Xác định các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của TP Thá

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả trên địa bàn Thành Phố Thái Nguyên, giai đoaạn 2013 - 2015. (Trang 46)

Thành phố Thái Nguyên

4.3.1. Các loi hình s dng đất ca Thành ph

Theo FAO: Loại hình sử dụng đất được xác định qua quá trình điều tra nông hộ và điều tra hiện trạng sử dụng đất, có thể xác định được trên địa bàn Thành phố có các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính sau đây.

Bng 4.7: Các LUT sn xut nông nghip ca Thành ph Thái Nguyên LUT chính LUT Kiu s dng đất

1. Cây hàng năm

2 lúa – 1 màu

1. Lúa xuân - lúa mùa - ngô đông

2. Lúa xuân - lúa mùa - khoai lang đông 3. Lúa xuân - lúa mùa – r

au đông

1lúa – 2 màu

4. Ngô xuân - lúa mùa - ngô đông

5. Ngô xuân - lúa mùa - khoai lang đông 6. Lạc xuân - lúa mùa - ngô đông

2 lúa 7. Lúa xuân - lúa mùa

Lúa - màu

8. Lạc xuân - lúa mùa 9. Ngô xuân - lúa mùa 10. Rau - lúa mùa 1 lúa 11. Lúa mùa

Chuyên rau màu và cây công nghiệp hàng năm

12. Ngô xuân - ngô hè thu - ngô đông 13. Ngô xuân - ngô hè thu - khoai lang đông

14. Lạc xuân - ngô hè thu - rau đông 15. Lạc xuân - ngô hè thu - ngô đông 2. Cây lâu

năm

Cây CN lâu năm 16. Chè

Cây ăn quả 17. Vải, mơ,…

(Ngun:Phòng Tài nguyên Môi trường, phòng NN & PTNT ,tng hp )

* Đất trồng cây hàng năm

- Đất 3 vụ: 2 vụ lúa - 1 vụ màu, 2 vụ màu - 1 vụ lúa. - Đất 2 vụ: 2 vụ lúa, 1 vụ lúa - 1 vụ màu.

- Đất 1 vụ: 1 vụ lúa.

- Đất chuyên rau, màu, cây công nghiệp ngắn ngày. * Đất trồng cây lâu năm

- Đất trồng cây ăn quả

- Đất trồng cây công nghiệp lâu năm

Loại sử dụng đất trồng cây hàng năm của Thành phố Thái Nguyên có 6 LUT với 16 kiểu sử dụng đất phổ biến, mỗi kiểu sử dụng có quy mô, diện tích khác nhau, trong đó có 2 cây trồng chủ yếu là lúa và ngô.

Loại sử dụng đất trồng cây lâu năm có đất trồng cây công nghiệp lâu năm (chè) và đất trồng cây ăn quả (vải, nhãn…).

4.3.2. Mô t các loi hình s dng đất

Mô tả các loại hình sử dụng đất là cơ sở để xác định yêu cầu sử dụng đất và mức độ thích hợp trong sử dụng đất. Nội dung mô tả các LUT chủ yếu dựa vào các tính chất đất đai và các thuộc tính của các LUT.

Bảng 4.8. thể hiện một số đặc điểm của các LUT trồng cây hàng năm tại Thị trấn Tam Sơn. Bng 4.8: Mt sđặc đim ca các LUT trng cây hàng năm STT LUT Chỉ tiêu đánh giá Địa hình Thành phần cơ giới Loại đất Chếđộ nước Đặc điểm trồng trọt 1 2L - M = , ± b, c1 Fl, Ld CĐ LC 2 2L =, m b, c1, c2 Fl, Ld, LdC CĐ ĐC 3 1L - 2M = , ± b, c1 Fl, Ld CĐ LC 4 1L - 1M = , ± c2, c3 Ld, LdC CĐ LC 5 1L m c3 Fl,Ld Ung ĐC 6 M = , ± b, c1 Po, Pi, CĐ ĐC, LC (Ngun: Điu tra thc địa) * LUT 1: Loi hình s dng đất 2 lúa- 1 màu.

