LUTs trồng cây lâu năm

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả trên địa bàn Thành Phố Thái Nguyên, giai đoaạn 2013 - 2015. (Trang 63)

Cần có chính sách hỗ trợ nông dân về vốn đầu tư trồng mới và chăm sóc trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, trồng mới các giống cây có hiệu quả kinh tế cao. Tăng cường huy động nguồn vốn tự có của nhân dân và nguồn vốn hỗ trợ từ bên ngoài của các tổ chức quốc tế, nguồn vốn từ ngân sách huyện, tỉnh và trung ương tham gia vào các chương trình phát triển cây ăn quả, cây chè của huyện VÀ Thành phố.

Mở các lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc, sử dụng các loại chất điều tiết sinh trưởng, phòng trừ sâu bệnh, áp dụng các biện pháp canh tác… phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây.

Phần lớn đất trồng cây lâu năm được trồng ở những nơi có địa hình dốc nên cần áp dụng các biện pháp canh tác bền vững trên đất dốc như: trồng cây theo đường đồng mức, trồng cây phân xanh phủ đất giữ ẩm, áp dụng các mô hình nông lâm kết hợp…

Đất trồng cây lâu năm của Thành phố là đất gò đồi chua, độ mùn kém ngoài việc bón phân hữu cơ cần bón thêm vôi và lân để cải thiện độ PH đất, tạo điều kiện cho các vi sinh vật có ích hoạt động. Ở đất đồi việc vận chuyển phân hữu cơ đến bón cho cây có nhiều khó khăn, giải pháp tích cực là trồng xen các cây họ đậu, cây phân xanh để có nguồn nguyên liệu ủ phân tại chỗ cũng là một giải pháp tốt để giải quyết nguồn phân hữu cơ cho vườn cây.

* Vi cây ăn qu

- Cần cải tạo vườn tạp thành vườn cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Khi tiến hành cải tạo cần lưu ý: phải vừa cải tạo vừa thâm canh, lấy kết quả thâm canh để đầu tư cho cải tạo. Việc cải tạo vườn không nên chặt bỏ đồng loạt, gây xáo trộn quá lớn về môi trường, môi sinh. Cần có thị trường tiêu thụ, người dân cần biết người mua cần gì, cần vào lúc nào, loại quả như thế nào thì bán được giá. Từ đó, định hướng và đưa ra kế hoạch cải tạo vườn, nội dung cải tạo bao gồm:

+ Cải tạo cơ cấu cây trồng trong vườn + Cải tạo giống cây ăn quả.

Cần xác định được loại cây ăn quả chủ lực? Ngoài ra cần có thêm cây ăn quả bổ trợ khác tạo cho vườn cây có nhiều tầng tán.

Trên cơ sở điều tra về các loại cây ăn quả thì cần tuyển chọn những giống tốt, sạch sâu bệnh, đưa giống thích nghi với điều kiện tự nhiên của Thành phố, có năng suất cao, chất lượng tốt thay thế những giống cũ chất lượng kém. Hiện nay, các viện nghiên cứu, trạm trại đã chọn tạo được nhiều giống mới có năng suất cao, mẫu mã đẹp, thơm ngon hơn về chất lượng, trong đó có những gióng chín sớm hơn hoặc chín muộn hơn giống địa phương.

Ghép cải tạo vườn vải chính vụ với các giống vải chín sớm sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà không phải chặt bỏ vườn cũ để trồng cây mới. Như vậy, sẽ giảm được chi phí đầu tư cho nông dân khi phải trồng mới và chăm sóc cây ở thời kỳ kiến thiết cơ bản, vườn cây được cải tạo sẽ cho thu nhập sớm hơn.

+ Cải tạo đất vườn và hệ thống tưới tiêu.

+ Cải tiến kỹ thuật canh tác, làm đúng theo quy trình kỹ thuật chăm sóc cho từng loại cây ăn quả.

