giá trị ngành thương mại - dịch vụ trên địa bàn là 10,83 tỷ đồng, tăng 6,7 tỷ đồng so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành giai đoạn 2005 - 2010 đạt 20%.

4.1.2.5. Đánh giá chung vđiu kin kinh tế - xã hi ca TP Thái Nguyên * Thun li * Thun li

- Có nguồn lao động tại chỗ dồi dào, nhân dân trong Thành phố luôn đoàn kết, cần cù, chịu khó, ham học hỏi, sáng tạo trong lao động, đó là tiền đề để thúc đẩy sản xuất phát triển.

- An ninh đảm bảo tạo tâm lý an tâm trong sản xuất đây cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển toàn diện trên địa bàn.

- Các ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ ngày càng phát triển, thu hút nhiều lao động và tăng thu nhập cho người dân.

* Khó khăn

- Sự gia tăng dân số đòi hỏi hàng năm phải giải quyết một quỹ đất cho khu dân cư mới. Diện tích đất ở tăng thêm này chủ yếu lấy vào các khu đất bằng, gần đường giao thông. Nhu cầu nâng cao đời sống tinh thần của người dân ngày càng lớn, việc xây dựng hàng loạt các công trình, văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí sẽ được đặt ra.

- Đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ lao động, khả năng ứng dụng kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất chưa cao, còn nhiều tệ nạn Xã hội như: cờ bạc, nghiện hút, rượu chè…

- Cơ sở hạ tầng, giao thông và mương máng nội đồng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế bền vững.

- Giá thành nông sản còn thấp, thị trường tiêu thụ không ổn định.

- Trong sản xuất người dân chưa quan tâm đến những ảnh hưởng về môi trường do sử dụng đất mang lại mà chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế gây nên những tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người.

- Việc triển khai các chính sách của Đảng và Nhà nước còn chậm và thiếu đồng bộ.

Vì vậy, để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế Xã hội bền vững trên địa bàn Thành phố thì cần thiết phải nghiên cứu kỹ lưỡng khả năng khai thác quỹ đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất hợp lý để vừa đáp ứng mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa vừa đảm bảo nâng cao đời sông dân cư, phát triển ổn định, bền vững.

4.2. Hiện trạng sử dụng đất đai của Thành phố Thái Nguyên.

4.2.1. Tình hình s dng đất vào các mc đích 4.2.1.1 Hin trng s dng đất 4.2.1.1 Hin trng s dng đất Bng 4.3: Hin trng s dng đất vào các mc đích năm 2012 STT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 18.630,56 100,00 1 Đất nông nghip NNP 12.266,51 72,63 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 10.330,51 52,57 1.2 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 380,52 0,77 1.3 Đất lâm nghiệp LNP 4.488,23 19,29

2 Đất phi nông nghip PNN 5.992,86 26,11

2.1 Đất ở OTC 1.197,98 3,87

2.2 Đất chuyên dung CDG 6.431,92 17,07

2.4 Đất nghĩa trang nghĩa địa NTD 334,48 0,49 2.5 Đất sông suối mặt nước chuyên dùng SMN 1.318,50 4,68

3 Đất chưa s dng CSD 371,19 1,26

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 10.330,51 ha ,chiếm 52,57 % đất nông nghiệp,trong đó chủ yếu là đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.Diện tích đất cây trồng vụ Đông còn thấp và chưa đa dạng.

Theo số liệu thống kê năm 2012, diện tích đất lâm nghiệp là 4.488,23 chiếm 19,29% đất nông nghiệp.Đây là loại hình sử dụng đất có tác dụng cải tạo đất,chống cát bay,cát nhảy và giữ được mực nước ngầm.

4.2.1.2. Tình hình biến động đất đai

Xu hướng biến động đất đai của Thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2010 - 2012, tổng diện tích đất nông nghiệp giảm 214,77 ha, tổng diện tích

đất phi nông nghiệp tăng 271,32 ha. Giai đoạn này cơ cấu đất đai không biến động nhiều nhưng nó thể hiện rõ rệt xu hướng tăng dần diện tích đất phi nông nghiệp, giảm dần diện tích đất nông nghiệp, cơ cấu đất đai trong nội bộ đất nông nghiệp tương đối ổn định.Khái quát tình hình biến động đất đai theo mục đích sử dụng được thể hiện trong bảng 4.4

Bng 4.4: Biến động din tích đất đai theo mc đích s dng giai đon 2010 – 2012 Đơn v tính: ha STT Chỉ tiêu Diện tích năm 2012 So với năm 2010 Giảm (-) Tổng diện tích tự nhiên 18.970,48 0,02 1 Đất nông nghip 13.838,23 -214,77 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 10.330,51 90,08 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 741,33 13,18 1.1.1.1 Đất trồng lúa 524,47 7,99 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 216,86 5,19 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 589,18 76,90 1.2 Đất nuôi trồng thủy sản 380,52 -13,75 1.3 Đất lâm nghiệp 4.488,23 -291,07

2 Đất phi nông nghip 6.660,88 271,32

2.1 Đất ở 1.197,98 5,46

2.2 Đất chuyên dung 6.431,92 259,49

2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 1,32 -9,09

2.2.2 Đất quốc phòng 237,50 237,50

2.2.3 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 28,09 25,39 2.2.4 Đất có mục đích công cộng 165,01 5,69

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 0 0

2.4 Đất nghĩa trang nghĩa địa 334,48 0 2.5 Đất sông suối mặt nước chuyên dùng 1.318,50 6,37

4.2.2. Hin trng s dng đất nông nghip ca Thành ph Thái Nguyên.

Là một Thành phố có gần 80% lao động nông nghiệp, diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân trên đầu người là 1187 m2. Theo dự thảo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, một diện tích đất nông nghiệp sẽ chuyển sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của quá trình phát triển kinh tế - Xã hội. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra là phải khai thác hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả quỹ đất nông nghiệp sao cho vừa đảm bảo an ninh lương thực của địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân vừa không làm tổn hại đến tài nguyên đất và môi trường sống của con người.

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của Thành phố Thái Nguyên được thể hiện trong bảng 4.5.

Bng 4.5: Hin trng s dng đất nông nghip

STT Mục đích sử dụng Diện tích

(ha) Tỷ lệ (%)

Tng din tích đất nông nghip NNP 12,266,51 100,00

1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 10.330,51 72,38

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả trên địa bàn Thành Phố Thái Nguyên, giai đoaạn 2013 - 2015. (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)