Có 3 kiểu sử dụng đất: Lúa xuân - lúa mùa - rau, màu vụ đông (ngô, khoai lang, rau vụ đông…). Loại hình sử dụng đất này được trồng ở những nơi có địa hình vàn, vàn cao, khả năng tưới tiêu chủ động, thành phần cơ giới thịt nhẹ, pha cát. Tập trung chủ yếu ở các xã Phúc Hà, Phúc Trìu, …

- Vụ xuân: Trồng các giống lúa như: Khang Dân, Q5, và một số giống lúa lai (Syn 6, Việt lai 20, Bio 404) Thời gian sinh trưởng từ 115 - 125 ngày, năng suất đạt 52 - 57 tạ/ha. Gieo mạ từ 01 - 05/2, cấy từ 15 - 25/2 hàng năm.

- Vụ mùa: Trong LUT này vụ mùa được cấy sớm, trồng các giống lúa ngắn ngày như: Khang dân, Việt lai 20…Thời gian sinh trưởng từ 100 - 105 ngày, năng suất đạt từ 50 - 54 tạ/ha để kịp thời chuẩn bị đất canh tác vụ đông. Thời vụ gieo trồng từ 7/6 - 15/6 (trà mùa sớm).

- Vụ đông: chủ yếu trồng các loại ngô, khoai, rau vụ đông.

+ Ngô: thường trồng các giống ngô có năng suất cao như: LVN 4, NK 4300, CP 888, CP 999… và một số giống ngô địa phương, năng suất đạt khoảng 38 - 42 tạ/ha.

+ Khoai lang: được trồng ở những thửa ruộng có địa hình vàn, vàn cao, tiêu nước chủ động. năng suất đạt từ 3 - 4 tạ/sào, cao nhất đạt 6 tạ/sào. Chủ yếu trồng tại xã Thịnh Đức,Tân Thịnh, ở các khu vực khác cây khoai cho năng suất thấp, diện tích trồng ít, chủ yếu phục vụ chăn nuôi trong gia đình.

Loại hình sử dụng đất này thường cho năng suất cao và ổn định do chủ động được nước tưới tiêu, đất tốt.

* LUT 2: Loi hình s dng đất 2 lúa.

Đây là loại hình sử dụng đất truyền thống, phổ biến trên địa bàn Thành phố và tồn tại từ lâu, được người dân chấp nhận.

LUT này được áp dụng ở những địa hình vàn, vàn thấp có khả năng tiêu thoát nước vào mùa mưa và một số khu vực có địa hình vàn cao nhưng chủ động được nước tưới. Thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt trung bình, tầng đất dày mỏng khác nhau. Kiểu sử dụng đất là lúa xuân - lúa mùa.

+ Lúa xuân: trồng phổ biến các giống Khang dân, Q5 và một số giống lúa lai như: Nhị ưu, Việt lai 20.

+ Lúa mùa: trồng phổ biến các giống: Bao Thai, Khang Dân… chủ yếu là trà mùa trung và trà mùa muộn.

LUT này thường áp dụng trên quy mô lớn nên thuận lợi cho việc cơ giới hóa trong sản xuất, xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng. LUT cho năng suất cao, sản phẩm sản xuất ra không chỉ đáp ứng nhu cầu lương thực tại địa phương mà còn là nguồn cung cấp cho các vùng lân cận.

* LUT 3: Loi hình s dng đất 2 màu - 1 lúa.

Gồm 3 công thức luân canh là Ngô xuân - lúa mùa - ngô đông, Ngô xuân - lúa mùa - khoai lang đông, Lạc xuân - lúa mùa - ngô đông.