- Cùng với việc sử dụng giống tốt sạch bệnh, cần chú ý cải tiến kỹ thuật canh tác phù hợp với từng giống cây ăn quả từ làm đất, đào hố, bố trí mật độ. Khoảng cách, kỹ thuật trồng cây và chăm sóc cây ở các thời kỳ tuổi, từ việc bón phân, tưới nước, tạo hình tỉa cành, phòng trừ sâu bệnh đến việc trồng xen, trồng gối, thu hoạch và bảo quản sản phẩm. Hiện nay, về cơ bản đã có tài liệu hướng dẫn đối với từng loại cây ăn quả.

- Tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm: Nắm bắt thông tin thị trường, thường xuyên theo dõi các thông tin, dự báo về thị trường sản phẩm quả để người sản xuất yên tâm, chủ động đầu tư. Dự báo xu thế phát triển để điều chỉnh cơ cấu cây trồng, điều chỉnh khâu bảo quản chế biến. Áp dụng phương pháp quảng cáo, tuyên truyền về sản phẩm quả trên các phương tiện thông tin đại chúng, liên kết liên doanh tìm đối tác đầu tư gắn liền với tiêu thụ sản phẩm.

* Đối với cây chè

- Tập trung quy hoạch và cải tạo các vườn chè đã già cỗi bằng cách trồng mới các giống cho năm suất cao, chất lượng tốt.

- Đầu tư nâng cấp dây chuyền máy móc cũng như công nghệ chế biến và cơ cấu sản phẩm phù hợp với thị trường… Xây dựng các cơ sở chế biến chè chất lượng cao.

- Tổ chức các buổi tập huấn phổ biến về kỹ thuật sản xuất, chế biến. - Tăng cường đầu tư thâm canh, hình thành vùng sản xuất chè tại các xã có điều kiện thích hợp.

- Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến và bảo quản. Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản nên trồng xen một số cây ngắn ngày nhất là các loài cây họ đậu nhằm tăng độ che phủ đất, hạn chế xói mòn, cỏ dại, tăng độ phì cho đất, tăng thu nhập, lấy ngắn nuôi dài.

PHN 5

KT LUN VÀ KIN NGH 5.1. Kết luận

Qua nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên, em rút ra một số kết luận sau:

1. Thái Nguyên là một Thành phố trung du miền núi với nền sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, tổng diện tích đất tự nhiên của Thành phố là 18.630,56 ha, trong đó đất nông nghiệp là 12.266,51 ha (chiếm 65,84%). Có 8 loại hình sử dụng đất, bao gồm 18 kiểu sử dụng đất.

2. Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính của Thành phố là:

* Đối với đất trồng cây hàng năm

Có 6 loại hình sử dụng đất: 2L - M, 2M - 1L, 2L, 1L - 1M, 1L, chuyên rau, màu và cây công nghiệp ngắn ngày, với 15 kiểu sử dụng đất phổ biến. Trong đó, LUT 2 lúa - 1 màu cho hiệu quả cao nhất, LUT 1 lúa cho hiệu quả thấp nhất.

* Đối với đất trồng cây lâu năm

Có 2 loại hình sử dụng đất chính là: Cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm (chè). Trong 2 LUT này, LUT chè cho hiệu quả kinh tế cao, được coi là cây chủ lực trên đất trồng cây lâu năm, tuy nhiên LUT này có ảnh hướng xấu đến môi trường do sử dụng lượng thuốc BVTV lớn. LUT cây ăn quả chưa được chú trọng đầu tư, phát triển nhằm mục đích kinh tế.