Cây trồng chính là lúa cấy vào vụ mùa, các loại cây trồng màu được luân canh theo mùa vụ phù hợp với điều kiện đất đai, tập quán canh tác và

nhu cầu của từng nông hộ. LUT này phân bố rải rác trên địa bàn, được áp dụng ở những nơi có địa hình vàn, vàn cao, tưới tiêu không thuận lợi, thành phần cơ giới phần lớn là cát pha. Vụ mùa thường trồng các giống lúa ngắn ngày như khang dân 18NC, Khang dân đột biến, Nhị ưu 838… có thời gian sinh trưởng từ 100 - 115 ngày, năng suất lúa đạt 45 - 50 tạ/ha, vụ xuân thường trồng các loại cây trồng màu (Ngô, lạc, đỗ), vụ đông chủ yếu trồng ngô và khoai lang.

* LUT 4: Loi s dng đất 1 lúa - 1 màu.

Kiểu sử dụng đất chủ yếu: lạc xuân - lúa mùa, ngô xuân - lúa mùa. Lúa mùa được trồng tương tự như loại sử dụng đất 2 lúa, vụ xuân luân canh cây trồng màu như: Lạc, ngô, đỗ, rau…LUT này được trồng trên đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, khó canh tác, tỷ lệ sét cao, PH thấp, địa hình vàn, vàn cao, không chủ động được nước tưới. năng suất lúa và cây trồng màu không cao. Hiệu quả kinh tế của LUT này không cao, năng suất lúa chỉ đạt từ 44,5 - 50 tạ/ha.

* LUT 5: Loi hình s dng đất 1 lúa.

Đây là LUT kém hiệu quả nhất và chỉ áp dụng trong điều kiện không thể lựa chọn được LUT nào khác. LUT này chủ yếu áp dụng ở những chân ruộng lầy thụt, đất chua, chỉ cấy được 1 vụ lúa xuân, do vụ mùa thường xuyên bị ngập úng, năng suất lúa thấp. Phân bố chủ yếu ở các xã Thịnh Đán.

* LUT 6: Loi hình s dng chuyên rau, màu cây công nghip ngn ngày.

Được áp dụng chủ yếu trên đất bãi bồi ven sông, nơi có địa hình vàn cao, chủ động tưới, tiêu nước, đất có thành phần cơ giới nhẹ. Phân bố chủ yếu ở các xã Phúc Xuân, Phúc Trìu. Có 4 kiểu sử dụng đất được áp dụng phổ biến là Ngô xuân - ngô HT - ngô đông, Ngô xuân - ngô HT - khoai lang đông, Lạc xuân - ngô HT- ngô đông, Lạc xuân - ngô HT - rau.

Cây ngô: vụ xuân thường được trồng từ 25/01 đến 25/2, ngô hè thu trồng từ 10/6 - 10/7, ngô đông trồng từ 10/9 đến 25/9, có thể trồng đến ngày 5/10 nhưng phải áp dụng trồng bằng ngô bầu và dùng các giống ngắn ngày.

* LUT 7: Loi hình s dng đất cây công nghip lâu năm.

Kiểu sử dụng đất là cây chè. Cây chè được trồng ở hầu hết các xóm trên địa bàn

So với một số cây trồng khác, chè yêu cầu về đất không nghiêm khắc lắm. Song để cây chè sinh trưởng tốt, năng suất cao và ổn định thì đất trồng chè phải đạt những yêu cầu sau: tốt, nhiều mùn, sâu, chua và thoát nước. Độ pH thích hợp cho chè phát triển là 4,5 - 6,0. Đất trồng phải có tầng canh tác ít nhất là 80 cm, mực nước ngầm phải dưới 1 mét thì hệ rễ mới phát triển bình thường.

Đây là loại hình sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao, đã và đang được mở rộng trên địa bàn. Diện tích chè trồng mới trong những năm gần đây phần lớn là các giống chè cành cho năng suất cao, chất lượng tốt.

* LUT 8: Loi hình s dng đất cây ăn qu.

Cây mơ, cây vải vẫn đem lại hiệu quả kinh tế , tuy nhiên các loại cây này phát triển rất nhorler và manh mún. Đối với cây mơ do không có thị trường đầu ra nên diện tích mơ hiện nay đã giảm đáng kể, hiện nay going mơ lai vẫn còn tồn tại với diện tích nhỏ. Trong thời gian tới ngoài việc phát triển cây vải cần có các chính sách khuyến khích nông dân trồng thêm các loại cây ăn quả khác đang được quan tâm tại Thành phố như cam, quýt, hồng không hạt.

4.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

4.4.1. Hiu qu kinh tế

Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu không thể thiếu trong đánh giá hiệu quả sử dụng đất, đây là căn cứ quan trọng để tìm ra giải pháp kỹ thuật và lựa chọn được loại hình sử dụng đất thích hợp. Để đánh giá được hiệu quả kinh tế chúng tôi đã tiến hành điều tra thực địa và điều tra nông hộ theo mẫu phiếu điều tra về các chỉ tiêu: Năng suất, sản lượng, giá bán, chi phí vật chất, lao động… Đánh giá hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất thông qua các chỉ tiêu: Giá trị sản suất, chi phí sản xuất, thu nhập thuần, hiệu quả đồng vốn, giá trị ngày công lao động.

Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất của Thành phố Thái Nguyên tôi đã tiến hành điều tra nông hộ theo mẫu phiếu điều tra và vùng sản xuất. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất được xác định qua 3 bước.

Bước 1: Xác định hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính của từng vùng. Bước 2: Xác định hiệu quả kinh tế của các cây trồng chính của Thành phố.

Bước 3: Xác định hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất

4.4.1.1. Hiu qu kinh tế ca các loi hình s dng đất trng cây hàng năm năm

Hiệu quả kinh tế được đánh giá dựa trên cơ sở so sánh giá trị sản xuất và chi phí sản xuất. Hiệu số giữa giá trị sản xuất với chi phí sản xuất càng cao thì hiệu quả kinh tế càng cao, đây cũng là mục tiêu chung của tất cả các ngành sản xuất vật chất. Cây trồng hàng năm là những loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn (thường tính bằng 01 năm, 01 vụ…), từ đó khả năng luân chuyển vốn nhanh, tạo ra nguồn vốn trong ngắn hạn để đáp ứng các nhu cầu trước mắt, duy trì sản xuất cây lâu năm và chăn nuôi.

Hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng chính dược thể hiện tại bảng 4.9

Bng 4.9: Hiu qu kinh tế ca các loi cây trng chính

(tính bình quân cho 1 ha)

STT Cây trồng Giá trị sản xuất (1000đ) Chi phí sản xuất (1000đ) Thu nhập thuần (1000đ) Hiệu quả sử dụng vốn (lần) Giá trị ngày công lao động (1000đ/công) 1 Lúa xuân 35900,64 19001,30 17606,11 2,93 78,27 2 Lúa mùa 36607,41 18567,30 17333,34 1,30 78,26 3 Ngô xuân 35146,21 14575,82 10570,39 1,73 55,92 4 Ngô vụ mùa 24437,87 14422,64 10015,23 1,86 51,47 5 Ngô đông 25552,44 14816,01 8736,43 1,79 54,21 6 Lạc xuân 43694,40 18899,83 15794,57 2,84 60,73 7 Khoai lang đông 35985,93 15189,26 20796,67 2,53 94,59 8 Rau đông 72280,00 26269,61 46010,39 2,75 99,10

(Ngun: Tng hp t phiếu điu tra nông h )

Giá trị bình quân các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất trồng cây hàng năm khá tương ứng :cụ thể là giá trị ngày công lao động (1000/công) của cây trồng rau đông tăng cao là 99,10 do giá trị sản xuất của cây rau đông cũng cao so với các loại cây khác .Như vậy giá trị sản xuất của các cây trồng hàng năm và giá trị ngày công lao động như trên bảng 4.9 là khá đồng đều.