3. Dựa trên kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, lựa chọn ra 6 loại hình sử dụng đất đai thích hợp và có triển vọng cho Thành phố Thái Nguyên:

- LUT 1: 2L - M. - LUT 2: 2M - 1L - LUT 3: 2L

- LUT 4: Chuyên rau, màu và cây công nghiệp ngắn ngày - LUT 5: Chè (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Để nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp theo quan điểm sinh thái và bền vững, thì Thành phố Thái Nguyên cần tổ chức khai thác tiềm năng đất đai theo hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường sản xuất sản phẩm hàng hóa và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng các vùng sản xuất đặc trưng. Thực hiện đồng bộ các giải pháp về chính sách, phát triển cơ sở hạ tầng, giải pháp về khoa học kỹ thuật, giải pháp về thị trường để thúc đẩy sản xuất. Quá trình sử dụng đất phải gắn bó với việc cải tạo,bồi dưỡng và bảo vệ đất,bảo vệ môi trường.

5.2. Kiến nghị

Để đạt được két quả như vậy em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị nhằm phát triển nền nông nghiệp Thành phố Thái Nguyên theo hướng sinh thái như sau:

- Thành phố Thái Nguyên cần có chính sách cụ thể với các giải pháp xác đáng để giữ quỹ đất ổn định, hạn chế đến mức thấp nhất diện tích đất nông nghiệp mất đi do quá trình đô thị hóa.

- Đề nghị Thành phố Thái Nguyên ban hành chính sách hỗ trợ cụ thể đối với các nhà đầu tư đăng ký thành lập doanh nghiệp sản xuất nông

nghiệp trên địa bàn , đặc biệt là các doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng vùng rau an toàn , xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp du lich sinh thái.

- Trong điều kện đất nông nghiệp ngày càng có xu hướng giảm do tác động của các quá trình đô thị hóa, người sản xuất nên phát triển các ngành sản xuất nông nghiệp dùng ít đất như sản xuất nấm hương , mộc nhĩ, trồng hoa trên giá thể, trồng rau thủy canh,…

- Nhu cầu của người tiêu dung ngày càng cao về vệ sinh và an toàn thực phẩm , do vậy người sản xuất cần trú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm , sản xuất các loại nông sản sạch, nông sản cao cấp và từng bước xây dựng uy tín, thương hiệu sản phẩm để tạo lập thị trường tiêu thụ ổn định, bền vững.

TÀI LIU THAM KHO

1. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại xã Thượng Hiền- Kiến Xương- Thái Bình ( 2010).

2. Đánh giá thực trạng và đề xuất sử dụng đất nông nghiệp hợp lý huyện Hoằng Hóa tỉnh Thanh Hóa ( 2009)..

3. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Sen Thủy- Lệ Thủy- Quảng Bình (2010).

4. Báo cáo thống kê đất đai của phòng Tài Nguyên và Môi Trường – Thành phố Thái Nguyên (2012).

5. Báo cáo phát triển kinh tế xã hội Thành phố Thái Nguyên năm 2012 và phương hướng phát triển năm 2013.

6. Trần Văn Minh giáo trình cây lương thực, Nhà xuất bản Nông Nghiệp 2003.

7. GS.TS Nguyễn Thế Đặng. Giaos trình trồng trọt.

8. PGS.TS Nguyễn Ngọc Nông, Th.S Nông Thị Thu Huyền. Bài giảng Đánh giá đất năm 2012.

9. Hội khoa học Đất, Đát Việt Nam, Nhà xuất bản Nông Nghệp, Hà Nội năm 2000.

10.Đánh giá hiệu quả và định hướng sử dụng đất canh tác theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa huyện Gia Lộc – Hải Dương, luận văn cao học.

11.Luật Đất đai 2003, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia.

12.Chế độ sở hữu đất đai theo quan điểm của C.Mac và ĂngGhen, Tạp chí Địa chính số 1.

13.FAO (1976) A Framewhork for Land Evaluation, Rome.

14.FAO (1990) Land Evaluation and farming syatem analysis for land use paning Working document.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả trên địa bàn Thành Phố Thái Nguyên, giai đoaạn 2013 - 2015. (Trang 63)