Bng 4.10: Hiu qu kinh tế các loi hình s dng đất Kiểu sử dụng đất Giá trị sản xuất (1000đ) Mức Chi phí sản xuất (1000đ) Mức Thu nhập thuần (1000đ) Mức Hiệu quả sử dụng vốn (lần) Mức GT ngày công LĐ (1000đ/công) Mức 1. LX - LM - ngô đông 95.959,65 M 51.902,54 H 44.057,10 M 1,85 L 69,33 ML

2. LX - LM - khoai lang đông 108.393,14 H 52.275,79 H 56.117,34 H 2,07 M 84,23 VH

3. LX- LM- rau đông 144.687,21 VH 63.356,14 VH 80.949,84 VH 2,28 H 89,31 VH

4. Ngô xuân - LM - ngô đông 84.498,45 M 47.477,06 H 37.021,39 L 1,78 VL 61,75 L

5. Ngô xuân - LM - khoai lang đông 96.931,94 M 47.850,31 H 49.081,63 M 2,03 M 77,86 H

6. Lạc xuân - LM - ngô đông 94.046,64 M 51.801,07 H 42.245,56 L 1,82 VL 58,52 VL

7. LX- LM 70.494,20 L 36.985,06 M 33.509,13 L 1,91 L 75,06 H

8. Lạc xuân – LM 72.407,21 L 37.086,53 M 35.320,67 L 1,95 L 66,29 M

9. Ngô xuân – LM 60.946,01 L 32.661,05 L 28.284,96 VL 1,87 L 68,90 M

10. LM – Rau 108.079,80 H 44.354,84 M 63.724,95 H 2,44 VH 92,93 VH

11. LX 36607,41 VL 19001,30 VL 17606,11 VL 1,93 L 78,27 H

12. Ngô xuân - ngô HT - ngô đông 73.136,52 L 43.814,47 M 29.322,05 VL 1,67 VL 51,20 VL

13. Ngô xuân - ngô HT - Khoai lang

đông 85.570,01 M 44.187,72 M 41.382,29 L 1,94 L 68,57 M

14. Lạc xuân - Ngô HT- Ngô đông 82.684,71 M 48.138,48 H 34.546,23 L 1,72 VL 49,71 VL

15. Lạc xuân-Ngô HT – Rau 131.412,27 VH 59.592,08 VH 71.820,19 VH 2,21 H 74,02 H

Qua bảng 4.10 ta thấy:

- LUT 2L - M: LUT này có hiệu quả kinh tế cao nhưng chỉ được áp dụng chủ yếu ở vùng III và phía Bắc vùng II. Công thức luân canh có hiệu quả kinh tế cao nhất là Lúa xuân - lúa mùa - rau đông, với thu nhập thuần là 80.949,84 nghìn đồng, giá trị ngày công lao động là 89,31 nghìn đồng. Tuy nhiên, cây rau có mức đầu tư lớn, đòi hỏi kỹ thuật thâm canh cao, rủi ro lớn do nhu cầu thị trường không ổn định, chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết và sâu bệnh. Những năm thời tiết thuận lợi, cây trồng cho năng suất cao thì giá sản phẩm thấp. Thị trường tiêu thụ hạn chế nên hình thức thâm canh rau trên quy mô lớn không phát triển. Công thức luân canh Lúa xuân - lúa mùa - ngô đông có hiệu quả kinh tế thấp nhất trong LUT này, với thu nhập thuần là 44.057,10 nghìn đồng = 0,54 lần thu nhập thuần của công thức 2 Lúa + Rau đông, giá trị ngày công lao động là 69,33 nghìn đồng.

- LUT 2L: Lúa là loại cây trồng quen thuộc, là loại lương thực chính

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đề xuất hướng sử dụng đất hiệu quả trên địa bàn Thành Phố Thái Nguyên, giai đoaạn 2013 - 2015. (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)